Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Các giai đoạn trong quá trình phát sinh loài người (người Homo)Sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.02 KB, 19 trang )


Các giai đoạn trong quá trình phát
sinh loài người (người Homo)

Sự phát triển của giống người Homo
Các loài thuộc giống người Homo có
những tính chất khác biệt so với các
vượn người, có thể xem đó là những đại
diện đầu tiên của người hiện đại (Homo
sapiens sapiens). Sự tiến hoá của giống
người Homo có lẽ diễn ra theo trình tự
lịch sử như sau: người khéo léo Homo
habilis, người đứng thẳng Homo erectus,
người thông minh (người cận đại) Homo
sapiens và người hiện đại Homo sapiens
sapiens (Chữ sapiens sapiens có nghĩa là
rất thông minh, cực kỳ thông minh,...để
nhấn mạnh khả năng trí tuệ của người
hiện đại).
+ Người khéo léo (Homo habilis): Năm
1961-1964, những mẫu hoá thạch quan
trọng tìm thấy ởOnduvai (Tanzania) có
những đặc điểm gần giống với
Australopithecus, nhưng cũng có một số
đặc điểm vượt trội hơn, đặc biệt là sọ não
đạt tới 650 cm3. Tại những địa điểm tìm
thấy các mẫu này thường có các công cụ
đồ đá thô sơ. Có thể các cá thể đó biết sử
dụng các công cụ, vì thế Leakey xếp vào
họ người Homo và đó là những con
người đầu tiên. Đến năm 1964, vợ chồng


Leakey gọi chúng là người khéo léo
Homo habilis. Sau đó mẫu Homo habilis
còn tìm thấy ở Omo thuộc Ethiopia và ở
hồ Turkana (Kenya) có niên đại 1,9 đến
1,8 triệu năm. Theo Leakey và các đồng
nghiệp, H. habilis đã sống cùng thời với
Australopithecus ở Đông Phi khoảng 2
đến 1 triệu năm trước đây. Homo habilis
có thể là một dòng tiến hoá độc lập dẫn
đến hình thành con người biết chế tạo
công cụ và có thể chúng là dòng tiến hoá
thẳng đến con người Homo, chứ không
phải là Australopithecus.
Về hình thái, sinh lý, Homo habilis nhỏ
và mảnh dẻ, người lớn cao khoảng một
đến 1,5 mét, nặng từ 25-50 kg, có sự
phân hoá hình thái giới tính rõ ràng, các
cá thể đực có thể lớn gấp đôi một số cá
thể cái. Tuổi thọ không cao, đa số mẫu
hoá thạch thu được khoảng 20 tuổi,
những cá thể 30 tuổi là đã già. Não bộ
đạt tới 600-800 cm3, to hơn não của
australopithecus, mặt thu hẹp và có
những thay đổi theo hướng người hiện
đại, như trán nhô, gờ mắt ít nổi rõ, mặt
tròn hơn, hàm nhỏ và răng nhỏ hơn. Các
chi trước còn dài, các ngón tay có khả
năng cầm nắm chặt,...nhưng các bàn chân
đã giống người hiện đại. Homo habilis có
dấu hiệu ít lông, da đen hay màu nâu (có

lẽ do thường xuyên phơi nắng). Phần lớn
các mẫu H. Habilis được tìm thấy trong
các vũng nước, có lẽ chúng có nhu cầu
nước khá lớn trong cuộc sống của mình.
Về tập tính hoạt động sống, những H.
Habilis đầu tiên thường sống dưới các
bóng cây to, hái lượm củ, quả, hạt, hoa,
chồi cây non,...hoặc săn bắt động vật,
như côn trùng, giun, ốc sên, cá, trứng
chim,...Người H. Habilis sống thành bầy
đàn, thường vài mươi cá thể hoặc đông
hơn, nhưng chưa phải là đời sống xã hội.
Ngươi khéo léo đã biết dùng cành cây,
gai nhọn, đá,...để làm một số công cụ
cách đây khoảng 2,6 triệu năm, thâm chí
lâu hơn. Đó là những dấu hiệu cổ nhất
của nền văn minh sơ khai loài người.
Homo habilis bắt đầu biết quan sát, ghi
nhận các âm thanh, mùi, tập tính các loài
vật khác, nhận biết các mùa, các hiện
tượng thay đổi của môi trường xung
quanh,...và hiểu biết của họ dần dần được
tích luỹ. Nhờ biết quan sát, họ có thể săn
bắt tết, nên thức ăn thịt có nhiều hơn.
Nguồn thức ăn giàu protein đã góp phần
đáng kể cho sự tăng cường hoạt động trí
não. Trong cuộc sống như thế dần dần
xuất hiện phân công lao động sơ khai,
như các cá thể nam to khoẻ hơn thì đi săn
bắt, còn cá thể nữ ở "nhà" nuôi con. Việc

phân chia thức ăn kiếm được, cũng như
phối hợp trong săn bắt là cơ sở đầu tiên
tiến tới hình thành đời sống xã hội. Thời
gian nuôi con kéo dài, bắt đầu biết hướng
dẫn, kiểm soát các hoạt động của con cái,
truyền đạt các hiểu biết về cuộc sống
xung quanh. Mối quan hệ phức tạp dần
dần đòi hỏi phát triển âm thanh giàu âm
tiết hơn (hay ngôn ngữ) cần thiết cho sự
giao tiếp. Các nghiên cứu giải phẫu học
trên các mẫu hoá thạch cho thấy H.
Habilis chưa thể nói tốt. Nhưng họ có thể
dùng các cử chỉ của tay và nét mặt để
truyền đạt các thông khác nhau. Người
khéo léo H. Habilis sông cách đây
khoảng 3,0 đến 1,5 triệu năm ở châu Phi.
+ Người đứng thẳng (Homo erectus).
Người đứng thẳng H. erectus có niên đại
khoảng 1,8 đến 0,2 triệu năm, các mẫu
hoá thạch được tìm thấy không những ở
châu Phi, mà còn thấy ở châu Á và châu
Âu. Một số mẫu hoá thạch cần nói tới, đó
là người Java (1891-1893), người
Heidelberg (1907) và người Bắc Kinh
(1927).
Bác sĩ người Hà Lan Eugène Dubois đã
phát hiện người cổ Java (trên đảo Java -
Indonesia). Hiện nay ở làng Trinil, nơi
phát hiện mẫu hoá thạch người Java còn
có bia đá ghi dòng chữ "P.E. 175 m.

ONO - 1891- 1893", có nghĩa là mẫu hoá
thạch người vượn đi thẳng
Pithecanthropus erectus, được tìm thấy
cách 175 mét Đông-bắc-đông , năm 1891
- 1893.
Tháng 10/1907, người ta tìm thấy một cái
xương hàm to có răng ở Mauer gần vùng
Heidelberg của nước Đức. Người vượn
Heidelberg, được coi là loài Homo
erectus có lẽ đã sống trên vùng đất châu
âu khoảng 600 000 năm trước thời nay.

×