Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho vay
tại chi nhánh NHCT Chương Dương
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng cho hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng nhất trong sự phát
triển của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh
NHCT Chương Dương nói riêng. NHCT Chương Dương đã xác định
một số định hướng cho mình như sau:
- Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý điều chỉnh cơ cấu
hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản
vay Chi nhánh đã cơ cấu lại dư nợ cho vay theo hướng chuyển đổi nợ có khả
năng sinh lời thấp thành nợ lành mạnh có khả năng sinh lời cao.
- Chi nhánh cũng đã tiến hành phân tích sàng lọc những khách hàng kinh
doanh kém hiệu quả, tài chính yếu, công nợ phải thu lớn và khoá thu hồi nợ, có
dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến việc trả nợ như công ty CP Thạch bàn, công ty cầu
14.
-Chi nhánh cũng chủ động tiếp thị, mở rộng đối tượng khách hàng có
năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho vay những
ngành hàng có khả năng cạnh tranh, lợi thế so sánh trong nền kinh tế, cho vay
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng...
-Chi nhánh đã chỉ đạo phối hợp chặt chẽ các phòng khách hàng với
phòng tài trợ thương mại, kế toán thanh toán để đảm bảo cung cấp sản phẩm
dịch vụ trọn gói từ cho vay, bảo lãnh đến thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán
ngoại tệ, chuyển tiền đảm bảo tận thu các loại phí dịch vụ.
-Tiến hành rà soát, yêu cầu doanh nghiệp huy động các tài sản hiện có để
thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Trên cơ sở định hướng cho hoạt động cho vay của chi nhánh
trong thời gian tới, NHCT CD đã đưa ra định hướng phát triển công tác
thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng trong hoạt
động cho vay của mình.
3.1.2. Định hướng trong cho công tác TĐTCDA trong hoạt
động cho vay .
- Công tác thẩm định phải tiến hành kịp thời nhanh chóng theo
yêu cầu của hệ thống nhưng chất lượng vẫn cao.
- Kết quả thẩm định phải tính toán chính xác để làm căn cứ ra
quyết định cho vay.
- Nâng cao chất lượng cán bộ mở các lớp đào tạo, cử cán bộ đi họ
để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chất lượng thẩm định tài chính dự án phải đặt lên hàng đầu góp
phần làm cho ngân hàng có những quyết định cho vay đúng đắn, đặc
biệt là cho vay theo dự án đem lại nguồn thu nhập to lớn cho ngân
hàng. Giảm thiểu được các loại nợ xấu do ngân hàng không có khả
năng trả nợ. Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ kinh doanh mà NH đã
đề ra như sau:
Bàng 17: Kế hoạch kinh doanh năm 2007
Chỉ tiêu Đơn vị thực hiện
31/12/2006
Kế hoạch
31/12/2007
(+), (-)
so thực
hiện
31/12/20
06
Dư nợ cho vay nền kinh tế 31/12/2007
-VNĐ
-Ngoại tệ quy VNĐ
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
1.663
1.399
264
1.896
1.610
286
233
211
22
Cơ cấu dư nợ 31/12/2007
-Cho vay KCBĐ=TS(tối đa)
-Cho vay DNNN(tối đa
% ∑ DN
% ∑ DN
69
65
64
58
-5
-5
Nợ nhóm 2 Triêu
đồng
34.084 30.000 -4.084
Nợ xấu:
Trong đó: - Nợ nhóm 3
- Nợ nhóm 4
- Nợ nhóm 5
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
triệu đồng
198
0
0
198
178
178
-20
0
0
-20
Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng triệu đồng 3.077 25.016 21.939
Thu hồi các khoản nợ đã được CP cấp nguồn triệu đồng 1.032 0 -1.032
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTCDA trong hoạt động cho
vay tại chi nhánh trong thời gian tới
3.2.1. Hoàn thiện công tác TĐTCDA
- Do thẩm định tài chính dự án được tiến hành theo nhiều giai
đoạn tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn
đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Do đó công tác này
phải được tổ chức quản lý một cách khoa học hiệu quả hợp lý trên cơ
sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát
chặt chẽ, xử lý nghiêm đối với tinh thần thiếu trách nhiệm hoặc hiệu
quả làm việc thấp. Đồng thời có những chính sách khen thưởng, ưu đãi
hợp lý với những cán bộ tận tuỵ với công việc.
- Phải bổ sung về số lượng dồng thời tăng cường đào tạo tập huấn
luyện đội ngũ cán bộ thẩm định vừa yếu vừa ít của phòng kinh doanh.
Phải bố trí cán bộ thẩm định đúng người đúng việc đúng với chuyên
môn sẽ phát huy được khả năng và đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và an
toàn tín dụng.
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, phương pháp quy trình TĐTCDA
Quá trình thẩm định gồm nhiều giai đoạn, ảnh hưởng lẫn nhau và
tác động đến nhau một cách chặt chẽ do đó kết quả thực hiện từng giai
đoạn phải phù hợp với nhau để đảm bảo tính khả thi cho toàn bộ dự án.
Do đó chất lượng của thẩm định tài chính dự án giữ một vai trò rất
quan trọng. Cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác nội dung và phương
pháp quy trình thẩm định tài chính dự án.
Tuỳ thuộc vào từng dự án theo từng lĩnh vực kinh doanh, ngành
nghề mà chúng ta có cách phân loại phân nhóm phù hợp đưa ra những
nội dung, phương pháp quy trình phù hợp, không cứng nhắc khuôn
mẫu. Song vẫn đảm bảo các nội dung cơ bản: Xác định tổng mức đầu
tư, nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn, thẩm định doanh thu chi phí
và dòng tiền ròng, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án, phân
tích rủi ro dự án.
- Phải xác định chính xác tổng mức vốn đầu tư: Ngân hàng tiến
hành thẩm định tổng mức vốn đầu tư cần thẩm định đầy đủ các nội
dung: như thẩm định vốn cố định đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu
động ban đầu và vốn dự phòng. Nhiều khách hàng không có hoặc
không đủ vốn tự có để vay ngân hàng họ đã gian lận khai khống lên
đẩy mức vốn đầu tư lên trên mức nhu cầu thực tế để trình vay ngân
hàng. Nếu ngân hàng không thẩm định cụ thể không phát hiện ra thì rất
rủi ro cho ngân hàng.
+ Đối với dự án xây lắp: Khi tính toán thường được tính dựa trên
cơ sở khối lượng xây dựng phải thực hiện và đơn giá xây lắp tổng hợp.
+ Vốn thiết bị phải được tính toán chính xác vì nó là căn cứ cho
việc tính khấu hao thiết bị sau này. Nó chiếm đến 60 – 70% tổng mức
vốn đầu tư.
+ Chúng ta phải quan tâm đến vốn lưu động vì nó được hồi lại
vào năm cuối của dự án.
+ Để hạn chế rủi ro cho dự án thì vốn dự phòng cũng đóng vai trò
quan trọng. Vốn dự phòng phải đảm bảo một mức hợp lý chiếm 5 –
10% giá mua tài sản cố định.
+ Ngân hàng cũng cần phải tiến hành xác định tiến độ giải ngân
cho dự án giúp quá trình điều hành quản lý vốn của ngân hàng hiệu quả
hơn. Qua đó đánh giá được hiệu quả của từng đồng vốn bỏ ra. Vừa
hiệu quả tránh làng phí.
- Phải xác định đầy đủ chính xác nguồn vốn và sự đảm bảo
nguồn vốn cho dự án. Xác định rõ giá trị vốn tự có của doanhh nghiệp
tránh trường hợp đánh giá sai giá trị vốn tự có dẫn đến ngân hàng cho