Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.51 KB, 41 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN HIỆN NAY
II.1 Đại học Kinh tế quốc dân 45 năm trưởng thành và phát triển
Trường Kinh tế tài chính (nay là Trường đại học Kinh tế Quốc dân) được
thành lập theo Nghị định số: 678/TTg, ngày 25-1-1956. Theo Nghị định này
Trường được đặt trong hệ thống đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ
tướng chính phủ.
Ngay từ khi mới thành lập trường có nhiệm vụ đào tạo và bổ túc kiến
thức kinh tế cho cán bộ quản lý kinh tế tài chính kịp thời phục vụ cho công cuộc
kiến thiết đất nước đang diễn ra sôi động. Với sự nỗ lực của Nhà trường và
được sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ, ngày 5 tháng 3 năm 1956 khoá
học đầu tiên của Trường kinh tế tài chính đã khai giảng tại khu Đấu Xảo cũ
(nay là cung văn hoá hữu nghị Việt Xô). Khi đó trường có 149 cán bộ công
nhân viên, trong đó có 30 giáo viên, 5 phiên dịch trung văn. Phương tiện học
tập, ăn ở của thầy và trò còn nhiều thiếu thốn. Song với sự nỗ lực của nhà
trường, tháng 10 năm 1958 sau 18 tháng học tập khoá học đầu tiên của
Trường kinh tế tài chính đã tốt nghiệp, đi nhận công tác.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958 Thủ tướng chính phủ ra Nghị định số
252/TTg chuyển Trường kinh tế tài chính về Bộ Giáo dục nằm trong hệ thống
Đại học gọi là Trường Đại học kinh tế tài chính. Sau khi chuyển về Bộ Giáo dục,
với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc Nhà trường đã tích
cực xây dựng chương trình theo chương trình của các nước bạn kết hợp với
thực tiễn Việt Nam và khẩn trương chuẩn bị điều kiện để tuyển sinh khoá mới.
Ngày 3 tháng 11 năm 1958 khoá đại học chuyên tu đầu tiên được khai giảng
với 740 học viên theo học 6 ngành. Tháng 6-1959, 2 khoá học đầu tiên của
Trường đã ra đời. Đó là: khoá Công - Nông – Mậu và khoá Thống kê - Tài chính
- Ngân hàng. Những năm đầu của thập niên 60 Trường đã chính thức khai
giảng khóa dài hạn tập trung đầu tiên, mở đầu một số ngành mới như: Ngoại
giao, ngoại thương, kinh tế vận tải (đường bộ, đường thủy và đường sắt), kế
toán...
Do nhu cầu và quy mô đào tạo cán bộ ngày càng lớn, trong những năm


đầu thập niên 60 một số chuyên ngành của trường được tách ra để thành lập
các trường đại học mới. Tháng 1 năm 1965 trường được đổi tên thành
Trường Đại học Kinh tế kế hoạch trực thuộc Bộ Đại học và trung học chuyên
nghiệp. Sau khi được đổi tên và suốt những năm từ 1965 đến 1985 trường đào
tạo cán bộ quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung từ kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm này trường phát triển rất mạnh quan hệ hợp tác với các
trường đại học ở các nước xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự hợp tác có hiệu quả này,
nhà trường đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo các cán bộ giảng dạy, các
cán bộ khoa học đầu ngành đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của Trường.
Ngày 22 tháng 10 năm 1985 Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên
nghiệp đã ký Quyết định số 1443/ QĐ- KH đổi tên Trường thành Đại học Kinh
tế quốc dân là một trong 6 trường đại học trọng điểm quốc gia lúc bấy giờ.
Trường có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kinh tế có trình độ đại học và
sau đại học, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành và mục tiêu đào tạo theo hướng
cải cách giáo dục, phù hợp với yêu cầu của giai đoạn phát triển mới. Trong giai
đoạn đầu thập niên 90 cơ cấu tổ chức Nhà trường có sự thay đổi lớn, nhiều
khoa, trung tâm, phòng, ban, bộ môn mới ra đời. Nhiều ngành đào tạo mới
được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang chuyển hướng
mạnh mẽ sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Quy mô đào
tạo của Trường tăng lên nhanh chóng, các hệ, các hình thức đào tạo được phát
triển đa dạng. Thành tựu nổi bật của Nhà trường trong những năm này là mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế để đào tạo cán bộ giảng dạy, hoàn thiện hệ thống
chương trình, giáo trình, tài liệu học tập.... Nhờ kết quả hợp tác quốc tế đã tạo
cho Nhà trường phát triển tiên phong trên nhiều lĩnh vực xứng đáng là trường
trọng điểm đầu ngành trong khối các trường kinh tế.
Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, ngày nay Đại học Kinh tế
quốc dân đã vươn lên trở thành trường đại học lớn với quy mô đào tạo khoảng
30 ngàn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo
viên, công nhân viên của trường là 1079 người ( 747 người trong biên chế),

trong đó hơn 500 cán bộ giảng dạy với 20 giáo sư, 58 phó giáo sư, 187 tiến sỹ
và tiến sỹ khoa học, 181 thạc sỹ, 239 giảng viên chính. Ngoài ra, trường còn có
hơn 70 giảng viên kiêm nhiệm là các giáo sư, tiến sỹ đang công tác ở các bộ,
ngành trung ương và ở địa phương. Đứng đầu trong các trường kinh tế về
chất lượng đội ngũ.
Cơ cấu tổ chức Nhà trường không ngừng phát triển, đến năm 2002
trường đã có 20 khoa (4 khoa quản lý không đào tạo chuyên ngành; 11 tổ bộ
môn, 7 trung tâm và 2 viện trực thuộc trường, 10 phòng ban. Trong đó có 10
đơn vị (khoa, trung tâm, bộ môn) trực tiếp đào tạo hơn 30 chuyên ngành của
trường.
Trong 45 năm xây dựng và trưởng thành đại học Kinh tế quốc dân đã
thực hiện khoảng 200 đề tài khoa học cấp Nhà nước, đề tài cấp bộ và nhiều đề
tài cấp cơ sở. Hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được nhà trường coi trọng
phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Đại học Kinh tế quốc dân có quan hệ hợp tác với hơn 80 trường, tổ chức
quốc tế thuộc hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Trong suốt lịch sử xây dựng và phát triển Trường, Đảng bộ Đại học Kinh
tế quốc dân luôn giữ vững vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo toàn diện sự
nghiệp phát triển của trường. Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội
sinh viên trường đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thu hút cán bộ, giáo viên,
công nhân viên và sinh viên nhà trường tham gia rèn luyện, giảng dạy, học tập
góp phần tích cực vào sự nghiệp đào tạo toàn diện, nghiên cứu khoa học và tư
vấn của Trường. Với các nỗ lực toàn diện đó, ngày nay Đại học Kinh tế quốc
dân đã trở thành:
- Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh
doanh bậc cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ lớn ở Việt Nam.
- Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính
sách kinh tế của Đảng và Nhà nước, các ngành, địa phương và chiến lược
kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý và quản trị kinh

doanh. 45 năm xây dựng và trưởng thành Đại học Kinh tế quốc dân ngày
nay đã có vị trí xứng đáng ở trong nước và có uy tín với các tổ chức quốc tế,
các trường đại học trong khu vực và trên thế giới. Toàn bộ hoạt động trong
quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường là thành quả lao động sáng
tạo của các thế hệ thầy, trò và cán bộ công nhân viên Nhà trường. Với các
thành tích trong suốt 45 năm phát triển tập thể nhà trường đã vinh dự
được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lao động trong
thời kỳ đổi mới (năm 2000) và Huân chương Hồ Chí Minh đúng vào dịp kỷ
niệm 45 năm ngày thành lập trường.
II.2. Quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức của trường từ trước đến nay.
Nghiên cứu quá trình đổi mới cơ cấu tổ chức và công tác cán bộ của đại
học Kinh tế quốc dân từ khi thành lập cho đến nay cho thấy lịch sử hình
thành và phát triển không ngừng của trường Đại học Kinh tế quốc dân luôn
gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu về cán
bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Sự vận động thường xuyên của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt
Nam và yêu cầu nhiệm vụ mới là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự thay đổi
của cơ cấu tổ chức bộ máy trường Đại học Kinh tế quốc dân trong thời gian
vừa qua. Từ khi thành lập đến nay trường Đại học Kinh tế quốc dân
đã qua 3 lần đổi tên và 8 lần điều chỉnh về cơ cấu tổ chức. Mỗi lần
BAN GIÁM HIỆU
Bộ phận hợp đồng xây dựng trường
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức trường đại học nhân dân (thời kỳ 1956-1958)
điều chỉnh thay đổi là một lần đánh dấu một bước phát triển mới và trưởng
thành của Đại học Kinh tế quốc dân.
II.2.1. Giai đoạn 1956- 1958.
Giai đoạn này theo yêu cầu của Đảng và Nhà nước cần thiết phải xây
dựng trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về quản lý
kinh tế cho đất nước. Quy mô đào tạo ban đầu chưa lớn do điều kiện kinh tế
và đội ngũ cán bộ giảng dạy còn nhiều hạn chế, cơ cấu tổ chức nhà trường

còn cũng đơn giản.
+ Ban giám hiệu chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước về việc lãnh
đạo, điều hành mọi hoạt động của nhà trường đào tạo nguồn nhân lực cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Bộ phận chức năng tham mưu cho Ban giám hiệu gồm: Hành chính, Tổ
chức, Tài vụ, đào tạo, Quản trị... có nhiệm vụ giúp Ban giám hiệu trong công
việc quản lý, đào tạo.
+ Các bộ môn giảng dạy có 30 giáo viên chính thức và các giáo viên kiêm
nhiệm (học sáng giảng chiêù). Các giáo viên được bố trí trong 7 bộ môn là:
- Kinh tế chính trị
- Chủ nghĩa Mác- Lênin và cách mạng Việt Nam
- Tài chính
- Mậu dịch
- Quản lý công xưởng
- Thống kê và toán
- Kế hoạch kinh tế quốc dân.
Lúc này, trường có 149 cán bộ công nhân viên, trong đó có 30 giáo viên, 5
phiên dịch trung văn.
Xây dựng trường Kinh tế Tài chính là một chủ trương rất kịp thời của
Đảng và Nhà nước ta nhằm nhanh chóng xây dựng một cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý kinh tế phục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển đất
nước sau chiến tranh. Ngay sau những năm đầu khi mới thành lập nhà
trường đã tạo được 568 cán bộ quản lý kinh tế đầu tiên cho đất nước từ
các sỹ quan quân đội, các cán bộ cách mạng cốt cán. Đồng thời cũng từ cán
bộ được đào tạo đầu tiên này đã lựa chọn để đào tạo tiếp trở thành cán bộ
giảng dạy đại học ngành kinh tế, quản lý đầu tiên của nước ta.
Qua nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của giai đoạn 1956-1958 cho thấy:
+ Tổ chức bộ máy còn đang trong giai đoạn quá độ hình thành
+ Cơ cấu tổ chức còn đơn giản.
+ Các bộ môn chuyên môn được hình thành theo yêu cầu đào tạo chuyên

ngành cán bộ quản lý kinh tế nói chung.
Để đáp ứng yêu cầu của đất nước về quản lý kinh tế theo hướng chuyên
sâu cần thiết phải hình thành một số chuyên ngành kinh tế.
II.2.2 Giai đoạn 1958-1959.
Đến 22/5/1958, Chính phủ quyết định đổi tên và thành lập trường Kinh
tế- Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Theo yêu cầu đào tạo một số chuyên
ngành kinh tế, tháng 6/1959 trường thành lập 2 khoa: Công-Nông-Thương,
Thống kê- Tài chính Ngân hàng- Kế hoạch. Bộ máy tổ chức của trường được
phản ánh qua sơ đồ 2:
Bộ phận hợp đồng xây dựng trường
BAN GIÁM HIỆU
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức trường Kinh tế- Tài chính (thời kỳ 1958-1959)
Việc xây dựng 2 khoa đầu tiên của trường là tất yếu khách quan và đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt do sự phát triển nhanh
chóng của 3 ngành: Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương mại và yêu cầu tăng
cường quản lý vĩ mô trên các hoạt động Thống kê, Tài chính, Ngân hàng và Kế
hoạch.
Khoá 1 hệ dài hạn tập trung của nhà trường, đã được khai giảng vào tháng
9-1959 với 242 sinh viên theo học ở 2 khoa chuyên ngành.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế và yêu cầu chuyên môn hoá ngày
càng sâu rộng trong đời sống, kinh tế và xã hội đòi hỏi một đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế có trình độ cao trong các lĩnh vực khác nhau. Một trường kinh
tế với 2 khoa chưa thể đáp ứng xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước. Giai
đoạn này đã tạo ra những tiền đề cần thiết về đội ngũ và vật chất hình thành
các khoa, chuyên ngành khác, đồng thời là hoạt động xây dựng các trường đại
học kinh tế khác.
II.2.3 Giai đoạn 1959-1963
Đáp ứng với yêu cầu mới của thời kỳ xây dựng đất nước thời kỳ 1959-
1963, trường đã thành lập các bộ phận quản lý, bộ phận đào tạo đại học Tại
BAN GIÁM HIỆU

Bộ phận hợp đồng xây dựng trường
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức trường Kinh tế- Tài chính (thời kỳ 1960-1963)
chức và 4 khoa, 11 ngành đào tạo với 21 chuyên ngành được phản ánh qua
sơ đồ 3 dưới đây:
Cụ thể:
- Khoa Mậu – Tài– Ngân gồm 4 ngành với 6 chuyên ngành.
- Khoa Công Nông gồm 2 ngành với 2 chuyên ngành
- Khoa Quan hệ quốc tế gồm 2 ngành với 6 chuyên ngành
- Khoa Thống –Kế- Vận ( Thống kê, Kế hoạch, Vận tải) gồm 3 ngành với 7
chuyên ngành.
- Bộ phận bồi dưỡng đào tạo đại học Tại chức:
Cơ cấu tổ chức này có những thay đổi lớn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước trên các lĩnh vực mới đang phát triển:
Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, quan hệ quốc tế…
Sự biến đổi cơ cấu tổ chức nhà trường phù hợp với đòi hỏi khách quan của
giai đoạn phát triển của đất nước.
BAN GIÁM HIỆU
Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức nhà trường Kinh tế- Tài chính (thời kỳ 1963-1965)
Thời kỳ này nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước,
một số trường đại học khối kinh tế được thành lập trên cơ sở hạt nhân là một
số khoa chuyên ngành của trường đại học Kinh tế- Tài chính như: Quan hệ
quốc tế…
II.2.4. Giai đoạn 1963-1965
Năm 1964 cơ cấu tổ chức của trường đại học Kinh tế Tài chính được
phác thảo theo sơ đồ 4 như sau:
Về mặt tổ chức giai đoạn này trường đã thành lập thêm một số bộ môn
cơ bản, cơ sở trực thuộc trường nhằm hỗ trợ cho các chuyên ngành đào tạo.
Sự ghép mối của một số khoa chuyên ngành cho thấy những trở ngại
không nhỏ trong việc quản lý, đào tạo, sinh hoạt khoa học trong các khoa.
II.2.5. Giai đoạn 1965-1975.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới trong công tác đào tạo, tháng 1 năm 1965
Chính phủ quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Ngoài một số đơn vị phòng ban chức năng tham mưu, cơ cấu tổ chức của
BAN GIÁM HIỆU
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức trường đại học Kinh tế kế hoạch (thời kỳ 1965-1975)
trường gồm 7 khoa, 6 bộ môn trực thuộc được hình thành trên cơ sở tách một
số khoa như Công- Nông thành khoa Công nghiệp và khoa Nông nghiệp, khoa
Thống- Kế- Vận thành khoa Thống kê, khoa Kế hoạch:
Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới cơ cấu tổ chức của trường không
ngừng được kiện toàn bổ sung. Đến 1972, ngoài những phòng ban chức năng,
cơ cấu tổ chức của trường còn bao gồm: 8 khoa đào tạo chuyên ngành và 11
bộ môn trực thuộc. Cơ cấu tổ chức trường được thể hiện qua sơ đồ 5 sau đây:
II.2.6. Giai đoạn 1975 - 1989
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức trường Đại học Kinh tế quốc dân (1975-1989)
BAN GIÁM HIỆU
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước được thống nhất thì
tạo nguồn nhân lực có trình độ cao tham gia quản lý và điều hành nền kinh tế
quốc dân là nhiệm vụ số một của các trường đại học kinh tế, trường đại học
Kinh tế kế hoạch cũng có những thay đổi kịp thời và phát triển theo xu hướng
trường đa ngành để đáp ứng yêu cầu của đất nước. Từ 8 khoa trường đã
nhanh chóng phát triển thành 13 khoa (năm 1983), trong đó có 10 khoa đào
tạo chuyên ngành.
Cơ cấu tổ chức trường được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Việc hình thành các khoa mới nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng các
chuyên ngành đào tạo.
Tuy thời kỳ này nền kinh tế được quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập
trung nhưng vào cuối giai đoạn trên thực tế đã có những biến chuyển sâu sắc
về tư duy kinh tế, nhất là sau năm 1986 đã có tác động mạnh đến cơ cấu tổ
chức của trường. Năm 1985 trường được Chính phủ đổi tên thành trường đại
học Kinh tế quốc dân cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Khôi phục một số

ngành mà trường có truyền thống như Ngân hàng- Tài chính, Thương mại…
hình thành một số chuyên ngành mới như Kế toán, Du lịch… cùng với thành
lập các Bộ môn trong khoa là biểu hiện sự đa dạng, lớn mạnh của tổ chức bộ
máy đại học Kinh tế Quốc dân trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước nhằm tạo nguồn
nhân lực cho xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong điều kiện nền kinh
tế thị trường. Điều này là nhân tố thúc đẩy cho sự thay đổi cơ bản về đào tạo
cũng như cơ cấu tổ chức trong giai đoạn tiếp theo.
II.2.7 Giai đoạn từ 1990 đến nay.
Sau một thời kỳ quá độ, kinh tế Việt Nam thực sự được vận hành theo
một cơ chế thị trường mới. Trước sự phát triển nhanh chóng về sản xuất - kinh
doanh thì yêu cầu về kiến thức quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trở nên
cấp bách hơn bao giờ hết. Trường đại học Kinh tế quốc dân đã đi đầu trong
việc đổi mới chương trình, giáo trình giảng dạy, cập nhật kiến thức kinh tế
hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Tuy khoảng thời gian không
dài, hàng chục chuyên ngành đào tạo mới ra đời là điều kiện cho việc hình
thành các khoa, bộ môn mới như: khoa Marketing, khoa Kế toán, khoa Du lịch
& khách sạn, khoa Khoa học quản lý, bộ môn Kinh tế Vi mô, bộ môn Kinh tế vĩ
mô… Do nhu cầu của xã hội, nhiều Viện, Trung tâm đã thành lập như: Viện
Nghiên cứu Kinh tế và phát triển, Viện Quản trị kinh doanh, Trung tâm Ngoại
ngữ kinh tế, Trung tâm tin học…
Cơ cấu tổ chức của trường giai đoạn này có thể được phản ánh qua sơ
đồ 7 sau đây:
Sơ đồ 7: Cơ cấu tổ chức trường Đại học Kinh tế quốc dân (thời kỳ 1990-2002)
BAN GIÁM HIỆU
Hiện nay, đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường là 1079
người ( 747 người trong biên chế), trong đó hơn 500 cán bộ giảng dạy với 20
giáo sư, 58 phó giáo sư, 187 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 181 thạc sỹ, 239 giảng
viên chính. Ngoài ra, trường còn có hơn 70 giảng viên kiêm nhiệm là các giáo
sư, tiến sỹ đang công tác ở các bộ, ngành trung ương và ở địa phương. Đứng

đầu trong các trường kinh tế về chất lượng đội ngũ.
Sự hình thành nhiều tổ chức mới đã phản ánh xu hướng phát triển và
lớn mạnh của trường. Tuy vậy, đã có nhiều dấu hiệu bất hợp lý là nguyên nhân
gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trường trong giai đoạn tiếp theo.
- Sự ra đời với tốc độ nhanh và có phần ồ ạt và thiếu định hướng đầy đủ
ở những năm 90 của hàng loạt chuyên ngành mới, dẫn đến sự ra đời của nhiều
bộ môn, khoa, trung tâm mới làm cho cơ cấu tổ chức nhà trường biến đổi
nhanh chóng, điều đó tạo ra các bất cập trên các mặt sau:
+ Sự chồng chéo trong đào tạo các chuyên ngành dẫn đến sự thiếu mạch
lạc trong sơ đồ các tổ chức (khoa, bộ môn, trung tâm) quản lý các chuyên
ngành.
+ Có quá nhiều đầu mối trực thuộc trường.
+ Có đơn vị thành lập ra nhưng hoạt động kém hiệu quả.
+ Có bộ môn hình thành từ lâu đến nay không có giờ giảng nhưng chưa
có cách giải quyết.
+ Khó xác định thật mạch lạc chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công
tác giữa các đơn vị trong sơ đồ tổ chức nhà trường.
Sự phát triển nhanh có phần thiếu định hướng của cơ cấu tổ chức nhà
trường vào những năm 90 có nguyên nhân (hoặc bắt nguồn) từ thực tế là chư-
a có một mẫu hình cơ cấu tổ chức của một trường trọng điểm quốc gia. Trong
tài liệu quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng cả nước đến năm
2010 thậm chí còn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh thế nào là một trường
trọng điểm quốc gia chứ chưa nói đến việc thiết kế một mô hình cơ cấu tổ chức
mẫu của trường trọng điểm quốc gia.
II.3. Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của đại học Kinh tế quốc dân.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, tổ chức bộ máy của
Nhà trường đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt cả về chiều rộng và chiều
sâu nhằm đáp ứng cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng tăng gấp nhiều lần so với
10 năm về trước và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ máy tổ chức
của Nhà trường có những đổi mới toàn diện, bằng cách phát triển một số

chuyên ngành có truyền thống trên cơ sở có những thay đổi căn bản, đồng thời
tích cực mở một số chuyên ngành mới cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế
thị trường. Từ 9 khoa với 9 chuyên ngành đào tạo vào những năm đầu thập kỷ

×