Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện krông bông, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

Thừa Thiên Huế, năm 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------

Y LAM NIÊ

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ
Chuyên ngành: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Mã số: 8440217

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Hoàng Sơn

Thừa Thiên Huế, năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả

Y Lam Niê


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Hoàng Sơn –
Trƣởng khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban chủ
nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Địa lý Trƣờng ĐHSP Huế đã quan tâm, giúp
đỡ nhiều mặt cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk, Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng tỉnh Đăk Lăk, Chi cục Thống kê huyện Krông Bông tỉnh Đăk
Lăk, phòng Nông nghiệp huyện Krông Bông tỉnh Đăk Lăk đã cung cấp nhiều thông
tin, tƣ liệu thực tế của địa phƣơng để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Thừa Thiên – Huế 6/2018
Tác giả


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... 5
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 1
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................... 2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN ........................................... 2
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN....................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ............................................................................................................................ 4
1.1.1. Biến đổi khí hậu ......................................................................................... 4
1.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu .......................................................................... 4
1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu .................................................................. 5
1.1.4. Sản xuất nông nghiệp................................................................................. 8
1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................................................... 10
1.2.1. Biến đổi khí hậu trong quá khứ ............................................................... 10
1.2.2. Biến đổi khí hậu hiện nay ........................................................................ 18
1.2.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 26
1.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ....................................................... 31
1.3.1. Trên Thế giới ........................................................................................... 31
1.3.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 33
1.3.3. Ở tỉnh Đăk Lăk ........................................................................................ 34
CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK ....................................... 36
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK
LĂK 36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 36
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội......................................................................... 46
2.2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH
ĐĂK LĂK .................................................................................................................................................. 48
2.3. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH
ĐĂK LĂK .................................................................................................................................................. 48

2.3.1. Biến đổi nhiệt độ ...................................................................................... 48
Nguồn: ............................................................................................................... 49


2.3.2. Biến đổi lƣợng mƣa ................................................................................. 49
2.3.3. Một số thiên tai ........................................................................................ 50
2.4. LỰA CHỌN KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HUYỆN KRÔNG
BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK .................................................................................................................... 52
2.5. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK ..................................... 54
2.5.1. Ảnh hƣởng của yếu tố nhiệt độ ................................................................ 54
2.5.2. Ảnh hƣởng của yếu tố lƣợng mƣa ........................................................... 55
2.5.3. Ảnh hƣởng của một số thiên tai ............................................................... 56
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK ............................................. 60
3.1. PHÂN TÍCH MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU60
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN KRÔNG
BÔN ...........................................................................................................................78
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU Ở HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐĂK LĂK ........................................ 82
3.3.1. Cơ sở khoa học đề xuất các mô hình nông nghiêp ở địa bàn nghiên cứu82
3.3.2. Đề xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp kếthợp nhằm phát triển bền
vững ở huyện Krông Bông ................................................................................ 88
3.3.3. Đề xuất các giải pháp triển khai mô hình hình sản xuất nông nghiệp thích
ứng với biến đổi khi hậu theo hƣớng phát triển bền vững ................................ 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 105


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Nghĩa của chữ viết tắt

Chữ viết tắt
Tiếng Việt
ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BNN

Bộ nông nghiệp

ĐB

Đồng bằng

KBT

Khu bảo tồn

KL

Kết luận

KNK


Khí nhà kính

KT - XH

Kinh tế - xã hội



Quyết định

TTg

Thủ tƣớng

TVNM

Thực vật ngập mặn

TU

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vƣờn quốc gia


Tiếng Anh
ENSO

Dao động Nam (El Nino Southern Oscillation)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

IMHEN

Viện khí tƣợng học, thủy văn và môi trƣờng
(Institute of Meteorology, Hydrology and Environment)

IPCC

Ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu
(International Panel on Climate Change)

RCP

Đƣờng nồng độ khí nhà kính đại diện
(Representative Concentration Pathways)


DANH MỤC CÁC BẢNG


DANH MỤC CÁC HÌNH



PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và tác động của nó hiện nay đã và đang là vấn đề
nóng bỏng, cũng là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế
giới. BĐKH còn đƣợc biểu hiện thông qua việc tăng nhiệt độ, tần suất và tính thất
thƣờng của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ nắng nóng và rét đậm kéo dài, hạn
hán và xâm nhập mặn, bão, lũ lụt… Qua đó gây hàng loạt tác động bất lợi đối với
nền sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp; làm thay đổi điều kiện sống các loài sinh
vật, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm biến mất một số loài và nguy cơ xuất hiện nhiều
loại bệnh dịch mới trên cây trồng, vật nuôi.
Huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk nằm ở vị trí tiếp giáp giữa cao nguyên Buôn
Ma Thuột với Trƣờng Sơn Nam nên địa hình của huyện bị chia cắt rất mạnh, thấp
dần theo hƣớng Đông – Nam xuống Tây – Bắc, địa hình đồi núi chiếm phần lớn
diện tích. Trong 10 năm trở lại đây, dù không ảnh hƣởng của gió bão, song huyện
lại chịu ảnh hƣởng của tình trạng ngập lụt. Không chỉ có mƣa lũ, hạn hán cũng ngày
càng nghiêm trọng khi thời tiết thay đổi, nền nhiệt có xu hƣớng ngày càng tăng. Bên
cạnh đó, hiện tƣợng rét tăng về cả tần suất và cƣờng độ, số trận rét đậm, rét hại xảy
ra thƣờng xuyên. Tuy nhiên, các đợt rét diễn ra rất thất thƣờng không thể lƣờng
trƣớc đƣợc. Vì thế, gây ảnh hƣởng rất lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Vậy, xuất phát từ tình hình thực tế, cũng nhƣ nghiên cứu sự BĐKH ảnh hƣởng
đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện Krông Bông. Tôi quyết định chọn
đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk”.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đƣợc thực trạng các mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp nhằm xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số
giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk theo
hƣớng phát triển bền vững.

2.2. Nhiệm vụ của đề tài

1


- Tổng quan các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ảnh hƣởng của
nó đến sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng cơ sở lý luận phục vụ mục tiêu nghiên
cứu của đề tài.
- Nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội ở huyện có liên quan
đến đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng biến đổi khí hậu ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các hoạt động sản xuất nông
nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
- Đề xuất các giải pháp ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do tác động của biến đổi
khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu, tác động của nó đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện
Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn về thời gian
Tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu trên cơ sở số liệu đƣợc thu thập từ năm
1998 đến nay.
- Giới hạn về nội dung
+ Nghiên cứu biểu hiện của biến đổi khí hậu: biến đổi về nhiệt độ, lƣợng mƣa,
mực nƣớc biển dâng và các tai biến tự nhiên có tác động đến sản xuất nông nghiệp
ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
+ Phân tích, đánh giá mức độ và tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất
nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở huyện Krông
Bông, tỉnh Đăk Lăk.
+ Đề xuất các giải pháp ứng phó và các mô hình sản xuất nông nghiệp thích

nghi với biến đổi khí hậu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần vào việc làm sáng tỏ lý luận về biến
đổi khí hậu toàn cầu và tác động của biến đổi khí hậu đến môi trƣờng, tài nguyên
thiên nhiên, các hoạt kinh tế – xã hội; đặc biệt là hoạt động sản xuất nông – lâm
2


nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc xác định
các giải pháp giảm thiểu thiên tai do tác động biến đổi khí hậu.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài cung cấp các thông tin về biến đổi khí hậu, các mức độ và tác động của
biến đổi khí hậu đến sản xuất nông – lâm nghiệp, các định hƣớng sản xuất nông –
lâm nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phƣơng tỉnh
Đăk Lăk trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế – xã hội thích ứng
với biến đổi khí hậu khu vực theo hƣớng phát triển lâu bền.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở huyện
Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk
Chƣơng 3. Đề xuất một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện
Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

3


Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Biến đổi khí hậu
Theo Điều 1, điểm 2 Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(UNFCCC) năm 1992, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của
con ngƣời gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí
quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát đƣợc trong những
thời kỳ có thể so sánh đƣợc (United Nations, 1992).
Theo IPCC (2007) “BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó,
được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn”.
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2010) đã đƣa ra định nghĩa về BĐKH “là sự
biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc sự dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”.
Nhƣ vậy, nếu xem trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết
trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì
BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ
thống khí hậu.
1.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu

 Kịch bản Biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21
- So với trung bình thời kỳ 1988 – 2005: Nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối
thế kỷ 21 tăng khoảng 1,80C (RCP4.5) và tăng khoảng 3,70C (RCP8.5). Lƣợng mƣa
tăng ở vùng vĩ độ cao và trung bình, giảm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mực
nƣớc biển tiếp tục tăng trong thế kỷ 21 với tốc độ lớn hơn 2,0 mm/ năm. Mực nƣớc
biển dâng trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ 21 tăng 47 cm (RCP4.5) và tăng
khoảng 63 m (RCP8.5) [53], (bảng 1.1).
- Về các hiện tƣợng thời tiết cực đoan: Cực đoan nhiệt độ có xu thế tăng, theo
kịch bản RCP8.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ ngày lạnh nhất tăng từ 50C đến 100C;
nhiệt độ ngày nóng nhất tăng từ 50C đến 70C; Mƣa cực trị có xu thế tăng. Dự tính
lƣợng mƣa 1 ngày lớn nhất trong năm (tính trung bình 20 năm) tăng 5,3% ứng với

mức tăng 10C của nhiệt độ trung bình. Gió mùa có xu hƣớng tăng về phạm vi và
4


cƣờng độ trong thế kỷ 21. Thời điểm bắt đầu của gió mùa xảy ra sớm hơn và kết
thúc muộn hơn dẫn đến sự chậm pha của mùa mƣa. Bão mạnh có chiều hƣớng gia
tăng, mƣa lớn do bão gia tăng [53].
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng toàn cầu cuối thế kỷ 21 so với
thời kỳ 1986 – 2005
Thời kỳ
2046 – 2065
2081 – 2100
Khoảng
Khoảng
Kịch bản Trung bình
Trung bình
giới hạn
giới hạn
Mức tăng
RCP2.6
1.0
0.4-1.6
1.0
0.3-1.7
nhiệt độ trung
RCP4.5
1.4
0.9-2.0
1.8
1.1-2.6

0
bình ( C)
RCP6.0
1.3
0.8-1.8
2.2
1.4-3.1
RCP8.5
2.0
1.4-2.6
3.7
2.6-4.8
Khoảng
Khoảng
Kịch bản Trung bình
Trung bình
giới hạn
giới hạn
24
17-32
40
26-55
Mực nƣớc biển RCP2
trung bình (cm) RCP4.5
26
19-33
47
32-63
RCP6.0
25

18-32
48
33-63
RCP8.5
30
22-38
63
45-82
Nguồn: [53]
1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là khái niệm rất rộng, trong bối cảnh BĐKH, thích ứng đƣợc áp
dụng cho nhiều lĩnh vực/đối tƣợng liên quan bị tác động của BĐKH. Về bản chất,
sự thích ứng là quá trình dẫn tới tiến bộ hoặc tiến hóa. Mọi thực thể của hệ thống tự
nhiên – xã hội đều có khả năng thích ứng BĐKH. Một số khái niệm thích ứng với
BĐKH điển hình có thể kể đến nhƣ:
- Là một quá trình mà qua đó con ngƣời làm giảm những tác động bất lợi của
khí hậu đến sức khoẻ, đời sống và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trƣờng
khí hậu mang lại (Burton, 1992);
- Là sự điều chỉnh một cách chủ động, chống lại nhằm làm giảm thiểu những
hậu quả tiêu cực do BĐKH (Stakhiv, 1993);
- Là sự điều chỉnh của cá nhân, tập thể và các thể chế để giảm mức độ tổn
thƣơng do khí hậu (Pielke, 1998).
- Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời để ứng phó những
tác động thực tại hoặc tƣơng lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng
những lợi ích mang lại (IPCC, 2001). Trong đó, tăng cƣờng khả năng thích ứng là
một phƣơng thức giảm mức độ tổn thƣơng và định hƣớng phát triển bền vững.
5


- Là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời đối với hoàn cảnh hoặc

môi trƣờng thay đổi, nhằm giảm khả năng bị tổn thƣơng do BĐKH và tận dụng các
cơ hội do nó mang lại (Viện Khoa học KTTV và Môi trƣờng, 2011).
- “Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngƣời
đối với hoàn cảnh hoặc môi trƣờng thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thƣơng do dao động và biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng cơ hội
nó mang lại”. [2]
Mỗi lĩnh vực đều phải thích ứng theo mức độ tác động khác nhau và phù hợp
với các điều kiện mới của BĐKH. Hơn nữa, thích ứng trong từng lĩnh vực đồng thời
phải có sự thích ứng tổng hợp liên kết với các lĩnh vực khác trong hệ thống tự nhiên
– xã hội hay phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh BĐKH. Do đó, thích ứng cần
yêu cầu các đặc điểm sau:
- Thích ứng đòi hỏi sự tham gia của nhiều đối tƣợng, nhiều thành phần và
đƣợc thực hiện ở các quy mô khác nhau theo một qui trình thống nhất và lâu dài.
Thích ứng cần đƣợc thực hiện có hiệu quả nhất và phù hợp nhất, không ảnh hƣởng,
thay đổi sinh kế ngƣời dân cũng nhƣ các hoạt động phát triển KT – XH của khu
vực.
- Thích ứng mang tính chủ động theo ý chí con ngƣời nhằm giảm thiểu mức
độ tổn thƣơng và hƣớng tới sự phát triển bền vững.
- Thích ứng là một quá trình mang tính liên ngành và tính liên vùng rất cao.
Không một ngành nào, một quốc gia nào hoặc một nhóm quốc gia nào có thể hành
động đơn phƣơng trong thích ứng.
Ngoài ra, thích ứng còn yêu cầu đánh giá về các công nghệ và biện pháp
khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn
chặn hoặc hạn chế; tạo ra sự thích ứng nhanh với BĐKH; phục hồi có hiệu quả sau
những tác động, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. Thích ứng với
BĐKH có thể đƣợc nâng cao bằng cách đầu tƣ vào thích ứng với khí hậu hiện tại
cũng nhƣ thay đổi và biến đổi khí hậu trong tƣơng lai.
Có thể nói, hiện nay BĐKH đang xảy ra một cách khách quan, ngoài tầm
kiểm soát của con ngƣời, tác động lên mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội trên quy
mô toàn cầu và biện pháp để giảm nhẹ tác động của BĐKH phổ biến nhất hiện nay

6


là “sống chung”, hay còn gọi là thích ứng với BĐKH.
Ngoài ra, thích ứng còn đòi hỏi sự đánh giá về công nghệ và biện pháp khác
nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn
hoặc hạn chế chúng, nhanh chóng tạo ra sự thích ứng với BĐKH và phục hồi một
cách có hiệu quả sau những tác động của chúng hay bằng cách lợi dụng những tác
động tích cực.
Thích ứng với BĐKH có 2 mặt: giảm nhẹ sự mất mát và tổn thất, nhanh
chóng phục hồi sự hoạt động bình thƣờng của hệ thống; khai thác những cơ hội có
lợi do tác động của các yếu tố khí hậu mang lại. Vì vậy, hai chiến lƣợc cần thiết để
đối phó với BĐKH là: Giảm nhẹ: Giải quyết những nguyên nhân gây ra BĐKH
bằng cách giảm phát thải khí nhà kính (GHG) “…. tránh những vấn đề không quản
lý được…” Thích ứng: Tác động tiêu cực của các yếu tố khí hậu đƣợc giảm xuống
bằng các biện pháp giảm thiểu những mặt trái của chúng “… quản lý những gì
không thể tránh được…”.
Năng lực thích ứng là tiềm tàng hoặc khả năng của hệ thống, của khu vực
hoặc cộng đồng có thể điều chỉnh để sống chung với sự tác động của BĐKH nhằm
làm giảm sự thiệt hại hoặc tận dụng lợi thế do BĐKH đem lại.
Năng lực thích ứng về ý nghĩa thực tế đƣợc thể hiện qua khả năng chống đỡ
với sự biến đổi không chắc chắn của khí hậu, bao gồm cả hiện tƣợng dao động và
hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Nhƣ vậy, tăng khả năng thích ứng chính có thể giảm
nhẹ sự tổn thƣơng và hỗ trợ cho phát triển bền vững.
Không có công thức chung nào cho sự thành công của quá trình thích ứng.
Các quốc gia đối mặt với các loại hình và mức độ rủi ro khác nhau, xuất phát điểm
khác nhau về trình độ phát triển con ngƣời và tiềm năng công nghệ và tài chính. Về
lý thuyết, mọi quốc gia và mọi ngƣời đều có khả năng thích ứng. Thích ứng diễn ra
ở cả trong tự nhiên và hệ thống kinh tế xã hội. Tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội
đều phải thích ứng với mức độ nhất định với BĐKH và ngay cả sự thích ứng này

cũng thay đổi để phù hợp với các điều kiện mới của BĐKH.

7


1.1.4. Sản xuất nông nghiệp
1.1.4.1. Khái niệm
Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp gồm có hai ngành là trồng trọt và chăn nuôi.
Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa rộng gồm trồng trọt – chăn nuôi, lâm nghiệp và
ngƣ nghiệp.
Trồng trọt: là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tƣợng chính để sản
xuất ra lƣơng thực, thực phẩm, đáp ứng các nhu cầu của xã hội.
Chăn nuôi: là ngành mà đối tƣợng sản xuất là các loại động vật nuôi để cung
cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu con ngƣời.
Ngư nghiệp: là ngành bao gồm hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Lâm nghiệp: là các hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng và bảo vệ rừng; khai thác,
vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng.
1.1.4.2. Vai trò
Trong nền kinh tế quốc dân vai trò của ngành nông nghiệp vô cùng quan
trọng. Ngành nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức
tạp. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học – kỹ
thuật, bởi vì một mặt cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh
học – cây trồng, vật nuôi.
- Ngành nông nghiệp cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong việc
phát triển kinh tế ở hầu hết cả nƣớc, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Ở những
nƣớc này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ở những nƣớc có
nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn,
nhƣng khối lƣợng nông sản cuả các nƣớc này khá lớn và không ngừng tăng, đảm
bảo cung cấp đủ cho đời sống cho con ngƣời những sản phẩm tối cần thiết đó là

lƣơng thực, thực phẩm. Lƣơng thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết
định sự tồn tại phát triển của con ngƣời và phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc.
Xã hội càng phát triển, đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao thì
nhu cầu của con ngƣời về lƣơng thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số
lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. Điều đó do tác động của các nhân tố: sự gia tăng
dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con ngƣời.
8


Thực tiễn lịch sử các nƣớc trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển
kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lƣơng thực.
Nếu không đảm bảo an ninh lƣơng thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự
đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh
doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tƣ dài hạn.
- Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị.
Nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao
động cho phát triển công nghiệp và đô thị.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản
phẩm nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản
hàng hoá, mở rộng thị trƣờng…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế
trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là
khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông
nghiệp có thể đƣợc tạo ra bằng nhiều cách, nhƣ tiết kiệm của nông dân đầu tƣ vào
các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu đƣợc do xuất khẩu
nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.
- Làm thị trƣờng tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ lớn của công nghiệp. Ở hầu
hết các nƣớc đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tƣ liệu tiêu dùng và

tƣ liệu sản xuất. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác
động trực tiếp đến sản lƣợng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ nông
nghiệp, nâng cao thu nhập dân cƣ nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông
thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển,
từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với
thị trƣờng thế giới.
- Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu.
Nông nghiệp đƣợc coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn. Các loại
nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trƣờng quốc tế hơn so với các hàng hóa
công nghiệp. Vì thế, ở các nƣớc đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ
9


yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản
thƣờng bất lợi do giá cả trên thị trƣờng thế giới có xu hƣớng giảm xuống, trong lúc
đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông
nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nông nghiệp, nông thôn bị
thua thiệt so với công nghiệp và đô thị.
Gần đây một số nƣớc đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm
thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nƣớc.
- Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trƣờng.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền
vững của môi trƣờng vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trƣờng tự
nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất nhƣ
phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh… làm ô nhiễm đất và nguồn nƣớc. Quá trình
canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở
rộng diện tích đất rừng… vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần
tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi
trƣờng.
1.2. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.2.1. Biến đổi khí hậu trong quá khứ
Những bằng chứng thu đƣợc qua các thời đại địa chất khác nhau cho thấy sự
biến đổi của khí hậu Trái đất trong quá khứ là rất sâu sắc.
1.2.1.1. Khí hậu trước Kỷ Đệ tứ
Khí hậu trƣớc Kỷ Đệ tứ (trƣớc đây 2,6 triệu năm) nóng hơn hiện nay với nồng
độ CO2 cao hơn trong khí quyển. Thời kỳ trƣớc Kỷ Đệ tứ này quá xa để có thể có
những mẫu lõi băng, tuy nhiên sử dụng một số phƣơng pháp đại diện nhƣ đồng vị
cacbon, đồng vị Bo, quan hệ thực nghiệm giữa lỗ khí và nồng độ CO 2 trong khí
quyển, ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc nồng độ CO2 trƣớc Kỷ Đệ tứ. Kết quả cho
thấy nồng độ CO2 trong giai đoạn này nhìn chung cao hơn so với các thời kỳ gian
băng, tiền công nghiệp. Sự biến đổi của CO2 trong giai đoạn này đƣợc giả thiết là do
các biến đổi của các quá trình kiến tạo trên Trái đất.
Giai đoạn giữa của Thế Pliocene (hay còn gọi là Thế Thƣợng Tân), khoảng từ
3,3 đến 3 triệu năm trƣớc là giai đoạn gần đây nhất và có nhiệt độ trung bình toàn
10


cầu đƣợc duy trì ấm hơn so với hiện tại. Theo các tính toán từ nhiều mô hình thì
nhiệt độ cho giai đoạn này lớn hơn so với thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 2ºC đến
3ºC, đƣa ra một bức tranh rất giống với khí hậu của Trái đất cuối thế kỷ 21 đƣợc dự
tính bởi các mô hình toàn cầu. Thế Pliocene cũng đủ gần để hình dạng của các lục
địa và đại dƣơng đạt đến mức tƣơng tự nhƣ ngày nay. Nồng độ khí CO 2 trong giai
đoạn này vào khoảng 360 đến 400 ppm. Các bằng chứng địa chất và số liệu đồng vị
cho thấy rằng mực nƣớc biển giai đoạn này cao hơn ít nhất là 15 đến 25 m so với
mực nƣớc biển ngày nay, đồng nghĩa với việc giảm băng và lục địa ít khô cằn hơn.

Hình 1.3. Niên đại địa chất Đại Tân Sinh
Vào khoảng 55 triệu năm trƣớc, giai đoạn giữa của Thế Palaeocene (Thế Cổ
Tân) và Thế Eocene (Thế Thủy Tân), một đợt nóng đột ngột kéo dài với mức tăng
vài °C đã đƣợc ghi nhận bởi những biến đổi của đồng vị 18O và tỷ lệ Mg/Ca. Đợt

nóng lên toàn cầu cùng với những tác động đến môi trƣờng đi kèm đƣợc ghi nhận ở
tất cả các vĩ độ, trên cả bề mặt lẫn ở sâu dƣới đại dƣơng. Đợt nóng này kéo dài gần
100 nghìn năm và thƣờng đƣợc gọi là Cực đại nhiệt Cổ – Thủy Tân (PETM:
Palaeocene – Eocene Thermal Maximum). Các bằng chứng về sự thay đổi đối với
mƣa trên toàn cầu đƣợc ghi nhận ở trong nhiều hóa thạch, bao gồm cả hóa thạch
thực vật. Các nghiên cứu đồng vị 13C trên biển và lục địa cho thấy một khối lƣợng
lớn cacbon với tỷ lệ 13C thấp đã đƣợc giải phóng vào khí quyển và đại dƣơng.
Nguồn gốc của việc giải phóng cacbon này có khả năng là từ khí mêtan CH4,
CO2 từ các hoạt động núi lửa, hoặc sự ôxy hóa trầm tích hữu cơ. Cực đại nhiệt CổThủy Tân làm thay đổi hệ sinh thái toàn cầu, đã và đang đƣợc nghiên cứu rất nhiều
và có những đặc điểm khá giống với ngày nay trong vấn đề lƣợng cacbon phát thải
vào khí quyển đang ngày một tăng cao. Trong giai đoạn PETM, các tính toán cho
thấy lƣợng cacbon giải phóng vào khí quyển nằm trong khoảng từ 1 đến 2 ×10 18 g
cacbon, tƣơng đƣơng với lƣợng KNK phát thải dự tính trong thế kỷ 21.

11


1.2.1.2. Các thời kỳ băng hà – gian băng
Các bản ghi cổ khí hậu cho thấy một chuỗi các thời kỳ băng hà- gian băng xen
kẽ kể từ 740 nghìn năm trƣớc đây trong số liệu lõi băng, và kể từ vài triệu năm
trƣớc đây trong số liệu trầm tích đại dƣơng dƣới sâu. Thời kỳ băng hà là một giai
đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái đất, dẫn tới sự mở rộng của các sông
băng, các dải băng trên lục địa và trên vùng cực. Thời kỳ gian băng thì ngƣợc lại,
khí hậu Trái đất trở nên ấm hơn, làm băng tan chảy. Thời kỳ băng hà cuối cùng kết
thúc cách đây khoảng 18000 năm. Thế Holocen (Toàn Tân) mà chúng ta đang sống
thuộc về một giai đoạn gian băng.

Hình 1.4. Thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất có tương quan chặt chẽ với sự thay đổi
của nồng độ khí CO2 trong 400.000 năm qua.
Số liệu tái tạo từ dữ liệu lõi băng ở Vostock

( />Các bằng chứng địa chất và số liệu đồng vị cho thấy rằng mực nƣớc biển giai
đoạn này cao hơn ít nhất là 15 đến 25 m so với mực nƣớc biển ngày nay, đồng
nghĩa với việc giảm băng và lục địa ít khô cằn hơn.
Trong 430 nghìn năm trở lại đây, khi mà các số liệu cùng các hiểu biết có
đƣợc đầy đủ hơn, những chu trình băng hà – gian băng có chu kỳ 100 nghìn năm
với biên độ rất lớn xuất hiện rõ nét. Hình 2.2 đã sử dụng số liệu tái tạo từ dữ liệu lõi
băng ở Vostock, Nam Cực (vĩ độ: 78°27'51"S, kinh độ: 106°51'57"E). Ngoài chu kỳ

12


100 nghìn năm, các biến đổi lớn của khí hậu với chu kỳ nhỏ hơn cũng đƣợc xác
định.
Ở đây sẽ giải thích thêm một chút về phƣơng pháp phân tích quá khứ sử
dụng lõi băng. Ƣu điểm nổi trội của các mẫu băng đá đó là các mẫu này rất bền,
không bị lẫn thông tin nhƣ các mẫu trầm tích đáy biển (thƣờng hay bị nhiễm các vi
sinh vật). Trong một mẫu băng đá dày đến mấy nghìn mét, mỗi lớp tuyết mỏng là
lƣợng tuyết tích tụ hàng năm, chứa các thông tin về khí quyển của Trái đất vào thời
điểm đó. Do vậy, thông tin của mẫu lõi băng tại mỗi độ sâu cho biết thành phần khí
quyển và nhiệt độ tại từng thời kỳ tƣơng ứng.Phân tích bề dày lớp băng, biến động
của hàm lƣợng 18O sẽ cho các thông tin về giáng thủy và nhiệt độ trong quá
khứ. Phấn hoa quan sát đƣợc trong các lõi băng và có thể đƣợc dùng để suy đoán
các loài thực vật đã tồn tại.Tro núi lửa cũng có mặt trong một số lớp băng, và có thể
đƣợc dùng để xác định thời gian hình thành lớp trầm tích đó. Lƣợng muối biển
trong các lõi băng sâu ở Nam Cực cho biết sông băng ở đâyđã tiến đến vĩ độ nào về
phía xích đạo, từ đó có thểxác định đƣợc các thời kỳ băng hà và thời kỳ gian băng.
Việc lấy mẫu từ các phiến băng của Greenland và Nam Cực đã đƣợc tiến
hành từ cuối những năm 1960. Đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã lấy
đƣợc những mẫu băng sâu tới 3053,44 m từ phiến băng của Greenland và biết đƣợc
khí hậu trong quá khứ ít nhất là trƣớc đây 110.000 năm. Trong khi đó, những dữ

liệu từ băng ở Nam Cực có thể cho biết khí hậu cách nay 750.000 năm. Bên cạnh
Nam Cực và Greenland, ngƣời ta còn có thể lấy mẫu băng tại những sông băng sâu
ở dãy Andes của Peru và Bolivia, núi Kilimanjaro của Tanzania, và dãy Himalayas
của Châu Á.
Các lõi băng chỉ ra rằng nồng độ KNK tƣơng quan với nhiệt độ Nam Cực
theo các chu kỳ băng hà – gian băng (Hình 2.2), gợi ý rằng có một mối liên kết chặt
chẽ giữa KNK trong khí quyển và nhiệt độ. Các số liệu lõi băng phân giải cao trong
thời kỳ gian băng cho thấy nhiệt độ Nam cực bắt đầu tăng vài trăm năm rồi nồng độ
CO2 mới tăng. Trong thời kỳ gian băng hiện tại (và có lẽ tƣơng tự cho 3 thời kỳ gian
băng trƣớc đó), ấm lên ở cả hai bán cầu xảy ra sớm vài nghìn năm so với dấu hiệu
tăng mực nƣớc biển đầu tiên, kết quả của việc tan băng ở Bắc bán cầu do tốc độ
nóng lên nhanh của các vĩ độ phía Bắc.
13


Các phân tích từ lõi băng chỉ ra rằng nồng độ CO2 khí quyển thay đổi trong
khoảng từ 180 đến 300 ppm qua các thời kỳ băng hà – gian băng trong vòng
650.000 năm trở lại đây. Việc giải thích một cách định lƣợng cũng nhƣ cơ chế của
sự thay đổi CO2 này vẫn là một trong những bài toán chƣa đƣợc giải của lĩnh vực
khí hậu. Các quá trình trong khí quyển, đại dƣơng, trong trầm tích biển và trầm tích
trên đất liền, cũng nhƣ động lực băng biển và các tảng băng cần đƣợc tính đến. Bởi
vì biến đổi khí hậu trong giai đoạn ban đầu và giai đoạn kết thúc của một thời kỳ
băng hà diễn ra trong khoảng vài nghìn năm, hầu hết các biến đổi này bị tác động
bởi một quá trình hồi tiếp dƣơng của CO2: nghĩa là một sự lạnh đi nhỏ ban đầu (có
thể xuất hiện do sự biến động của quỹ đạo Trái đất, sẽ đƣợc đề cập đến ở phần sau)
sẽ đƣợc tăng cƣờng do nồng độ CO2 trong khí quyển giảm đi.
Bên cạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa thay đổi nhiệt độ và nồng độ CO2 trong
khí quyển, các phân tích cũng cho thấy sự liên quan giữa khí hậu và các dao động
của quỹ đạo Trái đất. Do Trái đất tự quay xung quanh trục của nó và quay quanh
Mặt Trời trên quỹ đạo, theo thời gian một vài biến thiên chu kỳ đã diễn ra. Năm

1920, nhà toán học ngƣời Serbi là Milutin Milankovitch đã đề xuất rằng biến động
của quỹ đạo Trái đất có ảnh hƣởng đến khí hậu. Hiệu ứng tổ hợp của các biến động
trong chuyển động của Trái đất lên khí hậu do vậy đƣợc gọi là chu kỳ Milankovitch.
Các thay đổi của chuyển động Trái đất gồm sự thay đổi của độ lệch tâm, độ nghiêng
trục và tuế sai.

Hình 1.5. Biểu diễn độ lệch tâm, độ nghiêng trục và tuế sai chuyển động của Trái
đất trên quỹ đạo (theo ).

14


Độ lệch tâm dao động với chu kỳ khoảng 413.000 năm và giá trị thay đổi
trong khoảng từ 0,002 (độ lệch tâm nhỏ, quỹ đạo gần tròn) đến 0,050 (độ lệch tâm
lớn hơn, quỹ đạo có hình elíp vừa phải) từ 800.000 năm trƣớc đến dự kiến 200.000
năm tiếp theo trong tƣơng lai. Giá trị của độ lệch tâm hiện tại là 0,017. Thay đổi
của độ lệch tâm điều chỉnh khoảng cách của Trái đất với mặt trời và có ảnh hƣởng
hạn chế đến bức xạ trung bình toàn cầu và trung bình năm. Tuy nhiên sự thay đổi
của độ lệch tâm làm thay đổi khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời, dẫn đến sự điều
chỉnh mạnh của các mùa và ảnh hƣởng của vĩ độ do độ nghiêng trục và chuyển
động tuế sai gây nên.
Hiện tại, chênh lệch của điểm gần mặt trời nhất (gọi là điểm cận nhật) và
điểm xa nhất (điểm viễn nhật) là khoảng 5,1 triệu km tƣơng ứng với độ chênh
khoảng 6,8% của bức xạ Mặt Trời, nghĩa là bức xạ mặt trời tại điểm cận nhật lớn
hơn bức xạ mặt trời tại điểm viễn nhật là 6,8%. Trái đất đi qua điểm cận nhật vào
khoảng ngày 03 tháng 01 (năm 2000 diễn ra vào ngày 02 tháng 01), và qua điểm
viễn nhật vào khoảng ngày 04 tháng 7 hàng năm (năm 2000 là ngày 02 tháng 7).
Trong quá khứ có thời điểm độ lệch tâm lớn hơn nhiều so với hiện tại, nghĩa là quỹ
đạo là elíp nhiều hơn, lƣợng bức xạ mặt trời ở điểm cận nhật sẽ có thể lớn hơn tới
23% so với điểm viễn nhật.

Độ nghiêng của trục tự quay của Trái đất so với mặt phẳng quỹ đạo dao động
với chu kỳ khoảng 41.000 năm. Theo thời gian độ nghiêng trục quay thay đổi giữa
22,05°và 24,50°.Giá trị độ nghiêng của trục tự quay hiện nay của Trái đất là 23,5°.
Sự thay đổi độ nghiêng trục quay này có ảnh hƣởng đến sự thay đổi điều kiện khí
hậu của các mùa. Mỗibán cầu bị nghiêng khỏi mặt trời trong các thời gian mùa đông
và hƣớng về mặt trờitrong mùa hè. Khi bán cầu nghiêng xa khỏi mặt trời, nó nhận
đƣợc ít bức xạ hơn bán cầu còn lại. Do đó, mặc dù ở gần mặt trời hơn vào ngày
đông chí, Bắc bán cầu nhận đƣợc ít bức xạ hơn trong mùa đông so với trong mùa
hè. Tƣơng tự, cũng là hệ quả của sự nghiêng, khi Bắc bán cầu bắc trải qua mùa
đông thì Nam bán cầu lại là mùa hè. Do đó, khi độ nghiêng của trục tự quay Trái
đất nhỏ thì mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn.
Biến đổi do tiến động quĩ đạo Trái đất hay còn gọi là tuế sai sinh ra do lực
hấp dẫn giữa các hành tinh (chủ yếu với sao Mộc) làm quỹ đạo elíp của Trái đất
15


xoay quanh trong không gian theo 2 chu kỳ cơ bản là 19.000 và 23.000 năm. Tiến
động quỹ đạo này làm thay đổi hƣớng của trục quay Trái đất tƣơng đối so với mặt
trời, làm biến đổi các điểm phân theo thời gian.
Lý thuyết Milankovitch đƣa ra giả thuyết rằng thời kỳ băng hà đƣợc bắt đầu
khi chiếu sáng mùa hè đạt đƣợc giá trị thấp nhất gần vĩ độ 65°N, tạo điều kiện cho
tuyết tồn tại quanh năm, do đó sẽ tích tụ dần để tạo nên các tảng băng ở Bắc bán
cầu. Một ví dụ minh chứng là thời điểm bắt đầu thời kỳ băng hà cuối, cách đây
khoảng 116 nghìn năm tƣơng ứng với chiếu sáng tại vĩ độ 65°N vào giữa tháng 6 là
vào khoảng 40W/m2, thấp hơn so với giá trị ngày nay.

Hình 1.6. Thay đổi tham số của quỹ đạo Trái đất từ 250,000 năm trước đến nay
( />Thời kỳ băng hà gần đây nhất bắt đầu từ khoảng 116.000 năm trƣớc, đáp lại
sự thay đổi của quỹ đạo Trái đất. Các tảng băng tăng và mực nƣớc biển giảm đến
cực đại trong Cực đại Băng hà Cuối cùng (LGM: Last Glacial Maximum) cách đây

khoảng 21.000 năm. Nồng độ của các KNK trong khí quyển trong giai đoạn LGM
thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn tiền công nghiệp, làm giảm -2,8W/m2 cân bằng
bức xạ toàn cầu. Giá trị này xấp xỉ bằng, nhƣng trái dấu, với giá trị làm thay đổi bức

16


×