Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

tiểu luận tổ chức ngành phân tích thị trường ngành may mặc ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.79 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................................3
1. TỔNG QUAN NGÀNH MAY MẶC.......................................................................................3
1.1. Khái niệm ngành................................................................................................................3
1.2. Đặc trưng ngành may mặc.................................................................................................4
1.3. Thực trạng ngành may mặc ở Việt Nam...........................................................................6
1.4. Ma trận SWOT ngành may mặc........................................................................................7
2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG................................................................................................... 10
2.1. Quy mô doanh nghiệp...................................................................................................... 10
2.2. Mức độ tập trung của ngành............................................................................................ 12
2.3. Khoa học công nghệ........................................................................................................ 14
2.4. Cầu và điều kiện thị trường............................................................................................. 15
2.5. Rào cản gia nhập ngành................................................................................................... 19
3. HÀNH VI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY....................................................................22
3.1. Hành vi định giá............................................................................................................... 22
3.2. Hoạt động mua bán liên kết hợp nhất và sát nhập..........................................................25
3.3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển................................................................................ 28
3.4. Hoạt động phân phối và Marketing................................................................................. 30
4. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP............................................................ 31
4.1. Các chỉ số đo lường......................................................................................................... 31
4.2. Kết quả tính toán và ý nghĩa............................................................................................ 33
5. THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO DOANH NGHIỆP MAY MẶC VIỆT NAM VÀ Một số
KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY........................................................................... 37
5.1. Thuận lợi.......................................................................................................................... 37
5.2. Thách thức cho doanh nghiệp dệt may năm 2019.......................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 42


LỜI MỞ ĐẦU


Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt
Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị
sản xuất công nghiệp toàn quốc, tạo công ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ
25% tổng số lao động trong ngành Công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động. Theo số liệu
của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tính đến năm 2018, tổng số doanh nghiệp Dệt May cả
nước đạt xấp xỉ 6.000 doanh nghiệp, trong đó số lượng các doanh nghiệp gia công hàng
may mặc là 5.101 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 85%. Ngành may mặc đã có những bước
chuyển biến không ngừng, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài, ngày một hoàn thiện và phát triển, góp phần đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Tương lai của ngành may mặc Việt Nam đầy triển vọng vì doanh nghiệp và nhà nước
đang không ngừng nỗ lực để tăng cường vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong thị trường
may mặc toàn cầu bằng cách tận dụng triệt để các lợi thế cạnh tranh quan trọng.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở bộ môn “Tổ chức ngành” cũng như qua phân
tích bộ số liệu về các doanh nghiệp ngành may mặc, chúng em xin chọn “ Phân tích thị
trường ngành may mặc ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu và báo cáo.
Kết cấu bài báo cáo gồm có 5 phần:
1. Tổng quan ngành may mặc
2. Cấu trúc thị trường ngành may mặc
3. Hành vi các doanh nghiệp ngành may mặc
4. Phân tích hiệu quả ngành may mặc
5. Thách thức đặt ra cho doanh nghiệp may mặc Việt Nam và một số kiến nghị giải pháp

Báo cáo Tổ chức ngành

1


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2


NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN NGÀNH MAY MẶC
Khái niệm ngành
Ngành may mặc là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may
mặc và cuối cùng là phân phối hàng may mặc đến tay người tiêu dùng
Ngành may mặc góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành
nghề và sinh hoạt, là một ngành đem lại thặng dư sản xuất cho nền kinh tế, góp phần giải
quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội.
Ngành bao gồm 3 mã ngành chính:
Mã ngành 14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
- Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng,
phủ hoặc cao su hoá
-

Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng

trong các ngành công nghiệp như tạp dề da
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động
-

Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc...

cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy...
-

Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới,

phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy

ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê...
Báo cáo Tổ chức ngành

3


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

-

Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;

-

Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn

choàng, mũ, giày dép từ nguyên liệu dệt...
Mã ngành 14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú. Sản xuất các sản phẩm làm từ da
lông thú như: Trang phục lông thú và phụ trang, các phụ kiện làm từ lông da như tấm,
miếng lót, mảnh dài, các sản phẩm phụ khác từ da long thú như thảm, đệm, mảnh đánh
bóng công nghiệp
Mã ngành 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc. Nhóm này bao gồm: Sản xuất
trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc trực tiếp thành phẩm như: áo
chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự, sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, sooc.
Đặc trưng ngành may mặc
Sản phẩm của ngành có tính thiết yếu và thường xuyên thay đổi
Sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp dệt may là hàng may mặc,sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu, cơ bản sau nhu cầu về ăn ở của dân cư. Nhu cầu này sẽ tăng lên theo mức

tăng thu nhập của dân cư. Khác trước kia, người ta chỉ dám nghĩ tới mặc bền thì bây giờ,
mặc đẹp mới là điều được quan tâm trước nhất. Sản phẩm dệt may mang tính thời vụ, chất
liệu liên tục thay đổi, ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Nhu cầu về sản phẩm cũng
phải đáp ứng phù hợp với các yêu cầu khác nhau như du lịch, lễ hội, lao động, nghỉ ngơi...
Đời sốngcủa con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đó lại càng thay đổi và sản
phẩm thay đổi theo. Sản xuất phải đáp ứng thị trường theo các lô hàng nhỏ và thời gian sản
xuất đến tiêu thụ là xu hướng hiện nay của hàng dệt may.
Tiến bộ khoa học công nghệ tác động lên cả quá trình sản xuất lẫn tiêudùng hàng dệt
may

Báo cáo Tổ chức ngành

4


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Tiến bộ khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ tới không chỉ sản xuất mà cảtiêu dùng
các sản phẩm của ngành. Ngày nay, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá,nhu cầu đổi mới
công nghệ ở bất kỳ một ngành nào cũng là cấp thiết. Công nghệ mới tác động một cách sâu
sắc và toàn diện đến hoạt động sản xuất của các ngành. Đối với dệt may, trong điều kiện
phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi mà công nghệ của ngành, đặc biệt là của ngành
Dệt còn lạc hậu, manh mún thì ảnh hưởng của khoa học, kỹ thuật càng trở nên rõ nét.
Không chỉ tác động đến sản xuất, khoa học Việt Nam còn ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng dệt
may. Đối với hàng hoá mang tính chất mốt đặc thù như hàng dệt may thì sự thay đổi nhanh
chóng trong hành vi tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm. Cùng với sự
phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin, sở thích và sự lựa chọn khách hàng
luôn luôn thay đổi do thông tin được cập nhật từng ngày, từng giờ. ảnh hưởng lan truyền

trên quy mô toàn cầu khi có một chủng loại sản phẩm mới ra đời diễn ra hết sức nhanh
chóng. Khi một mẫu thiết kế được giới thiệu ở Mỹ, Pháp hay Hàn Quốc thì không lâu sau
đó, mẫu này sẽ có mặt ở Việt Nam. Tác động này ảnh hưởng lên ngành may rõ hơn. Tuy
nhiên, để có thể đáp ứng kịp thời thị hiếu thường xuyên thay đổi đối với sản phẩm may,
ngành Dệt vốn là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành may cũng không thể đứng ngoài
cuộc.
Là ngành sử dụng nhiều nhân công với trình độ kỹ thuật đòi hỏi không cao.
Ngành dệt may sử dụng nhiều nhân công và trình độ kỹ thuật đòi hỏi không quá cao, đặc
biệt là ngành May. Kể cả ở những nước phát triển, công nghiệp dệt may cũng thu hút một
số lượng lớn lao động. Và không giống các ngành công nghiệp khác như điện tử, luyện
kim... yêu cầu công nhân phải có trình độ kỹ thuật cao, ngành dệt may chủ yếu đòi hỏi sự
thạo việc,lành nghề. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy ngành công nghiệp này
đặc biệt có vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước.
Các khâu trong mối liên kết dọc của ngành có quy mô không giống nhau và không nhất
thiết phải phát triển khép kín.

Báo cáo Tổ chức ngành

5


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Ngành có mối liên kết dọc chặt chẽ từ thượng nguồn đến hạ nguồn, bắt đầu từ khâu
nguyên liệu, sau đó là kéo sợi, dệt vải, in nhuộm và cuối cùng là may. Những khâu đầu như
khâu sản xuất nguyên liệu (trồng bông, sản xuất tơ sợi nhân tạo và tổng hợp), khâu kéo sợi
thường đòi hỏi quy mô nhất định và vốn đầu tư lớn. Những khâu sau có thể sản xuất theo
quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt khâu may đầu tư cho một chỗ làm việc chỉ cẩn khoảng 1000$

vốn đầu tư ban đầu. Khâu nhuộm và hoàn tất vải cũng là một khâu quan trọng, đảm bảo
chất lượng và màu sắc vải cung cấp cho khâu may, làm phong phú mặt hàng. Việc áp dụng
khoa học công nghệ mới trong khâu đầu cũng nhiều hơn, như việc tạo ra các vật liệu,
nguyên liệu mới, tự động hoá để nâng cao chất lượng và năng suất lao động.
Thực trạng ngành may mặc ở Việt Nam
Xuất khẩu dệt may (tỷ USD)
Sau 10 năm giá trị xuất khẩu dệt may tăng gấp 3 lần. 4 thị trường lớn Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến 75% giá trị hàng xuất khẩu Việt Nam. Các thị trường
lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị
trường mới Trung Quốc cũng gia tăng đến gần 50%.
Các thị trường xuất khẩu dệt may chính
Bốn thị trường lớn Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến 75% giá trị hàng
xuất khẩu Việt Nam. Các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng
hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị trường mới Trung Quốc cũng gia tăng đến gần 50%
Ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung
bình mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1
năm nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay. Dệt may là một
trong những ngành xuất siêu kỷ lục của VN khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15.5 tỷ USD. 8
tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 19.4 tỷ USD, tăng 15% so với
cùng kỳ năm trước. Cao hơn tốc độ tăng 10.4% của cùng kì năm 2017. Năm 2017 không có
Báo cáo Tổ chức ngành

6


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

nhiều thuận lợi, nhưng vẫn tăng trưởng trên 10% so với năm 2016. Dự báo, năm 2018 tăng

trưởng 10 – 12% so với năm 2017, đạt 34,4 – 35 tỷ USD; ngành dệt may có thể tiếp tục là
ngành thu ngoại tệ nhiều thứ hai về cho Việt Nam. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của ngành
dệt may trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn bất ổn và tình hình dệt may thế giới
không khả quan. Bởi, các quốc gia nhập khẩu dệt may chính là Mỹ, EU, Nhật Bản đều có
tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dệt may thấp hoặc suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2017.
Xuất khẩu hàng may mặc sang các nước ASEAN đang rất thuận lợi, nhờ sức cạnh tranh
cao và tận dụng hiệu quả những lợi ích từ việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN mang
lại. Xuất khẩu sang thị trường này năm 2017 ước đạt 860 triệu USD, tăng 26% so với năm
2016. Dự báo, năm 2018 tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Năm 2018, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 33,5 tỷ USD; tập trung đầu tư tái
cơ cấu nội bộ ngành, áp dụng công nghệ tiên tiến để tự cân đối dần các khâu, nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm; chuyển dịch sản xuất theo vùng lãnh thổ; tăng cường hợp
tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp dệt may trong nước với nhau, doanh nghiệp
trong nước với đầu tư nước ngoài; khai thác thị trường truyền thống song song khai thác thị
trường mới; đẩy mạnh hàng FOB, ODM.
Ma trận SWOT ngành may mặc
1.4.1. Điểm mạnh
Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an toàn xã hội có sức hấp dẫn đối
với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ có những biện pháp ưu tiên và khuyến khích đầu tư vào ngành dệt may như
ưu đãi thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô với mục đích sản xuất các sản phẩm may tái
xuất khẩu trong 3-4 tháng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,..

Báo cáo Tổ chức ngành

7


Nhóm 7


Lớp KTE408(2-1819).2

Số người trong độ tuổi lao động Việt nam cao, trong khi dệt may là ngành thâm dụng lao
động.Do đó, đây là một trong những lợi thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Chi phí lao
động dệt may Việt Nam thấp,trong khi kỹ năng và tay nghề may được đánh giá cao.
Sản phẩm dệt may Việt Nam đã được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, và
Nhật Bản chấp nhận.Việt Nam là nhà sản xuất xuất khẩu quan trọng vào 2 thị trường lớn là
Hoa Kỳ và EU. Xây dựng mối quan hệ gắn bó với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu
thụ lớn trên thế giới.
1.4.2. Điểm yếu
Mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng. Vẫn chưa thể sản xuất xuất khẩu theo số lượng
lớn các mặt hàng yêu cầu hàm lượng kỹ thuật cao. Ngành dệt và công nghiệp phụ trợ phát
triển chưa tương xứng với ngành may nên không đủ nguồn nguyên phụ liệu đạt chất lượng
để cung ứng cho ngành may, do đó giá trị gia tăng không cao.
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may có quy mô vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư
thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Chính quy mô nhỏ đã khiến các
doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và chỉ có thể cung ứng cho một
số thị trường nhất định. Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, năng suất lao động
chưa cao. Chưa có chiến lược đào tạo bài bản nguồn nhân lực dệt may chất lượng cao và
đội ngũ thiết kế có khả năng cạnh tranh với các quốc gia khác. Năng lực tiếp thị còn hạn
chế, phần lớn các doanh nghiệp dệt may chưa xây dựng được thương hiệu riêng của mình
trên thị trường quốc tế.
1.4.3. Cơ hội
Sản xuất dệt may đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển trong đó
Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực
mới cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, lao động có kỹ năng từ các quốc gia phát triển.
Báo cáo Tổ chức ngành

8



Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới tạo
điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may.
Những cam kết của Việt Nam đối với cải cách và phát triển kinh tế đã tạo được sức hấp
dẫn đối với các nhà đầu tư, và mở ra những thị trường mới và các quan hệ hợp tác mới.
Thị trường nội địa với dân số 91,5 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao là cơ
hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may Việt Nam (FDI) liên tục tăng, đặc biệt trong
giai đoạn gần đây khi kỳ vọng về TPP và FTA, EU-Việt Nam tăng lên. Các doanh nghiệp
FDI thường có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của
dệt may Việt Nam.
1.4.4. Thách thức
Xuất phát điểm của dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát
triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao,...là thách thức lớn khi hội
nhập kinh tế toàn cầu.
Môi trường chính sách chưa thuận lợi. Các văn bản pháp lý của Việt Nam còn đang
trong quá trình hoàn chỉnh, trong khi năng lực của các cán bộ xây dựng và thực thi chính
sách, cũng như các cán bộtham gia xúc tiến thương mại còn yếu.
Các thị trường lớn vận dụng khá nhiều các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, môi
trường, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều doanh
nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, không đủ tiềm lực để theo đuổi các vụ kiện chống
bán phá giá, dẫn đến thua thiệt trong các tranh chấp thương mại.
Các rào cản thương mại trên đã được vận dụng ngày càng linh hoạt và tinh vi hơn, đặc
biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Báo cáo Tổ chức ngành


9


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Mặc dù chính sách của Chính phủ khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ
nhưng các địa phương có xu hướng không thu hút đầu tư vào các ngành dệt nhuộm vì vấn
đề môi trường.
Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp trong nước về
đơn hàng, nguyên liệu đầu vào, lao động,…
2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
Quy mô doanh nghiệp

Bông, Polyester

Đơn vị
tiêu biểu:
-

CTCP

Bông Việt
Nam

Sợi

Dệt


May

Phân phối

Marketing

Đơn vị tiêu biểu:

Đơn vị tiêu biểu:

Đơn vị tiêu biểu:

- TCT Phong Phú

- TCT Phong Phú

- TCT Phong Phú

- CTCP Sợi Phú

- TCT Việt Thắng

- TCT CP May Việt

Bài
- CTCP Sợi Thế
Kỷ
- CTCP Damsan
- CTCP Đầu tư và

Phát triển Đức Quân

- Dệt 8/3
- Dệt kim Đông
Xuân
- Dệt may Nam

Tiến
- TCT CP May 10
- CTCP May Nhà Bè
- CTCP Dệt may- Đầu

Định - Dệt may Hà tư- Thương mại Thành
Nội

Công
- CTCP Đầu tư và
Thương mại TNG

Báo cáo Tổ chức ngành

10


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Toàn ngành dệt may Việt Nam có 8.770 doanh nghiệp với tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2018 đạt xấp xỉ 34,2 tỷ USD, trong đó 60% là doanh thu từ các doanh nghiệp FDI, còn

lại 40% là doanh thu từ các doanh nghiệp trong nước.
Có 21 doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc và sợi niêm yết trên 3 sàn chứng
khoán HOSE, HNX và UPCOM. Trong đó 2 công ty may mặc lớn nhất VGG và VGT hiện
vẫn còn trên UPCOM (chiếm đến 30% tổng vốn hóa ngành). Trong đó có khá nhiều doanh
nghiệp FDI cỡ lớn đang chiếm thị phần xuất khẩu hơn 60%. Với khoảng 21 DN dệt may
đang niêm yết thì chưa thể đại diện được bức tranh tổng thể của ngành. Nổi bật nhất trong
các doanh nghiệp niếm yết là tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT), May Việt Tiến (VGG),
Dệt may Thành Công (TCM) và một tên tuổi lớn ngành sợi là Sợi Thế Kỷ (STK). Sự khởi
sắc của kinh tế Mỹ là một yếu tố thuận lợi giúp cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng
ấn tượng năm 2018. Các doanh nghiệp niêm yết cũng đạt nhiều kết quả khả quan trong năm
2018.
Nhóm ngành may mặc, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) là doanh nghiệp đầu ngành
dệt may Việt Nam hiện nay. Hiện tại VGT đang dẫn đầu với giá trị vốn hóa lên đến 5.500 tỷ
đồng, đồng thời cũng đứng đầu về quy mô vốn chủ sở hữu, đạt 7.985 tỷ đồng và tổng tài
sản đạt 21.975 tỷ đồng tính đến Quý 4/2018 . Nhóm các doanh nghiệp thuộc tập đoàn như
Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (VGG), Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú (PPH),
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (HTG), Tổng Công ty Việt Thắng (TVT), Tổng
Công ty Đức Giang (MGG) lần lượt có quy mô vốn hóa và tổng tài sản rất lớn. Các doanh
nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn bao gồm TCM, TNG, GMC, trong đó TCM đang dẫn đầu về
giá trị vốn hóa. Đây là 3 công ty sản xuất hàng may mặc niêm yết lớn nhất hiện tại. Tập
đoàn dệt may Việt Nam thu lợi nhuận 6 tháng 2018 hơn 261 tỷ đồng, tăng 63%, May Việt
Tiến đạt 215 tỷ, tăng 22.4%. Một số doanh nghiệp nhỏ hơn như Dệt may Hòa Thọ (HTG),
May mặc Bình Dương (BDG) tăng trưởng lợi nhuận gấp 2 cùng kỳ.
Nhóm ngành dệt sợi, hiện tại Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) đang dẫn đầu về giá
trị vốn hóa, tổng tài sản đạt 2.104 tỷ đồng tính đến Quý 4/2018, đồng thời cũng đứng đầu
Báo cáo Tổ chức ngành

11



Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

về quy mô tổng tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu, tiếp sau đó là Công ty Cổ phần Đầu tư
và Phát triển Đức Quân (FTM) và Công ty cổ phần Damsan (ADS), đây là 3 công ty dệt sợi
niêm yết lớn nhất hiện tại. Kết quả kinh doanh của ngành dệt may thuộc nhóm ngành tăng
trưởng tốt nhất của sàn chứng khoán.
Mức độ tập trung của ngành
Ngành may mặc Việt Nam có mức độ tập trung thấp. Điều này được thể hiện qua số
lượng doanh nghiệp trên thị trường (có hơn 8000 doanh nghiệp). Mức độ cạnh tranh trong
ngành rất cao, tổng các doanh nghiệp may lớn trong nước mới chỉ chiếm 40% thị trường
nội địa. Bên cạnh đó rào cản về ngành lại thấp, không yêu cầu cao về vốn và trình độ công
nghệ, chi phí đào tạo lao động lại thấp. Nên việc gia nhập ngành khá là dễ dàng.
Tỷ lệ tập trung hóa CRm
Công thức:
∑m CRm=
qi

i=1

=∑i Si

m

Q

Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo mức độ tập trung hóa của ngành. Trong đó
CRm là tỷ lệ tập trung, Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i.
Bảng 1: Tỷ lệ tập trung hóa của 5 doanh nghiệp may mặc lớn của Việt Nam (Vinatex,

May 10, Việt Tiến, Phong Phú, Hòa Thọ)
Năm

2014

2015

2016

2017

CR5

0.25

0.23

0.19

0.21

Báo cáo Tổ chức ngành

12


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2


Dù là những doanh nghiệp lớn nhưng tỷ lệ tập trung hóa vẫn còn thấp. Thị phần 5 doanh
nghiệp cộng vào còn chưa được ở mức 1/3 thị trường. Quy mô thị trường may mặc Việt
Nam theo Vinatex ước tính vào khoảng 4,5 tỷ USD mỗi năm. Doanh thu hàng năm của năm
doanh nghiệp kể trên tương đối cao, ví dụ như Vinatex doanh thu dao động từ 40 đến 50
nghìn tỷ Việt Nam đồng, nhưng trong đó thu được từ xuất khẩu khoảng hơn 60%. Qua đó
cho thấy doanh nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh khốc liệt với hàng hóa được nhập
khẩu và đang dần bị mất thị phần vào tay những thương hiệu thời trang nước ngoài nổi
tiếng điển hình như Zara, H&M, Mango,…
Chỉ số HHI
Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) được sử dụng đề nhận biết mức độ cạnh tranh của
thị trường là hoàn hảo hay độc quyền cao. HHI xác định bằng tổng bình phương thị phần
của mỗi doanh nghiệp trong toàn hệ thống.
Công thức:

HHI=∑ni=1 Si2

Trong đó: + Si: Thị phần doanh nghiệp thứ i
+ n: Số lương doanh nghiệp tham gia thị trường
Bảng 2: Kết quả tính chỉ số HHI qua các năm
Năm

2014

2015

2016

2017

HHI


457.9973

324.562

202.44

236.36

Nhìn vào HHI của 5 doanh nghiệp may mặc lớn tại Việt Nam ta thấy chỉ số này luôn nhỏ
hơn 1000, thể hiện mức độ tập trung ngành thấp và thị trường có tính tập trung cao. Kết quả
này không có gì ngạc nhiên đối với một thị trường có hơn 8000 doanh nghiệp, còn chưa kể
các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Hơn nữa chỉ số HHI ngày càng giảm, các
Báo cáo Tổ chức ngành

13


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

doanh nghiệp lớn đang dần bị mất dần thị phần vào tay các nhà may nhỏ lẻ và thương hiệu
nước ngoài.
Dự báo mức độ cạnh tranh trong ngành
Mức độ cạnh tranh sẽ tương đối cao do phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu
nhận gia công từ đơn đặt hàng của nước ngoài, sản xuất cắt may và hoàn thiện đơn giản,
các doanh nghiệp đều có thể làm được công việc tương tự như nhau, đặc trưng của sản
phẩm tương đối giống nhau. Do rào cản gia nhập ngành không cao, quá nhiều doanh nghiệp
trong ngành khiến cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Các công ty có quy mô nhỏ sẽ

phải chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn
chịu cạnh tranh từ các công ty đang phát triển khác không chỉ trên thị trường may mặc xuất
khẩu mà cả tại thị trường trong nước do dần dần Việt Nam không có lợi thế về chi phí nhân
công nữa.
Khoa học công nghệ
Trên thế giới hiện nay, toàn ngành dệt may thời trang đang chịu ảnh hưởng ngày càng
mạnh mẽ từ cách mạng công nghiệp 4.0. Ở mọi công đoạn sản xuất, ứng dụng công nghệ
trở thành yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các doanh nghiệp. Theo ý kiến của nhiều chuyên
gia trong ngành, việc bắt kịp xu hướng chất liệu, công nghệ mới hiện nay sẽ là yếu tố cần
thiết giúp doanh nghiệp may Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng thế giới, cũng như tăng giá
trị cho sản phẩm.
Chia sẻ tại hội thảo “Kỹ thuật dệt may KITECH - VITAS lần thứ 4” diễn ra vào cuối
tháng 6 năm 2018, ông Nam Seung Il, Giám đốc Nghiên cứu về kinh doanh thời trang
thuộc Tập đoàn E-Land (Hàn Quốc) -cho biết, trong ngành thời trang, quan trọng hơn hẳn
vẫn là chất liệu. Bởi vậy, đầu tư cho chất liệu là yếu tố quan trọng của ngành sản xuất vải.
Hiện nay, xu hướng chất liệu vải được ứng dụng trong ngành thời trang theo hướng tốt cho
sức khoẻ người tiêu dùng. Cũng theo ông Nam Seung Il, ban đầu, thị trường vốn chuộng
loại vải cotton để may các trang phục vào mùa hè song gần đây có khuynh hướng chuyển
Báo cáo Tổ chức ngành

14


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

sang dùng các loại vải có công nghệ kết hợp sợi nano, giúp mau khô mồ hôi và tạo cảm
giác mát mẻ trên da nhờ các sợi chỉ sản xuất công nghệ đặc biệt.
Theo các chuyên gia ngành may, ngày nay, thời trang đang có xu hướng không còn theo

mùa, mà chuyển dần sang hướng thời trang theo thời gian, vòng đời của mốt chỉ từ 4-5
tuần. Vì thế các nhãn hàng sẽ phải lập nhà máy sản xuất ngay tại thị trường tiêu thụ nhằm
rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Và trong xu thế này công nghệ sẽ là yếu tố
hỗ trợ đắc lực cho nhà sản xuất.
Ông Kwang Il Kim chuyên gia tư vấn chiến lược và Marketing của Tập đoàn CLO
Virtual Fasshion Inc- cho hay, trong công đoạn may, quy trình có thể được thiết lập trên
phần mềm. Theo đó, kế hoạch sản xuất cho cả dây chuyền được phân tích cụ thể, từ việc
phân bổ chỉ tiêu và theo dõi quá trình sản xuất từ cắt, may, đóng gói. Hệ thống phần mềm
có chức năng tính toán luôn cho người sản xuất biết rõ về nhu cầu cần về ngày công và
nhân công cần thiết để đáp ứng cho số lượng đơn hàng. Công nghệ 3D giúp rút ngắn thời
gian trong việc lên bảng vẽ mẫu, thay vì mất 2-3 tuần thì giờ đây chỉ cần vài giờ, đáp ứng
yêu cầu nhanh chóng của xu hướng thời trang nhanh hiện nay. Như vậy, các DN dệt may có
điều kiện tiếp nhận nhiều đơn hàng hơn trước.
Có thể nói, việc bắt kịp xu hướng vải, công nghệ mới tiên tiến hiện nay sẽ là yếu tố quan
trọng và cần thiết giúp DN may của Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng thế giới cũng như
tăng giá trị cho sản phẩm.
Cầu và điều kiện thị trường
Trong nước: Trong những năm gần đây, hàng loạt các hãng thời trang nổi tiếng trên thế
giới như Versace, H&M, Zara,… đã thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam với sự đa
dạng về mẫu mã, chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên
cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may trong nước đã đầu tư công nghệ,
nghiên cứu phát triển sản phẩm với quyết tâm giành lại thị phần trong nước, tránh bị thua
thiệt ngay trên “sân nhà". Các thương hiệu Việt đang dần chứng minh họ có đủ chỗ đứng và
Báo cáo Tổ chức ngành

15


Nhóm 7


Lớp KTE408(2-1819).2

phát triển tại thị trường nội địa. Thay vì tập trung làm gia công xuất khẩu, nhiều doanh
nghiệp đã đầu tư làm thương hiệu riêng, sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của
người dùng trong nước. Cái khó của hầu hết doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi “về sân
nhà” được không ít ông chủ ngành này thừa nhận. Tuy nhiên, với quy mô từ 4-5 tỷ USD thị
trường dệt may nội địa bước đầu có thể chọn một số doanh nghiệp mạnh, có thị phần tốt ở
đô thị làm mũi nhọn phát triển.
Cạnh tranh bằng sự khác biệt: Từ năm 2016 Dugaco đã xây dựng một Trung tâm thời
trang theo mô hình tập trung khép kín, từ thiết kế, may mẫu, sản xuất và phân phối nhằm
tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh và có sự khác biệt, đến nay Dugaco đã
đưa ra thị trường những thương hiệu thời trang có uy tín như Paul Downer, DGC, S.Pearl,
HeraDG, Forever Young,… Công ty cổ phần may Chiến Thắng, sau hơn 20 năm làm gia
công cho các thương hiệu nước ngoài, đến nay may Chiến Thắng đã đầu tư và cho ra
thương hiệu thời trang mang tên Padu. Với các tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ hiện đại,
chuẩn xác tuyệt đối và đạt chất lượng tốt, Padu phục vụ cho cả đối tượng nam, nữ và trẻ
em. Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG cho biết,
ngày 4/6/2018 vừa qua, Công ty đã nhận đăng ký sở hữu riêng dòng sản phẩm sơ mi body
không đường may, đây là sản phẩm độc quyền do TNG thiết kế và sản xuất.
Mở rộng hệ thống bán lẻ: Đại diện của Tổng công ty May 10 cho biết, hàng loạt trung
tâm thời trang mang thương hiệu May 10 đã được hình thành theo tiêu chí: thời trang châu
Âu, công nghệ Nhật Bản, tiện dụng Mỹ và giá cả Việt Nam, mang đậm phong cách Việt.
Ngoài việc duy trì hơn 200 cửa hàng, đại lý trên toàn quốc, tổng công ty tiếp tục đầu tư,
nâng cấp và mở rộng các cửa hàng, trung tâm thời trang có quy mô từ 200 đến 300 m2 cùng
với hàng trăm mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Tương
tự, các tổng công ty như may Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng... cũng xây dựng chiến lược
riêng của mình nhằm mở rộng hệ thống bán lẻ trên toàn quốc để gia tăng thị phần.
Ngoài nước: Trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 155.4 tỷ
USD, tăng 14.5 so với cùng kỳ. Bên cạnh nhóm điện thoại, Điện tử máy tính thì ngành dệt
Báo cáo Tổ chức ngành


16


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

may cũng đang vươn lên là một trong những ngành công nghiệp quan trọng mang lại ngoại
tệ lớn nhất. Sự tăng trưởng của ngành rất lạc quan với mục tiêu xuất khẩu tăng trưởng 10%
– 15% mỗi năm.

Ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung
bình mỗi năm đến 20%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1
năm nhưng sau đó hồi phục và duy trì tăng trưởng trung bình 15% đến nay. Dệt may là một
trong những ngành xuất siêu kỷ lục của VN khi năm 2017 đạt thặng dư đến 15.5 tỷ USD. 8
tháng đầu năm 2018 kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 19.4 tỷ USD, tăng 15% so với
cùng kỳ năm trước. Cao hơn tốc độ tăng 10.4% của cùng kỳ 2017. Sau 10 năm giá trị xuất
khẩu dệt may tăng gấp 3 lần.

Báo cáo Tổ chức ngành

17


Nhóm 7
Các

Lớp KTE408(2-1819).2
thị


trường

XK

dệt

may

chính:

4 thị trường lớn Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến 75% giá trị hàng
xuất khẩu Việt Nam. Các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng
hơn 20% so với cùng kỳ bên cạnh thị trường mới Trung Quốc cũng gia tăng đến gần 50%.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của dệt may chiếm đến gần 40% tổng kim
ngạch. Nhờ sự tăng trưởng trở lại của kinh tế Mỹ mà tình hình nhập khẩu hàng may mặc
khởi sắc. Việc Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc là cơ hội cho các nước
cạnh tranh bên cạnh Trung Quốc như Việt Nam, Mexico, Campuchia, Bangladesh. Đây là
cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam nhưng có một vấn đề khác là Trung Quốc có thể đẩy
mạnh việc luân chuyển sản xuất sang các nước láng giềng nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh
về chi phí nhân công, thương mại và đi đường vòng vào Mỹ. Khi đó, các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ có thể phải đối mặt với làn sóng đầu tư đến từ các doanh nghiệp Hongkong, Trung
Quốc và Đài Loan.
Một số thị trường tăng trưởng rất mạnh trong năm 2018 như Nhật Bản tăng 24,6%;
Canada tăng 15,5%; Hàn Quốc tăng 25%; Trung Quốc tăng gần 50%. Một số thị từ EU như
Pháp, Hà Lan, Anh, Đức mang lại nguồn thu lớn và tăng tốt từ 10% - 15% so với cùng kỳ.
Báo cáo Tổ chức ngành
18



Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Một số thị trường xuất khẩu như Hàn Quốc đang nổi lên rất nhanh. Khoảng cách thị phần
hàng dệt may tại thị trường Hàn Quốc giữa Trung Quốc và Việt Nam được rút ngắn từ 40%
- 29.5% cách nay 3 năm giờ là gần như tương đương nhau 32.7%. Việc hàng dệt may Việt
Nam tăng trưởng mạnh vào thị trường Hàn Quốc nhờ chất lượng hàng dệt may VN được
nâng cấp tạo sức cạnh tranh cao so với các quốc gia khác. Ngoài ra nhờ những ưu đãi thuế
quan từ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, với 24 dòng sản phẩm
trong nhóm mặt hàng này được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia khác
trong khu vực ASEAN. Ngoài ra việc nhiều tập đoàn thời trang và may mặc Hàn Quốc đầu
tư vào ngành dệt may (như TCM) đã tạo thêm các mối quan hệ giao thương hai nước. Dự
báo dệt may VN có thể tăng 20% xuất khẩu vào Hàn Quốc.
Bên cạnh đó sau khi Mỹ rút lui khỏi TPP, hiệp định CPTPP có hiệu lực vào ngày
14/01/2019 gồm 11 thành viên Australia, Brunei, Canada, Chilê, Nhật Bản, Malaysia,
Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam sẽ được ký kết và thực thi vào năm
sau. Các lĩnh vực mà Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất chính là dệt may và da giầy. Đặc biệt
là 3 thị trường lớn Canada, Mexico và Australia - 3 thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa
có thỏa thuận thương mại tự do (FTA). Giá trị của 3 thị trường này khoảng 10-13 tỷ USD,
và thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu là 300 triệu đến 500 triệu USD.
Rào cản gia nhập ngành
Nhờ việc thông qua các hiệp định CPTPP sẽ tạo sự sôi động và thay đổi đáng kể một số
ngành công nghiệp chủ lực Việt Nam như da giầy và đặc biệt là may mặc. Trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu đang theo xu hướng bảo hộ và nước Mỹ theo đuổi mục tiêu cân bằng
thương mại sẽ làm cho các nước sẽ phải cân đối lại các nguồn lực và đẩy mạnh thế mạnh
của mình tạo sức cạnh tranh quốc gia. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay dù đang nổi lên là
một tên tuổi mới nhưng vẫn chưa đuổi kịp xu thế công nghệ hóa toàn cầu và sự lệ thuộc còn
khá lớn vào nguồn nguyên liệu. Những rào cản này cần một tầm nhìn chiến lược mang tính
vĩ mô để có thể thay đổi được bộ mặt của ngành.

Báo cáo Tổ chức ngành

19


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Về khâu thiết kế các sản phẩm: Nguyên nhân chính của thiết kế thời trang kém phát triển
ngành thời trang còn tồn tại quá nhiều rào cản. Không có chính sách bảo hộ thương hiệu
thời trang, đặt các doanh nghiệp thời trang Việt vào thế bí ngay trên sân nhà; vấn đề đào
tạo; vấn đề bảo hộ bản quyền thiết kế... Đào tạo chuyên ngành thời trang ở ta chưa bài bản,
chưa đi sâu và có lớp lang thực sự, chưa có một nền giáo dục về công nghiệp thời trang
hoàn chỉnh và đồng bộ. Nhiều nhà thiết trẻ không được đào tạo, chỉ gắn bó với thời trang
do sự yêu thích và lòng đam mê nên tự tìm tòi, học hỏi. Thêm vào đó, một vấn đề đáng báo
động là về bản quyền thiết kế ở nước ta không được bảo vệ một cách mạnh mẽ. Bên cạnh
đó, thiết kế thời trang chỉ phát triển bền vững khi chúng ta có một ngành dệt may chuyên
nghiệp tạo ra những chất liệu tốt cho những mẫu sáng tạo. Chúng ta cần một đội ngũ tổ
chức các chương trình biểu diễn, giới thiệu thời trang chuyên nghiệp để các chương trình
biểu diễn thời trang mang đúng tính chất của nó chứ không chỉ là những tiết mục biểu diễn
giải trí. Với những lý do đó, hoạt động thiết kế thời trang tại Việt Nam trong thời gian qua
dù có nhiều sự kiện đáng truyền thông nhưng chỉ là tự phát, chưa phát triển và hoạt động
trên những nền tảng vững chắc. Đó là cũng là rào cản để Việt Nam phát triển mạnh mẽ các
hoạt động này để có thể tham gia vào khâu này trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Về khâu sản xuất nguyên phụ liệu: Việt Nam chưa thể tiếp cận khâu này trong chuỗi dệt
may toàn cầu có thể là kết quả của một “vòng luẩn quẩn”. Điều này có nghĩa là công nghiệp
hỗ trợ chưa phát triển do các doanh nghiệp may chủ yếu là gia công, nguyên liệu do khách
hàng chỉ định và không thể mua nguyên liệu trong nước nên không thúc đẩy công nghiệp
hỗ trợ phát triển. Và ngược lại, do nguồn cung nguyên liệu trong nước không có chất lượng,

thiếu về số lượng nên các doanh nghiệp dệt may không chủ động được nguyên liệu để sản
xuất theo FOB, ODM hay OBM nên chủ yếu hoạt động theo hình thức gia công.
Chuỗi ung ứng nguyên phụ liệu cho ngành Dệt may cho thấy Việt Nam còn phụ thuộc
phần lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Bên cạnh đó, lại xảy ra hiện
tượng các nguyên liệu sản xuất trong nước xuất khẩu ra nước ngoài do không bắt nhịp được
với thị trường trong nước và đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Nguyên nhân xâu xa nhất là
bắt nguồn từ việc Việt Nam chưa có một chính sách nào để phát triển một cách đồng bộ,
Báo cáo Tổ chức ngành

20


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

dài hơi và mạnh mẽ cho công nghiệp hỗ trợ dệt may. Nếu chúng ta chủ động được nguồn
nguyên liệu chất lượng thì việc thuyết phục các đối tác nước ngoài chấp nhận nguyên liệu
trong nước trong các hợp đồng gia công là không khó. Bên cạnh đó, nguồn cung nguyên
liệu đầy đủ cũng là cú hích cho các hoạt động trong các khâu khác trong chuỗi giá trị.
Về sản xuất và xuất khẩu theo hình thức FOB, ODM và OBM: Việt Nam chưa tham gia
được vào chuỗi giá trị toàn cầu trong mắt xích này là do chúng ta chưa đáp ứng được các
yêu cầu trước đó trong chuỗi giá trị. Đó là chưa tạo ra được những mẫu thiết kế và chủ
động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Hình thức xuất khẩu theo FOB của
Việt Nam hiện nay cũng chưa mang lại giá trị gia tăng cao vì thực chất nguồn nguyên liệu
làm hàng FOB của Việt Nam phần lớn được khách hàng chỉ định (trong khi FOB thuần túy
là nguồn nguyên liệu phải do chúng ta tự chủ và sẽ mang lại giá trị gia tăng cao). Do đó,
đây là rào cản lớn nhất cần giải quyết để chúng ta có thể dần dần chuyển lên các phương
thức xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Nếu đáp ứng được các điều kiện về khả
năng thiết kế và nguồn nguyên liệu thì tất yếu chúng ta có điều kiện để sản xuất và xuất

khẩu theo hình thức ODM, OBM. Bên cạnh đó, một thực trạng cũng tồn tại lâu nay trong
ngành dệt may Việt Nam là các doanh nghiệp dệt may thích đầu tư sản xuất theo hình thức
gia công để dễ kiếm lợi nhuận từ nguồn nhân công giá rẻ hơn. Tuy nhiên, đây là tư duy phát
triển không bền vững và cũng là rào cản rất lớn trong quá trình chuyển đổi sản xuất theo
các hình thức tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị, thậm chí ngay cả khi chúng
ta có khả năng thiết kế và cung ứng cơ bản về nguồn nguyên liệu.
Về marketing và phân phối: Đây là khâu tạo ta giá trị gia tăng lớn nhất trong chuỗi giá
trị dệt may. Và tất nhiên, các doanh Việt Nam chưa thể trực tiếp xây dựng mạng lưới phân
phối ở nước ngoài khi mà chủ yếu hoạt động theo hình thức gia công. Rào cản để tham gia
vào khâu marketing và phân phối chuỗi giá trị dệt may xuất phát từ việc chúng ta chưa
tham gia vào các khâu trước đó và khả năng tiếp cận thị trường kém.
Kết quả phân tích trên cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với
nhiều rào cản ở tất cả các khâu khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Đối với
Báo cáo Tổ chức ngành

21


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

khâu thiết kế, hầu như trình độ nhân lực và ngành thời trang Việt Nam chưa phát triển để có
chỗ đứng trong lĩnh vực thiết kế trên toàn cầu; đối với khâu sản xuất nguyên phụ liệu, năng
lực sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa thể đáp ứng và phần lớn phải nhập khẩu từ
nước ngoài; đối với khâu cắt may, các doanh nghiệp may Việt Nam không đủ nguồn vốn để
hoạt động trong theo các hình thức FOB, ODM, OBM và nguồn nguyên phụ liệu trong
nước không đảm bảo cũng là trở ngại lớn để các doanh nghiệp may sản xuất theo phương
thức FOB, OBM, ODM đối với khâu marketing và phân phối, hầu như các doanh nghiệp
Việt Nam không có khả năng xây dựng thương hiệu và phân phối ở nước ngoài do chủ yếu

hoạt động theo hình thức gia công. Trong những rào cản trên, rào cản mà Việt Nam cần cấp
thiết giải quyết để từng bước gia nhập vào chuỗi dệt may toàn cầu là phát triển công nghiệp
hỗ trợ và chuyển đổi phương thức sản xuất, xuất khẩu từ gia công sang FOB, ODM.
3. HÀNH VI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
Hành vi định giá
Hành vi định giá của doanh nghiệp dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược
giá mà doanh nghiệp đang sử dụng, chi phí sản xuất, khả năng tài chính của doanh nghiệp,
cầu thị trường, cạnh tranh… Tuy nhiên trong phần này sẽ tập trung nghiên cứu cụ thể về
mức độ cạnh tranh ảnh hưởng như thế nào trong việc định giá của các doanh nghiệp dệt
may.
Cạnh tranh là một quy luật vận hành của kinh tế thị trường. Đối với từng thị trường cụ
thể, quy luật đó biểu hiện thành cơ chế cạnh tranh có tính đặc thù. Mức độ cạnh tranh của
ngành dệt may được xem xét dựa trên mô hình Five – Forces của Michel Porter.

Báo cáo Tổ chức ngành

22


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành dệt may Việt Nam ở mức cao. Thứ nhất, ngành dệt
may Việt Nam có yêu cầu về vốn, lao động và công nghệ không cao, số lượng doanh
nghiệp trong ngành tương đối lớn, các sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành không
có khác biệt vượt trội. Thứ hai, như trên đã đề cập, chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc theo đơn đặt hàng từ các thương hiệu lớn, các đại lý thu gom của nước ngoài. Do
đó người tiêu dùng không có sức mạnh mặc cả mà là những đại lí, đại diện của các thương
hiệu lớn hoặc chuỗi bán lẻ. Mỗi doanh nghiệp trong ngành chỉ sản xuất cho lượng ít các đối

tác quen thuộc nên khả năng mặc cả của đối tác tương đối lớn. Mức độ cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong ngành đến từ cạnh tranh nhận đơn hàng của các đối tác đặt hàng do sản
phẩm ít khác biệt. Cạnh tranh trong ngành không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà
còn cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI. Dưới tác động của các hiệp định thương mại tự
do và các dự án FDI được cấp phép, tình hình cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay
Báo cáo Tổ chức ngành

23


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

gắt. Tuy nhiên, do tăng trưởng toàn ngành vẫn đang ở mức cao, các đơn hàng từ nước ngoài
sẽ tiếp tục giúp các doanh nghiệp phát triển trong thời gian tới.
- Các rào cản gia nhập ngành được đánh giá ở mức độ thấp. Yêu cầu về vốn không cao,
khả năng tạo các khác biệt về sản phẩm là tương đối thấp. Tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành đang nắm giữ một số lợi thế nhất định về tiếp cận các kênh phân phối.
- Mức độ cạnh tranh trên thị trường may tương đối cao. Các công ty với quy mô nhỏ sẽ
càng phải cạnh tranh khốc liệt. Ngoài ra, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn chịu cạnh
tranh từ các nước đang phát triển khác không chỉ trên thị trường hàng may mặc xuất khẩu
mà cả tại thị trường trong nước do dần dần Việt Nam không còn lợi thế về chi phí nhân
công nữa.
- Khả năng mặc cả của khách hàng đối với các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam là
tương đối cao
- Khả năng mặc cả của nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp lớn, sự khác biệt không
quá cao, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp dẫn đến vị thế thương lượng của nhà cung
cấp thấp.
- Áp lực từ sản phẩm thay thế là được đánh giá là thấp vì sản phẩm ngành dệt may là

thiết yếu, không có sản phẩm thay thế.
Tóm lại, cạnh tranh đang trở thành một yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc định giá thành sản
phẩm trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay. Sẽ không có gì đáng nói nếu doanh nghiệp
dệt may là một doanh nghiệp có tiếng tăm, sản phẩm doanh nghiệp là sản phẩm chất lượng,
được định giá theo giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới mở cửa,
sản phẩm thuộc loại chất lượng tạm ổn với mức giá vừa phải, việc thay đổi giá của đối thủ
cạnh tranh sẽ khiến doanh nghiệp ấy đau đầu. Nếu giá mặt hàng của đối thủ cạnh tranh đột
ngột giảm, doanh nghiệp ấy buộc phải giảm giá sản phẩm của mình để giữ chân khách
hàng.
Báo cáo Tổ chức ngành

24


Nhóm 7

Lớp KTE408(2-1819).2

Hoạt động mua bán liên kết hợp nhất và sát
nhập 3.2.1. Khái niệm
M&A được viết tắt bởi hai từ Tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Aquisitions (mua lại).
M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung
là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. M&A
(mua lại và sáp nhập) dường như trở thành một cụm từ được phát âm cùng nhau, cùng
nghĩa với nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có những điểm khác biệt và cần hiểu rõ giữa
sáp nhập và mua lại:

- Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp
chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để

trở thành một công ty mới.
- Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác,
đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp
nhân mới.
Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ
không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các
nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần
của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì
khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn
góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ
được coi là hoạt động đầu tư thông thường.
Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa
dạng dưới nhiều hình thức như:
Báo cáo Tổ chức ngành

25


×