MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY MAY ĐÁP
CẦU.
I. MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác quản lý sử dụng nguồn tài
chính tại công ty May Đáp Cầu ta có thể nhận xét một cách tổng quát về công
tác quản lý sử dụng nguồn tài chính tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhìn
chung, ở công ty các công việc này được thực hiện khá đầy đủ, chính vì vậy mà
các thiệt hại ngừng sản xuất, ít đọng vốn, thất thoát vốn… đều được hạn chế
tới mức tối đa, vốn lưu động được sử dụng linh hoạt đáp ứng kịp thời nhu cầu
cần thiết. Tuy còn một số hạn chế nhất định do nguyên nhân khách quan công
ty đang ổn định sản xuất dần dần hoàn thành cổ phần hoá, song công tác quản
lý sử dụng nguồn tài chính là khá tốt, cụ thể một số ưu, nhược điểm là:
1. Ưu điểm
- Về cơ câu tổ chức, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ,
nhưng khá chặt chẽ với nhiệm vụ cụ thể giao cho từng cá nhân giàu năng lực
chuyên môn được trang bị hệ thống máy vi tính với phần mềm kế toán cập
nhật, kế toán trưởng là người điều hành công việc chung. Vì vậy vốn sản xuất
kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng được theo dõi chặt chẽ, chính
xác, tránh được tình trạng thất thoát vốn.
- Về kết cấu vốn kinh doanh xét theo kết cấu tài sản, vốn lưu động của
công ty thường chiếm tỷ trọng cao hơn vốn cố định (vốn lưu động = 57%, vốn
cố định: 43%) phù hợp với đặc thù loại hình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Về công tác huy động vốn, trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty
không thể dựa vào hoàn toàn nguồn vốn ngân sách nhà nước như trước nữa
mà phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn khác. Đối với nguồn tài trợ ngắn
hạn vốn lưu động, công ty không lạm dụng mà luôn cố gắng hoàn thành nghĩa
vụ đối với nhà nước.
Cùng với sự quản lý của cán bộ công ty và sự vận động sáng tạo không
ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã tìm ra được hướng đi
đúng cho mình, sản phẩm ngày càng đứng vững trên thị trường và công ty
ngày càng được phát triển, trở thành một cơ sở sản xuất kinh doanh vững
mạnh của Bộ Công Nghiệp nói chung, ngành dệt may nói riêng.
Tình hình sản xuất kinh doanh hàng năm có lãi, môi trường sinh thái hài
hoà, công ăn việc làm của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được
cải thiện, thu nhập của người lao động ngày càng cao, tình hình thực hiện các
chính sách đối với nhà nước càng tăng hàng năm. Đặc biệt là công tác tài
chính được ban quản lý công ty rất quan tâm và quản lý nghiêm túc từ khi bắt
đầu hoạch định chiến lược cho tới khi tiêu thụ sản phẩm.
- Nguồn tài chính của công ty được sử dụng gồm vốn vay, vốn chủ sở hữu,
vốn lưu động của công ty được thanh toán rất khả thi biểu hiện qua chỉ tiêu tài
chính “khả năng thanh toán nhanh” đã phát triển ở trên giúp cho uy tín của
công ty với các bạn hàng được đảm bảo.
2. Tồn tại
Bên cạnh các ưu điểm trong công tác quản lý nguồn tài chính tại công ty
May Đáp Cầu, còn tồn tại một số nhược điểm cần phải tìm cách khắc phục là:
Trong công tác tổ chức quản lý nguồn tài chính nói chung, nguồn vốn nói
riêng, công ty chưa tận dụng được nguồn vốn lưu động từ thị trường chứng
khoán. Nguyên nhân là thị trường chứng khoán Việt Nam còn hoạt động cầm
chừng, hơn nữa, công ty còn chưa cổ phần hoá nên còn nhiều bỡ ngỡ về thị
trường mới này nên chưa mạnh dạn thời gian.
Mặc dù tình hình quản lý tài chính khá tốt song chưa có nối mạng
internet nên các thông tin trong và ngoài nước chưa được cập nhật đồng đều.
- Kết cấu vốn kinh doanh xét theo nguồn vốn hình thành cho thấy vốn sản
xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là được đảm bảo bằng nguồn vốn đi vay,
thậm chí năm 2003 nợ vay chiếm tới 90,7% tổng vốn kinh doanh. Như vậy
công ty đang gặp áp lực rất lớn từ việc chi trả lãi vay.
- Các chỉ tiêu tài chính thể hiện hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh
toán của công ty nhìn chung đang giảm, vì vậy trong thời gian tới công ty phải
có các biện pháp tích cực để nâng cao các chỉ tiêu này lên.
- Việc chưa cổ phần hoá công ty cũng phần nào ảnh hưởng đến việc huy
động vốn từ các cổ đông trong và ngoài công ty.
- Cách thức làm việc của công nhân lao động là mỗi người làm một công
đoạn, làm lâu dễ gây nhàm chán.
Trên đây là một số các mặt còn tồn tại mà công ty cần khắc phục để đạt
được các mục tiêu kinh doanh nói chung cũng như việc quản lý tài chính nói
riêng của công ty.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1.Giải pháp: Qua nghiên cứu tình hình quản lý tài chính nói riêng và hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung của công ty May Đáp Cầu em thấy bên
cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại nhất định. Để cho công
tác quản lý nguồn tài chính được tốt hơn, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp từ phía công ty và nêu lên một số kiến nghị đối với nhà nước và Bộ chủ
quản.
1.1. Giải pháp đối với công tác quản lý
* Công tác tiếp thị: Tăng cường các biện pháp tiếp thị, mở rộng quan hệ
phát triển thị phần, quảng cáo qua internet để tạo ra một thị trường lớn.
Ngoài công tác tiếp thị bên ngoài, công ty cũng cần phải phát huy khả
năng sáng tạo trong công tác tiếp thị nội bộ của công ty. Tức là phải có các chế
độ khuyến khích khen thưởng… cho cán bộ công nhân viên để họ có thể phát
huy hết khả năng làm việc của mình. Từ đó sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của
công ty cao hơn.
* Công tác huy động vốn: Tăng cường biện pháp huy động vốn
- Để tăng nhanh các chỉ tiêu tài chính thì có hai cách:
+ Giảm vốn lưu động sử dụng bình quân và chi phí sử dụng vốn, cụ thể lập
chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2004, giảm vốn lưu động xuống mức hợp lý là
50% so với tổng vốn kinh doanh của công ty.
+ Tăng doanh thu và lợi nhuận. Để tăng được doanh thu thì phải đầu tư
thêm TSCĐ để tăng năng suất, để đạt mức lợi nhuận cao nhất.
- Tăng cường các khoản vốn liên doanh, liên kết của các đơn vị khác, nhận
ký quỹ ký cược từ cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty.
1.2. Tăng cường các biện pháp tránh ứ đọng vốn và chiếm dụng vốn:
- Giảm lượng hàng tồn kho đến một mức độ hợp lý, trung bình ổn định là
3,83 lần.
- Giảm lượng tiền mặt tồn quỹ tới mức độ hợp lý, cụ thể mức tiêu chuẩn là
30% tổng vốn kinh doanh.
- Tăng cường các biện pháp thu hồi nợ của khách hàng, phải thu của
khách hàng chỉ nên ở mức 30% tổng doanh thu để tránh tình trạng vốn bị
chiếm dụng.
- Giảm các khoản đầu tư không có lợi đối với công ty, cụ thể là đầu tư tài
chính dài hạn.
- Thanh toán nhanh các khoản nợ kéo dài của khách hàng, cụ thể là nợ
khó đòi, nợ khác,….
1.3. Tăng cường công tác mở rộng đầu tư và công tác tài chính kế toán
- Đẩy nhanh cổ phần hoá toàn công ty, xác định đây là mục tiêu kế hoạch
của năm 2004. Vì khi chủ sở hữu vốn và chủ sử dụng vốn là một thì vốn được
sử dụng có hiệu quả hơn các trường hợp chủ sở hữu vốn cách biệt với chủ sử
dụng vốn. Hơn nữa, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước giúp cho
hoạt động được hiệu quả hơn vì chủ sở hữu vốn lúc này không chỉ còn là nhà
nước nữa mà là một tập thể hội đồng quản trị đại diện cho lợi ích của nhà
nước và của các cổ đông. Vì lợi ích kinh tế của mình, việc sử dụng vốn được
quản lý giám sát cụ thể nên hiệu quả hơn.
- Giám sát chặt chẽ tiền vốn của từng phân xưởng, từng công đoạn, thực
hiện chế độ tính lãi tiền vay theo cơ chế khoán thẳng cho từng tổ, từng phân
xưởng.
- Phân tích nhanh được lỗ lãi của từng thời kỳ kế toán, đưa ra được các
yếu tố ảnh hưởng giá thành giúp ban giám đốc chỉ đạo, ra quyết định sản xuất
kinh doanh kịp thời, chính xác.
1.4. Tăng cường các biện pháp quản lý chức năng
- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tăng cường chức năng của
phòng KCS.
- Tăng cường các mối liên hệ giữa các đoàn thể tạo ra sức mạnh cộng
đồng, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao,….
- Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tinh giản và hợp
lý hơn, cụ thể như, sát nhập phòng kế hoạch vật tư với văn phòng công ty.
- Cải tiến hệ thống thông tin nộ bộ nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác và đầy đủ tới mọi cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty
có thể tiến hành xây dựng mạng thông tin nội bộ internet.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả, căn cứ vào các yếu tố như:
+ Nhu cầu kế hoạch của công ty.
+ Tiềm năng của công ty.
+ Đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá loại hình kinh doanh.
- Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm mở rộng khắp trên cả nước,
tìm hiểu thêm nhiều đoạn thị trường mới.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ BỘ CHỦ QUẢN