Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trƣờng dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.69 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG................................................................................................................................. 2
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................. 2
1. Cấu trúc thị trƣờng........................................................................................................... 2
2. Đo lƣờng mức độ tập trung của thị trƣờng....................................................................2
2.1. Chỉ số HHI (Hirchman- Herfindahl Index)...............................................................3
2.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)............................................................................................ 4
2.3. Doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.........................................4
3. Rào cản gia nhập thị trƣờng............................................................................................. 4
Chƣơng 2: CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM....................................6
1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam...........................................................................6
1.1. Giá trị sản xuất............................................................................................................. 6
1.2. Giá trị xuất khẩu.......................................................................................................... 7
1.3. Doanh thu, lợi nhuận.................................................................................................. 8
1.4. Tiềm năng phát triển.................................................................................................... 8
2. Cấu trúc thị trƣờng ngành dệt may ở Việt Nam.............................................................9
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp tham gia vào ngành................................................9
2.2. Rào cản gia nhập ngành............................................................................................ 13
2.3. Đánh giá về mức độ tập trung của thị trường dệt may.............................................18
Chƣơng 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.....................................................23
1. Kết luận:........................................................................................................................... 23
2. Khuyến nghị một số giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam......................................24
2.1. Đổi mới công nghệ..................................................................................................... 24
2.2. Thân thiện với môi trường......................................................................................... 25
2.3. Trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng..............................................25
2.4. Phát triển nguyên phụ liệu........................................................................................ 27
2.5. Xây dựng mạng lưới phân phối.................................................................................28
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 31
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 32




DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Sản lƣợng sản xuất các sản phẩm trong ngành công nghiệp may mặc
tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019...........................................................................6
Hình 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua các năm . 7

Hình 3: Biến động doanh thu thuần của một số doanh nghiệp dệt may tại Việt
Nam từ quý 1 2017 đến quý 4 2018...................................................................... 19
Hình 4: Thị phần của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam năm 2016........20
Hình 5: Thị phần của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam năm 2018........20
Hình 6: Chỉ số CR2 - CR4 ngành dệt may giai đoạn 2016-2018.........................22
Hình 7: Chỉ số HHI ngành dệt may Việt Nam từ 2016-2018.............................. 22


LỜI MỞ ĐẦU
Theo báo cáo năm 2018, ngành may mặc toàn cầu giai đoạn hiện nay duy trì
mức tăng trưởng ổn định bình quân trên 4%, tuy nhiên chuỗi giá trị ngành luôn có
sự chuyển dịch về mặt địa lý trong suốt chiều dài phát triển. Xu hướng chuyển dịch
của ngành diễn ra ở tường giai đoạn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao sản
lượng, chất lượng sản phẩm. Việt Nam hiện đang có các lợi thế lớn để đón đầu sự
chuyển dịch này, bao gồm hai lợi thế chính đó là mặt bằng nhân công giá rẻ, nguồn
lao động dồi dào và sự mở rộng thương mại do kí kết các hiệp định thương mại như
FTA, CPTPP...
Ngành Dệt May Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những ngành
công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ngành
Dệt May Việt Nam đóng góp 10% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc, tạo công
ăn việc làm cho 2,7 triệu lao động, chiếm tỷ lệ 25% tổng số lao động trong ngành
công nghiệp, chiếm 5% tổng số lao động. Ngành dệt may đã có những bước chuyển
biến không ngừng, ngày một hoàn thiện và phát triển, góp phần đưa nước ta hội

nhập với nền kinh tế thế giới. Tương lai của ngành may mặc Việt Nam đầy triển
vọng vì doanh nghiệp và Nhà nước đang không ngừng nỗ lực để tăng cường vị thế
cạnh tranh của Việt Nam trong thị trường may mặc toàn cầu bằng cách tận dụng
triệt để các lợi thế cạnh tranh quan trọng.
Nhận thấy tầm quan trọng của ngành dệt may với nền kinh tế đất nước,
chúng em quyết định lấy ngành dệt may làm báo cáo của mình để có thể tìm hiểu kĩ
hơn về ngành dệt may Việt Nam, những thuận lợi, khó khăn mà ngành dệt may đang
gặp phải và đề xuất ra các giải pháp giúp ngành công nghiệp này tăng trưởng một
cách bền vững hơn, đóng góp vào nền kinh tế của đất nước.

1


NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Cấu trúc thị trƣờng
Định nghĩa cấu trúc thị trường: Một cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi số
lượng người mua hay người bán tham gia trên thị trường và mối quan hệ tương tác
lẫn nhau giữa họ. (Giáo trình Kinh tế Vi mô, PGS.TS. Phí Mạnh Hồng, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội)
Phân loại cấu trúc thị trường: Có hai dạng cấu trúc thị trường lớn: Thị trường
cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Khi chúng ta tập
trung phân tích hành vi của những người sản xuất, về cơ bản chúng ta chỉ xem xét
cấu trúc thị trường từ phía người bán.
Thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo: là dạng thị trường mà ở đó mỗi người bán
hay mỗi doanh nghiệp riêng biệt không có khả năng kiểm soát, chi phối giá cả hàng
hóa.
Thị trƣờng cạnh tranh không hoàn hảo: là dạng thị trường mà ở đó mỗi
người bán hay doanh nghiệp riêng biệt ít nhiều có khả năng kiểm soát hay chi phối
giá cả hàng hóa. Một doanh nghiệp cạnh tranh không hoàn hảo không phải là một

kẻ chấp nhận giá.
Có nhiều dạng thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: thị trường độc quyền,
thị trường độc quyền nhóm hay thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền.
2. Đo lƣờng mức độ tập trung của thị trƣờng
Đo lường tập trung thị trường là đo lường vị trí tương đối của các doanh
nghiệp lớn trong ngành. Tập trung thị trường chỉ mức độ mà sự tập trung sản xuất
vào một thị trường đặc biệt hay là sự tập trung sản xuất của ngành nằm trong tay
một vài hãng lớn trong ngành. Nói chung, mức độ tập trung thị trường biểu thị sức
mạnh thị trường của những hãng lớn nghĩa là ngành càng tập trung thì các hãng lớn
càng có sức mạnh thị trường cao và khi đánh giá được mức độ tập trung thị trường
sẽ mô tả được cấu trúc cạnh tranh thị trường ngành. Thị phần và mức độ tập trung
của thị trường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phân tích các ngành kinh
tế. Nó không chỉ giúp ta so sánh những thị trường khác nhau (trong và ngoài nước),
mà còn giúp tạo ra những quy định cho thị trường: các nhà tạo lập các quy định cần

2


biết mức độ tập trung của thị trường để bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng.
Do vậy, việc lượng hóa các thước đo này thành những chỉ số dễ dàng tính
toán, độc lập với kích cỡ thị trường là rất quan trọng cho quá trình diễn giải thực tế
thị trường của bản thân các doanh nghiệp tham gia cũng như các nhà hoạch định
chính sách. Trong phần lớn các thị trường, mức độ cạnh tranh nằm giữa 2 mức là
cạnh tranh hoàn hảo (mức độ tập trung thấp nhất) và độc quyền (mức độ tập trung
cao nhất). Phương pháp đo mức độ tập trung cung cấp một cách thức đơn giản để đo
mức độ cạnh tranh của một thị trường.
Ta có hai chỉ số đo mức độ tập trung của thị trường là chỉ số HHI và tỉ lệ tập
trung CRm.
2.1. Chỉ số HHI (Hirchman- Herfindahl Index)
Chỉ số này đầu tiên được sử dụng bởi Hirschman và sau này là Herfindahl,

tính đến tất cả các điểm của đường cong tập trung, bằng cách tổng bình phương thị
phần của tất cả các doanh nghiệp trong ngành:


H=∑



Trong đó



Si=

: là các mức thị phần, tỉ lệ về sản lượng sản xuất hay sản lượng

bán hoặc là chỉ số khác đo lường hoạt động kinh doanh như doanh thu, công suất…
mà mỗi doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường.


n: là tổng số doanh nghiệp tham gia thị trường.

HHI nằm trong khoảng từ 1/n đến 1.
Khi HHI càng lớn thì mức độ tập trung càng cao và ngược lại, HHI nhỏ thể
hiện không có một doanh nghiệp nào có quyền lực nổi trội hơn trên thị trường.


Chỉ số HHI có một số ưu điểm và nhược điểm nhất định:
 Ưu điểm:


- Nó phản ánh nhạy bén sự tham gia hay thoát ra của doanh nghiệp khỏi
ngành tính đến.
- Chỉ số HHI dễ dàng tính toán và nó tính đến tất cả các điểm trên đường
cong tập trung thị trường.

3


 Nhược điểm: Không làm rõ được khi so sánh các ngành có mức độ
tập trung bằng nhau vì giữa cách ngành chưa chắc quy mô doanh nghiệp đã bằng
nhau.
2.2. Tỷ lệ tập trung hóa (CRm)
Đây là chỉ số được sử dụng nhiều khi đo lường tập trung hóa của ngành,
được xác định bằng tỉ lệ sản lượng của m doanh nghiệp lớn trong ngành với m là
một số tùy ý.
=∑

=∑

Trong đó CRm là tỷ lệ tập trung và Si là thị phần của doanh nghiệp thứ i. Khi
m khác nhau thì các kết luận về mức độ tập trung của thị trường cũng khác nhau.
2.3. Doanh nghiệp và nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
Theo quy định tại điều 11, Luật Cạnh tranh về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh trên thị trường:




Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường nếu có thị phần
từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh

tranh một cách đáng kể
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành
động gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:


Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan



Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan



Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan

Việc xác định trên thị trường có doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống
lĩnh thị trường hay không sẽ giúp đánh giá được nguy cơ xảy ra các hành vi lạm
dụng vị trí đó để có các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

3. Rào cản gia nhập thị trƣờng
Rào cản gia nhập thị trường là những yếu tố ngăn chặn hoặc cản trở sự xâm
nhập của những doanh nghiệp mới vào một ngành. Những yếu tố đó có thể là những
yếu tố kinh tế, kỹ thuật ngăn chặn hay gây khó khăn cho những doanh nghiệp muốn
thâm nhập vào một thị trường nào đó và cạnh tranh với các hãng hiện có.

4


Đối với mỗi ngành nào đó, rào cản ra nhập càng cao càng tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong ngành ổn định với mức giá cao và có lợi nhuận cao. Khi rào

cản ra nhập thấp thì tình hình này lại ngược lại.
Có nhiều loại rào cản gia nhập thị trường khác nhau, một số rào cản gia nhập
điển hình như:
 Lợi thế kinh tế nhờ qui mô
 Đặc trưng hóa sản phẩm
 Yêu cầu về vốn
 Chi phí chuyển đổi
 Sự tiếp cận đến các kênh phân phối
 Chính sách của chính phủ

5


Chƣơng 2: CẤU TRÚC THỊ TRƢỜNG DỆT MAY Ở VIỆT
NAM
1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2
cả nước, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động, chiếm hơn 20% lao
động khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động cả nước. Trong
khoảng 5 năm gần đây, ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2
trong cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP.
1.1. Giá trị sản xuất

Hình 1: Sản lƣợng sản xuất các sản phẩm trong ngành công nghiệp may mặc
tại Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê

6



Theo báo cáo cùng kỳ của Tổng cục Thống kê, sản lượng các mặt hàng sản
xuất trong nước chủ yếu của ngành dệt may là quần áo, giày dép da, vải dệt từ sợi tự
nhiên và vải dệt từ sợi tổng hợp, đều có sự tăng trưởng cao trong năm 2019 so với
năm 2018, báo hiệu một năm 2019 sẽ đạt tổng sản lượng kỉ lục mới.
1.2. Giá trị xuất khẩu
Năm 2018 được coi là một năm đại thành công với ngành dệt may của Việt
Nam. Trong năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 36 tỷ USD,
đạt mức tăng trưởng trên 16%, ngành dệt may Việt Nam đã khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường quốc tế khi đã chính thức vượt lên trên Bangladesh để trở
thành nước xuất khẩu hàng dệt may và may mặc đứng thứ 3 trên toàn cầu, chỉ sau
Trung Quốc và đứng ngay sát sau Ấn Độ (36,4 tỷ USD). Cụ thể, năm 2018, kim
ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,78 tỷ USD, tăng 14,45%; xuất khẩu vải đạt
1,66 tỷ USD, tăng 25,5%; xuất khẩu xơ sợi đạt 3,95 tỷ USD, tăng 9,9%; xuất khẩu
vải không dệt đạt 528 triệu USD, tăng 15,54%; xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may
đạt 1,23 tỷ USD, tăng 14,59%, đáng chú ý, giá trị thặng dư ngành Dệt may năm
2018 ước đạt 17,86 tỷ USD, tăng 14,39%.

Hình 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống


7


1.3. Doanh thu, lợi nhuận
Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn
ngành đạt hơn 63 tỷ đồng, trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%),
theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Tổng
doanh thu các doanh nghiệp niêm yết đạt 63,638 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt

3,111 tỷ. Hiện dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận sau thuế là Tập đoàn Dệt
may Việt Nam, tiếp đến là công ty may Việt Tiến, dệt may Thành Công…
1.4. Tiềm năng phát triển
1.4.1. Cơ hội
 Cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển
đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo Hiệp hội dệt may Mỹ (OTEXA), Việt
Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần chiếm 13,2% tổng
giá trị nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc (thị phần 36%). Từ năm 2014
đến năm 2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu
giảm dần, trong khi đó, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13%.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu sang
thị trường này cao và ổn định. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam được kì vọng sẽ
hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp
thuế 25%.
 Xu hƣớng chuyển địa điểm sản xuất hàng dệt may từ các nước phát triển
như Đài Loan, Hàn Quốc và thậm chí từ Trung Quốc đến các nước đang phát triển ở
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn, công nghệ,
kinh nghiệm quản lý để phát triển ngành công nghiệp dệt may.
 Nhiều cơ hội từ các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA): Theo ước tính,
các đối tác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) đóng góp vào tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam
khoảng 25%. Vì vậy, việc CPTPP chính thức có hiệu lực kì vọng sẽ hỗ trợ gia tăng
xuất khẩu. Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hiện
đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho
Việt Nam không chỉ ở xuất khẩu mà còn ở khâu nhập khẩu nguyên liệu. Đây là hiệp
định với sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do

8



bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng
góp từ 6 quốc gia này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm
2017 là 57%. Nếu hiệp định được thông qua sẽ không chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất
khẩu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ
(Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nước xuất khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất
cho Việt Nam).
1.4.2. Thách thức
Bên cạnh một số thuận lợi nêu trên, ngành dệt may Việt Nam cũng gặp phải
không ít thách thức:
Thứ nhất, nhiều rào cản thương mại và rào cản kĩ thuật như quy định về hóa
chất, sản phẩm an toàn… tạo ra chi phí cao hơn đối với các nhà cung cấp.
Thứ hai, cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ quốc tế, đặc biệt là từ
các nhà cung cấp hàng dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Thứ ba, ngành dệt may Việt Nam chưa thể vội mừng với CPTPP do những
yêu cầu khắt khe hơn về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì từ vải trở đi như các
hiệp định trước. Tức là doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải tự chủ nguyên
liệu đầu vào hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước thành viên trong Hiệp định,
trong khi đó, thị trường nhập khẩu nguyên liệu dệt may chính của Việt Nam là
Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này có thể gây áp lực đáng kể cho ngành dệt may
Việt Nam, tuy nhiên sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp có khả năng tự chủ được
nguyên liệu đầu vào như Dệt may Thành Công, các công ty thuộc Tập đoàn Dệt
may Việt Nam,…
2. Cấu trúc thị trƣờng ngành dệt may ở Việt Nam
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp tham gia vào ngành
Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số
doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh
nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); số lượng doanh
nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); số lượng sản xuất
chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiếm 2%).


9


Hiện dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận sau thuế là Tập đoàn Dệt
may Việt Nam. Tiếp đến là công ty may Việt Tiến, dệt may Thành Công.... So sánh
về quy mô sản xuất, Tập đoàn Dệt may Việt Nam còn dẫn đầu về quy mô sản xuất
nhờ sở hữu nhiều công ty con và công ty liên kết. Trong khi dệt may Thành Công và
dệt may Phong Phú là một trong số ít doanh nghiệp có khả năng dệt – nhuộm – đan.
Một số doanh nghiệp trong ngành dệt may phải kể đến:
 Tập đoàn Dệt may Việt Nam: là doanh nghiệp dệt may lớn nhất cả về quy
mô vốn hóa lẫn quy mô doanh thu và lợi nhuận. Hiện Nhà Nước đang nắm giữ
53.49% vốn tại Tập đoàn này. Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg về việc phê duyệt
danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà Nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 –
2020, Vinatex đã được chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà
nước (SCIC) và chờ đợi vào lộ trình thoái vốn trong năm nay. Vinatex hoạt động
theo mô hình mẹ - con với sở hữu 15 công ty con (> 50% vốn điều lệ) và 19 công ty
liên kết (< 50% vốn điều lệ) hoạt động ở cả tất cả khâu trong chuỗi giá trị hàng dệt
may từ sợi – vải – may.
 CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công là một trong số ít
doanh nghiệp sở hữu chuỗi sản xuất hoàn thiện từ Sợi – Dệt – Nhuộm – May, trong
khi các doanh nghiệp khác phải mua ngoài nguyên liệu để sản xuất. Thị trường xuất
khẩu chủ lực là Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn
Quốc và Trung Quốc chủ yếu đến từ đơn hàng của các công ty trong tập đoàn ELand (chiếm 25 – 29% doanh thu).
 CTCP Đầu tư và Thương mại TNG: là doanh nghiệp có lợi thế lớn khi sở
hữu các hợp đồng gia công cho các nhãn hàng nổi tiếng như ZARA, MANGO,
GAP, CK, Decathlon, The Children’s Place,… Bên cạnh đó, công ty cũng đã phát
triển thương hiệu TNG Fashion sau khi tiến hành sát nhập CTCP Thời trang TNG
với gần 40 cửa hàng trên 20 tỉnh thành. Công ty sở hữu 11 chi nhánh may, 2 chi
nhánh sản xuất hàng may mặc phụ trợ với tổng số 228 chuyền may, tương đương
với công suất gần 80%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU và Mỹ, chiếm gần 67%

giá trị đơn hàng, nhờ 2 đối tác lớn là Decathlon và The Children’s Place.
• Đơn vị: tỷ đồng
10


Vốn

Doanh

Lợi nhuận

hóa

thu

sau thuế

Sợi, Vải, May

6,250

19,101

729

May

2,554

9,717


492

Sợi, Vải, May

1,800

3,662

260

Dệt may TNG

May

1,174

3,613

181

May Nhà Bè

May

650

4,897

75


Sợi, Vải, May

1,329

3,499

208

May 10

May

617

2,980

56

Sợi Thế Kỷ

Sợi

1,379

2,408

180

Sợi, Vải


230

2,357

102

May Sài Gòn

May

752

2,039

135

Dệt sợi Damsan

Sợi

339

1,839

56

Công ty cổ phần Everpia

May


605

1,180

76

Đức Quân

Sợi

930

1,153

29

Công ty

Lĩnh vực

Tập đoàn Dệt may Việt Nam
May Việt Tiến
Dệt may Thành Công

May Phong Phú

May Việt Thắng

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may năm

2018
(Nguồn: Textile Apparel Industry Report)
Doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành: Công ty cổ phần dệt may – đầu tư
– thương mại Thành Công
Vốn hóa (VND)

1.391.941.233.000

Giá đóng cửa gần
nhất

Tỷ lệ
sở hữu

E-land Asia Holdings
27.000

Pte., Ltd Singapore

43,32

Công ty Liên doanh Quản

Giá cao nhất 52
tuần

Cổ đông lớn

33.100


lý quỹ đầu tƣ chứng

2,58

khoán Vietcombank

Giá thấp nhất 52
tuần

13.050

Lê Quốc Hƣng
11

1,85


KLĐLH hiện tại

Công ty TNHH Eland

51.553.379

Việt Nam

1,15

P/E (4 quý gần
7,11


nhất)

Đinh Thị Thu Hằng

0,12

Bảng 2: Thông tin doanh nghiệp Công ty cổ phần dệt may – đầu tƣ – thƣơng
mại Thành Công


Sản phẩm chính: T-shirt, Polo shirt, Trang phục thể thao, Trang phục
trẻ em, Áo khoác, Đồng phục…

Phương thức sản xuất: FOB (chủ yếu) và CMT


Thị trường xuất khẩu chính: Hàn Quốc, Mỹ, Nhật.



Điểm mạnh:

-

Cung cấp sản phẩm dệt may toàn diện từ sợi đến vải đến sản phẩm
may mặc.

-

Được hỗ trợ quản lý từ phía Eland Hàn Quốc, từ đó trách nhiệm xã

hội với người lao động và môi trường làm việc được cải thiện đáng
kể.



Điểm yếu: Hoạt động sản xuất sợi chưa được hiệu quả.



Điểm nhấn đầu tư: Khai thác thị trường vải chất lượng cao, vải đồng
phục xuất khẩu sang Nhật Bản.

Rủi ro đầu tư:
Các nhà máy tại Hồ Chí Minh sẽ thuộc diện di dời của thành phố Hồ Chí
Minh trong tương lai. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch chuyển sản xuất sang nhà máy
tại Vĩnh Long. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang phải giải quyết vấn đề kỷ luật lao
động khi lao động đình công và biểu tình tại khu vực này.


Thông tin bổ sung:

Cổ đông lớn hiện nay của TCM là E-land Asia Holdings Pte., Ltd Singapore,
thuộc tập đoàn Eland, là tập đoàn có mạng lưới phân phối sản phẩm may mặc lớn
tại thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay sản phẩm của TCM bán cho công
ty Eland khoảng 35 - 40%/năm.

12



Là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có chuỗi giá trị ngành dệt may toàn
diện từ sợi - vải - may. Doanh nghiệp có thể tận dụng được các cơ hội đến từ FTA
với EU và CPTPP với yêu cầu xuất xứ "từ vải trở đi" hoặc "từ sợi trở đi".
2.2. Rào cản gia nhập ngành
2.2.1. Rào cản về tài chính, công nghệ:
Ngành dệt may vốn là ngành thâm dụng lao động so với các ngành công
nghiệp khác và không yêu cầu đầu tư lớn về công nghệ hiện đại. Do đó, rào cản
công nghệ và vốn không quá cao. Ví dụ, việc mở một nhà máy sản xuất hàng may
mặc ở Việt Nam không quá khó. Về cơ bản, đầu tư cho máy may, thùa, khuyết... và
đào tạo công nhân ở mức độ trung bình thấp không mất quá nhiều chi phí. Ngành
dệt có yêu cầu vốn đầu tư cho máy móc và công nghệ cao hơn so với ngành may,
các nguyên liệu đầu vào ngành sợi như bông phải nhập khẩu hoàn toàn và đòi hỏi
yêu cầu về vốn, nên việc tham gia vào ngành sản xuất sợi sẽ là khó khăn hơn.
Tuy nhiên, là ngành công nghiệp thâm dụng lao động, ngành Dệt may Việt
Nam đang phải đối diện không ít khó khăn thách thức từ cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0. Trước xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới, khi cuộc Cách
mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu diễn ra, với trình độ tự động hóa cao, sử dụng robot,
ngành Dệt may Việt Nam tất yếu sẽ mất lợi thế về nhân công giá thấp. Cách mạng
công nghiệp 4.0 không chỉ đe dọa tới việc làm của những lao động trình độ thấp mà
ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không được
trang bị kiến thức mới, chủ yếu là kỹ năng sáng tạo.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Công
Thương, thời gian qua, tuy trình độ công nghệ trong lĩnh vực may đã có nhiều thay
đổi, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và chậm so với các nước khác trong khu vực và
thế giới. Cụ thể, hiện tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ có trình độ cao, đặc biệt là sử
dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất chỉ chiếm khoảng 20%;
70% thiết bị có công nghệ trung bình, 10% là công nghệ thấp. Với ngành Dệt, hiện
nay hầu hết các thiết bị dệt thoi có trình độ trung bình khá nhưng công nghệ sử dụng
trong dệt kim lại đang ở mức thấp.


13


Có thể nói, hiện ngành Dệt may Việt Nam đang đứng ở “ngã ba đường”, bởi
công nhân giá rẻ giờ đây đã không thể so được với các nước như: Lào, Campuchia,
Bangladesh…; công nghệ lại kém hơn nhiều so với các nước phát triển.
Như vậy, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển
đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp chuyển sang
kinh tế tri thức. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi
mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất, từ đó, năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm sẽ được cải thiện, thu nhập của người lao động theo đó
cũng tăng cao hơn.
Tuy nhiên đầu tư công nghệ theo hướng 4.0 đòi hỏi vốn lớn, lãi phải trả cho
chi phí đầu tư cao. Thực tế này đặt ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp dệt may
Việt Nam, đặc biệt là tạo ra rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp muốn gia
nhập ngành.
2.1.2. Rào cản về pháp lý và trách nhiệm môi trường
Để có thể kinh doanh, sản xuất trong ngành dệt may, doanh nghiệp cần có
vốn, công nghệ, thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý, đảm bảo các tiêu chuẩn về
môi trường. Theo đánh giá của các chuyên gia, các quy định của pháp luật hiện
hành đã tạo điều kiện tương đối tốt cho việc gia nhập thị trường của các doanh
nghiệp mới. Ví dụ, một doanh nghiệp thương mại thông thường có giấy phép kinh
doanh đúng ngành hàng đã có thể tham gia kinh doanh sản xuất trên thị trường dệt
may.
Mặc dù được đánh giá là tương đối tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
mới tham gia thị trường, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, để thúc đẩy
cạnh tranh trên thị trường, môi trường pháp lý cần tiếp tục được cải thiện. Những
hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết đều có rào cản về môi
trường, phát triển bền vững, phát triển xanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ
lực cải thiện không chỉ về chất lượng sản phẩm mà cả quá trình sản xuất ra sản

phẩm. Trường hợp doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất,
không áp dụng các giải pháp tiết giảm chất thải, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên
thiên nhiên… hoàn toàn có nguy cơ bị ngưng tiếp nhận đơn hàng hoặc bị từ chối

14


đơn đặt hàng, nhất là với những đơn hàng của các doanh nghiệp may mặc có thương
hiệu lớn trên thế giới.
Bên cạnh đó, mặc dù chính phủ Việt Nam đang khuyến khích nguồn vốn đầu
tư vào ngành dệt may. Tuy nhiên, các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành vẫn gặp
phải khó khăn nhất định do một số địa phương rất “dị ứng” với các ngành dệt may,
đặc biệt hóa nhuộm, bởi nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nên không cấp phép để
xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đã ở trong ngành hay doanh nghiệp có ý định gia nhập
ngành, bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp lý, cần phải đặc biệt chú ý đến vấn
đề bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội. Cũng như ở nhiều quốc gia khác,
ngành dệt may tại Việt Nam đã gây ô nhiễm, tác động đến môi trường đáng kể. Để
hạn chế tác động xấu đến môi trường trong lĩnh vực này, Bộ Tài nguyên và Môi
trường và các địa phương đã xây dựng và thực hiện những chính sách về phòng
ngừa, kiểm soát ô nhiễm, như xác định các khu vực được phép đầu tư nhà máy dệt
nhuộm; yêu cầu xử lý và quan trắc nước thải; xây dựng tiêu chuẩn xả thải mới; tăng
cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về môi trường…
Thực tế, việc đáp ứng các quy định về môi trường đối với các doanh nghiệp
cũng không quá khó khăn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới công nghệ,
thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng như tiêu chuẩn SA 8000. Điển hình là Tổng
công ty Dệt may Hà Nội (Hanosimex) đã đầu tư nhiều hạng mục nhằm tiết kiệm
nguyên, nhiên, vật liệu, tạo môi trường lao động trong sạch để giải quyết vấn đề khí
thải, bụi và tiếng ồn khi kéo sợi. Cụ thể, doanh nghiệp đầu tư hệ thống hút bụi tại
các phân xưởng, nhà máy dệt; dùng mẩu vải thừa tại các dây chuyền may để sản

xuất đệm, sử dụng nước mềm tại các lò cấp hơi nên giảm được 3 - 5% ô nhiễm
không khí và tăng hiệu suất lò hơi. Đặc biệt, Hanosimex đầu tư gần 500 triệu đồng
lắp các biến tần cho quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí, sử dụng toàn
bộ bóng đèn tiết kiệm nhiên liệu T8 trong nhà máy, lò hơi chuyển đổi từ nhiên liệu
đốt than sang đốt trấu hoặc mùn cưa ép. Nhờ đó, mỗi năm, Hanosimex tiết kiệm
trên 4 triệu kWh điện, giảm phát thải khí CO2 tương đương 4.000 tấn/năm…
Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội cũng đầu tư sử dụng năng lượng
tiết kiệm. Nhờ đó, năm 2012, chi phí tiền điện gần 8 tỷ đồng, chi phí than cho lò hơi
gần 5 tỷ đồng, chiếm đến 5% giá thành sản xuất. Sau khi bố trí lại lao động, làm

15


việc theo ca, tránh sử dụng nhiều điện giờ cao điểm, quản lý bảo dưỡng thiết bị theo
tiêu chuẩn ISO, xây dựng cơ chế quản lý năng lượng dựa trên định mức tiêu thụ. Từ
đó, tổng giá trị tiết kiệm ước đạt hơn 33 triệu đồng/năm.
Tóm lại, có thể thấy những quy định của pháp luật về môi trường vừa là rào
cản gia nhập ngành nhưng cũng vừa biện pháp để hướng đến phát triển ngành dệt
may bền vững.
2.2.3. Rào cản về khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào
Số lượng các nhà cung cấp thay thế ở các quốc gia chính như Trung Quốc,
Đài Loan, Hàn Quốc,…lớn nhưng số lượng các nhà cung cấp tại thị trường Việt
Nam không nhiều do ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển tương xứng, cụ thể
là khâu kéo sợi, dệt nhuộm vải. Đây là bài toán hóc búa đối với ngành Dệt May Việt
Nam do hơn 85% doanh nghiệp dệt may tập trung vào khâu cắt và may quần áo,
doanh nghiệp kéo sợi và dệt vải tại Việt Nam chiếm chưa đến 15% tổng số doanh
nghiệp Dệt May, nguồn cung chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của các
doanh nghiệp may. Thực tế, 90% vải để sản xuất là nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, 80% sợi để sản xuất là nhập khẩu từ Mỹ, Tây Phi, Ấn Độ. Các
quốc gia này đều không tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên

Thái Bình Dương CPTPP, vì vậy nếu kéo dài tình hình như hiện nay thì doanh
nghiệp Dệt May rất khó được hưởng lợi từ hiệp định này. Tình trạng này là vấn đề
nhức nhối của ngành Dệt May trong nhiều năm nay do doanh nghiệp gặp khó khăn
về vốn, về công nghệ cũng như nhân công kỹ thuật cao. Ngành công nghiệp phụ trợ
Việt Nam chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ đối với các yếu tố đầu vào, do đó các doanh
nghiệp chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ để có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu chất
lượng, giá cả hợp lý.
2.2.4. Rào cản trong việc tiếp cận đến các kênh phân phối
Đối với hàng may mặc xuất khẩu, hoạt động phân phối của các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và đang phụ thuộc nhiều vào các
nhà buôn nước ngoài. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn phải thông qua các
nhà cung cấp khu vực (tại Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc) để có các hợp đồng
gia công, rất ít doanh nghiệp dệt may có được các hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán

16


lẻ để cung cấp sản phẩm của mình. Một số doanh nghiệp dệt may thì thông qua các
văn phòng đại diện ở Việt Nam của các thương hiệu nổi tiếng để cung cấp sản
phẩm. Ví dụ, một số doanh nghiệp trong nước sản xuất cho hãng Columbia,
Decathlon… thực chất là thông qua các văn phòng đại diện của các hãng này tại
Việt Nam, sau đó xuất khẩu trực tiếp cho hãng tại nước ngoài. Nói cách khác, các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn rất thiếu liên kết với những người tiêu dùng
sản phẩm cuối cùng mà chỉ thực hiện các hợp đồng gia công lại cho các nhà sản
xuất khu vực. Chính khoảng cách rất xa giữa các nhà sản xuất Việt Nam với các
doanh nghiệp bán lẻ cuối cùng khiến lợi nhuận của các công ty may mặc trong nước
không cao, đồng thời gây khó khăn hơn trong việc nắm bắt xu hướng thời trang mới
trên thế giới.
Đối với hàng may mặc tiêu thụ trong nước, hoạt động phân phối đang được
thực hiện bởi một số thương hiệu Việt dần quen thuộc với người tiêu dùng như

Format, NEM, Seven AM, Eva de Eva, Chic-land, Ivy Moda, Elise, Ninomax,
Canifa, Aristino...Tuy nhiên, nếu so với hoạt động phân phối và marketing của các
thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới đã, đang và sẽ có kế hoạch xâm nhập thị
trường Việt Nam trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt vẫn còn những điểm yếu
nhất định.
Như vậy, hoạt động phân phối và marketing đang là khâu thiếu của ngành dệt may
Việt Nam, Việt Nam ít có các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình để tiếp
cận với các nhà bán lẻ trên toàn cầu. Khi Việt Nam còn chưa nắm được các mắt xích
ở thượng nguồn để chủ động trong hoạt động sản xuất với các mẫu thiết kế và
thương hiệu riêng thì ngành dệt may Việt Nam vẫn khó có thể có vai trò quan trọng
trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Điều này đặt ra những thách thức cho cả những
doanh nghiệp đang ở trong ngành và những doanh nghiệp có ý định muốn gia nhập
ngành, đặc biệt là khi các công ty mới gia nhập ngành thường không có kinh
nghiệm và mối quan hệ lâu năm với các đối tác nước ngoài.
2.2.5. Rào cản về thị hiếu của người tiêu dùng
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, và
ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp. Các sản phẩm hàng ngày, đặc biệt là các
sản phẩm trong lĩnh vực dệt may và thời trang càng cần có sự thay đổi theo kịp

17


với xu hướng của xã hội. Ngành dệt may trong nước với số lượng doanh nghiệp lớn
tạo ra nhiều sản phẩm thay thế, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kiểu dáng đặt ra
khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp dệt may xây dựng được thương hiệu của
riêng mình nếu không có sự khác biệt. Bên cạnh đó, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam
đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Các hiệp định thương
mại tự do mà Việt Nam kí kết sẽ là một động lực khiến hàng ngoại xâm nhập vào thị
trường nội địa không cần qua con đường tiểu ngạch. Với xu hướng sính ngoại và
trào lưu về thời trang thay đổi do du nhập văn hóa từ Hàn Quốc, Nhật Bản... đồng

thời mẫu mã và thiết kế đa dạng hơn, thị trường nội địa có thể sẽ về tay các doanh
nghiệp FDI và hàng ngoại nhập nếu các doanh nghiệp trong nước không thay đổi để
giảm giá thành và đa dạng mẫu mã sản phẩm.
2.3. Đánh giá về mức độ tập trung của thị trường dệt may
2.3.1. Thị phần của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường dệt may
Nhóm ngành may mặc: Tập đoàn Dệt may Việt Nam là doanh nghiệp đầu
ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Hiện tại, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang dẫn
đầu với giá trị vốn hóa lên đến 5500 tỷ đồng, đồng thời cũng đứng đầu về quy mô
vốn chủ sở hữu, đạt 7594 tỷ đồng tính đến 31/12/2016 và tổng tài sản đạt 19794 tỷ
đồng. Nhóm các doanh nghiệp thuộc tập đoàn như May Việt Tiến, May Phong Phú,
Dệt may Hòa Thọ, May Việt Thắng, May Đức Giang lần lượt có quy mô vốn hóa và
tổng tài sản rất lớn. Các doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn bao gồm May Thành
Công, Đầu tư và Thương mại TNG, May Sài Gòn, trong đó May Thành Công đang
dẫn đầu về giá trị vốn hóa, đạt 1392 tỷ đồng. Đây là 3 công ty sản xuất hàng may
mặc niêm yết lớn nhất hiện tại.
Nhóm ngành dệt sợi: hiện tại Sợi Thế Kỷ đang dẫn đầu về giá trị vốn hóa, đạt
1109 tỷ đồng, đồng thời cũng đứng đầu về quy mô tổng tài sản và quy mô vốn chủ
sở hữu, tiếp sau đó là Đầu tư và phát triển Đức Quân và Dệt sợi Damsan, đây là 3
công ty dệt sợi niêm yết lớn nhất hiện tại.
Trong số rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dệt may, Tập
đoàn Dệt may Việt Nam là doanh nghiệp dệt may lớn nhất không chỉ về quy mô vốn
hóa lẫn mà còn cả về quy mô doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu thuần của Tập

18


đoàn Dệt may Việt Nam năm 2017, 2018 lần lượt đạt giá trị 17447 và 19101 tỷ
đồng. Tiếp theo, trong nhóm có lợi nhuận lớn trong ngành còn các doanh nghiệp
như: May Việt Tiến, May Nhà Bè, Dệt may Hòa Thọ, Dệt may Thành Công, Đầu tư
và phát triển TNG, May Phong Phú, May 10, Dệt may Hà Nội… Biểu đồ sau đây

cho thấy sự biến động về doanh thu thuần của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong
ngành Dệt may từ quý 1 đến quý 4 trong hai năm 2017, 2018. Từ số liệu cũng như
nhìn vào biểu đồ, ta có thể dễ dàng nhận thấy có sự biến động đáng kể về quy mô
doanh thu thuần, trong đó, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và May Việt Tiến là hai đơn
vị có quy mô doanh thu thuần vượt xa các doanh nghiệp còn lại. May Nhà Bè là đơn
vị có doanh thu thuần có sự bứt phá, gia tăng đáng kể nhất trong giai đoạn này,
doanh thu tính riêng trong quý 4 năm 2018 của đơn vị này thậm chí đã vượt lên cao
hơn so với May Việt Tiến.
6,000,000
5,000,000

Tập đoàn dệt may Việt Nam

Đơn vị: triệu đồng

May Việt Tiến
4,000,000

May Phong Phú
Dệt may Hòa Thọ

3,000,000

Dệt may Thành Công
Đầu tư và Thương mại TNG

2,000,000

Sợi Thế Kỷ
May 10


1,000,000

Dệt may Hà Nội
May Nhà Bè

0
Qúy 1 Qúy 2 Qúy 3 Qúy 4 Qúy 1 Qúy 2 Qúy 3 Qúy 4
2017 2017 2017 2017 2018 2018 2018 2018

Hình 3: Biến động doanh thu thuần của một số doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam từ quý 1 2017 đến quý 4 2018
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong báo cáo, nhóm sử dụng chỉ tiêu về doanh thu thuần để tính toán thị
phần của các doanh nghiệp trong ngành dệt may ở Việt Nam (PHỤ LỤC). Thị phần
của các doanh nghiệp Dệt may tại Việt Nam năm 2016 và 2018 được minh họa hai
biểu đồ sau:
19


Dệt - May Huế

Các doanh nghiệp dệt

Tập đoàn Dệt may Việt

may khác
17.80%


Nam
23.50%

Sợi Thế Kỷ
2.08%

2.25%

May mặc Bình Dương
2.25%
May Sài Gòn

2.45%

May Việt Tiến

11.44%

Đầu tư và thương
mại TNG
2.87%
Dệt may Hà Nội
3.02%

May Đức Giang
3.24%

May 10

May Việt Thắng


4.44%

Dệt may Hòa Thọ
4.86%

May Nhà Bè
6.41%
May Phong Phú
4.92%

3.80% Dệt may Thành Công
4.67%

Hình 4: Thị phần của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam năm 2016
Dệt - May Huế

Các doanh nghiệp dệt

2.18%

may khác
15.40%

Dệt sợi Damsan
2.32%

May Việt
Thắng
2.97%


Tập đoàn Dệt may Việt
Nam
24.05%

May Sài Gòn
2.57%
Sợi Thế Kỷ
3.03%

May Việt Tiến
12.23%

May Đức Giang
3.09%
Dệt may Hà Nội
3.20%

May 10
3.75%

May Phong Phú
4.41%

May Nhà Bè
6.17%
Đầu tư và Thương
mại TNG

4.55%


Dệt may Hòa Thọ
5.47%

Dệt may Thành Công
4.61%

Hình 5: Thị phần của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam năm 2018
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Năm 2016, Tập đoàn Dệt may Việt Nam chiếm thị phầm lớn nhất trong số
các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam với mức thị phần là 23,5%. Bốn doanh
nghiệp có thị phần lớn tiếp theo là May Việt Tiến chiếm 11,44%, May Nhà Bè
chiếm 6,41%, May Phong Phú chiếm 4.92% và Dệt may Hòa Thọ chiếm 4,86%.
Đến năm 2018, bức tranh thị phần giữa các doanh nghiệp biến động không đáng kể
trong đó Tập đoàn Dệt may Việt Nam, May Việt Tiến, May Nhà Bè, Dệt may Hòa
Thọ vẫn là các doanh nghiệp giữ mức thị phần nhỉnh hơn các doanh nghiệp khác.
May Phong Phú giảm thị phần từ 4,92% năm 2016 xuống còn 4,41% năm 2018.

20


2.3.2. Chỉ số CRm
Năm 2016, bốn doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất thị trường dệt may bao
gồm: Tập đoàn dệt may Việt Nam, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Phong Phú.
Năm 2017 và 2018, bốn doanh nghiệp này bao gồm: Tập đoàn dệt may Việt
Nam, May Việt Tiến, Dệt may Nhà Bè và May Hòa Thọ.
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, nhóm tính toán chỉ số CR 2- CR4, từ đó so
sánh với quy định của pháp luật cạnh tranh về ngưỡng xác định vị trí thống lĩnh thị
trường của nhóm 2 - nhóm 4. Nhóm thực hiện báo cáo nhận thấy mức độ tích tụ thị
trường trên thị trường dệt may là thấp. Kết quả tính toán chỉ số CR 2 - CR4 cho thấy

mức độ tập trung trong nhóm 2 doanh nghiệp, 3 doanh nghiệp và 4 doanh nghiệp
lớn nhất về thị phần trong ngành Dệt may Việt Nam nhìn chung đều có xu hướng
gia tăng nhưng tăng nhẹ, không đáng kể vào trong giai đoạn từ 2016 – 2018. Cụ thể,
mức độ tập trung trong nhóm 2 doanh nghiệp dệt may có thị phần lớn nhất năm
2016, 2017, 2018 lần lượt là 34,94%, 36,44%, và 36,28%. Mức độ tập trung trong
nhóm 3 doanh nghiệp dệt may có thị phần lớn nhất trong giai đoạn lần lượt là
41,35%, 42,37% và 42,45%. Mức độ tập trung trong nhóm 4 doanh nghiệp dệt may
có thị phần lớn nhất trong giai đoạn lần lượt là 46,27%, 47,83% và 47,92%. Các chỉ
số đều ở mức thấp hơn 50%, do đó, trên thị trường dệt may, không có doanh nghiệp
hay nhóm doanh nghiệp nào có vị trí thống lĩnh thị trường.
70.00%
60.00%
50.00%
40.00%

46.27%
41.35%
34.94%

47.83%
42.37%
36.44%

47.92%
42.45%
36.28%

CR2
CR3


30.00%

CR4

20.00%
10.00%
0.00%
2016

2017

21

2018


Hình 6: Chỉ số CR2 - CR4 ngành dệt may giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.2.3. Chỉ số HHI
Số liệu về HHI của thị trường dệt may Việt Nam qua các năm cũng cho thấy
một bức tranh tương tự, chỉ số HHI nằm trong khoảng 0,01-0,15. Cụ thể, chỉ số HHI
năm 2016, 2017 và 2018 lần lượt là 0.094, 0.095 và 0.090, thuộc vùng xác định mức
độ tích tụ thị trường là rất thấp, gần như không có. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu do
bởi số lượng các doanh nghiệp trong ngành dệt may lên đến con số hàng nghìn vừa
và nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp đều chiếm mức thị phần khiêm tốn.
0.500
0.450
0.400
0.350

0.300
0.250
0.200
0.150
0.100
0.050
0.000

0.094

0.095

0.090

2018

2017

2016

Hình 7: Chỉ số HHI ngành dệt may Việt Nam từ 2016-2018
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ việc tính toán chỉ số CR4 và HHI, ta có thể thấy rằng mức rào cảo gia
nhập ngành dệt may tại Việt Nam là không cao do chỉ số HHI và CR 4 thể hiện mức
độ thị trường là là quá thấp. Chỉ số HHI của các năm đều không vượt quá 0.1 và chỉ
số CR4 cho 4 công ty có thị phần nhiều nhất cũng không vượt quá 50% tổng thị
phần trong ngành.

22



Chƣơng 3: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nói chung, ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong
những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ
thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các
chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa
tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
Với điểm mạnh là nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ, các công ty dệt may
Việt Nam có thể sản xuất các sản phẩm dệt may chất lượng cao. 90% các thiết bị
trong ngành may mặc được hiện đại hóa, đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập
khẩu dệt may nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp dệt may được tổ chức tốt và có quy
mô lớn, có kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu, có thể tuân thủ các tiêu chuẩn
quản lý và xã hội. Hơn nữa các công ty này còn có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định
với rất nhiều nhà nhập khẩu và bán lẻ trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam có vị trí địa
lý gần với các nguồn nguyên liệu (vải, phụ kiện chính cho ngành) trên thế giới.
Song song bên cạnh đó, ngành dệt may Việt Nam cũng gặp phải không ít khó
khăn. Ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành còn yếu, 70% nguyên liệu phục vụ cho
ngành được nhập khẩu từ nước ngoài, dẫn đến việc công việc sản xuất còn thụ động,
hạn chế khả năng phản ứng nhanh chóng. Quản lý sản xuất và công nghệ vẫn còn
yếu, năng suất lao động còn thấp, và các sản phẩm không đa dạng. Hầu hết các
doanh nghiệp trong ngành là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) với các nguồn vốn
đầu tư thấp và hạn chế khả năng về đổi mới công nghệ và thiết bị. Khả năng đào tạo
nguồn nhân lực quản lý trung và cao cấp, thiết kế thời trang vẫn còn thấp. Công tác
marketing và xúc tiến thương mại vẫn còn hạn chế. Công tác thiết kế thời trang, xây
dựng và phát triển thương hiệu không được chú trọng. Mặc dù đã kí kết nhiều hiệp
định thương mại tự do (FTA) hay quan hệ đối ngoại với bạn bè trên thế giới tốt đẹp
hơn nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn gặp phải nhiều rào cả thương mại và rào

cản kĩ thuật như quy định về hóa chất, sản phẩm an toàn… gây ra chi phí cao hơn
đối với các nhà cung cấp. Trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay, Việt

23


×