Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Những vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.61 KB, 13 trang )

Những vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (CPH
DNNN) ở Việt Nam
1.1 Những vấn đề chung về DNNN ở Việt Nam
1.1.1 Khái niệm DNNN
Theo Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995, DNNN là “ tổ chức kinh tế
do Nhà nước đầu tư vốn; thành lập và tổ chức quản lý; hoạt động kinh doanh
hoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao.
DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách
nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh. DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực
kinh tế Nhà nước _ một lực lượng vật chất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước ”. Như vậy, DNNN phải thoả mãn 3
điều kiện : (1) vốn của doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư, (2) doanh nghiệp
được thành lập bởi Nhà nước, (3) doanh nghiệp được trực tiếp quản lý bởi
Nhà nước. Trong 3 điều kiện trên, điều kiện (1) là quan trọng nhất. Việc xác
định DNNN không dựa vào quyền chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
Điều này có nghĩa là những doanh nghiệp mà Nhà nước có quyền chi phối
nhưng không giữ 100% vốn không phải là DNNN. DNNN chịu sự quản lý trực
tiếp của Nhà nước. Điều này có nghĩa là cơ chế quản lý trong DNNN do pháp
luật quy định. Người quản lý DNNN là người đại diện cho doanh nghiệp, do
chủ sở hữu là Nhà nước cử ra. DNNN có tư cách pháp nhân nên phải thực hiện
những nghĩa vụ tài sản và phi tài sản một cách đầy đủ với các chủ nợ, đối tác
của mình, ngay cả khi việc thực hiện những nghĩa vụ đó có thể chấm dứt sự tồn
tại của doanh nghiệp. DNNN không được phép viện lý do Nhà nước không cấp
vốn hay không cho phép thực hiện (trừ những trường hợp luật định) để từ
chối thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Trách nhiệm của Nhà nước chỉ giới
hạn trong phạm vi phần vốn mà Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp.
Khái niệm DNNN được phát triển tiếp trong Luật doanh nghiệp Nhà
nước năm 2003. Theo điều 1 của Luật này, DNNN là “tổ chức kinh tế do Nhà
nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ
chức dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm
hữu hạn ”. Luật DNNN năm 2003 có một điểm mới đặc biệt quan trọng, đó là :


DNNN chỉ cần thoả mãn một điều kiện là được chi phối bởi Nhà nước. Theo
quy định của Luật này, quyền chi phối doanh nghiệp bao gồm các quyền : thông
qua hay sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức
danh quản lý chủ chốt; tổ chức quản lý và hoạch định các chính sách quan
trọng khác của doanh nghiệp. Như vậy, DNNN không nhất thiết chỉ có một chủ
sở hữu duy nhất là Nhà nước. Những doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu nhưng
Nhà nước giữ quyền chi phối thì vẫn là DNNN. Một doanh nghiệp Nhà nước
giữ cổ phần chi phối có thể không còn là DNNN nữa nếu trong quá trình tồn tại
của doanh nghiệp, do sự vận động của cổ phần giữa các cổ đông với nhau, Nhà
nước không còn giữ đủ số lượng cổ phần để đảm bảo quyền chi phối.
1.1.2 Phân loại DNNN
Xét theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, các DNNN được chia
thành 2 loại :
(1) DNNN hoạt động công ích sản xuất những hàng hoá đặc biệt trong
các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, y tế cộng đồng… Hiệu quả hoạt động của
những DNNN này là hiệu quả về mặt chính trị - xã hội. Những doanh nghiệp
này dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Nhà nước giao vốn và chi phối hoạt
động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch và đơn đặt hàng
của Nhà nước. Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW,
năm 2004 cả nước có 734 DNNN công ích, chiếm 13% tổng số DNNN, tổng vốn
của các doanh nghiệp này là 15.125 tỷ đồng.
(2) DNNN hoạt động kinh doanh tiến hành bất cứ công đoạn nào của
quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Nhà nước giao
vốn ban đầu cho doanh nghiệp; sau đó doanh nghiệp phải tự chủ sản xuất kinh
doanh, bảo tồn và phát triển vốn. Khả năng bảo toàn, phát triển vốn là thước
đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh tranh với
các doanh nghiệp khác và nếu hoạt động yếu kém thì phải giải thể hay phá sản.
Việc phân loại DNNN như trên tạo điều kiện cho việc áp dụng những ưu
đãi dành riêng cho các DNNN hoạt động công ích và để các DNNN hoạt động
kinh doanh hoạt động cùng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế

khác trong một môi trường kinh doanh bình đẳng.
Xét theo mức độ chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp, các DNNN
được chia thành 3 loại:
(1) doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, được gọi là công ty Nhà nước,
hoạt động theo Luật DNNN năm 2003
(2) công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn có 100% vốn Nhà
nước
(3) công ty có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của Nhà nước.
1.1.3 Vai trò của DNNN
Các DNNN trực tiếp sản xuất, cung cấp các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu
trong các lĩnh vực : kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin
liên lạc ..); giáo dục; y tế; an ninh - quốc phòng… , là “công cụ” chủ yếu để Nhà
nước tạo ra sức mạnh vật chất, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, giữ vững ổn định xã
hội. Với những lĩnh vực quan trọng đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài,
khó thu lợi nhuận như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, chế tạo
vật liệu mới…, các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư hoặc chưa đủ
khả năng đầu tư, DNNN phải có trách nhiệm đầu tư trước. DNNN hỗ trợ các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, thúc đẩy cả
nền kinh tế phát triển.
Các DNNN được Đảng và Nhà nước giao trọng trách lớn trong việc phát
triển nền kinh tế đất nước, tuy nhiên các DNNN đã không thực hiện tốt vai trò
này. Nhìn chung, hệ thống DNNN hoạt động còn thiếu hiệu quả.
1.1.4 Tình trạng hoạt động kém hiệu quả của DNNN và nguyên nhân
Tại Việt Nam, DNNN phát triển mạnh trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá
tập trung với tư cách là thành phần kinh tế chủ đạo. DNNN đã góp phần quan
trọng trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng cơ sở vật
chất cho CNXH. Tuy nhiên, những yếu kém của DNNN đã bộc lộ rõ khi đất nước
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các tiêu chuẩn do Bộ tài
chính đưa ra năm 1999 đối với một DNNN hoạt động hiệu quả là : bảo toàn và
phát triển vốn, trích đủ khấu hao tài sản cố định, lương bình quân không thấp

hơn mức lương bình quân của các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa
bàn, trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn, nộp đủ tiền sử dụng vốn, lập đủ các quỹ
của doanh nghiệp như : quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ
đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng
kiểm kê tài sản và xác định lại tài sản DNNN tại thời điểm 0 h ngày
01/01/2000 của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW :
- Tổng giá trị tài sản của các DNNN theo sổ sách kế toán là 517.654 tỷ
đồng. Sau khi kiểm kê, định giá lại tài sản, tổng giá trị tài sản của các DNNN là
527.256 tỷ đồng.
- Tổng số nợ phải thu của các DNNN là 187.091 tỷ đồng, chiếm 35,5%
tổng giá trị tài sản (đã được đánh giá lại) của các DNNN.
- Tổng số nợ phải trả là 353.410 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn phải trả là
10.171 tỷ đồng, bằng 2,3 lần vốn Nhà nước cấp.
- Hàng hoá tồn kho là 45.688 tỷ đồng, trong đó, hàng ứ đọng, mất phẩm
chất, không dùng đến là 1.600 tỷ đồng.
Theo số liệu trong Đề án “Tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển DNNN”
của Ban cán sự Đảng Chính phủ, tính đến tháng 5/2001 cả nước có 5.655
DNNN với tổng tài sản là 126.000 tỷ đồng (chưa bao gồm giá trị quyền sử
dụng đất). Theo đó, chỉ có khoảng 40% các DNNN kinh doanh có hiệu quả.
Năm 2000, đóng góp của DNNN vào tổng thu ngân sách chỉ chiếm 39,2%. Tình
trạng kém hiệu quả, thua lỗ là phổ biến ở các DNNN.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong năm 2003, 77,2% số DNNN có lợi
nhuận, nhưng chỉ có 40% số DNNN có mức lãi bằng hoặc thấp hơn lãi suất
Ngân hàng. Nếu tính đủ các yếu tố chi phí, tỷ lệ DNNN có lợi nhuận sẽ thấp
hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân của DNNN chỉ đạt 7,34%. Các DNNN
nắm giữ 70% tài sản quốc gia, 50% vốn đầu tư toàn xã hội, chiếm phần lớn
nguồn tín dụng từ các ngân hàng, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)...
nhưng chỉ đóng góp được 38% GDP, trong khi đó các doanh nghiệp tư nhân với
tiềm lực kinh tế yếu hơn đã đóng góp tới 42% GDP; tốc độ tăng trưởng của các
DNNN thấp hơn tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp tư nhân từ 7 đến

8%. Trong 3 năm 2001 - 2003, tốc độ tăng trưởng bình quân của các DNNN là
10%, của các doanh nghiệp tư nhân là 18%.
Theo số liệu của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp TW, năm 2004,
tổng vốn của các DNNN khoảng 189.000 tỷ đồng, tuy nhiên số thuế thu nhập
đã nộp chỉ đạt 8.000 tỷ đồng. Tổng số nợ phải thu, phải trả lên đến 300.000 tỷ
đồng, gấp 1,6 lần vốn của tất cả các DNNN, trong đó số nợ xấu khoảng 18.000
tỷ đồng. Chính phủ phải “cứu” các DNNN bằng các biện pháp tài chính như
khoanh nợ, giãn nợ…
Tại phiên họp ngày 14/4/2005 của UBTVQH về việc xây dựng Luật các
công cụ chuyển nhượng, ông Lê Đức Thuý, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã
trình bày về tình trạng nợ khó đòi giữa các DNNN. Ông công bố số nợ giữa các
DNNN là 31.935 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu là 21.218 tỷ đồng, nợ phải trả là
10.717 tỷ đồng, nợ khó đòi trên 300 tỷ đồng. Nhiều khoản nợ giữa các DNNN
không được xác nhận bằng văn bản. Các doanh nghiệp khách nợ bị giải thể,
phá sản dẫn đến không có người kế thừa nghĩa vụ nợ. Các doanh nghiệp chủ
nợ khó đòi được nợ vì không có đủ tài liệu chứng minh.
Khả năng cạnh tranh của các tổng công ty trên thị trường quốc tế còn
thấp. Điều này được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của các tổng công ty.

×