Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC SỬ DỤNGVỐN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦNXÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC HẢI HÀ NĂM 2002

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.05 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC SỬ DỤNGVỐN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở
CÔNG TY CỔ PHẦNXÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC HẢI HÀ NĂM 2002
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà là công ty TNHH xây
lắp điện nước Hải Hà thành lập ngày 19 tháng 7 năm 1995 theo quyết định số
1272/ QĐ - UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú. đặt trụ sở tại 219 đường Hùng
Vương, phường Gia Cẩm - TP Việt Trì với ngành nghề kinh doanh chính là:
+ Xây dựng dân dụng nhà cấp 3 và cấp 4 từ 1 đến 2 tầng
+ Trang trí nội thất công trình
+ Lắp đặt điện nước trong nhà
- Vốn điều lệ: 312.000.000đ
- Thời gian hoạt động 20 năm
Ngày 21 tháng 3 năm 1997 theo quyết định số 341/QĐ - UB của UBND tỉnh
Phú Thọ cho phép công ty TNHH xây lắp điện nước Hải Hà - Vĩnh Phú được đổi
tên thành công ty TNHH xây lắp điện nước Hải Hà - Phú Thọ và bổ xung ngành
nghề kinh doanh:
+ Xây dựng các công trình công nghiệp
+ Dịch vụ vật liệu xây dựng
Trong quá trình phát triển của mình nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và
tạo chỗ đứng trên thị trường. Ngày 7 tháng 5 năm 1999 công ty TNHH xây lắp
điện nước Hải Hà đã ra nhập là thành viên của liên minh HTX tỉnh Phú Thọ
theo quyết định số06/QĐ/HĐ của HĐTƯ liên minh các hợp tác xã Việt Nam.
Ngày 7 tháng 1 năm 2002 Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Điện Nước Hải Hà đã
được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh công ty cổ phần, số 1803000023 với tên giao dịch là Công ty CỔ PHẦN
XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC HẢI HÀ . Trụ sở chính số 84 - Đường Hai Bà Trưng -
Phường thọ sơn Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra công ty còn có các
chi nhánh ở Hà nội ( 119 TháI thịnh - Đống đa - Hà nội), Vĩnh phúc ( số 9
đường Trần Phú - thị xã Vĩnh yên - tỉnh Vĩnh phúc )
1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty


Ngành nghề kinh doanh :
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi, công nghiệp; đường
điện trung, hạ thế và lắp đặt biến áp đến 1800 KVA. Chuẩn bị mặt bằng công
trình. Trang trí nội, ngoại thất công trình.
- Xây dựng, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước công cộng, đô thị, hệ thống lọc
nước tinh khiết, hồ, bể bơi và các công trình sử lý nước thải công nghiệp và
dân dụng. Dịch vụ khoan giếng ngầm và làm sạch môi trường. Khoan, thăm
dò ,khai thác nước ngầm. Xây dựng và kinh doanh nhà ở chung cư. Dịch vụ vệ
sinh môi trường đô thị. Xây dựng các công trình công cộng ( sân vườn, vườn
hoa, công viên,…). Lắp đặt hệ thống thu lôi, chống sét. Phòng trừ mối mọt, sâu
mọt cho hàng hoá và các công trình xây dựng.
- Xây dựng, lắp đặt, hiệu chỉnh hệ thống đèn chiếu sáng đô thị, đèn tín hiệu giao
thông đường bộ, đường thuỷ, đèn báo cháy, hệ thống cứu hoả và thiết bị điện.
- Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị hàng thanh lý, tái chế phục vụ sản xuất,
sinh hoạt. Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ, sản xuất, kinh doanh vật
liệu xây dựng. Gia công, sửa chữa, lắp ráp xe cơ giới, xe mô tô các loại, sản
xuất, kinh doanh nước khoáng, nước lọc tinh khiết, dịch vụ giáo dục mầm non,
kinh doanh dịch vụ bể bơi, vui chơi, giải trí.
- Kinh doanh hoa, cây cảnh các loại, dịch vụ lắp đặt, sửa chữa các thiết bị thông
tin liên lạc, bưu chính viễn thông.
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát;
- Mua bán gỗ, kim khí; sản xuất đồ mộc dân dụng, xây dựng , gia công cơ khí
Trải qua trình xây dựng phấn đấu và trưởng thành công ty cổ phần xây lắp
điện nước Hải Hà đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, doanh thu và lợi
nhuận ngày càng tăng, số nộp ngân sách ngày càng lớn, thu nhập của cán bộ
công nhân viên ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện qua sự đóng
góp vào ngân sách Nhà Nước:
- Năm 2000 nộp 67.157.100 đ
- Năm 2001 nộp 51.896.581 đ
Vốn điều lệ của công ty: 11.775.125.000 đồng

1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà
1.3.1 Về cơ cấu tổ chức
Khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập chung bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước, buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng
chuyển đổi theo nhằm bắt kịp xu hướng phát triển mới của nền kinh tế để có
thể đứng vững và phát triển.
Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà đã từng bước cải tiến, sắp xếp lại bộ
máy quản lý gọn nhẹ, bố trí lại lao động cho phù hợp sao cho đạt được hiệu
quả cao nhất trong công việc, công ty đã luôn mở rộng phát triển ngành nghề
kinh doanh nhằm tận dụng tối đa khả năng sẵn có của doanh nghiệp nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Công ty cổ phần xây lắp điện nước
Hải Hà là công ty có trụ sở, con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân Hàng Công
Thương Phú Thọ .
Công ty có 8 đơn vị và 4 phòng ban tất cả đều chịu sự quản lý điều hành của
giám đốc.Giám đốc là người đIều hành hoạt động hàng ngày của công ty và
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật.
Giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc phụ trách xây lắp công trình do
hội đồng quản trị bầu ra, có chức năng giúp giám đốc về công tác kế hoạch,
tiến độ thi công, kế hoạch cung ứng vật tư, tài chính điều hành công ty, thay
mặt giám đốc quản lý điều hành khi được giám đốc uỷ quyền..
Các phòng ban chức năng:
- Phòng Tài chính - Kế toán : có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện
toàn bộ công tác hạch toán kế toán và quản lý tình hình tài chính thông qua
tình hình hoạt động của công ty theo chế độ kế toán tài chính hiện hành.
- Phòng tổ chức hành chính: giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức lao
động, tiền lương, tổ bộ máy quản lý của công ty.
- Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp giám đốc về công tác kỹ thuật thi công của
công trình.
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho ban giám đốc Công ty về xác định phương
hướng sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ và điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh toàn Công ty.
Sơ đồ tổ chức của công ty ( Trang bên )
1.3.2 Về lao động
Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà hiện có 260 CBCNV trong đó
số cán bộ quản lý hành chính là 17 người chiếm 6.53%, cán bộ kỹ thuật có 43
người chiếm 16.53%, công nhân kỹ thuật có 200 người chiếm 76.92%. Số lao
động có trình độ bằng cấp trong công ty chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động
toàn công ty:
+ Trình độ đại học chiếm 14.61% ( 38 người )
+ Trình độ cao học ( Thạc sỹ ) 1 người
+ Công nhân kỹ thuật chiếm 85,38% ( 222 người )
Hiện công ty đang áp dụng luật lao động do nhà nước ban hành. Giám
đốc giao cho trưởng các phòng ban đơn vị trực thuộc quản lý số nhân viên đi
làm hàng ngày và chấm công lao động, cuối tháng gửi báo cáo về phòng kế
toán để có cơ sở xác định ngày công lao động. Trên cơ sở thực tế của từng đơn
vị, chi nhánh, thủ trưởng các đơn vị chi nhánh sẽ sắp xếp lao động một cách
hợp lý, đúng chuyên môn của từng người nhằm sử dụng hợp lý lao động, tránh
tình trạng lãng phí nhân lực. Từ sự phân công cụ thể đó mà người lao động
luôn nắm vững được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và hoàn thành tốt
công việc được giao. Do có sự phân công và quản lý rõ ràng như vậy nên lãnh
đạo của công ty dựa trên cơ sở kết quả công việc hàng ngày để đánh giá kết
quả lao động một cách công bằng và chính xác.
Hiện nay thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty
khoảng 810.000đ/người/tháng. Ta có thể thấy đó chưa phải mức lương thực
sự cao so với nhu cầu vật chất hiện nay, nhưng nó đã cho thấy sự nỗ lực cố
gắng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Nhưng đó cũng là nguồn thu nhập tương đối ổn định giúp cho người lao động
yên tâm công tác và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.4 Hình thức kế toán áp dụng
Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà áp dụng hình thức tổ chức kế

toán theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán và đã trang bị máy vi tính để phục
vụ công tác kế toán, giúp giảm bớt rất nhiều lao động tính toán bằng tay trên
các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và các báo cáo có liên quan . Cuối kỳ kế toán in
ra các loại sổ, báo cáo để đối chiếu với các hoá đơn, chứng từ ban đầu với các
phần hành kế toán có liên quan cho khớp đúng và chính xác, đồng thời in báo
cáo nộp cấp trên. Công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chung theo phương
pháp kê khai thường xuyên.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung tại công ty
1.5 Những thận lợi và khó khăn của công ty
* Thuận lợi
- Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà là công ty mà ngành nghề
kinh doanh chủ yếu là xây dựng cơ bản ( chiếm 90 % ) có lĩnh vực hoạt động
kinh doanh rộng, điều đó tạo lợi thế cho công ty trong quá trình kinh doanh.
Hơn nữa nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, do
đó nhu cầu xây dựng cơ bản phát sinh rất lớn. Ngoài ra công ty có trụ sở tại
một thành phố công nghiệp lớn ở Miền Bắc, đang từng bước phát triển,
nhiều công trình xây dựng cơ bản như bệnh viện, đường xá, trường học
đang được đầu tư phát triển, đó là điều kiện khách quan thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà đã có thời gian hoạt động
trong nền kinh tế mới: nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
nhờ đó mà công ty đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế, và nhậy bén
trong việc nắm bắt nhu cầu của thị trường từ đó kịp thời có những phương
hướng mới để đáp ứng nhu cầu đó.
- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, có trình độ và đội ngũ công
nhân kỹ thuật lành nghề. Cùng với bộ máy lãnh đạo hết sức năng động, sáng
tạo trong quản lý kinh doanh tạo nên những động lực thúc đẩy công ty ngày
càng phát triển.
* Khó khăn.
- Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, thì

việc đứng vững và mở rộng thị trường là một việc không phải đễ dàng gì.
Đối ngành ngề kinh doanh truyền thống là xây dựng cơ bản, công ty cổ phần
xây lắp điện nước Hải Hà phải cạnh tranh với những công ty lớn có tiềm lực
lớn về tài chính, uy tín và kinh nghiệm lâu năm trên thị trường như: Tổng
công ty xây dựng Sông Hồng,Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long…Đối
với mặt hàng mới như nước lọc, nước tinh khiết Hải Hà của công ty phải
cạnh tranh với những mặt hàng cùng loại mà khách hàng đã quen dùng như
Aquafina, Thạch bích,Lavie…
- Vốn hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn hẹp: Vốn chủ sở hữu
của công ty chỉ chiếm có 14,3% trong tổng nguồn vốn kinh doanh ( còn
85,7% là nợ ngắn hạn ) việc thiếu vốn đã kéo theo những khó khăn khác :
với đặc điểm của ngành xây lắp, sản phẩm có giá trị lớn, thời gian thi công
dài, do đó công ty phải tự bỏ tiền ra trang trải các chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất, công ty chỉ thu hồi được vốn khi công trình hoàn thành,
trong thời gian đó một lượng vốn lớn của công ty bị tồn đọng dẫn đến tình
trạng thiếu vốn. Do đó, công ty phải tìm nguồn tài trợ để đảm bảo quá trình
sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, điều đó giải thích vì sao nợ phải trả
của công ty chiếm 85,7% trong tổng nguồn vốn tại thời điểm cuối năm 2002.
- Tình hình thu hồi công nợ gặp nhiều khó khăn, khoản phải thu của
khách hàng luôn lớn cũng do đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh như
đã trình bày. Như vốn kinh doanh bị chiếm dụng, thất thoát ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của công ty.
- Do công ty tham gia xây dựng các công trình trải rộng từ Bắc vào
Nam cho nên rất khó khăn trong việc quản lý, việc kiểm tra tiến độ xây lắp,
kiểm tra chỉ đạo. Đôi khi việc xây lắp gặp khó khăn, phải chờ quyết định của
ban lãnh đạo về việc cấp thêm vốn, mua nguyên vật liệu…và những chi phí
khác phát sinh do quá trình lthẩm định, kiểm tra của công ty về những đề
nghị đó với những công trình ở xa rất mất thời gian, chi phí đi lại tốn kém…
1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp
điện nước Hải Hà trong một số năm gần đây

Biểu 01: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm 2001, 2001 của công ty
Qua biểu 01 ta thấy doanh thu thời điểm cuối năm 2002 là
10.666.364.135 đồng tăng 1,46% so với năm 2001 cùng thời điểm, lợi nhuận
từ hoạt động kinh doanh năm2002 so với năm 2001 tăng 50.948.786 đồng
tương ứng với mức tăng là 25,6%. Trong năm 2002 chi phí quản lý doanh
nghiệp của năm 2002 giảm được 178.134.659 đồng so với năm 2001 tương
ứng với mức giảm 26,6% đây là một biểu hiện tốt giúp công ty tăng lợi nhuận.
Như vậy trong năm 2002 công ty đã có sự cố gắng nỗ lực rất nhiều trong quá
trình hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù trong năm 2002 lợi nhuận sau
thuế của công ty đã giảm so với năm 2001 là 87.358.081 đồng tương ứng với
tỷ lệ giảm là58,52% nhưng trong năm 2002 hoạt động kinh doanh của công ty
vẫn ổn định và làm ăn có lãi, công ty vẫn bảo toàn được vốn. Qua bảng hoạt
động kinh doanh của công ty những năm gần đây và trong năm 2002 đều kinh
doanh có lãi, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cải thiện được đời
sống cho CBCNV trong công ty.
Có thể nói trong năm 2002 công ty đã có được một số thành tựu đáng
lưu ý:
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã vượt qua khó khăn, phát
triển sản xuất và bảo toàn được vốn kinh doanh.
- Công ty thực hiện trích khấu hao theo đúng quy định của nhà nước, công ty
luôn tìm cách thu hồi vốn đầu tư và trả nợ đúng hạn cho người cho vay, nhằm
làm tăng uy tín đối với người cho vay.
Tuy nhiên trong quá trình quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của công ty
còn có những tồn tại cần phải khắc phục:
+ Về tổ chức vốn: trong năm 2002 ngoài việc tận dụng vốn tự có của mình,
công ty luôn tìm cách huy động nguồn vốn từ bên ngoài ( khoản này chiếm
85,3% trong tổng nguồn vốn ) để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên để có
thể sử dụng nguồn vốn này hiệu quả đòi hỏi công ty phải có sự quản lý và tổ
chức sử dụng một cách hợp lý thì mới có thể đem lại lợi nhận cho công ty
Trong đó nguồn vốn tín dụng của nhà cung cấp được công ty sử dụng nhiều

nhất ( cuối năm 2002 số vốn mà công ty chiếm dụng của nhà cung cấp lên đến
8.077.718.546 đồng chiếm tỷ trọng 51% trong tổng các khoản phải trả , tiếp
đến là khoản nợ ngắn hạn lên đến 3.600.497.000 đồng chiếm 33,3% trong tổng
các khoản phải trả. Trong thời gian tới công ty nên giảm khoản nợ ngắn hạn
và vay dài hạn một cách hợp lý. Công ty nợ ngắn hạn quá nhiều sẽ làm cho tình
hình tài chính của công ty luôn trong trạng thái căng thẳng, công ty phải luôn
lo chuyện thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả nợ, vì các khoản
này chỉ vay trong thời gian ngắn mà trong kinh doanh rất nhiều biến động
không phải lúc nào công ty cũng có sẵn tiền để thanh toán. Khi thực hiện vay
dài hạn, áp lực đó sẽ giảm bớt, giúp công ty có thời gian tìm nguồn trang trải
nợ vay.
+ Công tác đầu tư của công ty chiếm đa số là các dự án nhỏ, chưa có nhiều dự
án lớn, đặc biệt là những dự án sản xuất công nghiệp nhằm tăng sản lượng, tỷ
trọng trong giá trị sxkd đảm bảo để công ty tăng trưởng bền vững.
+ Đối với công tác quản lý và sử dụng VLĐ ta thấy: do đặc điểm kinh doanh của
công ty là thi công xây dựng các công trình, với thời gian thi công kéo dài, nên
việc hàng tồn kho của công ty nhiều là điều đễ hiểu, nhưng công ty không nên
để một lượng hàng tồn kho quá lớn ( chiếm 51,6% tại thời điểm 31/ 12 02
trong tổng vốn lưu động ) như vậy sẽ làm cho vốn bị ứ đọng, chậm luân
chuyển. Ngoài ra sẽ phát sinh về chi phí lưu kho, bốc xếp… từ đó làm chi phí
tăng lên, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm sút. Qua xem xét ta
cũng thấy lượng vốn tiền tệ của công ty chiếm rất thấp, chỉ có 0,92% trong
tổng vốn lưu động. Nguyên nhân do phần lớn khoản vốn tập chung vào hàng
tồn kho và khoản vốn bị chiếm dụng nhiều làm cho vốn tiền tệ ở cuối năm 2002
thấp. Điều này dẫn đến tình trạng là công ty không có khả năng thanh toán
hiện thời và thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Từ vấn đề này đặt ra,
đòi hỏi công ty phải có sự nhạy bén, nắm bắt kịp thời nhu cầu và tiến độ thi
công các công trình, từ đó có chính sách cung cấp và dự trữ một cách hợp lý,
kịp thời, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đồng vốn đầu tư của công ty.
+ Đối với cơ cấu TSCĐ: công ty đã có sự đầu tư, đổi mới trang thiết bị, xây thêm

nhà xưởng phát triển quy mô sản xuất, và xây dựng nhà ở cho công nhân tạo
điều kiện cho họ làm việc, đảm bảo đời sống cho CBCNV. Tuy nhiên trong
những năm tới công ty cần phải có sự tính toán khấu hao hợp lý nhằm phát
huy tối đa công suất máy móc thiết bị, thu hồi vốn, đổi mới trang thiết bị SX kịp
thời, phục vụ tốt công việc kinh doanh của công ty.
II. Tình hình tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà
2.1 Tình hình tổ chức vốn kinh doanh của công ty năm 2002.
Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải Hà là một doanh nghiệp mà số
vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp. Cùng với sự phát triển của công ty và
nhu cầu về vốn kinh doanh ngày càng tăng đòi hỏi quy mô vốn của công ty
cũng ngày càng lớn và huy động từ nhiều nguồn khác nhau như vay vốn tín
dụng, vay của công nhân viên chức, tận dụng các khoản phải trả cho người
bán…
Tuy nhiên để có được cái nhìn cụ thể về cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn
kinh doanh của công ty ta đi xem xét cơ cấu và nguồn hình thành qua
Biểu 02. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty cổ
phần xây lắp điện nước Hải Hà
Nhìn vào Biểu 02 ta thấy như sau:
- Tổng TSCĐ của năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 cụ thể như sau: năm
2001 tổng tài sản của công ty là 12.972.977.882 đ còn năm 2002 tổng tài sản
là15.378.807.926đ như vậy tổng TSCĐ của năm 2002 đã tăng lên
2.405.830.044đ tương ứng với mức tăng là 18,5% so với năm 2001. Ta có thể
thấy trong phần tổng tài sản của công ty tăng lên phần lớn là do TSLĐ tăng,
nhưng phần tài sản này tăng về mặt số lượng nhưng giảm dần về mặt tỷ
trọng, năm 2002 TSLĐ và ĐTNH của công ty là 11.037.207.923 đ ( tăng 5,07%
so với năm 2001 ) chiếm 71,8% trong tổng tài sản,về tỷ trọng giảm 9,2% so với
năm 2001. Trong khi đó phần TSCĐ và ĐTDH tăng về mặt lượng và tăng cả về
tỷ trọng. Năm 2002 tăng là 1.872.841.103 đ tương ứng với mức tăng là 75,9%
so với năm 2001 chiếm 28,2% trong tổng tài sản và tăng 9,2 % về mặt tỷ trọng

so với năm 2001.
Ta thấy rằng tỷ trọng của TSCĐ và ĐTDH so với TSLĐ và ĐTNH có sự
chênh lệch, trong đó TSCĐ và ĐTDH chiếm tỷ trọng lớn hơn điều đó cho thấy
công ty đã tích cực đầu tư vào thiết bị máy móc hiện đại, tuy nhiên tỷ trọng
này chưa thật hợp lý vì TSLĐ và ĐTNHchiếm tỷ trọng tương đối thấp cho thấy
công ty còn thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh.
- Về nguồn vốn: Nợ phải trả chiếm phần lớn cụ thể tại thời điểm 31/12/2001
nợ phải trả của công ty mới chỉ có 10.978.598.433 đ chiếm 84,62% trong tổng
nguồn vốn đến 31/12/2002 số tiền này đã lên đến 13.177.524.102 đ chiếm
85,7% trong tổng nguồn vốn, như vậy đến 31/12/2002 đã tăng lên
2.198.925.669 đ tương ứng với mức tăng là 20%. Trong khi đó vốn chủ sở hữu
của công ty chiếm rất ít chỉ có 15,38% ( 1.994.379.449 đ ) trong năm 2001,
sang năm 2002 vốn chủ sở hữu là 2.201.283.824 đ chiếm 14,3% trong tổng
nguồn vốn. Qua đây cho thấy tình hình tài chính của công ty không đảm bảo,
mức độ phụ thuộc của công ty vào các đơn vị bên ngoài là tương đối lớn, điều
này sẽ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Để đánh giá
được mức độ phụ thuộc của công ty vào các đơn vị khác như thế nào ta đi
phân tích hệ số nợ của công ty.
Biểu 03 Kết cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần xây lắp điện nước Hải

Qua Biểu 03 ta thấy:
- Hệ số nợ của công ty tương đối cao và có xu hướng tăng dần lên. tại
thời điểm 31/12/2001 hệ số nợ của công ty là 0,85 nhưng đến 31/12/2002 thì
đã tăng lên 0,86 tức là đã tăng hơn năm 2001 là 0,01.Điều này đã cho thấy khả
năng thanh toán của công ty đang giảm dần điều này có thể đe doạ đến hoạt
động kinh doanh của công ty, nếu công ty sử dụng không hiệu quả nguồn vốn
vay. Nguyên nhân ở đây là do doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản quá
nhiều, mà vốn tự có lại hạn hẹp do đó doanh nghiệp thiếu vốn nên phải đi huy
động từ các nguồn khác như vay nhắn hạn, sử dụng các khoản người mua trả
trước, các khoản phải trả phải nộp khác,làm khoản nợ phải thu của công ty

tăng lên làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty giảm đi nhiều.
- Hệ số vốn chủ sở hữuđầu năm 2002 là 0,153 nhưng đến cuối năm 2002
giảm xuống còn 0,143 do nguồn vốn kinh doanh giảm, với hệ số vốn như thế
này công ty sẽ chịu nhiều rủi ro và phụ thuộc tài chính vào các đơn vị khác,
điều này sẽ tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác công ty kinh doanh có hiệu quả hay
không, và trình độ tổ chức công tác tài chính của công ty có tốt hay không, ta đi
xem xét khả năng thanh toán nợ của công ty.
Biểu 04: Khả năng thanh toán của Công ty cổ phần xây lắp điện nước
Hải Hà
Qua Biểu 04 ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty
cuối năm 2002 đã giảm hơn đầu năm là 0,01 lần ( đầu năm là1,18 lần đến cuối
năm còn là 1,17 lần ) tuy nhiên vẫn có thể coi là tốt vì nó cho thấy tất cả các
khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo ( đầu năm doanh nghiệp cứ
vay 1 đồng thì có 1,18 đồng tài sản đảm bảo, còn cuối năm cứ đi vay 1đồng thì
chỉ có 1,17 đồng tài sản đảm bảo ). Hệ số này ở thời điểm cuối năm thấp hơn
đầu năm là do trong năm ccông ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài là
13.177.524.102 - 10.978.598.433 = 2.198.925.669 đồng trong khi tài sản chỉ
tăng 15.373.807.926 - 12.972.977.882 = 2.400.830.044 đồng.
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở thời điểm cuối năm là 0,84 giảm
hơn đầu năm là 0,12 ( đầu năm là 0,96 ),công ty vẫn duy trì được khả năng
thanh toán mặc dù ở cả 2 năm 2001 và 2002 hệ số này còn thấp. Điều này thể
hiện: các khoản nợ lương công nhân, nợ người cung cấp trong năm 2002 đều
được công ty thanh toán đúng kỳ hạn và đén cuối năm không còn nợ các khoản
trên. các khoản nợ từ vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng đều không có khoản
nào quá hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: qua bảng đánh giá ta thấy hệ số này
đầu năm ( 0,16 ) và cuối năm ( 0,4 ) đều nhỏ hơn 1vào thời điểm cuối năm hệ
số nay có tăng lên 0,24 lần so với đầu năm, mặc dù khả năng thanh toán của
công ty không được khả quan, nhưng công ty vẫn trả các khoản nợ đúng hạn,

không có khoản nợ nào quá hạn, điều đó cho thấy nỗ lực cố gắng của công ty
trong việc giữ uy tín đối với nhà cung cấp và chủ nợ. Tuy nhiên khả năng thanh
toán nhanh của công ty như vậy là thấp và không đảm bảo điều này cho thấy
công ty chưa làm tốt công tác chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để đáp
ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Trong thời gian tới công ty cần phải tiếp
tục tăng hệ số khả năng thanh toán này, không thể để giảm đi nếu không công
ty sẽ gặp phải những rủi ro tài chính quyết định tới sự tồn tại của công ty.
Qua xem xét và đánh giá ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát
của công ty là có chút khả quan, còn khả năng thanh toán tức thời và thanh
toán nhanh của công ty thấp không đảm bảo khả năng thanh toán. Do đó công
ty cần phải xem xét lại cơ cấu tài sản cho phù hợp để nâng cao khả năng thanh
toán của công ty.
Biểu 05: Tình hình thanh toán khoản phải thu, phải trả của Công ty cổ
phần xây lắp điện nước Hải Hà
Qua xem xét Biểu 05 ta nhận thấy các khoản phải trả của công ty luôn
lớn hơn các khoản phải thu. Tại thời điểm cuối năm 2002 các khoản phải thu
của công ty là 12.287.602.889 đồng trong khi đó cùng thời điểm này các khoản
phải trả của công ty lên đến 15.840.855.783 đồng. Phần chênh lệch giữa khoản
phải thu và phải trả là 3.563.253.894 đồng điều này đã cho thấy phần vốn mà
công ty chiếm dụng lớn hơn phần vốn mà công ty bị chiếm dụng.
Trong các khoản thu tại thời điểm cuối năm 2002 thì khoản phải thu từ
khách hàng chiếm cao nhất, cụ thể là 6.085.483.988 đồng tương ứng với tỷ lệ

×