Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.1 KB, 5 trang )

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ
LÀNG NGHỀ
Người Chăm có nhiều nghề được lưu
truyền gìn giữ qua bao đời nay như: dệt
thổ cẩm ở làng Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ,
gốm ở Bàu Trúc, tranh thêu, tranh ghép
gỗ, sản phẩm từ mây tre....
Làng gốm Bàu Trúc
Nằm cách thị xã Phan Rang - Tháp
Chàm (tỉnh Ninh Thuận) khoảng 10km
về hướng Nam. Theo truyền thuyết của
cư dân địa phương, nghề làm gốm do vợ
chồng ông tổ Pôklông Chanh dạy cho
phụ nữ trong làng từ ngàn xưa được
nhân dân duy trì cho đến ngày nay. Để
tưởng nhớ công ơn tổ nghề, bà con lập
đền thờ Pôklông Chanh ngay trong làng
và tế lễ vào dịp lễ hội Katê hàng năm.
Bàu Trúc là làng gốm duy nhất ở Việt
Nam mà người thợ chỉ dùng bàn tay tài
hoa của mình để cho ra đời những sản
phẩm đất nung.
Vật liệu đóng một vai trò rất quan trọng
trong việc tạo ra một sản phẩm gốm thật
sự ở Bàu Trúc là một loại đất sét đặc
biệt. Loại đất sét này được lấy từ bờ
sông Quao, khi nung rất dẻo và bền. Kỹ
năng trộn cát với đất sét cũng rất khác
biệt. Lượng cát được trộn vào vật liệu
còn phụ thuộc vào công dụng và kích
thước của từng loại gốm. Vì thế nên


gốm Bầu Trúc hoàn toàn khác so với
gốm những nơi khác.
Du khách có thể mua sản phẩm tại làng
Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện
Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Dệt thổ cẩm Chăm
Làng Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phước
Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh
Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về
phía Đông Nam), có tên Chăm là Ca
Klaing. Làng nổi tiếng với nghề dệt thổ
cẩm có lịch sử phát triển lâu đời. Hiện
nay, nghề dệt thổ cẩm đã và đang thu
hút nhiều lao động tham gia, tạo ra được
những sản phẩm có giá trị được khách
hàng trong và ngoài nước ưa thích.
Sản phẩm thổ cẩm hiện được bán rộng
rãi tại làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước
Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh
Thuận.
Tranh thêu, tranh ghép gỗ, sản phẩm
từ mây tre
Đây là những nghề thủ công mỹ nghệ
hiện đại được phát triển ở Ninh Thuận
trong thời gian gần đây. Với một nền
văn hoá đặc trưng, giàu bản sắc dân tộc,
các nghệ nhân Chăm đã cách điệu, thay
đổi mẫu mã, nâng giá trị sản phẩm các
mặt hàng này để đưa vào phục vụ người
tiêu dùng. Hiện nay, những sản phẩm

tranh thêu, tranh ghép gỗ, hàng thủ công
mỹ nghệ Chăm rất được du khách quan
tâm.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×