Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG LAN DUNG

TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC
BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG,
TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Pháp luật về Quyền con người
Mã số

: 838 0101.07.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Chu Hồng Thanh

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Lan Dung


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN
GIÁO ................................................................................................................ 7
1.1. Nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ................................................................................................................. 7
1.1.1. Nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo ................................................... 7
1.1.2. Nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ............................. 10
1.2. Nhận thức về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ......................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................. 25
1.2.2. Ý nghĩa và cơ sở xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ...................................................... 27
1.2.3. Nội dung trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo .................................................................................. 33
Tiểu kết Chương 1...................................................................................... 39
Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN
GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 40
2.1. Khái quát về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ................. 40

2.1.1. Tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay..................... 40
2.1.2. Đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ..................... 44


2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ......................... 46
2.2.1. Các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................... 46
2.2.2. Xây dựng các văn bản bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 50
2.2.3. Triển khai thực hiện các văn bản quy định về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo...................................................................................................... 57
2.3. Đánh giá về thực trạng thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay .. 69
2.3.1. Những kết quả đã đạt được ............................................................. 69
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................... 75
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế........................................ 78
Tiểu kết Chương 2...................................................................................... 81
Chương 3 ........................................................................................................ 82
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ
NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN
GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................ 82
3.1. Quan điểm về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ..................................... 82
3.2. Các giải pháp tăng cường trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ......................... 89
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 102
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 109



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của
con người, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như
trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo
là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể bằng
pháp luật và đảm bảo trên thực tế và đây là một trong những quyền cơ bản của
công dân, được khẳng định trên nguyên tắc Hiến định.
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng chính sách, pháp luật và triển
khai thực hiện để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi công dân.
Để xây dựng và hoàn thiện thể chế nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, năm
2016, nước ta có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Quá trình xây dựng Luật, Chính
phủ đều lấy ý kiến của chức sắc, tín đồ các tôn giáo, do đó các tôn giáo đều
phấn khởi đón nhận; cộng đồng quốc tế có sự ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực
của Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật phù hợp với công ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia ký kết.
Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2019, ở Việt Nam
có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng
24,3 triệu tín đồ của 16 tôn giáo, chiếm 27% dân số [3]; hàng năm có khoảng
8.500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức.
Mặc dù nguồn gốc, đặc điểm và thời điểm hình thành, phát triển của mỗi tôn
giáo có khác nhau, nhưng nhìn chung các tôn giáo luôn có tinh thần bao dung,
đoàn kết, gắn bó trong đại gia đình các dân tộc, tôn giáo Việt Nam.
Quá trình triển khai các quy định của pháp luật về đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo cho thấy, Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý đảm bảo cho
việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quản lý các hoạt động

1



này; các cơ quan quản lý Nhà nước về cơ bản đã thực hiện tương đối đầy đủ
trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mọi nhu cầu
chính đáng, hợp pháp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được các cấp chính
quyền xem xét giải quyết kịp thời, đáp ứng nguyện vọng của các chức sắc, tín
đồ. Chính sách, pháp luật về tôn giáo đã phát huy nguồn lực của tôn giáo và
khuyến khích các tổ chức tôn giáo tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã
hội; đại đa số chức sắc, chức việc và tín đồ chấp hành tốt chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,
nhân đạo, từ thiện, góp phần vào sự nghiệp chung theo phương châm “Sống tốt
đời đẹp đạo”.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình Nhà nước thực
hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo còn một
số tồn tại, hạn chế như: Hệ thống các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
chưa đồng bộ; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có nhiều
điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao; công tác quản lý nhà nước hiện
tập trung nhiều vào các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận; một số cán bộ
thực hiện công tác tôn giáo chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm được giao; còn
tình trạng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
mê tín dị đoan… đòi hỏi cần có biện pháp giải quyết.
Với những đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn như đã nêu trên, việc
nghiên cứu đề tài "Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa trên cả phương diện lý
luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng là vấn đề
có liên quan đến việc nghiên cứu của nhiều khoa học, của khoa học pháp lý và


2


quyền con người; đối tượng nghiên cứu liên quan nhiều vấn đề nhạy cảm là tín
ngưỡng, tôn giáo cũng như các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà
nước trong việc chỉ đạo, xây dựng pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên
nhiều lĩnh vực. Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo,
tự do tín ngưỡng tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo, như:
Luận văn thạc sĩ Luật học “Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn
giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay” (2013), tác giả Phạm Phương Hoa.
Luận văn thạc sĩ Luật học “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo trong pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam” (2014), tác giả Đào Thị Ngân. Luận văn thạc
sĩ Luật học “Pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo” (2014),
tác giả Lê Quang Hưng. Luận án Tiến sĩ “Pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam,
những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2015) của tác giả Đỗ Thị Kim Định, Học
viện Khoa học xã hội. Luận án tiến sĩ Luật học “Quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo theo pháp luật Việt Nam hiện nay” (2016), tác giả Nguyễn Ngọc Huấn,
Học viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam… Các Luận văn, Luận án trên đây đã phân tích khá toàn diện những vấn
đề hoàn thiện pháp luật về tôn giáo và vấn đề quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Cũng đã có khá nhiều sách báo, công trình nghiêu cứu quan tâm đến bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo dưới giác độ khoa học pháp lý và các
ngành khoa học khác. Sách “Quyền con người và Luật quốc tế về quyền con
người” (1997) của PGS.TS.Chu Hồng Thanh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
- sự thật, Hà Nội. Giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người” (2015)
của Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Sách “Tiếp tục đổi mới chính sách
về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – những vấn đề lý luận cơ bản” (2014) của
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà
Nội. Sách “Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền” (2014), của GS.TS
Đỗ Quang Hưng, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội. Sách “Luật tín ngưỡng, tôn


3


giáo tìm hiểu về lễ hội tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, truyền thống thờ cúng
và bản sắc văn hóa dân tộc” (2017), tác giả Phương Hoa, Nhà xuất bản Hồng
Đức. Sách “Cẩm nang về tín ngưỡng, tôn giáo” (2018), tác giả PGS.TS Đỗ Lan
Hiền, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. Các công trình khoa học trên đây
đã cung cấp những kiến thức cơ bản về lý luận và pháp luật bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo, giới thiệu về nội dung chính sách tôn giáo, tìm hiểu về
truyền thống và lễ hội tôn giáo…
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ,
toàn diện về vấn đề trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo kể từ khi có Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đến nay.
Vì vậy, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài "Trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” là đề tài
mới, lần đầu tiên được quan tâm nghiên cứu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc, không bị trùng lặp với các công trình khoa học trước đây có liên quan.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng quy định và thực tiễn thực hiện trách nhiệm của Nhà
nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay; chỉ ra những ưu điểm, mặt tích cực, những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó,
đề xuất các phương hướng, giải pháp tăng cường trách nhiệm Nhà nước trong
việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Một là,hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo.
- Hai là,phân tích, đánh giá quy định và thực tiễn thực hiện trách nhiệm

của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

4


hiện nay.
- Ba là, đưa ra phương hướng, giải pháp tăng cường trách nhiệm Nhà nước
trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đáp ứng yêu cầu thực tiễn
của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của nhà nước trong việc
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.Theo đó, luận
văn nghiên cứu về tổ chức bộ máy, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi
pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Quy định của một số Công ước quốc
tế về quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.
Quy định và thực tiễn thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Ở Việt Nam.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2015 đến năm 2019.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo; về quản lý nhà nước đối với tôn giáo, tín ngưỡng thể
hiện trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và việc Việt Nam tham gia các công
ước quốc tế về quyền con người.

5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:

5


Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp thống kê, so sánh;
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp;
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận
về quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ góp phần giúp cho các chủ thể thực
hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo trong công
tác nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo
có liên quan.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 03 chương, 7 tiết.

6


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC
TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
1.1. Nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.1. Nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.1.1. Nhận thức về tín ngưỡng
Thuật ngữ “tín ngưỡng” trong tiếng Anh được dùng là “beliefs/faith”
hoặc “to believe” có nghĩa là niềm tin nói chung hay tin vào ai, tin vào một
điều gì đó. Có nhiều loại niềm tin, nhưng khi dùng khái niệm tín ngưỡng là
muốn nói đến niềm tin của con người vào một đấng siêu nhân, thần bí, vào một
đấng sáng tạo; niềm tin này là một trong những yếu tố cơ bản, quan trọng cấu
thành của tôn giáo.
Theo Từ điển Hán- Việt của học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng được giải
thích: “Lòng ngưỡng mộ mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”
[1,tr.283].
Theo Từ điển Tiếng Việt do tác giả Văn Tân chủ biên, tín ngưỡng nghĩa
là: “Tin tưởng vào một tôn giáo: Tự do tín ngưỡng” [40, tr.1209]. Nhìn chung,
đa số các nhà nghiên cứu đều cho rằng tín ngưỡng có hai nghĩa. Theo nghĩa
rộng, tín ngưỡng phản ánh niềm tin và sự ngưỡng mộ, sùng kính của con người
về một chủ thuyết, một lực lượng nào đó. Tín ngưỡng tôn giáo chỉ là một dạng
của tín ngưỡng nói chung. Theo nghĩa hẹp, tín ngưỡng là đức tin, niềm tin, sự
ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu nhiên” (hay còn gọi là “cái
thiêng”) - cái đối lập với cái “trần tục” hiện hữu mà con người có thể cầm nắm,
sờ mó, quan sát được; là một bộ phận cấu thành chủ yếu của tôn giáo.
Theo các nhà khoa học và quản lý thì: Tín ngưỡng là khái niệm dùng để
chỉ những hiện tượng tôn giáo xuất hiện trong thời kỳ công xã thị tộc, bộ lạc;
thể hiện qua những hành vi cúng tế trong dân gian, sùng bái đa thần, không

7



tuân theo một nghi thức nhất định (tùy theo từng vùng, từng phong tục địa
phương có những nghi lễ khác nhau); không có giáo chủ/người khai đạo, không
có giáo lý, giáo luật và không có tín đồ hoặc tín đồ không ổn định.
Trong các văn bản mang tính pháp lý của Đảng và Nhà nước Việt Nam,
thời kỳ trước năm 1990 không dùng thuật ngữ “tôn giáo” mà dùng thuật ngữ
“tín ngưỡng” khi muốn đề cập đến chủ trương, chính sách đối với tôn giáo.
Hiến pháp năm 1946 (Điều 10, chương 2) nêu: “Công dân Việt Nam có quyền
tự do tín ngưỡng” [31]. Sắc lệnh số 234/SL ngày 14/6/1955 của Chủ tịch nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Điều 1 có nêu: “Chính phủ bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến
quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc
không theo một tôn giáo nào” [6]. Như vậy, khi nói đến tín ngưỡng cũng có
nghĩa là nói đến tôn giáo.
Sau này, trong các văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam mới dùng
thuật ngữ “tín ngưỡng” và “ tôn giáo” (để liền hai cụm từ hoặc tách rời bằng
dấu phẩy: tín ngưỡng, tôn giáo).
Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Tín
ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn
liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần
cho cá nhân và cộng đồng” [36]. Khoản 2 Điều 2 quy định: “Hoạt động tín
ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm
và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian
tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội” [36]. Khoản 3
Điều 2 quy định: “Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ
chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng”
[36]. Khoản 4 Điều 2 quy định: “Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động

8



tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ
sở tương tự khác” [36].
Vậy có thể hiểu: Tín ngưỡng là hệ thống những niềm tin của con người
được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền
thống với ước muốn mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.
Nói cách khác, tín ngưỡng là một sản phẩm văn hóa do con người quan
hệ với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành; thể hiện qua những
hành vi cúng tế trong dân gian, sùng bái đa thần, không tuân theo một nghi thức
nhất định; không có giáo chủ/người khai đạo, không có giáo lý, giáo luật và
không có tín đồ hoặc tín đồ không ổn định. Nói đến tín ngưỡng, người ta thường
nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hoặc một số dân tộc chứ không có tín
ngưỡng mang tính quốc gia hay thế giới, tín ngưỡng không có tổ chức chặt chẽ
như tôn giáo mà mang tính dân tộc, dân gian. Tín ngưỡng nếu phát triển đến
một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo.
1.1.1.2. Nhận thức về tôn giáo
“Tôn giáo” trong tiếng Anh là “religion” có nguồn gốc từ tiếng Latinh
là “relegare” hoặc “relegere”. Từ “relegare” biểu thị “buộc lại với nhau”, “liên
kết với nhau”, hàm chứa ý nghĩa “đoàn kết” hoặc “liên kết hữu nghị”; từ
“relegere” biểu thị “luyện tập lặp đi lặp lại”, “thực hành khắc khổ”, nói chung
là chỉ đặc điểm lặp đi lặp lại của nghi thức tôn giáo.
Từ góc độ tư tưởng, triết học chủ nghĩa Mác - Lênin, C.Mác cho rằng:
“Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản
thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa”[7, t.1, tr.569].
Ăng-ghen cho rằng: “Tất cả các tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi
phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng
ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”[7, t.20, tr.437].

9



Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ, xuất bản năm 1996 nêu: “Tôn
giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng
bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng những lực lượng siêu nhiên quyết
định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ” [43].
Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Tôn
giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động
bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [36].
Theo các nhà khoa học và quản lý thì: Tôn giáo là khái niệm dùng để chỉ
các loại hình tôn giáo nhất thần/độc thần đã được thể chế hóa bằng các tổ chức
gọi là giáo hội (Giáo hội Phật giáo, Công giáo…), được hình thành khi xã hội
bắt đầu phân chia thành giai cấp; có giáo chủ/người khai đạo; có hệ thống giáo
lý, giáo luật và nghi lễ chặt chẽ; có tín đồ trên sổ sách quản lý của giáo hội.
Từ những quan điểm trên có thể hiểu: Tôn giáo là niềm tin vào các yếu
tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh của những người có chung một tổ chức,
có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi.
1.1.2. Nhận thức về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam
Khi đề cập đến vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quan điểm phổ biến
cho rằng, con người có thể tùy ý lựa chọn niềm tin tôn giáo của mình, là nguyện
vọng của cá nhân họ mà điều đó rất có thể nó sẽ bị chi phối và ép buộc do không
có sự bảo vê ̣của một chủ thể có quyền lực. Tuy nhiên, điều đó sẽ thay đổi khi
tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận như một thứ quyền năng không dễ
bi x̣ âm phạm của con người.
Trước tiên, cần hiểu thế nào là quyền con người. Có rất nhiều định nghĩa
được đưa ra về quyền con người, một định nghĩa được trích dẫn nhiều là định
nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc: “Quyền con người là những bảo

10



đảm pháp lý (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm
tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản
(fundamental freedoms) của con người”. Tuy nhiên quan niệm này xem quyền
con người chỉ như phạm trù của Luật học, thực chất là theo quan niệm của
trường phái pháp luật “thực định”, chỉ coi quyền con người là những gì đã được
ghi nhận trong pháp luật. Nghiên cứu tư tưởng về nhân quyền của Bộ luật nhân
quyền quốc tế (International Bill of Human Rights), tiếp thu ý kiến từ các
trường đại học lớn trên thế giới, các sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện
nghiên cứu Quyền con người thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
và khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, có thể đưa ra định nghĩa về quyền con
người như sau: Quyền con người là khả năng về các đặc quyền tự nhiên và
khách quan của con người, với tư cách là cá nhân con người và với tư cách là
thành viên xã hội, được bảo đảm bằng hệ thống chính sách pháp luật quốc gia
và các thỏa thuận pháp lý quốc tế về các giá trị con người trong các quan hệ
vật chất, văn hóa, tinh thần, các nhu cầu tự do, phát triển.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của
con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp
luật quốc tế về quyền con người và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.
Như vậy, khi được công nhận là quyền con người, địa vi ̣pháp lý của quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo đã có sự thay đổi đáng kể. Nó được ghi nhận trong văn
bản pháp luật, được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, bất cứ một ai cũng không
thể tùy tiện xâm phạm tới quyền này.
Trên phạm vi quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận
trong một số văn bản bao gồm các văn bản mang tính chất tuyên ngôn như:
Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền
năm 1948; các văn bản mang tính chất pháp lý như: Công ước quốc tế về các


11


quyền dân sự và chính trị năm 1966. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi
nhận và bảo đảm thực hiện quyền này trong hệ thống pháp luật của mình. Hiến
chương của Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền là những văn
bản tuy không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định các nguyên tắc và định hướng đạo lý, chính trị của quyền con người nói
chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Công ước là văn bản có tính
ràng buộc pháp lý, bao gồm các nội dung cụ thể về quyền con người và các quốc
gia thành viên chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với văn kiện này.
- Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945
Hiến chương của Liên hợp quốc năm 1945 đã đề cập đến nội dung quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng khuyến khích “tôn trọng và tuân thủ
triệt để các quyền của con người và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi
người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [15].
- Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (The Universal
Declaration of Human Rights - UDHR) được Đại Hội đồng Liên hợp quốc
thông qua và công bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày 10/12/1948.
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 của Liên Hợp Quốc là văn
kiện quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo.
Điều 18 khẳng định: “mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và
tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày
tỏ tín ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền giảng, thực
hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình thức cá nhân hay tập thể, tại
nơi công cộng hoặc nơi riêng tư”[11].
Để thực hiện được các quyền con người, trong đó có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, UDHR đã xác định các điều kiện đảm bảo như tôn trọng và
thực thi các nguyên tắc quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền con người
“mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền”;


12


“mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản Tuyên
ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da,
giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn
gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay các địa vị khác”. Mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình
đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. Mọi người đều có quyền được bảo
vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vi phạm bản
Tuyên ngôn này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy
[11].
- Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (The
International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR), có hiệu lực từ
ngày 23/3/1976. Điều 18 của ICCPR khẳng định lại điều 18 của UDHR, theo đó:
Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo được quy định tại khoản 1,
Điều 18: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Quyền
này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa
chọn và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng
với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ
phụng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng”[12], [46].
+ Khoản 2, Điều 18: “Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến
quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ” [12].
Quyền tự do tư tưởng, lương tâm giống với quyền tự do quan điểm được
quy định tại điều 19 ICCPR, đó là những vấn đề thuộc về nội tâm của con người
nên đây là quyền tuyệt đối, không thể bị giới hạn trong mọi trường hợp. Không
ai có thể bị ép buộc phải tiết lộ những suy nghĩ của mình hoặc bị bắt buộc phải
theo một tín ngưỡng nào đó. Khoản 1 và khoản 2 của điều 18 yêu cầu các quốc
gia thành viên không được can thiệp vào sự độc lập về niềm tin và tinh thần


13


của một cá nhân. Đồng thời, các quốc gia thành viên cũng cần có những biện
pháp ngăn chặn các chủ thể khác xâm phạm tới quyền này.
+ Khoản 3, Điều 18: Khác với bản thân quyền tự do tư tưởng, lương tâm,
tôn giáo và tín ngưỡng là những quyền tuyệt đối, không thể bị đình chỉ trong
mọi trường hợp, theo ICCPR, việc biểu đạt, bày tỏ (manifest) tôn giáo và tín
ngưỡng lại có thể bị giới hạn “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ
có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an
toàn, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các
quyền và tự do cơ bản của người khác” [12]. Trong khoản 3 Điều 18 nêu trên
có đầy đủ các lý do thông thường mà các quốc gia có thể viện dẫn để giới hạn
quyền, ngoại trừ an ninh quốc gia [12].
+ Khoản 4, Điều 18 xác định quyền của các bậc cha mẹ được định hướng
về niềm tin, đức tin, tín ngưỡng cho con cái họ, khi quy định: “Các quốc gia
thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của
những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo và đạo
đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ” [12]. Như vậy, do đặc điểm
hạn chế về khả năng nhận thức của trẻ em, ICCPR quy định cha mẹ hoặc người
giám hộ sẽ có toàn quyền trong việc bảo đảm giáo dục về tôn giáo và đạo đức
cho con cái phù hợp với nguyện vọng của mình.
- Bình luận chung số 22 của Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp quốc [14]:
Bình luận chung số 22 được thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993
của Ủy ban giám sát việc thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị, đã làm rõ thêm Điều 18 ICCPR trên một số nội dung:
+ Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo (điều này bao gồm
quyền tự do đối với việc giữ tín ngưỡng) có tính bao quát và sâu sắc; bao gồm
quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề, niềm tin cá nhân với những tôn giáo

hay tín ngưỡng với tư cách cá nhân hay tập thể, tự do tư tưởng cần được bảo vệ

14


tương tự như với tự do tôn giáo, tín ngưỡng, chúng không thể bị đình chỉ thực
hiện, thậm chí cả trong những thời điểm khẩn cấp.
+ Bảo vệ cả những niềm tin hữu thần và vô thần. Các thuật ngữ “tín
ngưỡng” và “tôn giáo” cần được phân tích theo nghĩa rộng. Điều 18 áp dụng
với những tôn giáo lâu đời, những tôn giáo có tính chất thể chế, và với cả những
tín ngưỡng hoặc những tập tục truyền thống tương tự như tín ngưỡng.
+ Phân biệt quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo với tự do
thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng, không có bất kỳ giới hạn nào đối với quyền
tự do tư tưởng và tín ngưỡng hoặc với quyền tự do được tin theo một tôn giáo
hoặc tín ngưỡng. Những quyền tự do này được bảo vệ một cách không điều
kiện. Không ai bị ép buộc nói ra suy nghĩ của mình hoặc bị bắt buộc theo một
tôn giáo hoặc tín ngưỡng nào đó.
+ Quyền tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng có thể được thực thi
“với tư cách cá nhân hoặc trong cộng đồng, cả ở nơi công cộng hoặc chỗ riêng
tư”. Mọi người có quyền tự do thể hiện tín ngưỡng hoặc niềm tin thông qua các
hành động thờ cúng, lễ hội tôn giáo, giảng dạy, thực hành giáo lý…
+ Quyền tự do “có hoặc theo” một tôn giáo hoặc tín ngưỡng bao gồm
quyền tự do tin theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, kể cả quyền cải đổi niềm
tin tôn giáo hoặc tín ngưỡng hiện tại sang một tôn giáo hay tín ngưỡng khác;
hoặc quyền không tin theo một tôn giáo nào, hay cải đổi từ niềm tin hữu thần
sang vô thần. Ngăn cấm việc cưỡng ép mà ảnh hưởng tới quyền có hoặc không
theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng, bao gồm cả sự đe doạ bằng vũ lực hoặc hình
phạt để bắt buộc những tín đồ hoặc những người không phải tín đồ phải tuân
thủ tín ngưỡng hoặc cải đạo. Tất cả mọi người, dù vô thần hay hữu thần, cũng
đều được hưởng sự bảo vệ giống nhau.

+ Cho phép các trường công lập giảng dạy những môn học như lịch sử
đại cương của những tôn giáo và luân lý nếu nó được tiến hành một cách trung

15


lập và khách quan. Quyền tự do của bố mẹ hoặc những người giám hộ pháp lý
trong việc quyết định sự giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho trẻ em phù hợp
với đức tin của họ.
+ Nghiêm cấm các hoạt động tôn giáo hoặc tín ngưỡng mà có thể dẫn
đến sự tuyên truyền cho chiến tranh hoặc sự hận thù dân tộc, tôn giáo, kích
động sự phân biệt chủng tộc, thù địch hoặc bạo lực.
+ Cho phép hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng với điều kiện những
hạn chế đó được quy định trong pháp luật và cần thiết để bảo vệ sự an toàn, trật
tự, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội hoặc các quyền và tự do cơ bản của những
người khác.
+ Các biện pháp có tính chất phân biệt đối xử đối với tín đồ của các tôn
giáo khác hay với những người không theo tôn giáo nào, đều là trái với nguyên
tắc cấm phân biệt đối xử về tín ngưỡng, tôn giáo và với quy định về quyền
bình đẳng.
+ Không quy định quyền được từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự vì lý
do lương tâm (mặc dù một số quốc gia đã ghi nhận quyền này bằng cách cho
phép thực hiện nghĩa vụ khác thay thế). Tuy nhiên, nếu quyền này được ghi
nhận trong pháp luật hay trong thực tế thì không được áp dụng theo cách thức
phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau [14].
- Tuyên bố về xóa bỏ mọi hình thức không khoan dung và phân biệt đối
xử dựa trên tôn giáo hay tín ngưỡng (1981) [16]:
Đây là tuyên bố đầu tiên về vấn đề tôn giáo, khuyến nghị một cách trực
tiếp nhất thúc đẩy các quốc gia tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã
được ghi nhận trong UDHR và ICCPR.

Điều 4 của tuyên bố xác định:
1. Tất cả các quốc gia cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu để ngăn
chặn và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng trong

16


việc thừa nhận, thực hành và thụ hưởng các quyền tự do cơ bản của con người
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
2. Tất cả các quốc gia cần thực hiện mọi nỗ lực nhằm ban hành hoặc bãi
bỏ những quy định pháp luật trong trường hợp cần thiết nhằm cấm bất cứ sự
phân biệt đối xử nào, và thực hiện mọi biện pháp thích hợp để chống lại sự
không khoan dung vì lý do tôn giáo hay tín ngưỡng [16].
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đề cập trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật, tiêu biểu là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
- Hiến pháp 2013 và Luật điều chỉnh trực tiếp trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn
giáo - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng
trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn
giáo để vi phạm pháp luật” [35].
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016
đưa ra những quy định chi tiết về quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó,
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bao gồm các nội dung: tự do có, theo hoặc
thay đổi một tôn giáo hay tín ngưỡng do mình lựa chọn; tự do bày tỏ niềm tin
tín ngưỡng, tôn giáo; tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý,
giáo luật tôn giáo [36].
1.1.2.2. Khái niệm, nội dung của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Những phân tích trên đây cho phép đưa ra một định nghĩa về Quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

17


Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mỗi người được tự do theo
hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo, được thực hiện hành vi tín ngưỡng
hoặc lễ nghi tôn giáo một cách công khai một mình hay trong cộng đồng.
Từ những quan điểm và định nghĩa nêu trên có thể hiểu quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, theo hoặc
không theo một tôn giáo, tín ngưỡng nào; quyền được thay đổi tôn giáo, quyền
được thể hiện, bày tỏ tín ngưỡng tôn giáo của mình; thực hành và truyền giảng
thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo. Mặc dù vậy, trong hệ thống các quyền
con người thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là một quyền tuyệt
đối. Theo quy định của Luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia có thể đặt ra những
giới hạn nhất định hạn chế việc thực hiện quyền này chỉ trong trường hợp thấy
đó là cần thiết nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc
đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.
- Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong pháp luật Việt Nam
+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều
6 chương II - Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016:
“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực
hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành
giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào
tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên

khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

18


4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi
tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp
khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp
luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù;
người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo
dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày
tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền
quy định tại khoản 5 Điều này” [36].
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào - đây là đặc trưng nổi bật trong nội dung quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam. Theo đó, mọi người đều có quyền
lựa chọn theo một tôn giáo cụ thể nào đó, có quyền thay đổi tôn giáo mà mình
theo và cũng có quyền không theo một tôn giáo nào. Quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo là quyền của tất cả mọi người và không bị giới hạn bởi quốc tịch, giới
tính, độ tuổi. Mọi người có quyền tự do hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng tổ
tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với đất nước, với dân tộc,
với cộng đồng, thờ cúng thần thánh, những biểu tượng có tính truyền thống và
các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về
lịch sử, văn hoá và đạo đức xã hội của dân tộc. Các tổ chức tôn giáo, tín đồ và
chức sắc tôn giáo có quyền sinh hoạt tôn giáo theo giáo lý, giáo luật và lễ nghi
của tôn giáo mà mình theo. Việc thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền
đạo của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành được tiến hành tại cơ sở tôn giáo

hoặc tại địa điểm hợp pháp khác (bên ngoài cơ sở tôn giáo).
Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở
nước ta quy định “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp

19


luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người
đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin
tín ngưỡng, tôn giáo” [36]. Điều 4 Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày
30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định: Người bị quản lý, giam giữ được sử dụng
kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu
cầu sinh hoạt tín ngường, tôn giáo của cá nhân; được thể hiện niềm tin tín
ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp
luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc [5]. Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo được Nhà nước bảo đảm thực hiện vào bảo vệ ngay cả đối với người phạm
tội đang phải chấp hành hình phạt theo bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Đây là sự thể hiện đầy đủ nhất về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, là sự tự
nhiên, vốn có và phải được bảo đảm ngay cả khi con người bị tước quyền công
dân.
Công dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không cản
trở việc thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc. Hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo phải theo đúng quy định của pháp luật, không được lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín, dị đoan. Tự do tín
ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động của tôn giáo nằm ngoài khuôn
khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa
là lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại cách mạng. Tự do tín ngưỡng, tôn

giáo cũng không có nghĩa là tự do ép buộc người khác bỏ đạo hoặc theo đạo.
Đây là một quyền cơ bản của con người, cần phải được tôn trọng và bảo vệ
không chỉ trong Hiến pháp, pháp luật mà cả trong thực tiễn cuộc sống.

20


Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo
phải tôn trọng lẫn nhau. Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của người khác. Không ai có quyền bắt người khác phải từ bỏ tín ngưỡng,
tôn giáo mà họ đang theo, hoặc bắt người khác phải theo một tôn giáo nào đó.
Tín đồ và chức sắc các tôn giáo không tuyên truyền lôi kéo, công kích, chống
đối lẫn nhau.
+ Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo
trực thuộc được quy định tại Điều 7 chương II - Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016:
“1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có
nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn
giáo.
2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
4. Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng
tôn giáo.
5. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
6. Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ
chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
7. Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác
của pháp luật có liên quan” [36].
Điều kiện để được công nhận là tổ chức tôn giáo được quy định tại Điều

21 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 [36]:
“1. Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày
được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;
2. Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật này;

21


×