Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Thực trạng lập và thực hiện kế hoạch sản phẩm của công ty Hải Hà Kotobuki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.89 KB, 27 trang )

Thực trạng lập và thực hiện kế hoạch sản phẩm
của công ty Hải Hà Kotobuki
I. quá trình hình thành và phát triển của công ty HảI Hà - KotobuKi
1. Sự hình thành công ty liên doanh TNHH Hải Hà - KOTOBUKI
Cùng với sự chuyển mình từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, kinh tế nước ta trở thành một nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Bên cạnh thành phần kinh tế Nhà nước
giữ vai trò chủ đạo, hình thức liên doanh liên kết cũng được thúc đẩy và ngày
càng phát triển. Hình thức này đã trở thành một xu thế tất yếu nhằm tháo gỡ
những khó khăn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho các doanh nghiệp
Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh. Công ty bánh kẹo Hải Hà -
Một doanh nghiệp trực thuộc Bộ công nghiệp - đã sớm nhận thức được xu thế
đó và quyết định tìm đối tác hướng tới liên doanh. Cùng với hai đối tác là Nhật
Bản và Hàn Quốc, trong quá trình phát triển công ty đã có ba liên doanh, đó là:
HẢI HÀ - KOTOBUKI; HẢI HÀ - KAMENDA; HẢI HÀ - MIWON. Trong đó liên
doanh HẢI HÀ- KOTOBUKI được thành lập sớm nhất, ra đời theo giấy phép đầu
tư 489 ngày 24-12-1992 của uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư gồm các nội
dung cơ bản sau:
1. Tên công ty: Công ty liên doanh TNHH Hải Hà-KOTOBUKI
Tên giao dịch quốc tế: Hải hà - KOTOBUKI Join Venture Co.LTD
Điện thoại : (84.4)8631764 FAX: (84.4)8632501
2. Địa chỉ : Trụ sở số 25 - Trương Định - Quận Hai Bà Trưng
3. Các bên tham gia
- Bên Việt Nam : Công ty bánh kẹo Hải Hà (thuộc Bộ công nghiệp). Trụ sở
đóng tại số 25-Trương Định-Quận Hai Bà Trưng - HN
- Bên nước ngoài: Là tập đoàn kinh doanh uy tín, có trụ sở tại 191
KITANAGASA - DORICHO - KUTOBO - SHI 650 HYOGOPREF - JAPAN
4. Thời gian hoạt động là 20 năm kể từ ngày ký hợp đồng (12/92)
5. Ngành nghề của công ty là sản xuất bánh kẹo các loại với chất lượng tốt
phục vụ cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam và một phần
nhỏ đem xuất khẩu đi nước ngoài


6. Công ty là doanh nghiệp hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tư cách
pháp nhân và có tài khoản mở tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam
7. Công ty áp dụng chế độ kế toán Mỹ, năm tài chính là 12 tháng
8. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 4.051.700 USD
Trong đó:
+ Bên Việt Nam góp: 1.175.000USD(=29% vốn pháp định)
+ Bên nước ngoài góp: 2.846.700USD(=71% vốn pháp định)
2. Qúa trình phát triển của công ty Hải Hà - KOTOBUKI
Ra đời vào tháng 12/1992, công ty chính thức đi vào hoạt động 5/1993.
Gần 8 năm hoạt động, trải qua bao thăng trầm, tính đến nay sản phẩm của
công ty đã có mặt trên 34 tỉnh thành, được rất nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Năm 1993 là năm khởi đầu hoạt động. Vào thời điểm này, cơ sở hạ tầng
chưa đầy đủ, đội ngũ quản lý chưa có nhiều kinh nghiệm, công ty gặp nhiều
khó khăn trong giai đoạn đầu. Tuy vậy, ban lãnh đạo công ty vẫn quyết định
lắp đặt các dây chuyền mới, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Khó khăn lớn
nhất trong giai đoạn này là công nhân chưa thích ứng với dây chuyền công
nghệ mới, hiện đại, thị trường còn dè dặt với sản phẩm mới, sản xuất chưa ổn
định.
Năm 1994-1996: Giai đoạn này bắt đầu có sự tách rời về bộ máy quản lý
với công ty mẹ Hải Hà. Công ty hoạt động độc lập và không ngừng chú trọng
công tác nghiên cứu thị trường. Qua nghiên cứu thị trường công ty nắm bắt
được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó cải tiến, hoàn thiện dần
sản phẩm cũ, cho ra đời sản phẩm mới và được thị trường nhanh chóng chấp
nhận. Sản phẩm của công ty tràn ngập trong nước, đủ khả năng xuất khẩu
sang Nga, Nhật, Mông Cổ, Lào, Campuchia, Trung Quốc. Có thể nói đây là
những năm công ty đạt lợi nhuận cao nhất.
Năm 1997 - 2000: Một phần chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tiền tệ Châu Á, mặt khác sản phẩm của công ty đang bị cạnh tranh gay gắt bởi
bánh kẹo nhập ngoại và các cơ sở sản xuất khác. Những mặt hàng độc đáo của
riêng công ty (Bim Bim) nay cũng bị đối thủ cạnh tranh bắt chước và cải tiến

hơn làm cho việc tiêu thụ bị chậm lại. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống
như kẹo cứng, kẹo que, Bim Bim, công ty đã tung ra thị trường một sản phẩm
mới đầu tiên có tại Việt Nam, làm từ chất liệu đường chống béo (Isomalt). Tuy
nhiên, sản phẩm này vẫn chưa được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, chưa
đẩy được lợi nhuận của công ty lên cao.
Mặc dù vậy, công ty không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng sản
phẩm, hoàn thiện sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới để khẳng định vị trí
trên thương trường. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
thời gian qua có thể được biểu thị qua biểu sau:
Biểu 2.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của các năm
Năm
Chỉ tiêu
Đơ
n vị
tín
h
1996 1997 1998 1999 2000
1. Giá trị tổng
sản lượng
2. Doanh thu
3. Nộp ngân sách
4. Lợi nhuận
5. Thu nhập
bình quân
1000
đ
1000
đ
1000
đ

1000
đ
1000
đ
38.338.193
51.576.521
4.692.036
1.586.701
700
36.973.829
49.739.742
4.489.297
-509.852
700
39.024.561
53.175.745
4.625.036
-156.796
760
40.721.995
53.837.068
5.125.366
540.200
800
41.066.235
54.739.311
5.317.268
1.312.450
950
6. Tỷ suất LN/DT % 3,076 -1,025 -0,29 1,003 2,4

ii. Một số đặc đIểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến xây dựng và thực
hiện chiến lược sản phẩm ở công ty HảI Hà - KOTOBUKI
1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
1.1. Đặc điểm về sản phẩm
Trước đây, khi nền kinh tế Việt Nam còn thấp kém, mức sống của người
dân chưa cao, người ta coi bánh kẹo là hàng hoá cao cấp và chỉ dùng trong các
bữa tiệc, dịp lễ tết, cưới hỏi với số lượng hạn chế. Ngày nay, tuy không phải là
mặt hàng thiết yếu như cơm ăn áo mặc hàng ngày nhưng là mặt hàng thông
dụng, phổ biến và đã trở thành quen thuộc với mọi gia đình.
Do bánh kẹo không phải là mặt hàng thiết yếu, lại mang tính thời vụ
nên dễ bị thay thế bởi một số mặt hàng khác như các loại mứt, hoa quả tươi,
hoa quả khô, nước giải khát v.v… Mùa đông, người ta thường thích ăn đồ khô
và ngọt đậm, bánh kẹo vì thế được tiêu thụ mạnh. Mùa hè, người ta chuyển
sang dùng những loại có vị chua, mát, nhiều nước, bánh kẹo rất khó tiêu thụ.
Thời điểm tiêu thụ mạnh nhất vào dịp giáp tết, lễ Noel, Trung thu, 14-2,8-3. Do
đó, kế hoạch sản xuất, tiêu thụ cũng được xây dựng trên cơ sở mùa vụ sao cho
phù hợp với đặc điểm mặt hàng này.
Bánh kẹo chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết và thời gian. Thông
thường, một loại bánh kẹo có thời hạn sử dụng rất ngắn, tối đa là sáu tháng.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bánh kẹo rất dễ bị nóng chảy, mất phẩm
chất. Đặc biệt là sản phẩm bánh tươi, thời hạn bảo quản là ba ngày, sản xuất
bao nhiêu phải tiêu thụ hết bấy nhiêu, vì vậy thường được sản xuất theo
đơn hàng, chỉ một phần nhỏ sản xuất ngoài đơn hàng để bày bán tại các cửa
hàng giới thiệu sản phẩm.
Do yêu cầu của chất lượng và đặc điểm của công nghệ, công ty phải
nhập nhiều nguyên liệu, hương liệu từ nước ngoài với chi phí tương đối cao, do
đó giá thành cũng tương đối cao nhưng chất lượng rất đảm bảo và được nhiều
người tiêu dùng ưa thích, tin tưởng. Trong hướng chiến lược của mình, vấn đề
chất lượng, mẫu mã luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
Nhu cầu bánh kẹo chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thị hiếu của người tiêu

dùng. Một nhóm sản phẩm có thể thoả mãn tốt nhóm khách hàng này nhưng
lại không thể thuyết phục được nhóm khách hàng khác. Vì lý do này, trong
chiến lược phát triển, công ty đặc biệt chú ý đến đa dạng hoá sản phẩm để đáp
nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
1.2. Đặc điểm về thị trường
Dựa trên danh tiếng của công ty mẹ Hải Hà, cùng với việc chú ý không
ngừng nâng cao chất lượng, sản phẩm bánh kẹo của công ty đã có mặt trên cả
ba miền đất nước. Tại miền Bắc có 28 tỉnh thành, tập trung tại các thành phố
lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh,
Bắc Giang… Tại miền Trung sản phẩm của công ty có mặt tại 10 tỉnh thành là
Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Đông Hà... Tại miền Nam, công
ty có một chi nhánh ở Sài Gòn, chi nhánh này phân phối cho các đại lý tại các
tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Tuy Hoà, Quy Nhơn... Như vậy thị trường miền Bắc là
nơi tiêu thụ chính của công ty. Điều này cũng xuất phát ở một số nguyên nhân
sau:
Thứ nhất: Miền Bắc là nơi công ty đặt trụ sở, do đó kinh nghiêm và sự thông
hiểu nhu cầu của người tiêu dùng phía Bắc cao hơn các tỉnh khác. Chính vì vậy,
các sản phẩm của công ty phù hợp với thị hiếu của dân Bắc hơn.
Thứ hai: Người Bắc từ lâu đã biết đến danh tiếng của công ty mẹ nên ngay từ
đầu ra mắt, sản phẩm của công ty đã được người tiêu dùng chấp nhận ngay.
Thứ ba: Thị trường miền Bắc thuận tiện cho việc vận chuyển sản phẩm từ
xưởng đến các địa điểm bán hàng.
Một số vấn đề đặt ra, thị trường miền Trung, Nam là thị trường rộng
lớn, chưa khai thác hết. Với hướng chiến lược đa dạng hoá, trong thời gian tới
công ty tập trung khai thác thị trường này, vì đây là thị trường tiềm năng để
tiêu thụ những sản phẩm truyền thống của công ty như: Bimbim, kẹo cứng…
Để đạt được điều này thì công ty phải chú ý đến công tác nghiên cứu sản phẩm
có hương vị phù hợp với thị hiếu của người miền Trung, Nam Bộ. Đồng thời
chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để tăng cường chi phí vận chuyển, đảm bảo giá
ở mọi thị trường là như nhau. Bên cạnh thị trường trong nước, thị trường

nước ngoài cũng chiếm phần nhỏ trong doanh thu tiêu thụ của công ty. Tuy
nhiên, thị trường nước ngoài rất khó tính, sản phẩm của công ty chỉ có thể tiêu
thụ được ở Nhật, Trung Quốc, Mông Cổ và doanh thu đem lại không lớn. Cuối
năm 1997, 1998 sản phẩm của công ty không đáp ứng được đòi hỏi của thị
trường khó tính này, các hợp đồng xuất khẩu ngày càng giảm, hơn nữa, thuế
xuất khẩu sang nước ngoài đánh vào sản phẩm cao nên việc xuất khẩu bị
ngừng lại. Trong hướng chiến lược tới công ty vẫn chưa có ý định đầu tư khai
thác thị trường nước ngoài.
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty
Công tác tổ chức sản xuất của công ty được bố trí theo dây chuyền. Mỗi
loại sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền và không có sản phảm dở
dang. Tất cả các dây chuyền chế biến sản phẩm được bố trí tập trung tại hai
phân xưởng. Phân xưởng bánh gồm bốn dây chuyền: Cookies, Snack chiên,
Snack nổ, bánh tươi. Phân xưởng kẹo gồm 5 dây chuyền: kẹo cứng, kẹo socola,
kẹo cao su, kẹo que, kẹo Isomalt.
Thực tế quy trình sản xuất bánh kẹo của Công ty được bố trí theo dây
chuyền tương đối đơn giản. Vì được bố trí theo dây chuyền nên hiệu quả của
từng bước công việc sẽ đóng góp vào chất lượng chung, giá thành của một sản
phẩm bánh kẹo. Cho nên cùng với quy trình công nghệ, hệ thống máy móc thiết
bị được đổi mới, hiện đại hoá. Công ty đã tổ chức sắp xếp lại sản xuất theo
hướng tinh giảm bộ máy quản lý của các phân xưởng, lấy hiệu quả sản xuất
kinh doanh đặt lên hàng đàu. Hiện nay cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
được bố trí như sau:
Quản lý phân xưởng gồm: một quản đốc, một phó quản đốc, một giám
sát kỹ thuật. Trong mỗi ca sản xuất lại có ca trưởng để quản lý công nhân.
Trong mỗi dây chuyền sản xuất lại gồm:
• Bộ phận sản xuất chính phụ trách dây chuyền
• Bộ phận sản xuất phù trợ gồm:
- Bộ phận phục vụ sản xuất: Tổ cơ khí thực hiện các công việc sửa chữa
máy móc thiết bị, bộ phận cung cấp các khuôn hợp, bao bì.

- Bộ phận phục vụ chung: Hệ thống kho bãi, lực lượng vận chuyển phục
vụ cho việc cung ứng cấp phát nguyên vật liệu cũng nhu vận chuyển hàng tới
nơi tiêu thụ.
Nhìn chung, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của việc sản xuất
bánh kẹo là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm,
từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới chiến lược sản phẩm trong tương lai. Với cách
bố trí nhịp nhàng theo dây chuyền sản xuất như trên, Công ty dễ dàng nâng
cao năng suất lao động, nâng cao sản lượng sản phẩm để phục vụ cho những
thị trường còn trống mà trong hướng chiến lược của mình Công ty sẽ xâm
nhập.
Tóm tắt một số quy trình sản xuất sản phẩm.
(xem sơ đồ trang sau)
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị
Với phương châm đầu tư chiều sâu, công ty đã nhập máy móc từ các
nước tiên tiến trên thế giới. Dây chuyền tuy chưa phải là hiện đại nhất nhưng
cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Tình hình trang bị máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 2.1. Cơ cấu máy móc của công ty Hải Hà - Kotobuki
S
T
T
Tên dây
chuyền
Nước
sản
xuất
Giá
trị (tỷ
đồng)
Năm

nhập
Công suất
(tấn/ngày)
Hiệu
suất
(%)
Thiết
kế
Sử
dụng
1 Kẹo cứng Ba Lan 6,8 1994 8,0 4,50 56,25
2 Kẹo que Hà Lan 2,7 1997 0,5 0,25 50,00
3 Bim chiên Nhật 7,4 1993 0,8 0,40 50,00
4 Bim nổ Nhật 5,0 1993 0,6 0,24 40,00
5 Kẹo cao su Đức 5,0 1994 1,0 0,75 75,00
6 Socola Hà Lan 6,2 1995 1,0 0,55 55,00
7 Cookies Nhật 9,0 1993 1,5 0,80 53,33
8 Isomalt Nhật 8,0 1999 1,2 0,50 42,00
9 Bánh tươi Nhật 5,5 1996 0,5 0,30 60,00
(Nguồn từ Phòng Kinh doanh - Công ty Hải Hà- KOTOBUKI)
Nhìn vào bảng cơ cấu máy móc của công ty, hầu hết các dây chuyền còn
mới. Tuy nhiên, dây chuyền sản xuất Bim chiên, Bim nổ, cookie, được nhập vào
từ năm 1995, nên hiện nay đã trở thành lạc hậu làm làm cho sản phẩm này
của công ty thiếu một số tính năng quan trọng. Đặc biệt là sản phẩm truyền
thống Bim Bim, gần đây không được người tiêu dùng ưa thích vì công nghệ
“phun gia vị” làm người tiêu dùng bị bẩn tay khi ăn và gia vị chỉ đọng ở bên
ngoài không thấm sâu vào mỗi cánh Bim Bim được. Trong hướng phát triển
tới, công ty sẽ trang bị thêm máy móc phụ, hỗ trợ cho dây chuyền Bim Bim với
công nghệ trộn gia vị, nâng cao tính năng của sản phẩm này.
Vào thời điểm những tháng hè, tốc độ tiêu thụ bánh kẹo chậm lại, thời

gian ngừng máy dài, công suất khai thác trung bình khoảng 50% dẫn đến tình
trạng khấu hao máy móc tính trong giá thành sản phẩm cao, làm đội giá
thành, đây là một nhược điểm cần khắc phục. Chiến lược sản phẩm của công ty
trong thời gian tới phải chú ý đến cơ cấu các mặt hàng để đảm bảo khai thác
tốt công suất của máy móc thiết bị, giảm chi phí chung, hạ giá thành làm tăng
sức mạnh tranh của sản phẩm.
Tóm lại, máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện thuận lợi để công ty
thực hiện chiến lược đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Có thể chia nguyên vật liệu của công ty thành hai loại, nguyên vật liệu
chính và nguyên vật liệu phụ.
• Nguyên vật liệu chính: đường kính, đường RI, RS, mạch nha,
glucozo, sacarozơ, tinh dầu , dầu cọ, phẩm màu dùng trong thực
phẩm, sữa bột, bột mỳ, gạo, trứng, hương liệu.
• Nguyên vật liệu phụ: giấy lót PP, hộp bìa carton, hộp bao bì sắt,
duplex, băng dính…
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho công ty chủ yếu ở trong nước, thông
qua các công ty khai thác và sản xuất nông sản. Bên cạnh đó một số nguyên
liệu trong nước chưa sản xuất được như: hương liệu, gia vị, sữa bột, cacao…
công ty phải nhập về để đảm bảo yêu cầu chất lượng thành phẩm.
Tỷ trọng nguyên liệu kết tinh trong giá thành sản phảm là khá cao. Kéo
cứng 81,81%, kẹo que 74,6% , snack chiên 76,91%, snack nổ 78,24%... do đó
vấn đề sử dụng hợp lý nguyên vật liệu là vấn đề then chốt. Trong việc hạ giá
thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Chi phí nguyên vật liệu
bình quân kết tinh trong một tấn sản phẩm được biểu hiện như sau:
Bảng 2.2. Chi phí nguyên vật liệu bình quân cho một tấn sản phẩm
(Đơn vị: 1000
đ
)
Chi phí

Sản phẩm
Chi phí nguyên vật
liệu bình quân
cho 1 tấn sản phẩm
Tỷ trọng nguyên vật
liệu kết tinh trong
giá thành (%)
1. Kẹo cứng 10.134,1 81,8
2. Kẹo que 18.877,3 74,6
3. Snack chiên 26.328,4 77,9
4. Snack nổ 28.757,4 78,3
5. Cookies 14.013,3 57,7
6. Cao su 27.321,1 75,2
7. Socola 40.211,1 62,5
8. Isomalt 38.034,0 65,6
9. Bánh tươi 31.219,1 50,0
(Nguồn từ Phòng Kinh doanh - Công ty Hải Hà- KOTOBUKI)
Như vậy, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ lệ rất cao trong giá
thành sản phẩm (từ (50%-80%) nên ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản
phẩm. Mặt khác nguyên liệu cũng là yếu tố quyết định tới chất lượng sản
phẩm. Do đó, công tác thu mua và bảo quản nguyên vật liệu có vai trò rất quan
trọng trong việc hoạch định và triển khai chiến lược sản phẩm của công ty.
Việc xây dựng chiến lược sản phẩm cũng phải căn cứ vào tình hình cung ứng
và chất lượng nguyên vật liệu, nếu không đảm bảo đúng và đủ nguyên vật liệu
thì không thể thực hiện được các mục tiêu mà chiến lược sản phẩm đã đề ra.
5. Đặc điểm về lao động, tiền lương
Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh và do đó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Tính đến ngày
30/3/2001 toàn công ty có 292 trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất là
232 người, lao động gián tiếp là 60 người.

Toàn công ty có 40 người có trình độ đại học (chiếm 14% lực lượng lao
động toàn công ty, chiếm 89% lao động gián tiếp). Ngoài ra còn có 6 người tốt
nghiệp hệ cao đẳng, 18 người tốt nghiệp hệ trung cấp .
Nếu phân chia theo giới tính, toàn công ty có 103 lao động nam, (chiếm
35,27% lao động trong toàn công ty), lao động nữ là 189 người, (chiếm
64,73%)
Nếu căn cứ theo độ tuổi, đội ngũ lao động của công ty tương đối trẻ,
trung bình 31 tuổi. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty.
Biểu 2.2. Cơ cấu lao động của công ty 1996-2000
Chỉ tiêu
1996 1997 1998 1999 2000
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ

(%)
Số
lượn
g
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng số
lao động
(người)
243 100 255 100 270 100 281 100 292 100
2. Giới tính
- Nam
- Nữ
78
165
32
68
82
173
32,2
67,8
87
183
32,2
67,8
96
185
34
66
103

189
35,3
64,7
3. Theo
trình độ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Trung học
34
6
15
188
14,2
2,8
6,2
73,8
36
6
10
203
14,1
2,3
25,5
50,1
39
7
13
211
14,4

2,6
4,8
78,2
40
10
13
218
14,2
28,1
4,6
53,1
40
6
18
228
13,7
2,1
6,2
78,0
4. Theo
hình thức
- Trực tiếp
- Gián tiếp
197
46
81
19
208
47
81,6

18,4
220
50
81,4
18,6
226
55
84,0
16,0
232
60
84,6
15,4
(Nguồn từ Phòng Kinh doanh - Công ty Hải Hà- KOTOBUKI)
Căn cứ vào bảng cơ cấu lao động của công ty qua các năm, ta thấy nhìn
chung số lao động toàn công ty đều tăng theo thời gian, điêu này cho thấy công
ty ngày càng mở rộng quy mô số lao động nam hàng năm đều tăng lên nhưng
năm nào cũng chỉ chiếm từ 30%- 40% tổng lao động. Số tăng lên của lao động
nam phần lớn bổ sung ở khối lao động gián tiếp. Mặc dù tỷ lệ lao động có trình
độ đại học chưa cao so với toàn công ty nhưng lại chiếm tỷ lệ cao trong khối
lao động gián tiếp (trên 80%). Điều này hoàn toàn phù hợp với một doanh
nghiệp sản xuất bánh kẹo, quy mô nhỏ. Tuy nhiên, để xây dụng một chiến lược
sản phẩm tốt vẫn cần một đội ngũ chuyên trách đảm nhiệm việc quản lý thực
hiện chiến lược có trình độ cao.

×