Đường: Bao nhiêu là đủ?
Đường tự nhiên trong các loại thực phẩm không ảnh
hưởng tới sức khỏe. Những gì chúng ta lo ngại là đường
được cho thêm vào thực phẩm và đồ uống, vốn gây béo
(giàu calo) và “thúc đẩy” quá trình sâu răng.
Hảo ngọt và bệnh tật
Mỗi năm, chúng ta tiêu thụ trung bình là 3,6kg
đường/người. Cứ như thế, cả đời người chúng ta ăn hết
1,75 tấn đường (tương đương với một ô tô cỡ vừa) trong cả
cuộc đời.
Đường sucroza, làm từ mía và củ cải ngọt được gọi là
“đường kính”. Loại đường này tìm thấy nhiều trong hoa
quả và một số loại rau, chẳng hạn như củ cải, cùng với
đường glucose và fructose. Đường mạch nha được tìm thấy
trong nhiều loại đồ uống lên men như bia và sữa chứa
đường lactose.
Trẻ nhỏ vốn rất thích vị ngọt. Đây cũng là vị đầu tiên mà
chúng được “nếm” qua sữa mẹ - đó là đường lactose
(đường có vị ngọt nhưng không gây sâu răng). Các loại
đường trong hoa quả thì cũng sẽ cung cấp 1 chút năng
lượng trong chốc lát (20 calo cho mỗi 5 thìa) và làm cho
món ăn thêm ngon miệng. Hãy thử tưởng nếu một quả
chuối chín mà không có chút đường nào thì sẽ ra sao nhỉ?
Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng John Yudkin
đã từng gọi đường đường “sạch, trắng và chết người” vào
năm 1972 và cảnh báo sự liên quan giữa việc “nạp” quá
nhiều đường với bệnh tim.
Trong suốt gần 4 thập kỷ qua, quan điểm đó vẫn được giữ
vững và các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng ăn nhiều đường,
đặc biệt là uống nước đường, sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi
máu cơ tim lên 30% ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn
kinh. Đây thực sự là một con số đáng lo ngạc.
Vậy bao nhiêu là vừa?
Tổ chức Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) khuyến nghị rằng
không nên “hấp thụ” quá 10% nhu cầu năng lượng của cơ
thể là từ đường (tương đương với 50 - 60g, hay 10 - 12 thìa
đường/ngày/người lớn).
Tiêu chuẩn này bao gồm cả đường trong hoa quả, đường
cho thêm vào thức ăn, đồ uống, 1 thanh sô cô la nhỏ và việc
áp dụng đúng sẽ hoàn toàn không gây hại thậm chí là tốt
cho sức khỏe lâu dài.
Một cuộc khảo sát về dinh dưỡng năm 2001 cho thấy
nguồn đường chính trong chế độ ăn của nam giới là đường
viên, nước ngọt, bia và sô cô la; với phụ nữ là đường viên,
nước ngọt, sô cô la và nước hoa quả.
Trong khi phụ nữ thường chỉ vượt quá chuẩn chút ít thì
nam giới “nạp” tới 80g/ngày (nhiều hơn 25%). Thanh niên
đặc biệt tiêu thụ nhiều đường, trung bình là 96g (19
thìa)/ngày và hầu hết là từ các loại đồ uống có đường và
bánh kẹo.