Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tiểu luận tổ chức ngành phân tích thị trường ngành may mặc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.49 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4
NỘI DUNG................................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT........................................................................6
1.1.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

CỦA THỊ TRƯỜNG..........................................................................................6
1.2.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY MẶC................................................9

CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG NGÀNH MAY MẶC.......................11
2.1.

QUY MÔ DOANH NGHIÊP................................................................11

2.2.

MỨC ĐỘ TẬP TRUNG CỦA NGÀNH...............................................12

2.3.

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ..................................................................15

2.4.

CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG.................................................16

2.5.



RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG................................................17

2.5.1.

Rào cản về vốn................................................................................17

2.5.2.

Rào cản về tính kinh tế theo quy mô...............................................18

2.5.3.

Rào cản liên quan đến kênh phân phối...........................................18

2.5.4.

Rào cản về khâu thiết kế sản phẩm.................................................19

CHƯƠNG 3. HÀNH VI DOANH NGHIỆP........................................................20
3.1.

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN LIÊN KẾT HỢP NHẤT VÀ SÁT NHẬP. 20

3.2.

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN PHỐI..................................23

CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP...................26
4.1.


KẾT QUẢ CHỈ SỐ ROA VÀ ROE.......................................................26
1


4.2.

Ý NGHĨA..............................................................................................26

CHƯƠNG 5. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT
TRIỂN NGÀNH DỆT MAY................................................................................28
5.1.

CƠ HỘI.................................................................................................28

5.2.

THÁCH THỨC.....................................................................................28

5.3.

KIẾN NGHỊ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM....29

5.3.1.

Nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm........29

5.3.2.

Đẩy mạnh thị trường hàng dệt may nội địa.....................................29


5.3.3.

Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
.........................................................................................................30

5.3.4.

Đào tạo nhân lực dệt may chất lượng cao.......................................31

5.3.5.

Phát triển công nghiệp phụ trợ Dệt May Việt Nam bền vững.........31

5.3.6.

Sản xuất thông minh với công nghệ số 4.0.....................................32

5.3.7.

Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Dệt May Việt Nam.....................32

5.3.8.

Hoàn thiện chính sách quản lý và điều hành nhà nước...................33

KẾT LUẬN..............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................36

2



LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt
Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta và thu hút
nhiều nguồn đầu tư nước ngoài vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con
người. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã
có những bước chuyển mình mạnh mẽ so với toàn cầu.Trong năm 2016, Việt
Nam là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 5 trên thế giới. Theo Bộ Lao
động và Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế, với hơn 2 triệu lao động
trong ngành công nghiệp dệt và hơn 6.000 công ty may mặc trong nước, dệt
may được coi là ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2017. Với
những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả
năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt
may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở bộ môn “Tổ chức ngành”
cũng như qua phân tích bộ số liệu về các doanh nghiệp ngành sản xuất trang
phục, chúng em xin chọn: “Báo cáo phân tích thị trường ngành may mặc ở
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Thông qua các chỉ số Hirschman Herfindahl Index (HHI), tỷ lệ tập trung hóa (CR4), tỷ suất lợi nhuận trên vốn
(ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) để có cái nhìn tổng thể cũng
như những nhận xét chi tiết về hiệu quả hoạt động của ngành may mặc.
Nhóm dựa trên phân tích của 3 nhóm ngành chính trong ngành sản xuất trang
phục là May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) (14100), Sản xuất sản
phẩm từ da lông thú (14200), Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc (14300)
để đưa ra những kết luận cùng những kiến nghị nhằm phát triển ngành sản
3


xuất trang phục trong nước để phục vụ tiêu dùng cũng như xuất khẩu ra nước

ngoài.
Bài báo cáo gồm có 5 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết
Chương II: Cấu trúc thị trường ngành may mặc
Chương III: Hành vi của các doanh nghiệp trong ngành may mặc
Chương IV: Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
Chương IV: Cơ hội, thách thức và một số kiến nghị để phát triển ngành dệt
may

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1.

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Khái niệm tập trung thị trường được hiểu là tình trạng mà trong đó
một số nhỏ các doanh nghiệp hoặc xí nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong
hoạt động kinh doanh trên các chỉ số như tổng doanh thu, tài sản hoặc nhân
công.
Tác dụng của việc xác định thị trường liên quan là nhằm xác định thực
trạng thị trường. Trong đó, doanh nghiệp bị xem xét chịu tác động trực tiếp
từ hành vi cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường. Do đó, việc xác
định mức độ tập trung của thị trường dù không trực tiếp phản ánh cạnh tranh
trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá căn bản xem một vụ việc
tập trung kinh tế có làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh tranh hay không. Do
mức độ cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh không đủ lớn khiến
4



doanh nghiệp sau tập trung kinh tế có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của
mình.
Nhìn chung, thị trường có mức độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh
tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế càng
thấp. Một vài chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao
gồm: Tỷ lệ tập trung hóa (chỉ số CR – Concentration Ratio) và chỉ số
Herfindahl - Hirschmann Index (HHI).
Chỉ số HHI ( Hirschman - Herfindahl Index)
Công thức:
Trong đó:

HHI =
n là tổng số doanh nghiệp.
Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i trong ngành.

Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) đánh giá sự tập trung của một
công ty trên thị trường. Chỉ số HHI (hoặc Chỉ số Herfindahl) được sử dụng
để đo lường quy mô của doanh nghiệp trong mối tương quan với ngành và là
một chỉ báo về mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và
thường được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp và
có giá trị từ 0 đến 10.000.
Khi tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều có thị phần bằng nhau thì
HHI = 1/N*10.000
Khi xem HHI là mục tiêu là để kiểm tra sự độc quyền mà một thị
trường đang đạt được, điểm số càng cao, càng có nhiều khả năng sự độc
quyền đang diễn ra.


Khi một thị trường có điểm số từ 1, 000 trở xuống, Bộ Tư pháp coi nó là
công bằng và cạnh tranh.

5




Từ 1, 000 và 1, 800 là một thị trường vừa phải tập trung.



Bất cứ điều gì lớn hơn 1, 800 được coi là rất tập trung và có thể nhận
được sự chú ý của chính phủ.
Tỷ lệ tập trung hóa (CR)
Tỷ lệ tập trung hóa (Concentrate Ratio) là chỉ số được sử dụng nhiều

khi đo lường tập trung hóa của ngành, nó được xác định bằng tỉ lệ sản lượng
của n doanh nghiêp lớn trong ngành với n là một số tùy chọn. Đôi khi, tỷ lệ
tập trung còn đo lường bằng doanh thu, số nhân công,… Xu hướng hiện nay
người ta thường đo lường bằng doanh thu của các doanh nghiệp có quy mô
lớn.
Công thức:

CRi =

Trong đó:
 Si : là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành.
 n: số doanh nghiệp tùy chọn. Hiện tại trong ứng dụng thường sử dụng
chủ yếu n=4.
Với n=4, ta có công thức CR4 : CR4 = S1+ S2+ S3+ S4
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA (Return on Total Asset), chỉ tiêu ROA thể hiện tính hiệu quả

của quá trình tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Công thức:
6


ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu bằng tỷ suất lợi nhuận biên, còn
doanh thu chia cho giá trị bình quân tổng tài sản bằng hệ số quay vòng của
tổng tài sản, nên còn cách tính tỷ số lợi nhuận trên tài sản nữa, đó là:
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản = Tỷ suất lợi nhuận biên × Số vòng quay tổng
tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity) là
thước đo hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Công thức:
ROE = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
Trong đó: Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng cho cổ phiếu thường.
1.2.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MAY MẶC
Ngành may mặc là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp

sản xuất hàng tiêu dùng liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải, thiết
kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và cuối cùng là phân phối hàng may
mặc đến tay người tiêu dùng.
Ngành may mặc góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho
hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt, là một ngành đem lại thặng dư sản xuất

cho nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội.
Ngành bao gồm 3 mã ngành chính:
Mã ngành 14100: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
7




Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể
được tráng, phủ hoặc cao su hoá.



Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện
bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da.



Sản xuất quần áo bảo hộ lao động - Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải
len, vải đan móc hoặc không phải đan móc... cho phụ nữ, nam giới, trẻ
em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy...



Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc,
cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi,
quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót,...




Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết.



Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới
tóc, khăn choàng, mũ, giày dép từ nguyên liệu dệt...
Mã ngành 14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú.



Sản xuất các sản phẩm làm từ da lông thú như:



Trang phục lông thú và phụ trang.



Các phụ kiện làm từ lông da như tấm, miếng lót, mảnh dài.



Các sản phẩm phụ khác từ da long thú như thảm, đệm, mảnh đánh bóng
công nghiệp.
Mã ngành 14300: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc.



Sản xuất trang phục đan móc và các sản phẩm may sẵn khác, đan móc
trực tiếp thành phẩm như: áo chui đầu, áo len, áo gile và các đồ tương tự.




Sản xuất hàng dệt kim như áo nịt, tất, sooc.

8


CHƯƠNG 2. CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG NGÀNH MAY MẶC
2.1.

QUY MÔ DOANH NGHIÊP
Ngành dệt may là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc

độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết
lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy
nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo
hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và
phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong ngành. Năm 2010, chỉ có 5 doanh nghiệp Dệt may đang
niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam với tỷ trọng đóng góp vào tổng vốn
hóa thị trường còn rất nhỏ. Trong những quý đầu năm 2011, doanh thu của
các doanh nghiệp này đều có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước,
tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng không tăng trưởng tương
ứng, phần nào phản ánh những điểm yếu cũng như khó khăn của ngành.
Có 21 doanh nghiệp hoạt động trong ngành may mặc và sợi niêm yết trên
3 sàn chứng khoán HOSE, HNX và UPCOM. Trong đó 2 công ty may mặc
lớn nhất VGG và VGT hiện vẫn còn trên UPCOM (chiếm đến 30% tổng vốn
hóa ngành). Trong đó có khá nhiều doanh nghiệp FDI cỡ lớn đang chiếm thị
phần xuất khẩu hơn 60%. Với khoảng 21 doanh nghiệp dệt may đang niêm

yết thì chưa thể đại diện được bức tranh tổng thể của ngành. Nổi bật nhất
trong các doanh nghiệp niếm yết là tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT), May
Việt Tiến (VGG), Dệt may Thành Công (TCM) và một tên tuổi lớn ngành sợi
là Sợi Thế Kỷ (STK). Sự khởi sắc của kinh tế Mỹ là một yếu tố thuận lợi
giúp cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng ấn tượng năm 2018. Các
doanh nghiệp niêm yết cũng đạt nhiều kết quả khả quan trong năm 2018.

9


Nhóm ngành may mặc, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) là doanh
nghiệp đầu ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Hiện tại VGT đang dẫn đầu
với giá trị vốn hóa lên đến 5.500 tỷ đồng, đồng thời cũng đứng đầu về quy
mô vốn chủ sở hữu, đạt 7.985 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 21.975 tỷ đồng tính
đến Quý 4/2018 . Nhóm các doanh nghiệp thuộc tập đoàn như Tổng Công ty
cổ phần May Việt Tiến (VGG), Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú (PPH),
Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ (HTG), Tổng Công ty Việt Thắng
(TVT), Tổng Công ty Đức Giang (MGG) lần lượt có quy mô vốn hóa và tổng
tài sản rất lớn. Các doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn bao gồm TCM,
TNG, GMC, trong đó TCM đang dẫn đầu về giá trị vốn hóa. Đây là 3 công ty
sản xuất hàng may mặc niêm yết lớn nhất hiện tại. Tập đoàn dệt may Việt
Nam thu lợi nhuận 6 tháng 2018 hơn 261 tỷ đồng, tăng 63%, May Việt Tiến
đạt 215 tỷ, tăng 22.4%. Một số doanh nghiệp nhỏ hơn như Dệt may Hòa Thọ
(HTG), May mặc Bình Dương (BDG) tăng trưởng lợi nhuận gấp 2 cùng kỳ.
2.2.

MỨC ĐỘ TẬP TRUNG CỦA NGÀNH
Theo bảng số liệu được cung cấp năm 2010 và công thức tính toán ta thu

được bảng số liệu sau:


STT

Mã ngành

1

14100

2

14200

3

14300

Tên ngành
May trang phục
(trừ trang phục
da lông thú)
Sản xuất trang
phục từ da lông
thú
Sản xuất trang
phục dệt kim,
đan móc

CR4


HHI

Số doanh
nghiệp

0,26811

301,1465

285

1

10000

1

0,99027

3199,8271

5

10


1.1.

Khoa h


Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả ta có thể thấy chỉ số CR4 ở mức khá
cao ở hai ngành 14200 và 14300 (CR4 có mức độ dao động từ 0 đến 1). Và
chỉ số HHI cũng cho chúng ta một kết quả tương tự, với mức độ tập trung
cao ở hai ngành 14200 và 14300.
Đối với ngành 14100
 Chỉ số CR4 của ngành may trang phục (trừ da lông thú) là 0,26811 ở
mức rất thấp và thấp nhất trong ba ngành đang được nghiên cứu cho thấy
mức độ tập trung thấp. Doanh nghiệp có mã doanh nghiệp 665552 chiếm
8,99% thị phần. Doanh nghiệp có thị phần lớn thứ 2, 3, 4 có mã doanh
nghiệp là 7264539; 725798; 752678 lần lượt chiếm thị phần 6,43%; 5,93%
và 5,46% trong khi các doanh nghiệp còn lại chiếm 73,19% thị phần thị
trường.
Thị phần các DN trong ngành 14100
6.43%
5.46%

5.93%

9.00%

73.19%
Thị phần DN lớn thứ 4
Thị phần DN lớn thứ 2

Thị phần DN lớn thứ 3
Thị phần DN lớn thứ 1

11



Khi tính chỉ số CR2, CR3 ta thấy mức độ tập trung của các doanh nghiệp
trong nhóm ngành 14100 khá thấp.
 Chỉ số HHI của ngành may trang phục (trừ da lông thú) là 301,1465 <
1000 thuộc vùng xác định có mức độ tích tụ thị trường thấp, ít cạnh tranh,
sức mạnh độc quyền thấp. Điều này khá dễ hiểu bởi 4 doanh nghiệp lớn nhất
chỉ chiếm khoảng 27% thị phần.
Đối với ngành 14200:



Chỉ số CR4 của ngành sản xuất trang phục từ da lông thú là 1 ở mức

tập trung tuyệt đối. Bởi chỉ có một doanh nghiệp với mã doanh nghiệp
765356 hoạt động trong ngành này.
 Chỉ số HHI của ngành sản xuất may trang phục từ da lông thú cũng ở
mức tuyệt đối 10000, doanh nghiệp với mã doanh nghiệp 765356 thể hiện
được sức mạnh độc quyền tuyệt đối với thị trường trong ngành này.
Đối với ngành 14300:

 Chỉ số CR4 của ngành sản xuất trang phục dệt kim, đan móc là
0,99027 ở mức rất cao cho thấy mức độ tập trung cao. Doanh nghiệp chiếm
thị phần lớn nhất trong ngành có mã doanh nghiệp là 758084 chiếm 43,02%
thị phần. Doanh nghiệp có thị phần lớn thứ 2, 3, 4 có mã doanh nghiệp là
737601, 670970, 766616 lần lượt có thị phần là 31,01%; 18,60%; 6,40%.
Trong khi doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 0,97%.

12


Thị phần các DN trong ngành 14300

0.97% 6.40%

18.60%

43.02%

Thị phần các DN còn lại
Thị phần DN lớn thứ 3
Thị phần DN lớn thứ 1

Thị phần DN lớn thứ 4
Thị 31.01%
phần DN lớn thứ 2

 Chỉ số HHI của ngành sản xuất trang phục dệt kim đan móc là
3199,8271 > 1800, chứng tỏ thị trường có mức độ tập trung rất cao. Bởi vì,
thị phần của 4 doanh nghiệp lớn nhất đã chiếm tới 99,03% thị phần của
ngành. Hay nói cách khác sức mạnh thị trường tập trung vào một số doanh
nghiệp thì nguy cơ lạm dụng sức mạnh thị trường bắt tay thao túng thị trường
hoàn toàn có thể xảy ra.
2.3.

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay cạnh tranh trong ngành dệt
may rất gay gắt, quá trình hội nhập ngày càng sâu và toàn diện đem đến
nhiều cơ hội phát triển thị trường, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị dệt
may cho các DN dệt may Việt Nam, nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh
tranh rất lớn đối với các DN. Mức độ cạnh tranh được dự báo sẽ gay gắt hơn
trong bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực dệt may và công

nghệ thông tin tạo ra những thay đổi nhanh chóng về phương thức sản xuất
và cung ứng sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Do vậy, DN muốn tồn
tại phải tăng năng suất lao động, đầu tư chiều sâu vào kỹ thuật, công nghệ
mới. Áp dụng công nghệ để hướng vào khâu thiết kế thời trang chứ không
chỉ dừng lại ở việc gia công. Mặt khác, việc phát triển các nhà máy thông
minh, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất là yếu tố vô cùng
cần thiết.
13


Ngày nay, thời trang may mặc là một trong những thị trường phát triển vô
cùng mạnh mẽ, từ phân khúc phổ thông cho tới phân khúc cao cấp hơn. Thời
trang không chỉ có xu hướng theo mùa mà còn theo thời gian, bắt kịp với xu
hướng của các nhà mốt hiện thời. Vì thế mà các nhãn hàng cần đưa sản phẩm
ra thị trường tiêu thụ một cách nhanh nhất có thể. Và đáp ứng được nhu cầu
này thì công nghệ chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Hiện nay, việc áp dụng công nghệ vào ngành may mặc ở Việt Nam còn
khá hạn chế, những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao mang lại giá trị gia tăng
lớn vẫn chưa đáp ứng được. Vì thế mà việc áp dụng và được đầu tư về công
nghệ mới tiên tiến hiện đại sẽ là yếu tố quan trọng và cần thiết giúp các
doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng, tiếp cận người tiêu dùng
trong và ngoài nước cũng như làm tăng giá trị cho sản phẩm.
2.4.

CẦU VÀ ĐIỀU KIỆN THỊ TRƯỜNG

Thị trường nội địa rộng lớn với hơn 97 triệu dân là những khách hàng
tiềm năng trong ngành may mặc. Bên cạnh đó, Việt Nam đã gia nhập WTO
chính thức và cũng nhân đó chúng ta xóa bỏ được hoàn toàn hạn ngạch xuất
khẩu dệt may với các nước thành viên của WTO. Do đó, doanh nghiệp không

còn lo lắng về giới việc xuất khẩu sản phẩm trong ngành.
Trong nước, những năm gần đây hàng loạt các hãng thời trang nổi tiếng
trên thế giới như Zara, Mango, Topshop... đã thâm nhập và chiếm lĩnh thị
trường Việt Nam với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự góp mặt của các thương hiệu này
không những tạo nên cuộc cạnh tranh trên thị trường thời trang ngày càng
khốc liệt hơn, mà còn tác động tới mặt bằng thiết kế và sự phát triển của
ngành phụ trợ. Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may
trong nước đã đầu tư công nghệ, nghiên cứu phát triển sản phẩm với quyết
tâm giành lại thị phần trong nước. Các thương hiệu Việt đang dần chứng
14


minh họ có đủ chỗ đứng và phát triển tại thị trường nội địa. Thay vì tập trung
làm gia công xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư làm thương hiệu riêng,
sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của người dùng trong nước.
Theo Tập Đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), mỗi năm tổng nhu cầu thị
trường nội địa lên tới 40 triệu bộ quần áo với quy mô 4,5 tỷ USD, tức mỗi
năm người Việt Nam chỉ ra khoảng 100.000 tỉ đồng cho quần áo. Cho thấy,
lượng cầu trong nước là vô cùng lớn, chính là thị trường tiềm năng cho các
doanh nghiệp trong ngành khai khác.
Năm 2018, ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng 16,6%, là tốc độ tăng
cao nhất kể từ năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 5 tỷ USD so với
năm 2017. Giai đoạn trước, mỗi năm giá trị xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng
2,5 - 3 tỷ USD so với cùng kỳ.
Từ vị trí thứ 4, lần đầu tiên Việt Nam vươn lên xuất khẩu đứng thứ 2 thế
giới ngang Ấn Độ và chỉ sau Trung Quốc. Nguyên nhân đến từ việc các nhà
mua hàng chuyển từ các thị trường giá rẻ Nam Á sang Việt Nam sau 5 năm.
Trước đó, các nhà sản xuất chọn thị trường Tây Á khi ngành dệt may Việt
Nam chủ trương sản xuất tinh gọn, mặt hàng khó, chất lượng cao, bảo vệ môi

trường.
2.5.

RÀO CẢN GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG
2.5.1. Rào cản về vốn

Nếu lao động và công nghệ được coi là yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất, thì vốn sản xuất vừa được coi là yếu tố đầu vào, vừa được coi là sản
phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn là yếu tố góp phần tăng năng lực
sản xuất và còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp
phần đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Công nghệ là yếu tố
15


đảm bảo quá trình sản suất đạt hiệu quả cao. Đối với ngành may mặc, thì
máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng đến năng suất và chất lượng sản
phẩm tạo ra. Do đó yêu cầu về đầu tư tài sản cố định tương đối lớn. Chi phí
cho nhà máy và dây chuyền máy móc sản suất là một khoản đầu tư không
nhỏ chưa kể đến chi phí nhân công và nguyên liệu đầu vào. Vì vậy các doanh
nghiệp mới tham gia vào thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy
động vốn.
2.5.2. Rào cản về tính kinh tế theo quy mô
Các doanh nghiệp dệt may lớn đạt được tính kinh tế theo quy mô do tự
chủ hơn về nguồn nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu. Từ
đó khi quy mô tăng, thì chi phí cố định giảm, chi phí lưu động giảm do mua
được nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp hơn. Và doanh nghiệp đạt được
tính kinh tế theo quy mô, giá sản phẩm của họ có tính cạnh tranh trên thị
trường. Đây cũng chính là rào cản cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia
vào thị trường may mặc, vì các doanh nghiệp còn phụ thuộc vào khâu nhập
khẩu nguồn nguyên liệu khá nhiều, do đó chưa tạo ra được tính kinh tế theo

quy mô.
2.5.3. Rào cản liên quan đến kênh phân phối
Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành dệt may tại Việt Nam.
Do đó chưa xây dựng được hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể cả thị
trường nội địa và nước ngoài mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để
tiêu thụ sản phẩm. Do vậy việc tiêu thụ còn yếu. Đặc biệt các công ty không
có sự phối hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh tranh trong nội bộ tại
thị trường trong nước. Phân phối là khâu tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất trong
chuỗi giá trị dệt may. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể trực
tiếp xây dựng mạng lưới phân phối ở nước ngoài khi mà hình thức hoạt động
16


chủ yếu là gia công. Gặp rào cản khi tham gia vào khâu phân phối chính là
xuất phát từ khả năng tiếp cận thị trường còn kém.
2.5.4. Rào cản về khâu thiết kế sản phẩm
Hàng may mặc luôn đi kèm với yếu tố thời trang, do đó luôn phải cách
tân, thay đổi kiểu dáng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đối với
thị trường may mặc Việt Nam thì khả năng tự thiết kế sản phẩm còn yếu,
phần lớn vẫn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.
Vấn đề đào tạo chuyên ngành thời trang ở Việt Nam chưa được đồng bộ và
hoàn chỉnh, thiếu chiều đi chiều sâu. Đây cũng chính là một rào cản cho các
doanh nghiệp mới muốn gia nhập ngành và tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu.

17


CHƯƠNG 3. HÀNH VI DOANH NGHIỆP
3.1.


HOẠT ĐỘNG MUA BÁN LIÊN KẾT HỢP NHẤT VÀ SÁT

NHẬP
a. Khái niệm
M&A được viết tắt bởi hai từ Tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và
Aquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh
nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở
hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. M&A (mua lại và sáp nhập)
dường như trở thành một cụm từ được phát âm cùng nhau, cùng nghĩa với
nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng có những điểm khác biệt và cần hiểu rõ
giữa sáp nhập và mua lại:


Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô,
thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài
sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một
công ty mới.



Mua lại: là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một
công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ
này không làm ra đời một pháp nhân mới.
Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ

nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần
của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt
được mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia,

quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi
đây là hoạt động M&A. Ngược lại, khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp, cổ
phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây
18


chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường. Cùng một tiêu chí mua bán
và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều
hình thức như:


Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp



Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần



Sáp nhập doanh nghiệp



Hợp nhất doanh nghiệp và chia



Tách doanh nghiệp
b. Hoạt động mua bán và sát nhập của các doanh nghiệp ngành dệt


may Việt Nam
Tham gia vào các hiệp định tự do hóa thương mại song phương và đa
phương, hàng xuất khẩu (XK) từ Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế ở
nhiều thị trường, đây là cơ hội cho dệt may Việt Nam. Nhưng đứng trước
thời cơ được xem là ngàn vàng này, nhiều DN Việt lại quyết định sáp nhập và
hợp nhất hay thậm chí là “bán đứt” cho các DN nước ngoài.
Tại Đại hội nhiệm kỳ 5 bầu ban chấp hành mới của Hội Dệt may thêu
đan TP.HCM (Agtek) vừa qua, một thông tin khiến nhiều người lo lắng khi
Agtek cho biết đang diễn ra hiện tượng mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh
vực dệt may, nhất là các DN có quy mô trung bình. Đặc biệt, có DN trong
nước xây dựng xong và bán đứt cho DN nước ngoài. Lý do là các DN dệt
may của Việt Nam hiện nay không đáp ứng được nguồn cung nguyên liệu do
nguồn vốn đầu tư rất hạn chế chỉ có khoảng 20-30% DN đáp ứng được điều
kiện này.
Bên cạnh đó, hiện tượng các DN trong nước xây dựng xong và bán lại
cho DN nước ngoài cũng diễn ra khắp nơi. Có nhà xưởng thực chất được nhà
đầu tư nước ngoài rót tiền, nhưng đứng tên chủ sở hữu Việt Nam, sau đó một
19


thời gian thì tiến hành sang nhượng lại. Một số nhà xưởng được rao bán như
tại Đông Thanh, Hóc Môn, cơ sở sản xuất có diện tích 2.200m2 gồm văn
phòng, nhà nghỉ cho công nhân, nhà bếp, 6 dây chuyền may đang được rao
bán 11 tỷ đồng. Hay một xưởng may trên đường Phan Huy Ích (Gò Vấp, Tp.
HCM) với khuôn viên 7.000m2, diện tích nhà xưởng 5.000m2, với 450 máy
may và 450 công nhân đang hoạt động nhưng chủ cơ sở này đã đăng tin
muốn sang nhượng với giá 10 tỷ đồng.
Khẳng định có hiện tượng này, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch
Hiệp hội dệt may Việt Nam, cho biết với các DN tương đối lớn và có quy mô
trung bình trở lên, hoạt động kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, các DN nhỏ

không tránh gặp khó khăn. Vì vậy, thời gian gần đây, đã có nhiều DN sang
nhượng mặt bằng, nhà xưởng để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.
Bên cạnh đó, cũng có DN Việt bán bớt một phần DN cho các DN nước
ngoài. Đây là hình thức “kết hợp” giữa DN trong nước với DN nước ngoài,
trong đó có DN Trung Quốc, tạo thành một mạng lưới vệ tinh nhằm sản xuất,
gia công, cung cấp sản phẩm cho DN nước ngoài.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Hoàn, nguyên Hiệu trưởng
Trường cao đẳng Công nghiệp Dệt may thời trang Hà Nội, cảnh báo hiện
tượng nhiều DN nước ngoài, trong đó chủ yếu là DN Trung Quốc, đang thực
hiện các thương vụ M&A với DN trong lĩnh vực dệt may Việt nhằm tạo
thành mạng lưới vệ tinh sản xuất cho họ, đây là hiện tượng bất thường. Chủ
đích của DN FDI không nằm ngoài mục tiêu là lách các quy định của địa
phương trong việc hạn chế thu hút đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực này. Với
chính sách hạn chế đầu tư, sẽ là khó khăn lớn cho các DN FDI có ý định
muốn mở rộng quy mô, mặt bằng, để đưa máy móc, thiết bị và tìm kiếm lao

20


động phục vụ cho mình. Vì thế, M&A với các DN trong nước là nước cờ đã
được tính toán có chủ đích, giúp các DN này đạt được tất cả mục tiêu trên.
Bên cạnh đó, để đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đẩy nhanh việc đầu tư ở Việt Nam
nên thâm nhập bằng cách M&A với các DN Việt Nam. Việc các DN nước
ngoài tăng cường đầu tư vào dệt may Việt Nam để đón đầu TTP là dự đoán
từ trước của giới chuyên gia cũng như động thái của các DN FDI (đặc biệt là
Trung Quốc).
3.2.

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN PHỐI

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong những năm qua, quan hệ

Việt Nam - Liên bang Nga không ngừng được củng cố và phát triển. Việt
Nam và Liên bang Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm
2001 và nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012.
Với dân số gần 143 triệu người, cùng với những ưu đãi thuế quan khi Nga
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại
tự do (FTA), Nga hiện đang là thị trường truyền thống của hàng hóa xuất
khẩuVN
Về hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước đã tăng mạnh, đặc biệt
trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh
Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA) đã có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Việc
triển khai hiệu quả Hiệp định này là cơ hội để tạo bước đột phá, tiến tới mục
tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 10 tỷ USD trong thời gian tới.
Sau hơn 2 năm triển khai Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh kinh tế Á – Âu, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga
có sự tăng trưởng tích cực.

21


Hiện nay, dệt may đang là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Năm 2018, ngành này đã xuất khẩu 36,3 tỷ USD và mục tiêu năm 2019 đạt
40 tỷ USD. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may
Việt Nam - phát triển định hướng quy hoạch của ngành đến năm 2020 hiện
đã “lỗi thời” và không còn phù hợp, cần giải pháp chiến lược để thực hiện
phần cung thiếu hụt. Do đó, cần định hình giải pháp chiến lược giai đoạn
2035-2040; chính sách thuế VAT với các dự án đầu tư cần hợp lý hơn để
khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vào phần cung thiếu hụt. Ngoài
ra, Việt Nam đang phải nhập khẩu cực lớn phần cung thiếu hụt.


Cùng với hoạt động phát triển và hoạt động phân phối của doanh
nghiệp, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Nga hiện đang là thị trường truyền
thống của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nói chung và hàng hóa dệt may nói
riêng, đây là thị trường đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may
của Việt Nam. Khi thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn về chất lượng,
giá cả, đòi hỏi cả những cách thức kinh doanh bài bản, phù hợp hơn trong
điều kiện mới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo, chất lượng tốt,
cải tiến mẫu mã và xây dựng, đăng ký thương hiệu với những mặt hàng đã có
uy tín ở thị trường này.
Tại thị trường quần áo của Canada, tuy có dung lượng nhỏ nhưng có
nhiều công ty phân phối dệt may hàng đầu thế giới có trụ sở tại Canada và đa
số các công ty đều phân phối tại thị trường Mỹ và các nước khác. Hiện dệt
may xuất khẩu của Việt Nam sang Canada mới chiếm khoảng 7% tổng nhập
khẩu của Canada. Thuế nhập khẩu vào Canada sẽ giảm từ 17%-18% xuống
còn 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực (khoảng 50% mặt hàng xuất khẩu)
22


hoặc sau 3 năm nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Mức chênh
lệch thuế nhập khẩu sẽ là động lực thúc đẩy dệt may xuất khẩu sang thị
trường Canada. Do đó, cần tăng cường việc quảng bá hàng Việt Nam theo
các hình thức tổ chức đoàn doanh nghiệp dệt may sang Canada, giới thiệu
năng lực sản xuất (bao gồm cả năng lực cung ứng nguyên phụ liệu) và tiếp
xúc 1-1 với từng đối tác lớn của Canada.
Hàng năm Mexico nhập khẩu khoảng 1,8 tỷ USD hàng dệt may và 1,1
tỷ USD hàng giày dép. Trong những năm qua, Việt Nam xuất khẩu sang
Mexico trên 100 triệu USD hàng dệt may, chiếm thị phần khoảng 6.5%. Về
giày dép, thị phần của Việt Nam chiếm khoảng 30% với đối thủ cạnh tranh

chính là Trung Quốc (chiếm 35% thị phần). Hàng dệt may được Mexico xóa
bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 16. Hàng da giày được Mexico
xóa bỏ thuế theo lộ trình và về 0% vào năm thứ 12. Ngày 1/3/2019, Mexico
thông báo sẽ áp thuế nhập khẩu từ 25-30% đối với sản phẩm dệt may và da
giày từ các nước chưa có thỏa thuận FTA với quốc gia này. Đây là cơ hội để
ta gia tăng thị phần tại thị trường này và thực tế kể từ sau khi Hiệp định
CPTPP được ký kết, nhiều nhà nhập khẩu mới của Mexico quan tâm tìm hiểu
nhà cung cấp của Việt Nam đối với các mặt hàng này.

23


CHƯƠNG 4. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH
NGHIỆP
4.1.

KẾT QUẢ CHỈ SỐ ROA VÀ ROE

STT

Mã ngành

Chỉ số ROA

Chỉ số ROE

1

14100


-0,01908

- 0,03949

2

14200

0,000152

0,001317

3

14300

0,003257

0,003956

4.2.

Ý NGHĨA
Nhận xét cho toàn ngành may mặc, từ bảng kết quả trong năm 2010 các

chỉ số ROA và ROE của ngành sản xuất may mặc còn thấp, thể hiện khả
năng sinh lời của ngành còn thấp.
Đối với ngành 14100: May trang phục (trừ trang phục da lông thú)
Ta thấy chỉ số ROA và ROE của ngành 14100 lần lượt là -0,01908 và 0,03949 thể hiện lợi nhuận thu được của ngành trên tổng tài sản bình quân là
-0,01908 và lợi nhuận thu được của ngành trên vốn chủ sở hữu là -0,03949.

Các chỉ số này cho thấy rõ khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trên thị
trường ngành 14100 là thua lỗ.
Đối với ngành 14200: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
Chỉ số ROA và ROE của mã ngành 14200 lần lượt là 0,000152 và
0,001317. Ta thấy chỉ số ROA và ROE của mã ngành 14200 cao hơn mã
24


ngành 14100, do việc sản xuất sản phẩm từ da lông thú mang lại hiệu quả
cao hơn việc may trang phục (trừ trang phục da lông thú). Doanh nghiệp
trong ngành này có sức mạnh độc quyền cao, do đó khả năng sinh lời trên
mỗi đồng vốn và tài sản cũng lớn hơn.
Đối với ngành 14300: Sản suất trang phục dệt kim, đan móc.
Chỉ số ROA và ROE của mã ngành 14300 lần lượt là 0,003257 và
0,003956. Nhìn chung, cacsc doanh nghiệp kinh doanh trong ngành 14300 có
chỉ số ROA và ROE cao nhất, như vậy các doanh nghiệp trong ngành này thu
được nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn nhất trong 3 ngành.

25


×