Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. THÂN THỊ THU THỦY


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Tác động của vốn chủ sở hữu đến
rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình của việc học tập
và nghiên cứu khoa học thật sự nghiêm túc của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Thân Thị Thu Thủy. Những kết quả nêu ra trong luận văn này là trung thực và
chưa được công bố rộng rãi trước đây. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................ 1
1.1.

Lý do thực hiện đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 3

1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................................................... 3

1.7.

Kết cấu luận văn ............................................................................................ 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................... 5
2.1.

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại ............................................... 5

2.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 5
2.1.2. Thành phần của vốn chủ sở hữu ................................................................. 5
2.1.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

thương mại .............................................................................................................. 7
2.2.

Rủi ro tín dụng .............................................................................................. 7

2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ............................................................................ 7
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................. 8


2.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng ............................................................................. 9
2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .......................................................... 10
2.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng ....................................................................... 11
2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng....................................... 12
2.3.

Các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín

dụng tại các NHTM ................................................................................................. 13
2.3.1. Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010)................................................ 14
2.3.2. Nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013) ................................................. 14
2.3.3. Nghiên cứu của Tehulu và cộng sự (2014) ............................................... 14
2.3.4. Nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014) .................................. 15
2.3.5. Nghiên cứu của Hasan Ayaydin và Aykut Karakaya (2014) .................... 15
2.3.6. Nghiên cứu của Bùi Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015)................ 16
2.3.7. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)....................................... 16
2.3.8. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016)
................................................................................................................... 17
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM................................................... 23

3.1.

Giới thiệu các Ngân hàng thương mại Việt Nam ..................................... 23

3.2.

Thực trạng vốn chủ sở hữu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ......
....................................................................................................................... 25

3.3.

Thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam .......
....................................................................................................................... 26

3.4.

Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt

Nam

....................................................................................................................... 30

Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 33


4.1.

Mô hình nghiên cứu và các giả thiết .......................................................... 33


4.2.

Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................... 38

4.3.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 39

4.4.

Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 42

4.4.1. Phân tích thống kê mô tả ........................................................................... 43
4.4.2. Phân tích tương quan giữa các biến .......................................................... 44
4.4.3. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ........................................................... 45
4.4.4. Kết quả mô hình hồi quy ........................................................................... 45
4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 54
Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................ 58
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 58

5.2.

Gợi ý chính sách hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín

dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam .................................................... 59
5.3.


Gợi ý các chính sách giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam
....................................................................................................................... 61

5.3.1. Tăng cường xử lý nợ quá hạn ................................................................... 61
5.3.2. Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 63
5.3.3. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng ................................................................ 64
5.3.4. Kiểm soát tăng quy mô ngân hàng ............................................................ 65
5.3.5. Tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát ............................. 66
5.4.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 66

Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Chính phủ

MTV

Một thành viên



Nghị định


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước



Quyết định

TCTD

Tổ chức tín dụng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMCP

Thương mại cổ phần

TT

Thông tư

VAMC


Công ty Quản lý tài sản Việt Nam VAMC

VBHN

Văn bản hợp nhất

VCBS

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở
hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM .......................................................................... 17
Bảng 3.1: Số lượng các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2017................................ 23
Bảng 4.1: Danh sách các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu ............................. 38
Bảng 4.2: Đo lường và kỳ vọng của các biến trong mô hình nghiên cứu..................... 37
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .................................... 43
Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ..................... 44
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ................................................................. 45
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo OLS ............................................................................ 46
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo FEM ........................................................................... 47
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo REM ........................................................................... 48
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM ....................................... 49

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Hausman ...................................................................... 50
Bảng 4.11: Kiểm định phương sai thay đổi .................................................................. 50
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo GLS .......................................................................... 51
Bảng 4.13: Kiểm định tự tương quan ............................................................................ 52
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy theo GMM hệ thống ......................................................... 52


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức tăng vốn chủ sở hữu của 30 NHTM Việt Nam năm 2017 so với năm
2007 ............................................................................................................................... 26
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ nợ xấu tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2017 ................. 27
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ nợ xấu bình quân của 30 NHTM trong giai đoạn 2007 – 2017. ..... 28
Biểu đồ 3.4: Vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại 30 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007
- 2017............................................................................................................................. 31


Tiêu đề: Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam.
TÓM TẮT
Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu: Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM
luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây ra những thiệt hại lớn và có nguy cơ dẫn đến
phá sản. Ngân hàng có thể sử dụng vốn chủ sở hữu để bù đắp thiệt hại và bảo vệ quyền
lợi người gửi tiền. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên
trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn ngành có những biến động mạnh mẽ. Bài nghiên cứu nhằm
tìm hiểu tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình
GMM hệ thống xử lý hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan.
Kết quả nghiên cứu: Vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng.

Các biến kiểm soát bao gồm tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, quy mô ngân hàng, tỷ lệ lạm phát
tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng, biến hiệu quả hoạt động, tăng trưởng tín dụng
và tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng.
Kết luận và hàm ý: Kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị ngân hàng tham khảo
tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng, từ đó có những chính sách và chiến
lược riêng từng ngân hàng để hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
đồng thời giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Từ khóa: vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại…


Title: The impact of shareholder equity on credit risk at Vietnamese commercial banks
ABSTRACT
Reasons for writing: The operating businesses of commercial banks are at
enormous risk coming from a variety of sources. These inherent risks exposure those
banks in potential losses and insolvency which finally lead to bankruptcy. Thus, in an
attempt to protect the depositors' interests, commercial banks may use shareholder
capital to offset the losses. While the amount of shareholder capital at commercial
banks is continuing to increase, the bad debt ratio of the banking industry is strongly
volatile. Therefore, this research paper aims to offer an insight into the effects of
shareholder equity on credit risk in Vietnamese commercial banks.
Problem: Analyzing how shareholder equity may greatly impact on credit risk
in Vietnamese commercial banks.
Research methods: This research paper employs quantitative research
methods, GMM model system to treat endogenous phenomena, variance change and
autocorrelation.
Research results: The findings from this research indicate that shareholder
equity and credit risk move in the same direction. The control variable includes bad
debt ratio in the previous period, the bank size, the positive correlation between
inflation rate and credit risk, credit growth, the negative correlation between economic
growth rate and credit risk.

Conclusions and implications: The findings from this research provide the
management of commercial banks with an understanding of the potential impact of
shareholder equity oncredit risks, thereby being able to implement policies and
strategies to limit the negative effect of shareholder equity on credit risk while
minimizing credit risk.

Keywords: equity, credit risks, commercial banks...


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do thực hiện đề tài
Trải qua hơn 65 năm xây dựng, củng cố và phát triển, ngành ngân hàng Việt

Nam đã có những bước tiến vượt bậc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền
kinh tế. Ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng
ngày càng thể hiện chức năng và vai trò thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây
ra những thiệt hại lớn cho nội tại từng ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ
thống NHTM. Trường hợp thiệt hại lớn, ngân hàng nếu không đủ dự phòng để bù đắp
tổn thất và có nguy cơ dẫn đến phá sản thì cũng có thể sử dụng tấm đệm cuối cùng là
vốn chủ sở hữu để bù đắp được những thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.
Các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết việc xác
định các yếu tố tác động đến rủi ro ngân hàng trong điều kiện vốn của ngân hàng ngày
càng khan hiếm hơn (Festic và cộng sự, 2011) để từ đó nhà quản trị ngân hàng càng
tăng cường quản trị rủi ro và khả năng tài chính để có thể trụ vững trước tình hình biến
động của thị trường tài chính.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng
có mối quan hệ khá phức tạp. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa vốn chủ sở hữu với rủi ro tín dụng, tức là tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm rủi ro
tín dụng như nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010), Tehulu và cộng sự (2014), Bùi
Duy Tùng và Đặng Thị Bạch Vân (2015), Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị
Diệu Thảo (2016). Ngược lại, Curak và cộng sự (2013), Hasna Chaibi và Zied Ftiti
(2014), Hasan Ayaydin va Aykut Karakaya (2014) lại tìm thấy bằng chứng mối quan
hệ củng chiều, tức tăng vốn chủ sở hữu thì làm tăng rủi ro tín dụng.
Những năm gần đây, với những áp lực chính sách về việc tăng vốn pháp định
theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn
pháp định của các tổ chức tín dụng, Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016
của NHNN Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng cũng như


2

áp lực đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II, vốn chủ
sở hữu của các NHTM Việt Nam không ngừng tăng lên. Trong khi đó, theo báo cáo
của NHNN giai đoạn 2007 - 2017, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng có nhiều
biến động, tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2012 với 4,08% và thấp nhất là 1,99% vào năm
2017. Câu hỏi đặt ra việc tăng vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các
NHTM Việt Nam hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, tác giả chọn “Tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để tìm mối quan hệ giữa vốn
chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam từ đó có những gợi ý cho nhà
quản trị ngân hàng kiểm soát và giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt
Nam.
1.2.
-


Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Phân tích tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM Việt Nam

-

Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu tổng quát được thể hiện qua từng mục tiêu cụ thể sau:
+ Phân tích thực trạng về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt

Nam.
+ Đo lường và đánh giá mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
tại các NHTM Việt Nam.
+ Gợi ý những chính sách nhằm hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro
tín dụng tại các NHTM tại Việt Nam.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:

-

Vốn chủ sở hữu có tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam hay
không?

-

Mức độ tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt
Nam như thế nào?



3

-

Những chính sách nào có thể hạn chế tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt

Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: nghiên cứu 30 NHTM Việt Nam.
+ Phạm vi thời gian: dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2007 – 2017. Nghiên
cứu khoảng thời gian này vì đây là giai đoạn đánh giá toàn diện trước và sau cuộc
khủng hoảng toàn cầu và trong thời gian Đề án 254 “Tái cơ cấu lại các tổ chức tín
dụng” giai đoạn 2011 – 2015 cũng như Thông tư 41 ngày 30/12/2016 của NHNN quy
định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với ngân hàng. Đây chính là thời gian cuộc chạy
đua vốn chủ sở hữu cũng như giai đoạn có những biến động mạnh mẽ của rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng để kiểm định tác động của

vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Để lựa chọn mô hình phù

hợp, luận văn sử dụng mô hình bình phương bé nhất OLS, mô hình hồi quy có tác
động cố định FEM, mô hình hồi quy có tác động ngẫu nhiên REM sau đó sử dụng
kiểm định Hausman để kiểm tra mô hình phù hợp. Trường hợp mô hình bị vi phạm, sử
dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát GLS để khắc phục hiện tượng
phương sai thay đổi và phương pháp dữ liệu bảng động GMM hai bước bằng ước
lượng GMM hệ thống để khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn, phương sai thay đổi,
tự tương quan bậc cao giữa các sai số nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu
quả, đưa ra kết quả nhất quán và chính xác.
1.6.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu về vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt

Nam, từ đó phân tích thực trạng về tình hình vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng cũng
như mối quan hệ của vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại 30 NHTM Việt Nam trong


4

giai đoạn 2007 – 2017. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng mô hình hồi
quy phù hợp, đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín
dụng tại các NHTM Việt Nam từ đó gợi ý những chính sách nhằm hạn chế tác động
của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng đồng thời cũng gợi ý những chính sách giảm
thiểu rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà
quản trị ngân hàng xác định được mức độ tác động vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng
để từ đó đưa ra những chính sách, chiến lược cụ thể nhằm hạn chế tác động của vốn
chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng phù hợp cho từng
ngân hàng.
1.7.


Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín dụng tại

ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng
thương mại Việt Nam
Chương 4: Mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại

2.1.1. Khái niệm
Cũng như bất cứ doanh nghiệp nào, muốn kinh doanh được thì phải có vốn, hay
nói cách khác vốn là tiền đề cho khởi sự kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, nguồn vốn phản ánh thông qua kết cấu nguồn vốn của ngân hàng gồm vốn chủ
sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác.
Theo Peter S. Rose (2012), vốn chủ sở hữu ngân hàng là nguồn tiền được chủ
sở hữu ngân hàng đóng góp bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi
nhuận không chia. Vốn chủ sở hữu ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động
kinh doanh và đảm bảo cho hoạt động dài hạn của một tổ chức tài chính.
Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), vốn tự có còn được gọi là vốn chủ

sở hữu, là vốn riêng của ngân hàng thương mại. Đây là số vốn ban đầu và được gia
tăng không ngừng trong quá trình phát triển của ngân hàng thương mại.
Theo Trần Huy Hoàng (2011), vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ
sở hữu đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh dưới dạng lợi nhuận giữ
lại.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nhưng giữ vai trò rất quan trọng vì vốn chủ sở
hữu vừa là cơ sở hình thành nên các nguồn vốn khác vừa tạo nên uy tín ban đầu và duy
trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là nền tảng cho sự tăng
trưởng của ngân hàng vì đây nguồn vốn ổn định, luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt
động của ngân hàng và có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả.
2.1.2. Thành phần của vốn chủ sở hữu
Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, thành phần vốn tự có hay vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gồm
vốn cấp 1 và vốn cấp 2.


6

Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp); các quỹ bao
gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài
chính; vốn đâu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định; lợi nhuận chưa phân
phối; thặng dư vốn cổ phần. Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 1 bao gồm: lợi thế thương
mại; lỗ lũy kế và cổ phiếu quỹ.
-

Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp): là nguồn vốn ban đầu ngân hàng có

được khi mới hoạt động và được ghi vào bảng điều lệ hoạt động của ngân hàng. Đây là

vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất
định. Vốn điều lệ được sử dụng chủ yếu vào mục đích như xây dựng trụ sở, chi nhánh
ngân hàng, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh, góp vốn liên doanh...
và có thể điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
-

Các quỹ được hình thành từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng.

-

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định: được hình thành từ

việc trích khấu hao tài sản cố định và từ các nguồn hợp lý khác để sử dụng cho nhu cầu
đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của ngân hàng.
-

Lợi nhuận chưa phân phối: là phần lợi nhuận được giữ lại để bổ sung vốn cho

ngân hàng, được xác định qua kiểm toán của tổ chức kiểm toán độc lập sau khi đã nộp
thuế và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
-

Thặng dư vốn cổ phần: là khoản tiền các cổ đông đã góp khi mua cổ phiếu với

giá trị lớn hơn mệnh giá của mỗi cổ phiếu. Thặng dư vốn cổ phần xuất hiện khi ngân
hàng cổ phần phát hành thêm cổ phiếu nhằm tăng thêm vốn kinh doanh.
Vốn cấp 2 bao gồm các quỹ được trích từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ
thưởng ban điều hành); 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản cố định theo
quy định của pháp luật; 45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp vốn

đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật; 80% dự phòng chung theo quy định của
NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và sử
dụng dự phòng rủi ro đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do ngân hàng phát hành; nợ thứ cấp do ngân


7

hàng phát hành. Các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp 2 bao gồm phần chênh lệch dương
giữa dự phòng chung và 1.25% của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng”; phần
chênh lệch dương giữa nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành và 50% vốn tự có cấp 1;
mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác
phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi
nhành ngân hàng nước ngoài (không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm,
chiết khấu, tái chiết của khách hàng).
2.1.3. Vai trò của vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
 Bảo vệ lợi ích của người gửi tiền
Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro gây
ra những thiệt hại lớn cho nội tại từng ngân hàng cũng như ảnh hưởng đến toàn hệ
thống ngân hàng. Trong trường hợp thiệt hại lớn, ngân hàng nếu không đủ dự phòng
để bù đắp tổn thất và có nguy cơ dẫn đến phá sản thì cũng có thể sử dụng tấm đệm
cuối cùng là vốn chủ sở hữu để bù đắp được những thiệt hại và bảo vệ quyền lợi của
người gửi tiền.
 Duy trì hoạt động của ngân hàng
Vốn chủ sở hữu có thể sử dụng để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư nhằm tạo lợi
nhuận cho ngân hàng. Vai trò duy trì hoạt động của ngân hàng là thứ yếu do vốn chủ
sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nên lợi nhuận mà vốn
chủ sở hữu mang lại cũng không cao.
 Điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng

Vốn chủ sở hữu thường được các cơ quan quản lý ngân hàng dùng để xác định
các tỷ lệ an toàn, xác định mức độ an toàn vốn, ban hành những quy định về hoạt động
của các ngân hàng nhằm xác định và điều chỉnh các giới hạn hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
2.2.

Rủi ro tín dụng

2.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Theo từ điển bách khoa toàn thư (Wikipedia) rủi ro tín dụng liên quan đến rủi ro


8

theo đó con nợ mất khả năng trả bất cứ khoản nợ nào theo yêu cầu.
Rủi ro tín dụng là khả năng bên vay hay đối tác của ngân hàng không thực hiện
nghĩa vụ theo các điều khoản thỏa thuận (Theo Basel II).
Theo Trần Huy Hoàng (2011), rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không trả
được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng phát sinh trong quá trình cấp tín
dụng.
Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 thì rủi ro tín dụng là rủi ro
do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn
bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng.
2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Theo Trần Huy Hoàng (2011), căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro
tín dụng được phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục.
-

Rủi ro giao dịch: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quá trình giao dịch


và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn,
rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh trong quá trình đánh giá, phân tích tín
dụng hoặc lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ngân hàng quyết định
cho vay.
+ Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều
khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức
đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt
động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các
khoản vay có vấn đề.
-

Rủi ro danh mục: là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục

cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại: là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính
riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Rủi ro nội tại


9

xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều
đối với một số khách hàng, doanh nghiệp trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc
trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng loại hình cho vay có rủi ro cao.
Căn cứ vào mức độ tổn thất của rủi ro tín dụng
Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), căn cứ vào mức độ tổn thất
rủi ro tín dụng chia làm hai loại rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.

-

Rủi ro mất vốn: Là rủi ro khi khách hàng không có khả năng trả được nợ bao

gồm gốc và lãi theo hợp đồng và ngân hàng chỉ trông chờ vào giá trị thanh lý tài sản
của doanh nghiệp.
-

Rủi ro đọng vốn: là rủi ro xảy ra trong trường hợp đến hạn mà ngân hàng vẫn

chưa thu hồi vốn vay, dẫn đến các khoản vốn bị đông cứng và ảnh hưởng đến ngân
hàng trên hai phương diện kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và gặp khó khăn cho
việc thanh toán cho ngân hàng.
Căn cứ vào phạm vi của rủi ro tín dụng
Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012), căn cứ vào phạm vi của rủi
ro tín dụng, có thể phân chia rủi ro tín dụng thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
-

Rủi ro tín dụng cá biệt: là rủi ro tín dụng xảy ra đối với một khoản vay của một

khách hàng cụ thể, thuộc một nhóm ngành cụ thể. Rủi ro cá biệt xảy ra do một số
nguyên nhân như: đặc điểm ngành và loại hình kinh tế của khách hàng; tình hình tài
chính của khách hàng; khả năng quản trị của khách hàng; đạo đức của khách hàng…
-

Rủi ro tín dụng hệ thống: là rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ với một ngân hàng

mà mang tính chất hệ thống, lan truyền đến cả khu vực ngân hàng. Nguyên nhân của
rủi ro hệ thống bao gồm: sự thay đổi chính sách thể hiện ở chính sách tiền tệ, chính
sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu…

2.2.3. Đặc điểm rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), rủi ro tín dụng có những đặc điểm như mang
tính bị động, đa dạng và phức tạp, có tính chất tất yếu.
Rủi ro tín dụng mang tính bị động: những tổn thất trong hoạt động tín dụng


10

thường chỉ xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân cho khách hàng. Do là người trực tiếp
sử dụng vốn vay nên chính khách hàng mới là người có đầy đủ thông tin về sự hiệu
quả của việc sử dụng vốn vay. Điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng
khiến cho ngân hàng rơi vào thế bị động làm cho ngân hàng chậm trễ ứng phó.
Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: do hoạt động tín dụng của ngân
hàng đa dạng về đối tượng vay, loại hình tín dụng… nên rủi ro tín dụng có tính chất đa
đạng và phức tạp. Chính sự đa dạng và phức tạp của rủi ro tín dụng buộc ngân hàng
phải chú trọng nhiều hơn đến công tác quản trị rủi ro tín dụng, từ việc thiết lập chính
sách tín dụng, sử dụng các công cụ quản trị rủi ro đến quy trình quản trị trong khâu
nhận diện, đánh giá, đo lường, xử lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng có tính chất tất yếu: bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng gắn
liền với rủi ro, trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng cũng không là ngoại lệ. Lợi
nhuận đạt được tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được và
nằm trong khả năng kiểm soát, nguồn lực tài chính cũng như năng lực kinh doanh của
ngân hàng.
2.2.4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010), nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng rất đa dạng, có thể xét ở góc độ từ phía khách hàng vay, từ phía ngân hàng và
những nguyên nhân chủ quan.
-

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay

Những nguyên nhân xuất phát từ nội tại từ phía khách hàng như tình hình sản

xuất kinh doanh thiếu ổn định, khả năng tự chủ tài chính kém, năng lực điều hành yếu
cũng như hệ thống quàn trị kinh doanh không hiệu quả, trình độ quản lý của khách
hàng yếu kém dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hoặc gây thất thoát vốn vay ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng có thể xảy ra do
khách hàng thiếu thiện chí và bất hợp tác trong việc trả nợ vay ngân hàng cũng như cố
ý, cố tình lừa đảo nhằm chiếm đoạt sử dụng vốn vay của ngân hàng.
-

Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng


11

Ngân hàng có chính sách tín dụng chưa hợp lý, quy trình cho vay chưa chặt chẽ,
không có đủ thông tin để phân tích và đánh giá khách hàng dẫn đến việc đánh giá sai
phương án cho vay, thời hạn cho vay, thời gian trả nợ không phù hợp với phương án
kinh doanh của khách hàng.
Năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng còn
yếu đồng thời lơi lỏng trong quá trình giám sát trước, trong và, sau khi cho vay làm
cho ngân hàng không phát hiện được các khoản vay sai mục đích.
Trong môi trường cạnh tranh quá gay gắt, các ngân hàng thường chạy theo quy
mô, thành tích và kế hoạch mà bỏ qua các tiêu chuẩn cho vay, chất lượng tín dụng
đồng thời quá tin tưởng vào phương án kinh doanh của khách hàng.
-

Nguyên nhân khách quan
Những nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro tín dụng như những nguyên nhân


bất khả kháng tác động tới người vay làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng
như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hoặc do sự biến động của môi trường kinh tế,
những bất cập trong cơ chế chính sách của nhà nước… vượt quá tầm kiểm soát của
người đi vay và ngân hàng.
2.2.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hoàng (2011), khi ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ gây ra hậu
quả nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà
còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được các khoản tín dụng đã cấp
nhưng vẫn phải trả các khoản gốc và lãi cho các khoản huy động khi đến hạn, điều này
làm cho ngân hàng bị mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm từ
đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể mất khả năng thanh
khoản gây mất lòng tin của người gửi tiền. Tâm lý người gửi tiền hoang mang lo sợ
dẫn đến việc ồ ạt kéo nhau đi rút tiền, không chỉ ở chính ngân hàng gặp sự cố mà còn
hiện tượng kéo theo ảnh hưởng đến những ngân hàng khác, gây ảnh hưởng đến toàn hệ
thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng gặp khó khăn sẽ tác động nghiêm trọng đến nền


12

kinh tế xã hội như nền kinh tế bị suy giảm, lạm phát tăng làm sức mua giảm, thất
nghiệp tăng…
2.2.6. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng
Nợ quá hạn

-

Theo Thông tư 02/2013/NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.
Các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại thành các cấp

độ quá hạn như sau:
Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày – Nợ cần chú ý
Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn
Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ
Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Nợ quá hạn được phản ánh qua hai chỉ tiêu sau: tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách
hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ.
 Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn
cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện có bao nhiêu đồng đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ

X100%

 Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số khách hàng có dư nợ
Tỷ lệ khách hàng
có nợ quá hạn trên
tổng khách hàng

=

Số khách hàng có nợ quá hạn
Tổng số khách hàng có dư nợ

X100%


có dư nợ
Tỷ lệ này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng đã
quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng là không hiệu
quả.
-

Nợ xấu


13

Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 trong phân loại nợ của
ngân hàng.
-

Tỷ lệ nợ xấu
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Tỷ lệ nợ xấu được đo lường như sau:
Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

Tổng dư nợ

X100%


Tỷ lệ nợ xấu cho biết 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu và
được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao
cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng càng kém, rủi ro tín dụng càng lớn.
Trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng

-

Do các khoản vay có thể bị giảm giá trị nên việc trích lập dự phòng là cần thiết.
Trích lập dự phòng là biện pháp ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay
đã cấp cho khách hàng.
Trích lập dự phòng rủi
ro tín dụng

=

Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập
Tổng dư nợ bình quân

X100%

Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng nhà
nước, việc trích lập dự phòng rủi ro bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Dự
phòng chung là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định
được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong các trường hợp
khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Dự phòng chung là dự phòng trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở
phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Tỷ lệ
trích lập dự phòng cụ thể với năm nhóm nợ lần lượt là: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.
2.3.


Các nghiên cứu trước đây về tác động của vốn chủ sở hữu đến rủi ro tín

dụng tại các NHTM


14

2.3.1. Nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010)
Louzis và cộng sự (2010) nghiên cứu “ Các yếu tố vĩ mô và nội tại ngân hàng
tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng tại Hy Lạp” - một nghiên cứu trong
ngành ngân hàng tại Hy Lạp giai đoạn 2003 đến 2009. Bài nghiên cứu sử dụng phương
pháp dữ liệu bảng động để kiểm tra các biến độc lập bao gồm các yếu tố vĩ mô bao
gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và các biến nội
tại ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi, tỷ suất
hoạt động, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc rủi
ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả cho thấy các biến vĩ mô bao gồm
GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay tác động mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng, các biến
nội tại của ngân hàng bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên
tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với rủi ro tín dụng thông qua biến phụ thuộc tỷ lệ
nợ xấu.
2.3.2. Nghiên cứu của Curak và cộng sự (2013)
Curak và cộng sự (2013) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng
tại 69 ngân hàng của 10 nước khu vực Đông Nam Châu Âu giai đoạn 2003 – 2010”.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp dữ liệu bảng động đã xác định các biến độc lập là
các yếu tố vĩ mô bao gồm các biến tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ
giá và các biến nội tại ngân hàng bao gồm các biến quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín
dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tác động đến
biến độc lập rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy

biến rủi ro tín dụng đại diện là tỷ lệ nợ xấu bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu
tố nội tại ngân hàng. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều
với rủi ro tín dụng thông qua biến tỷ lệ nợ xấu tức là với mức vốn hóa cao cho phép
các ngân hàng chấp nhận rủi ro cao hơn vì nhu cầu tạo ra lợi nhuận ngày càng cao.
2.3.3. Nghiên cứu của Tehulu và cộng sự (2014)
Tehulu và cộng sự (2014) khi nghiên cứu “Các yếu tố nội tại trong ngân hàng
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng – Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Ethiopian”


×