Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp lưu vực sông cái phan rang, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 137 trang )

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................... 2
5. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP ........................................................................... 5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ...................... 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 5
1.1.2. Đánh giá ................................................................................................. 5
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên .................................................... 6
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan .......................................................... 6
1.1.5. Phát triển và phát triển bền vững ........................................................... 9
1.1.6. Lƣu vực sông.......................................................................................... 9
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ
HỘI .............................................................................................................................. 10
1.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu
trúc cảnh quan ................................................................................................ 10
1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với hoạt động nông - lâm nghiệp .......... 10
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU ................................................... 11
iv




1.3.1. Trên thế giới ......................................................................................... 11
1.3.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 13
1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu ....... 15
1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................ 16
1.4.1. Các quan điểm tiếp cận ........................................................................ 16
1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 17
1.4.3. Quy trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển
sản xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang ............................. 20
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI VÀ SỰ HÌNH THÀNH
CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG ............ 23
2.1. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI TỰ NHIÊN .................................................... 23
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 23
2.1.2. Địa chất ................................................................................................ 23
2.1.3. Địa hình ................................................................................................ 27
2.1.4. Khí hậu ................................................................................................. 28
2.1.5. Thuỷ văn .............................................................................................. 34
2.1.6. Thổ nhƣỡng .......................................................................................... 36
2.1.7. Thảm thực vật ...................................................................................... 44
2.2. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI NHÂN VĂN .................................................. 47
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội lƣu vực sông Cái Phan Rang ...... 47
2.2.2. Dân cƣ và nguồn lao động ................................................................... 49
2.2.3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp .......... 51
2.3. SỰ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG CÁI
PHAN RANG ............................................................................................................ 51
2.3.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành các đơn vị cảnh quan ... 51
2.3.2. Các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang ............................ 52
2.4. PHÂN VÙNG SINH THÁI CẢNH QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

VÀ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC TIỂU VÙNG ............................................. 57
2.4.1. Phân vùng sinh thái cảnh quan khu vực nghiên cứu ............................ 57
v


2.4.2. Đặc điểm chính của các tiểu vùng ....................................................... 58
Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP Ở LƢU VỰC SÔNG
CÁI PHAN RANG ............................................................................................... 62
3.1. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN THEO ĐƠN VỊ CẢNH QUAN Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI
PHAN RANG ............................................................................................................ 62
3.1.1. Lựa chọn loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh
giá ................................................................................................................... 62
3.1.2. Lựa chọn các đối tƣợng đánh giá ......................................................... 62
3.1.3. Nguyên tắc và phƣơng pháp lựa chọn chỉ tiêu đánh giá ...................... 62
3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN HẠNG MỨC ĐỘ THÍCH HỢP CÁC LOẠI
CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM
NGHIỆP LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG ................................................. 67
3.2.1. Xác định nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm
nghiệp chủ yếu ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang............................................. 67
3.2.2. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nghi ........................................... 70
3.3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM
NGHIỆP BỀN VỮNG Ở LƢU VỰC SÔNG CÁI PHAN RANG ..................... 77
3.3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất .......................................................... 77
3.3.2. Đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở lƣu vực
Sông Cái Phan Rang ...................................................................................... 86
3.3.3. Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp bền vững ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang .......................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 95

1. Những kết quả của luận văn ................................................................................ 95
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 98
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt
CNDN

Công nghiệp dài ngày

CNNN

Công nghiệp ngắn ngày

CQ

Cảnh quan

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

FAO


Tổ chức Nông lƣơng Thế giới (Food and Agriculture
Organization World)

GIS

Hệ thống thông tin Địa lí (Geographic Information System)

HST

Hệ sinh thái

KT - XH

Kinh tế - xã hội

NLKH

Nông - lâm kết hợp

PTBV

Phát triển bền vững

STCQ

Sinh thái cảnh quan

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên


UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ địa - hệ sinh thái.................................................................................... 8
Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển KT - XH ......................... 13
Hình 1.3. Các bƣớc đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng sản xuất nông lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. ....................................... 22
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lƣu vực sông Cái Phan Rang trong tỉnh Ninh Thuận ............... 24
Hình 2.2. Sơ đồ hành chính lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận .............. 25
Hình 2.3. Sơ đồ độ cao địa hình lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ....... 28
Hình 2.4. Sơ đồ độ dốc lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ..................... 29
Hình 2.5. Sơ đồ lƣợng mƣa trung bình năm lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh
Thuận ............................................................................................................................. 32
Hình 2.6. Sơ đồ mạng lƣới thủy văn lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận 37
Hình 2.7. Sơ đồ lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ................................. 38
Hình 2.8. Sơ đồ thổ nhƣỡng lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ............. 39
Hình 2.9. Sơ đồ thành phần cơ giới lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận . 44
Hình 2.10. Sơ đồ độ dày tầng đất lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ..... 45
Hình 2.11. Sơ đồ hiện trạng rừng lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận..... 46
Hình 2.12. Sơ đồ các đơn vị cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang ........................ 60
Hình 3.1. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho lúa nƣớc 2 vụ có tƣới ở lƣu vực sông Cái
Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ......................................................................................... 71
Hình 3.2. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho cây trồng cạn ngắn ngày ở lƣu vực sông Cái
Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ......................................................................................... 72
Hình 3.3. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở

lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ............................................................ 73
Hình 3.4. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho nông - lâm kết hợp ở lƣu vực sông Cái Phan
Rang, tỉnh Ninh Thuận .................................................................................................. 74
Hình 3.5. Sơ đồ phân hạng thích hợp cho trồng rừng ở lƣu vực sông Cái Phan Rang,
tỉnh Ninh Thuận............................................................................................................. 75
Hình 3.6. Sơ đồ đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lƣu vực
sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ......................................................................... 88
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan ..................................... 10
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp............ 11
Bảng 2.1. Tổng số giờ nắng các tháng, năm tại các trạm Nha Hố và Phan Rang ....... 30
Bảng 2.2. Đặc trƣng nhiệt độ trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang............. 31
Bảng 2.3. Đặc trƣng độ ẩm trung bình tại các trạm Nha Hố và Phan Rang ................ 33
Bảng 2.4. Lƣợng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm Nha Hố và Phan Rang ......... 34
Bảng 2.5. Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2016 ......................... 48
Bảng 2.6. Dân số phân theo thành thị và nông thôn trên địa bàn ................................ 50
Bảng 2.7. Hệ thống và chỉ tiêu phân loại cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang .... 54
Bảng 2.8. Chú giải bản đồ sinh thái cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh
Ninh Thuận .................................................................................................................... 54
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng phát triển
nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang ....................................................... 64
Bảng 3.2. Nhu cầu sinh thái của một số loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp chủ yếu
ở lƣu vực Sông Cái Phan Rang ..................................................................................... 68
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá và phân hạng thích nhi theo loại hình sử dụng ở lƣu vực
Sông Cái Phan Rang ...................................................................................................... 76
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất ở các huyện (thành phố) thuộc lƣu vực Sông Cái
Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận năm 2016 ....................................................................... 77

Bảng 3.5. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá về kinh tế ............................................... 81
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng chủ yếu .................................... 82
Bảng 3.7. Phân cấp một số chỉ tiêu đánh giá theo các loại hình sử dụng chủ yếu ở lƣu
vực sông Cái Phan Rang ............................................................................................... 84
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trƣờng của các loại hình
sử dụng chủ yếu ở lƣu vực sông Cái Phan Rang .......................................................... 85
Bảng 3.9. Kết quả phân hạng tiềm năng tự nhiên cho phát triển nông - lâm nghiệp ở
lƣu vực sông Cái Phan Rang ......................................................................................... 86
Bảng 3.10. Đề xuất định hƣớng sử dụng lãnh thổ theo loại hình STCQ ở lƣu vực
Sông Cái Phan Rang ...................................................................................................... 86
ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, giúp cho các nhà quản lý đƣa ra những
định hƣớng khai thác tài nguyên theo hƣớng bền vững đã và đang là một vấn đề
đƣợc quan tâm hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên sẽ xác định đƣợc tiềm năng
tự nhiên của lãnh thổ nhằm giải quyết vấn đề trên.
Lƣu vực sông Cái Phan Rang nằm trên lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận có diện tích
2.488 km2, chiếm 74,09% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là địa bàn của nhiều dân
tộc ít ngƣời (Chăm, Raglai, Cơ Ho,…), có tiềm năng kinh tế rất đa dạng, nhất là
tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng có năng suất
cao. Đồng thời, đây cũng là khu vực có nhiều loại rừng, việc tổ chức sản xuất lâm
nghiệp phải đƣợc thực hiện có cơ sở khoa học dựa trên tiềm năng của lãnh thổ. Tuy
nhiên, các điều kiện sinh thái tự nhiên của lãnh thổ có sự phân hoá đa dạng và phức
tạp. Do đó, việc đánh giá tiềm năng tự nhiên phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp
hợp lý, đảm bảo sự phát triển lâu bền là vấn đề mang tính cấp thiết.
Địa bàn nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh Ninh Thuận. Đây lại là khu vực khô hạn nhất cả nƣớc, có nhiều
diễn biến thời tiết bất lợi ảnh hƣởng đến dân sinh kinh tế trong vùng. Quá trình khai
thác và ảnh hƣởng của nhiều tác động lâu dài đã làm cho diện tích rừng bị suy giảm,
diện tích đất trống đồi trọc tăng lên. Việc xác định những vùng có điều kiện tự
nhiên thích hợp cho một số loại cây trồng nông - lâm nghiệp, góp phần mở rộng
diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng đang trở thành vấn đề cấp
bách hiện nay.
Mặt khác, đa phần dân cƣ lƣu vực hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của hoạt động này chƣa tƣơng xứng với
tiềm năng sinh thái tự nhiên của lãnh thổ, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn nhiều
vƣớng mắc, đời sống ngƣời dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có
hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ và các mô hình nông - lâm nghiệp phù hợp với
1


sự phân hoá của tự nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất
lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trƣờng lƣu
vực.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn góp phần phát triển
kinh tế - xã hội của địa phƣơng đã thúc đẩy việc chọn đề tài: "Đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp lưu vực sông
Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận” nhằm giải quyết các vấn đề đáng quan tâm hiện
nay.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đƣợc mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan cho một số loại
hình sử dụng đất chủ yếu phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp ở lƣu vực
sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận theo hƣớng phát triển bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm quy luật phân hóa tự nhiên và hình
thành nên các đơn vị cảnh quan ở lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đồng thời làm

phong phú thêm hƣớng nghiên cứu của địa lý cảnh quan ứng dụng phục vụ định
hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ theo theo lƣu vực sông.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài góp phần cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ định hƣớng các loại
hình sản xuất nông - lâm nghiệp phù hợp với tiềm năng sinh thái cảnh quan lƣu vực
sông Cái Phan Rang.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý
ở địa phƣơng trong việc hoạch định các chính sách phát triển nông lâm - nghiệp và
bảo vệ môi trƣờng khu vực.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên lƣu vực sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
- Các quy hoạch, kế hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận.
- Cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn và ngƣời dân địa phƣơng.
2


b. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Lƣu vực sông Cái Phan Rang trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận, thuộc các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phƣớc, Thuận Nam
và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Do sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, quy
hoạch tổ chức lãnh thổ, cơ cấu sản xuất nên đề tài tiến hành thu thập số liệu trong
giai đoạn 2011 - 2016 để có sự so sánh mang tính thực tiễn cao.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đánh giá các điều kiện tự nhiên nhằm xác
định tiềm năng tự nhiên lãnh thổ, chú trọng các yếu tố mang tính đặc thù của khu
vực nghiên cứu và có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông - lâm nghiệp.
Nội dung đánh giá phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp
của đề tài đƣợc xét trên quan điểm địa lý ứng dụng.
Trong đánh giá và đề xuất quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, đề tài chú

trọng đến các yếu tố điều kiện tự nhiên, vấn đề kinh tế và kỹ thuật canh tác chỉ đƣợc
đề cập một cách khái quát. Ngoài ra, đề tài chỉ chú trọng đến các loại hình sử dụng
đất có triển vọng cho phát triển nông - lâm nghiệp, do đó các loại hình sử dụng khác
chỉ đƣợc đề cập một cách khái quát.
Trên cơ sở khảo sát các mô hình nông - lâm nghiệp có hiệu quả về kinh tế, xã
hội và môi trƣờng, đề tài đề xuất một số mô hình đặc trƣng cho từng vùng nhằm
góp phần sử dụng hợp lý lãnh thổ.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho đề tài.
- Phân tích đặc điểm các nhân tố sinh thái khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự phân hóa tự nhiên theo các đơn vị cảnh quan.
- Đánh giá tổng hợp điều tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm
nghiệp theo các đơn vị cảnh quan.
- Đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị cảnh quan, đồng thời đề xuất
giải pháp phát triển bền vững.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
3


dung chính của luận văn bao gồm các chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá tổng hợp các điều kiện
tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp.
Chƣơng 2: Đặc điểm các nhân tố sinh thái và sự hình thành các đơn vị cảnh
quan lƣu vực sông Cái Phan Rang.
Chƣơng 3: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản xuất
nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.

4



NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (ĐKTN) là nhân tố môi trƣờng tự nhiên, không trực tiếp sử
dụng làm các nguồn năng lƣợng thực phẩm, các nguyên liệu cho công nghiệp,
nhƣng nếu không có sự tham gia của chúng thì không thể tiến hành sản xuất đƣợc,
ví dụ nhƣ địa hình, đất đai, nguồn nƣớc, độ ẩm…[10, tr.18].
1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những hợp phần của tổng hợp các ĐKTN
của sự tồn tại xã hội loài ngƣời và các hợp phần quan trọng của môi trƣờng tự nhiên
bao quanh đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần của xã hội (Từ điển Bách khoa Xô Viết - 1987).
Theo D. L. Armand: “TNTN là các nhân tố tự nhiên được sử dụng vào phát
triển kinh tế làm phương tiện tồn tại của xã hội loài người…” [1].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “TNTN là toàn bộ giá trị vật chất có trong
tự nhiên mà ở một trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được
sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng”.
Trong sử dụng cụ thể, TNTN đƣợc phân theo dạng vật chất nhƣ: Tài nguyên đất,
tài nguyên nƣớc, tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển,...
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều
chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vì thế, khái niệm TNTN ngày càng đƣợc mở
rộng cùng với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và phát triển xã hội.
1.1.2. Đánh giá
- Đánh giá là xem xét một đối tƣợng nào đó dƣới hình thức so sánh đối chiếu

5


với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định [26, tr.30].
- Trong nghiên cứu đánh giá ĐKTN thì việc đánh giá là sự phản ánh giá trị
của tự nhiên đối với một nhu cầu KT - XH cụ thể. Đó chính là sự thể hiện thái độ
của chủ thể đối với khách thể về phƣơng diện giá trị sử dụng, khả năng và kết quả
sử dụng của khách thể. Trong đó, chủ thể là yêu cầu KT - XH nhƣ các công trình kỹ
thuật, các ngành kinh tế, nền kinh tế nói chung, bản thân con ngƣời và xã hội; khách
thể là môi trƣờng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. "Bản chất của việc đánh giá
ĐKTN và TNTN là so sánh, đối chiếu các tính chất của môi trường tự nhiên và các
nhân tố hợp phần của chúng với những đòi hỏi, những yêu cầu các mặt khác nhau
của đời sống và các hoạt động kinh tế - xã hội của con người" [26, tr.30].
1.1.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
Bất kì thành phần nào của tự nhiên cũng có thể là đối tƣợng đánh giá. Tuy
nhiên, các thành phần tự nhiên luôn nằm trong mối tác động tƣơng hỗ nên cần thực
hiện đánh giá tổng hợp. "Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên mối quan hệ tác
động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng
của công tác đánh giá tổng hợp các ĐKTN và TNTN" [26, tr. 30]. Vì thế, nhiệm vụ
chính của việc đánh giá là điều khiển mối quan hệ này sao cho có hiệu quả cao nhất
mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái.
Trong đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng sản xuất nông - lâm
nghiệp thì đánh giá chính là xác định mức độ thích hợp của các tổng thể tự nhiên
cho loại hình sản xuất nông- lâm nghiệp và cũng là tiền đề cho định hƣớng, đề xuất
nhằm góp phần vào quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp hợp lí
theo lƣu vực sông.
1.1.4. Cảnh quan và sinh thái cảnh quan
1.1.4.1. Cảnh quan
Theo quan niệm chung, cảnh quan (CQ) là khái niệm để chỉ diện mạo bên
ngoài của địa cầu - một thể tự nhiên hoàn chỉnh mang tính đặc biệt, đặc thù riêng

của Trái đất - lớp vỏ CQ. Cảnh quan cũng là khái niệm riêng chỉ một đơn vị địa lí tự
nhiên tổng hợp - cảnh địa lí. Theo Ixatxenko (1953), CQ đƣợc xác định nhƣ một
“đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”.
6


Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về cảnh quan. Nếu xét theo thời
gian và sự phát triển của khoa học cảnh quan, có một số quan niệm sau:
Theo L. C. Berge (1931): "CQ địa lí là một tập hợp hay một nhóm các sự vật,
hiện tượng, trong đó đặc biệt địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và động
vật cũng như hoạt động của con người trà trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa
hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất".
Theo N. A. Xolsev (1948): "CQ địa lí được gọi là một lãnh thổ đồng nhất về mặt
phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển hình và có quy luật của một và chỉ một
tập hợp liên kết tương hỗ gồm: cấu trúc địa chất, dạng địa hình, nước mặt và nước
ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các quần xã thực - động vật". Cũng theo N. A.
Xolsev, các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc lập (cá thể):
- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải chỉ nền địa chất đồng nhất.
- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng nhất
về không gian.
- Phải có một kiểu khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó
mọi biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống
cấu tạo có quy luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp.
Theo Vũ Tự Lập (1976): "Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân hóa
trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu
trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy
văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có
quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc
ngang đồng nhất" [23].
A. G. Ixatsenco (1991), đã đƣa ra định nghĩa mới về cảnh quan: "Cảnh quan

là một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi
địa đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các địa hệ liên kết bậc thấp" [21].
Từ các định nghĩa trên cho thấy có 3 quan niệm về CQ đƣợc áp dụng để chỉ
các hình thức CQ khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm của ngƣời nghiên cứu
(Theo Từ điển Bách khoa Địa lý, 1988):
1. Cảnh quan biểu thị tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng
7


nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên
(quan niệm chung).
2. Cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong
đó CQ là đơn vị chủ yếu đƣợc xem xét đến những biến đổi do tác động của con
ngƣời (quan niệm kiểu loại).
3. Cảnh quan để chỉ một phần lãnh thổ nào đó riêng biệt của lớp vỏ địa lý,
trong đó có những đặc tính chung nhất (quan niệm cá thể) [11].
Nhƣ vậy, theo nhóm quan niệm kiểu loại - cá thể CQ thể hiện những quy luật
phân hóa trong hệ thống phân vị, chặt chẽ về mặt tổ chức và có đầy đủ các tính chất
của hệ thống tự nhiên động lực phức tạp. Vì vậy, quan niệm này đƣợc luận văn kế
thừa và vận dụng trong quá trình lựa chọn đơn vị cơ sở đánh giá, phân hạng cũng
nhƣ đề xuất định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo các đơn vị CQ của lãnh
thổ nghiên cứu.
1.1.4.2. Sinh thái cảnh quan
Có thể hiểu thuật ngữ sinh thái cảnh quan (STCQ) là sinh thái của CQ, sinh
thái trong CQ. Vấn đề này đã đƣợc nhiều học giả ở Liên Xô (cũ) đề cập và nhấn
mạnh đến việc nghiên cứu sinh thái trong CQ, đƣa ra những chiều hƣớng tự nhiên
trong CQ mà tiêu biểu là D. L. Armand, I. P. Gerasimov,... Theo D .L. Armand, Địa
lý học phải nghiên cứu sinh thái học, phải dùng đến sinh thái học bằng CQ học.
1. Hƣớng tác động qua lại các thành


KH

phần cảnh quan:
2. Hƣớng tác động qua lại của hệ sinh
thái trong hệ địa - sinh thái:
SV: Sinh vật

ĐH: Địa hình

TV: Thủy văn

KH: Khí hậu

TN: Thổ nhƣỡng

Đ: Đá

TV

TN

ĐH

Đ

SV
Hình 1.1. Sơ đồ địa - hệ sinh thái
8



Theo Nguyễn Văn Vinh, "Sinh thái cảnh quan là một hệ thống tự nhiên được
cấu thành từ hai khối hữu sinh và vô sinh trong điều kiện cân bằng sinh thái của tự
nhiên, được quy định bởi mối tương quan trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin
và những đặc trưng biến đổi trạng thái (động lực) theo thời gian" [34].
Nhƣ vậy, STCQ vừa có cấu trúc của cảnh quan vừa có chức năng sinh thái của
HST đang tồn tại và phát triển trên CQ. Vậy, STCQ nó chứa đựng hai khía cạnh cơ
bản là cảnh quan và HST. Hai khía cạnh này độc lập nhƣng thống nhất với nhau
trong một hệ địa - sinh thái (geo - ecosystem) [25].
1.1.5. Phát triển và phát triển bền vững
1.1.5.1. Phát triển
Phát triển là một quy luật tất yếu của nhân loại, của mọi thời đại và của mọi
quốc gia. Đó là một quá trình xã hội đạt đến thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi
là cơ bản. Phát triển chỉ sự đạt đƣợc những đòi hỏi về chất, trƣớc hết là phúc lợi của
con ngƣời và với nghĩa rộng hơn, còn bao gồm các đòi hỏi về chính trị [30].
1.1.5.2. Phát triển bền vững
Quá trình phát triển tạo ra nhiều vấn đề về khan hiếm và cạn kiệt nguồn tài
nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng,... Nhƣ vậy, sự phát triển có thể tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tƣơng lai.
- Khái niệm phát triển bền vững đã đƣợc Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển thế
giới (WCED) thông qua năm 1987: "Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tƣơng lai trong
đáp ứng nhu cầu của họ" [30].
- Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam năm 2005: "Phát triển bền vững
là phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tƣơng lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trƣờng" [26].
1.1.6. Lƣu vực sông
Theo Luật Tài nguyên nƣớc đã đƣợc ban hành năm 1998, lƣu vực sông đƣợc
hiểu “là vùng địa lý mà trong phạm vi đó nƣớc mặt, nƣớc dƣới đất chảy tự nhiên
vào sông” [11].

9


Về mặt hình thái, lƣu vực sông đƣợc chia ra các khu vực thƣợng lƣu, trung lƣu
và hạ lƣu và có tính liên tục từ thƣợng lƣu cho đến hạ lƣu. Sự phân chia này đƣợc
thực hiện kết hợp với sự xem xét những thay đổi của độ cao, độ dốc địa hình, của
tốc độ dòng chảy, lƣợng nƣớc, đặc điểm hình thái, các quá trình địa mạo và những
đặc trƣng khác xuôi theo dòng sông [11].
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ
HỘI
1.2.1. Mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với cấu
trúc cảnh quan
Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ trong
sản xuất nông Mối liên hệ giữa ĐKTN với cấu trúc cảnh quan thể hiện ở sự tƣơng

đồng giữa các yếu tố tự nhiên và cảnh quan thông qua những hoạt động phát triển
KT - XH của con ngƣời và đƣợc thể hiện ở bảng 1.1 [15].
Bảng 1.1. So sánh các yếu tố tự nhiên và cấu trúc cảnh quan
TT

Các điều kiện tự nhiên

Cấu trúc cảnh quan

1

Địa chất và địa hình

Nền tảng vật chất rắn


2

Khí hậu và thủy văn

Nền tảng nhiệt ẩm

3

Thổ nhƣỡng và sinh vật

Dinh dƣỡng đất và vật chất hữu cơ

Qua bảng 1.1, cho thấy:
- Các hợp phần cấu trúc tạo nên đơn vị cảnh quan vừa là nơi diễn ra những
hoạt động KT - XH, vừa là TNTN - đối tƣợng để khai thác sử dụng. Ngƣợc lại,
TNTN là những nhân tố, chất liệu để tạo nên tiềm năng sản xuất cảnh quan. Tính
tƣơng đồng ở đây bắt nguồn từ quy luật hình thành nên các đơn vị lãnh thổ địa lí.
- Ở các nhóm tổ hợp những yếu tố tự nhiên (1, 2 và 3) thì hầu nhƣ những loại
tài nguyên và yếu tố tự nhiên cấu tạo nên các đơn vị CQ có độ tƣơng đồng lớn.
1.2.2. Mối quan hệ giữa cảnh quan với hoạt động nông - lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp đƣợc hình thành và phát triển dựa trên cơ
sở các hợp phần cấu trúc nên CQ. Thông qua hoạt động này, con ngƣời đã tác động lên
CQ làm thay đổi cấu trúc và thành phần của nó theo hƣớng tích cực và tiêu cực.
10


Nếu trong sản xuất nông - lâm nghiệp, con ngƣời biết khai thác, sử dụng các
yếu tố tự nhiên và TNTN một cách hợp lí thì sẽ tác động tích cực lên CQ, cụ thể là
hình thành nên các cảnh quan nhân sinh với các loại cây trồng trong HST nông
nghiệp, HST nông - lâm kết hợp và các thảm thực vật trong HST lâm nghiệp,... làm

tăng tính cân bằng, tính ổn định và tính nhịp điệu của CQ. Ngƣợc lại, những hoạt
động khai thác tài nguyên một cách bất hợp lí và thiếu quy hoạch sẽ dẫn tới phá vỡ
cân bằng sinh học, tuần hoàn vật chất trong CQ, làm CQ biến đổi và cuối cùng làm
thoái hóa CQ hiện có để hình thành CQ mới.
Có thể nói, giữa CQ và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp có mối quan hệ
chặt chẽ, tác động tƣơng hỗ lẫn nhau và đƣợc thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Quan hệ giữa cảnh quan và hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp
Các yếu tố đầu vào của sản xuất
Cấu trúc cảnh quan
nông - lâm nghiệp
- Cấu trúc địa chất

- Đá tạo đất

- Các dạng địa hình

- Mặt bằng sản xuất

- Các kiểu khí hậu

- Chế độ nhiệt - ẩm và nhịp điệu mùa

- Chế độ thủy văn

- Nguồn nƣớc tƣới

- Đại tổ hợp thổ nhƣỡng

- Đất


- Đại tổ hợp thực vật

- Thực vật

- Các tác động nhân sinh

- Sức lao động và tri thức khoa học

Nhƣ vậy, CQ là tiền đề để hình thành và cũng là nơi diễn ra các hoạt động sản
xuất nông - lâm nghiệp, các thành phần cấu trúc của CQ là đối tƣợng sản xuất nông
- lâm nghiệp của con ngƣời [15].
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
1.3.1. Trên thế giới
Việc nghiên cứu, đánh giá các ĐKTN phục vụ đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ
trong sản xuất nông - lâm nghiệp đã trải qua một thời gian khá dài với nội dung
phong phú đƣợc thể hiện trong nhiều công trình từ các hƣớng tiếp cận và sử dụng các
phƣơng pháp đánh giá khác nhau. Việc nghiên cứu, đánh giá ĐKTN của đề tài đƣợc
11


tiếp cận theo hƣớng cảnh quan.
Nền móng của cảnh quan học đã đƣợc xây dựng từ cuối thế kỉ XIX và đầu thế
kỉ XX trong các công trình nghiên cứu, phân chia Địa lí tự nhiên bề mặt Trái đất
của các nhà địa lí Nga nhƣ V. V. Docutsaev, L. X. Berge, G. N. Vysotski, G. F.
Morozov... [12].
Từ giữa thế kỉ XX, các trƣờng phái này phát triển mạnh ở Liên Xô (cũ) và các
nƣớc Đông Âu. Các công trình thuộc hƣớng này tiến hành đo vẽ cảnh quan cho việc
đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp và cải tạo đất, điển hình là một
số tác giả nhƣ: K. V. Pascan, G. Iu. Pritula (1980); B. A. Macximov (1978); K. B.

Zvorukin (1984). Cùng trƣờng phái này còn có các công trình nghiên cứu của các
tác giả Hungari nhƣ Marosi, Szilard (1964), ở Rumani nhƣ Grumazescu (1966), ở
Ba Lan nhƣ Rozycka (1965)... [26, tr.8].
Các công trình nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng đều có sự thống
nhất:
- Về quan điểm nghiên cứu, đánh giá: Lấy học thuyết về CQ làm cơ sở cho
việc đánh giá đất đai nông - lâm nghiệp và quy hoạch lãnh thổ nhằm sử dụng tối ƣu
cho các đặc điểm sinh thái của CQ và thiết lập mối quan hệ hài hòa giữa sử dụng
lãnh thổ, con ngƣời và môi trƣờng. Đơn vị đánh giá là các địa tổng thể (hệ địa - sinh
thái) theo hệ thống phân vị CQ. Việc chọn đơn vị cấp nào phải tƣơng ứng với phạm
vi và mục tiêu đánh giá. Đơn vị sử dụng làm cơ sở đánh giá có thể là các đơn vị
phân vùng cá thể hoặc phân loại CQ.
- Về phƣơng pháp đánh giá tổng hợp: Các phƣơng pháp đánh giá thƣờng đƣợc
sử dụng gồm: Phƣơng pháp mô hình chuẩn (mô hình hóa tối ƣu), phƣơng pháp bản
đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính và phƣơng pháp thang điểm tổng hợp có
trọng số... Nhìn chung, các công trình đánh giá tổng hợp thƣờng dựa trên mức độ
thuận lợi của các yếu tố tự nhiên cho các đối tƣợng kinh tế trong sử dụng đất đai.
Mô hình đánh giá chung có tính điển hình là [12]:

12


Đặc trƣng các đơn vị tổng
hợp tự nhiên lãnh thổ

Đặc điểm sinh thái công trình
đặc trƣng kĩ thuật - công
nghiệp của các ngành sản xuất

Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích hợp
của các thể tổng hợp tự nhiên
đối với các mục tiêu thực tiễn
cụ thể

Đề xuất các kiến nghị sử dụng
hợp lí tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trƣờng
Hình 1.2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp tự nhiên cho phát triển KT - XH
1.3.2. Ở Việt Nam
Ở nƣớc ta, việc nghiên cứu đánh giá các ĐKTN theo hƣớng CQ ứng dụng cho
mục đích nông - lâm nghiệp bắt đầu từ thập niên 1960 - 1970, chịu ảnh hƣởng rất
lớn của trƣờng phái cảnh quan Liên Xô (cũ). Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên
cứu và thời gian ra đời, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu CQ và CQ ứng
dụng thành một số nhóm sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu lí thuyết CQ, CQ ứng dụng và phân vùng
địa lí tự nhiên Việt Nam: Bao gồm các công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện lí
thuyết CQ, nhƣ xây dựng hệ thống phân vị, chỉ tiêu chuẩn đoán các cấp, vận dụng lí
thuyết CQ để phân vùng Địa lí tự nhiên, tiêu biểu có "Sơ đồ phân vùng địa lí tự
nhiên miền Bắc Việt Nam" của Tổ phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp - Ủy ban
Khoa học Nhà nƣớc, "Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên" (1969) và
"Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam" (1976) [22], "Quan niệm về cảnh quan, hệ
sinh thái, sự phát triển của cảnh quan học và sinh thái học cảnh quan”, "Cảnh quan
và phân vùng địa lí tự nhiên (phần lục địa) [26, tr.19],...
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng: Bao gồm các công trình
nghiên cứu CQ định hƣớng cho việc sử dụng TNTN trên bình diện cả nƣớc, tiêu
13


biểu có: "Đánh giá cảnh quan (theo hướng tiếp cận sinh thái)" của tác giả Nguyễn

Cao Huần, "Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,,
bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam" của tác giả Phạm Hoàng Hải (1997) [12],
"Nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế" của
tác giả Nguyễn Thế Thôn (1993) [30],... Các công trình này tiến hành đánh giá mối
quan hệ giữa cấu trúc CQ và các hoạt động sản xuất, xã hội trên cơ sở đó đề xuất
định hƣớng sử dụng hợp lí tự nhiên, bảo vệ môi trƣờng theo đơn vị CQ, phục vụ
quy hoạch và phát triển kinh tế.
- Nhóm các công trình nghiên cứu CQ ứng dụng cho các loại hình sản xuất
theo lãnh thổ: Đây là nhóm công trình mới ra đời từ những năm 1980 nhƣng phát
triển mạnh mẽ nhất vì các công trình này có tính ứng dụng cao, loại hình sản xuất
và lãnh thổ đa dạng, số lƣợng đơn vị hành chính rất lớn. Nhóm này dựa trên các cơ
sở lí luận chung là lí thuyết CQ và quy trình đánh giá CQ, tiến hành nghiên cứu sự
phân hóa tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu và phân chia ra các đơn vị ĐLTN, xây
dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá và tiến hành đánh giá đơn vị CQ phù hợp
cho một hoạt động sản xuất, đồng thời đề xuất mang tính định hƣớng sử dụng hợp lí
lãnh thổ. Tiêu biểu có các tác giả và công trình: “Nghiên cứu và đánh giá tài
nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Hà Văn Hành (2002) [15], "Đánh giá,
phân hạng điều kiện sinh thái tự nhiên lãnh thổ trung du Quảng Trị và Thừa Thiên Huế cho nhóm cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày" của tác giả Lê Văn Thăng
(1995) [29], "Đánh giá mức độ thích nghi và hiệu quả kinh tế của một số loại hình
sử dụng đất chủ yếu phục vụ cho việc xác lập các vùng chuyên canh sản xuất hàng
hóa ở khu vực gò đồi tỉnh Quảng Bình" của tác giả Hà Văn Hành và cộng sự (2011)
[18], "Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử dụng đất đai nông - lâm
nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Lê Năm (2004) [26], "Đánh
giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp bền
vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" của tác giả Bùi Thị Thu (2005) [25],
"Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng phát triển nông - lâm nghiệp lưu
vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế'' của tác giả Nguyễn Đăng Độ (2012) [11].
14



1.3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu
Công trình nghiên cứu về ĐKTN và sử dụng đất đai nông - lâm nghiệp lƣu
vực sông Cái Phan Rang chƣa có cả về số lƣợng và hƣớng nghiên cứu.
Tuy nhiên, cũng có một số đề tài có liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu hoặc
các lĩnh vực có liên quan. Cụ thể:
- Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu, xác định nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa
ngăn chặn quá trình hoang mạc hoá vùng Nam Trung Bộ (vùng Ninh Thuận - Bình
Thuận” (2000), Viện Địa lí, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia,
GS.TS. Nguyễn Văn Cƣ làm chủ nhiệm. Đề tài đã xác định tổng hợp nguyên nhân
gây hoang mạc hoá các tỉnh Nam Trung bộ. Đánh giá hiện trạng, dự báo khả năng
và đề xuất một số giải pháp khoa học kỹ thuật phòng ngừa, ngăn chặn quá trình
hoang mạc hoá [8].
- Đề tài: "Đánh giá tài nguyên nước hệ thống sông cái Phan Rang và xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý lưu vực” (2014), Luận văn thạc sĩ Địa lí, Trƣờng Đại
học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Bảo Triều. Đề tài này
nghiên cứu đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội tác động đến sự hình thành dòng chảy
và tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đánh giá tiềm năng trữ lƣợng
nƣớc phân bố chi tiết theo không gian và thời gian. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài
nguyên nƣớc mặt tích hợp với công nghệ GIS (DatabaseGIS) bao gồm theo dữ liệu
thuộc tính và dữ liệu không gian (bản đồ) nhằm mang lại hiệu quả cho quản lý và
khai thác nguồn tài nguyên này [31].
- Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho
vùng hạn hán sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ” (2008), Viện Khoa học Thủy lợi
Miền Nam, do Lê Sâm làm chủ nhiệm. Đề tài này đã đề xuất đƣợc các biện pháp trữ
nƣớc hợp lý cho các vùng hạn, sa mạc hóa. Đề xuất đƣợc biện pháp sử dụng đất,
nƣớc tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ [28].
Qua phân tích, xem xét các tài liệu có liên quan đến nội dung và lãnh thổ
nghiên cứu của luận văn có thể nhận thấy:
- Những tài liệu trên là những công trình khoa học có giá trị về lí luận và thực

tiễn để tham khảo khi nghiên cứu.
15


- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến lãnh thổ tỉnh Ninh Thuận nói
chung và lƣu vực sông Cái Phan Rang nói riêng mới chỉ đi sâu nghiên cứu ĐKTN
một cách riêng lẻ phục vụ cho các mục đích khác nhau mà chƣa đặt chúng vào mối
quan hệ tác động tƣơng hỗ nhằm xác định mức độ thích hợp các tổng thể tự nhiên
cho các loại hình sử dụng nông - lâm nghiệp cụ thể.
- Ở lƣu vực sông Cái Phan Rang chƣa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến
đánh giá tổng hợp ĐKTN phục vụ định hƣớng phát triển nông - lâm nghiệp theo
quan điểm phát triển bền vững.
1.4. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN
CỨU
1.4.1. Các quan điểm tiếp cận
- Quan điểm hệ thống: Quan điểm hệ thống nhằm xác định các cấu trúc không
gian của hệ thống lãnh thổ tự nhiên, bao gồm cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu
trúc chức năng, qua đó phân tích đƣợc chức năng của các hợp phần, các yếu tố cấu
tạo nên cấu trúc đứng và mối quan hệ trong quá trình trao đổi vật chất và năng
lƣợng theo cấu trúc ngang. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng vào phân tích
cấu trúc và chức năng của các đơn vị cảnh quan ở lƣu vực sông Cái Phan Rang.
Ngoài tiềm năng tự nhiên, chức năng kinh tế, các loại cảnh quan còn đƣợc xem xét
cụ thể trên quan điểm hệ thống khi đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ.
- Quan điểm tổng hợp: Quan điểm tổng hợp xem các yếu tố và hiện tƣợng của
môi trƣờng tự nhiên không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ với nhau. Vì vậy, phải
xem xét đồng thời các cấu trúc thành phần, đầy đủ các quy luật phân hóa khi phân
chia tự nhiên. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng thông qua việc lựa chọn và
xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần.
- Quan điểm lãnh thổ: Mỗi một công trình nghiên cứu địa lý đều đƣợc gắn với
một lãnh thổ cụ thể. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển sản

xuất nông - lâm nghiệp lƣu vực sông Cái Phan Rang theo đơn vị lãnh thổ cơ sở là
loại cảnh quan. Mỗi loại cảnh quan có sự đồng nhất tƣơng đối về các điều kiện tự
nhiên và việc đánh giá đƣợc dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu sinh thái nông - lâm
nghiệp với đặc điểm của các của đơn vị cảnh quan để xác định loại hình nông - lâm
16


nghiệp thích hợp.
- Quan điểm phát triển bền vững: Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ở lƣu
vực Sông Cái Phan Rang cần đƣợc tiến hành trên quan điểm phát triển bền vững về
kinh tế, xã hội và môi trƣờng, luận văn không chỉ dựa vào đánh giá tiềm năng tự
nhiên của các đơn vị cảnh quan mà còn xem xét đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và môi trƣờng của các loại hình sử dụng đƣợc lựa chọn, hiện trạng sử dụng đất
cũng nhƣ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Quan điểm kinh tế - sinh thái: Các hệ thống sản xuất nông - lâm nghiệp là
những hệ thống kinh tế - sinh thái có mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế
và sinh thái. Quan điểm này đƣợc luận văn vận dụng trong việc lựa chọn các loại
hình nông - lâm nghiệp phục vụ mục tiêu đánh giá, đề xuất định hƣớng phát triển
nông - lâm nghiệp theo loại cảnh quan nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi
trƣờng ở lƣu vực sông.
1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu: Gồm các tƣ liệu và bản đồ về
các điều kiện tự nhiên nhƣ: Địa chất - địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ
nhƣỡng, sinh vật. Các thông tin về dân cƣ, kinh tế xã hội các huyện trong địa bàn
nghiên cứu. Một số tài liệu thuộc các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và tỉnh Ninh Thuận.
- Phương pháp phân tích hệ thống: Phƣơng pháp phân tích hệ thống đƣợc luận
văn vận dụng để phân tích mối quan hệ của các cặp hợp phần trong cấu trúc cảnh
quan, xác định tính ổn định và biến động của cảnh quan, cho phép xác định cấu trúc
chức năng, chu trình trao đổi vật chất - năng lƣợng giữa các hợp phần và trong nội

bộ hợp phần cảnh quan, từ đó phát hiện sự phân hóa lãnh thổ làm cơ sở để đánh giá
điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp.
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS): Phƣơng pháp bản đồ
đƣợc áp dụng trong việc xây dựng các bản đồ thành phần tự nhiên đơn tính, bản đồ
cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan, bản đồ đánh giá tiềm năng sinh thái cảnh
quan, bản đồ phân hạng thích nghi cho các loại hình nông - lâm nghiệp, bản đồ đề
xuất quy hoạch nông - lâm nghiệp.
17


Đề tài sử dụng công nghệ GIS để chồng xếp bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu,
xử lý, phân tích các bản đồ. Phần mềm đƣợc sử dụng chủ yếu là ArcGIS, MapInfo.
- Phương pháp ma trận: Vận dụng trong việc xây dựng chú giải ma trận cho
bản đồ cảnh quan lƣu vực sông Cái Phan Rang. Đồng thời, phƣơng pháp này còn
đƣợc sử dụng trong việc phân hạng thích nghi cho các đơn vị sinh thái cảnh quan.
- Phương pháp so sánh địa lý: Vận dụng trong đánh giá và phân hạng mức độ
thích nghi của các loại sinh thái cảnh quan phục vụ quy hoạch một số loại hình nông
- lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Là phƣơng pháp truyền thống và không thể
thiếu đƣợc trong nghiên cứu bất kì lãnh thổ nào, giúp kiểm tra và điều chỉnh những
giá trị đã nghiên cứu đƣợc. Quá trình nghiên cứu thực địa đƣợc tiến hành dựa trên
phƣơng pháp khảo sát theo tuyến và theo điểm cho các mục tiêu đề tài đặt ra.
- Phương pháp chuyên gia: Đƣợc vận dụng nhằm lấy ý kiến của các nhà khoa
học trong lựa chọn chỉ tiêu và xác định mức độ thích hợp của các đơn vị cảnh quan
trong quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp. Đồng thời, luận văn còn tham khảo ý
kiến các nhà quản lý của ban ngành liên quan, cán bộ và nhân dân địa phƣơng.
- Phương pháp đánh giá và phân hạng thích hợp:
Có nhiều phƣơng pháp đánh giá đã đƣợc sử dụng để nghiên cứu nhƣ: Phƣơng
pháp mô hình chuẩn, phƣơng pháp bản đồ, phƣơng pháp đánh giá định lƣợng,
phƣơng pháp đánh giá định tính, phƣơng pháp thang điểm tổng hợp, phƣơng pháp

trọng số,... Trong đó, phƣơng pháp đánh giá định lƣợng đã cho những kết quả đáng
tin cậy và có sức thuyết phục cao.
Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp đánh
giá định lƣợng thông qua việc áp dụng bài toàn trung bình nhân theo công thức đề
nghị của nhà cảnh quan học D. L. Armand (1975) để đánh giá mức độ thích nghi
của các loại cảnh quan, công thức có dạng:

Mo  n a1.a2 .a3 ...an
Trong đó:

Mo:

Điểm đánh giá của đơn vị cảnh quan.

a1, a2, a3... an:

Điểm của chỉ tiêu 1 đến chỉ tiêu n.

n:

Số lƣợng chỉ tiêu dùng để đánh giá.
18


Để đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng tài nguyên trên lƣu vực
sông Cái Phan Rang, đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích chi phí lợi ích kinh tế.
Về phân hạng mức độ thích nghi, hiện nay trên thế giới có rất nhiều phƣơng
pháp phân hạng. Theo tổng kết và hƣớng dẫn của FAO, có 4 phƣơng pháp phân
hạng phổ biến có thể vận dụng là:
+ Phân hạng chủ quan: Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng bởi các chuyên

gia nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về lãnh thổ nghiên cứu. Ƣu điểm của
phƣơng pháp này là nhanh và sát thực tế, nhƣng có hạn chế là mang tính chủ quan
nên khó thuyết phục.
+ Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Dựa vào quy luật tối thiểu của Liebig,
coi nhân tố tối thiểu sẽ quyết định năng suất và chất lƣợng cây trồng. Do đó, căn cứ
vào yếu tố hạn chế cao nhất mà có thể xác định hạng.
+ Phân hạng theo phƣơng pháp làm mẫu: Đây là phƣơng pháp chỉ thực hiện
đƣợc trong các nghiên cứu chuyên sâu với quy mô nhỏ. Phƣơng pháp phân hạng
này khá tỉ mỉ nhƣng tốn nhiều công sức và tiền của.
+ Phƣơng pháp phân hạng theo toán học: Đƣợc thực hiện bằng các phép toán,
xây dựng thang phân hạng có chứa những tham số của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên,
hệ thống số liệu đƣa vào làm các tham số tính toán rất khó đầy đủ, khó đồng bộ.
Tham khảo công trình phân hạng của FAO (Dent. D và Young A. 1981;
Young A.1989) và của một số tác giả đi trƣớc, đề tài lựa chọn bậc phân hạng đến
lớp (class); bao gồm: S1 (rất thích nghi), S2 (thích nghi), S3 (ít thích nghi), N
(không thích nghi). Để tính khoảng cách giữa các hạng, đề tài vận dụng công thức
của Aivasian (1983). Công thức có dạng:

S

Smax  Smin
1  lg H

Trong đó:
S:

Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng.

Smax:


Giá trị điểm tối đa.

Smin:

Giá trị điểm tối thiểu.

H:

Số lƣợng loại CQ đƣợc đƣa vào tính toán để đánh giá và phân hạng.
19


×