Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược
kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng
I. CÁC CƠ SỞ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1. Các điều kiện hoạt động của Công ty trong những năm tới
Trong mấy năm qua, hoạt động kinh doanh của Công ty cao su Sao Vàng
phần lớn là hoạt động tiêu thụ trong nước. Nhưng cũng giống như tình trạng
nhiều doanh nghiệp nhà nước khác gặp phải là Công ty nhập vật tư nhiều hơn
xuất thành phẩm ra nước ngoài, dẫn đến cán cân xuất - nhập khẩu của Công ty
mất cân đối. Do vậy, trong những năm tới, Công ty phải cố gắng thực hiện tốt
các kế hoạch đề ra.
Trong thời gian tới, việc kinh doanh của Công ty gặp một số điều kiện
thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc định hướng kinh doanh của Công ty.
1.1. Khó khăn
Được thành lập từ năm 1960, Công ty cao su Sao Vàng bị ảnh hưởng sâu
sắc bởi phương thức kinh doanh trong cơ chế quan liêu bao cấp nên khi
chuyển sang cơ chế thị trường không tránh khỏi những khó khăn nảy sinh từ
việc khác biệt về bản chất giữa phương thức cung ứng hàng hoá với mua bán
tự do trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt khác, chính tính chất đặc điểm
kinh doanh của Công ty lại nảy sinh ra khó khăn gây trở ngại cho việc tiến
hành hoạt động kinh doanh của Công ty. Những khó khăn cụ thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh và trực tiếp tác động đến quá trình tiêu thụ của
Công ty.
* Hoạt động kinh doanh của Công ty thường ở thế bị động, chưa chủ động
lường trước được những thay đổi của thị trường, nguyên nhân cơ bản là các
hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tâm lý khách hàng tiến
hành còn sơ sài, hiệu quả chưa cao.
* Mạng lưới tiêu thụ của Công ty khá rộng nhưng vẫn chỉ tập trung tại các
khu đô thị lớn, đông dân cư mà chưa đi sâu vào khu vực nông thôn nơi có tiềm
năng rất lớn. Việc mở các chi nhánh và đại lý tại nước ngoài gặp khó khăn do
chi phí ban đầu lớn.
* Trang thiết bị máy móc nhiều loại đã lỗi thời. Trong vài năm gần đây
Công ty đã đầu tư vào việc mua sắm sửa chữa máy móc thiết bị khá lớn, nhưng
số máy đã cũ vẫn chiếm đa số như máy luyện các loại được đưa vào sản xuất
từ năm 1960-1975, máy cán các loại được đưa vào sản xuất từ năm 1971 đến
1976... Đây là một trở ngại lớn trong việc mở rộng thị trường của Công ty.
* Chất lượng sản phẩm của Công ty còn kém so với hàng ngoại nhập nên
khó khăn trong việc xuất khẩu.
* Công ty gặp nhiều khó khăn từ bên ngoài như sự cạnh tranh của nhiều
Công ty trong nước và các sản phẩm nước ngoài. Đặc biệt khi cuộc khủng
hoảng kinh tế diễn ra, sản phẩm nước ngoài có giá cạnh tranh rất lớn khiến
không chỉ Công ty cao su Sao Vàng phải lao đao. Sản xuất tư nhân trong nước
và những sản phẩm nhập lậu cũng gây một sức ép lớn đến kết quả kinh doanh
của Công ty.
* Công ty chưa có chính sách cụ thể trong điều kiện đất nước ngày càng
hội nhập với nền kinh tế thế giới với việc gia nhập AFTA và WTO trong thời
gian tới, đến lúc đó thì khó khăn sẽ càng nhiều hơn khi hàng ngoại nhập không
còn bị hàng rào thuế nhập khẩu ngăn chặn sẽ nhanh chóng bóp chết hàng nội
địa với tâm lý ưa dùng hàng ngoại của dân ta.
Những khó khăn nêu trên đòi hỏi hoạt động kinh doanh của Công ty trong
những năm tới cần phải tận dụng và phát huy tới mức tối đa khả năng của
mình cũng như những thuận lợi của Công ty khắc phục khó khăn trên để thực
hiện chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
1.2. Thuận lợi:
* Công ty có thuận lợi là nhà nước vẫn duy trì chính sách kinh doanh mở
cửa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp xúc rộng rãi với bạn hàng trong
và ngoài nước.
* Những sản phẩm mang tên "Sao Vàng" đã được mọi người biết đến và
ưa thích, đó là một lợi thế rất lớn của Công ty.
* Chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định vì sao sản phẩm của Công ty
lại được ưa chuộng, do đó đây thực sự là một ưu thế. Muốn tăng tiêu thụ sản
phẩm thì Công ty cần giữ được chất lượng, đồng thời nâng chất lượng lên tầm
cỡ quốc tế thì mới có hy vọng chen chân vào thị trường khu vực và thế giới.
* Hàng hoá của Công ty rất đa dạng về chủng loại cùng một loại sản
phẩm, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác nhau, tuỳ sở thích, điều kiện của
mình. Mặt khác, các sản phẩm của Công ty có những loại thích ứng với nhiều
tầng lớp khách hàng, thích ứng với từng điều kiện của từng khu vực khác
nhau.
* Nếu không tính đến các liên doanh sản xuất những sản phẩm cùng loại
trong nước thì Công ty cao su Sao Vàng hiện đang có nhiều máy móc tiên tiến,
hiện đại nhất nước. Trong thời gian tới, các dây chuyền sản xuất và máy móc
của Công ty sẽ ngày càng đồng bộ hơn tạo ra một lợi thế rất lớn.
* Mạng lưới tiêu thụ của Công ty rộng khắp trên toàn quốc, tạo điều kiện
cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm.
* Công ty có nguồn vốn kinh doanh tương đối lớn, đây là một lợi thế cạnh
tranh của Công ty.
Từ những khó khăn và thuận lợi trên, trong năm 2000 Công ty cao su Sao
Vàng sẽ phải kinh doanh theo cơ sở (định hướng) nào để phù hợp với thị
trường đầy sôi động như hiện nay.
2. Các cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh
Vượt qua những khó khăn ban đầu, khi chuyển đổi cung cách hoạt động
sang môi trường kinh doanh mới đó là nền kinh tế thị trường. Công ty cao su
Sao Vàng đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Hoà cùng
định hướng của cả nước trên con đường đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, là một doanh nghiệp nhà nước Công ty cao su Sao Vàng đã không tách
khỏi phương hướng phát triển chung.
Mục tiêu cho những năm tới mà trước hết là năm 2000 được thể hiện rõ
trong kế hoạch phát triển của Công ty.
- Sản xuất kinh doanh tăng trưởng 12% - 13%
- Xuất khẩu đạt doanh thu từ 2-2,5 triệu USD/năm.
- Thu nhập bình quân tăng 7-8%.
Để có thể đạt được những kế hoạch trong năm 2000 cũng như làm tiền đề
cho những năm sau, Công ty đã có định hướng cụ thể về mọi mặt.
Những chỉ tiêu cụ thể:
Bảng 7. Kế hoạch năm 2000
Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính Kế hoạch năm 2000
Nộp ngân sách Tr.đồng 18.000
Doanh thu NT 310.000
Lợi nhuận NT 14.000
Giá trị tổng sản lượng NT 315.000
Sản phẩm chủ yếu
Lốp xe đạp Chiếc 8.200.000
Săm xe đạp NT 9.200.000
Săm lốp ôtô Bộ 140.000
Lốp xe máy chiếc 680.000
Săm xe máy chiếc 1.350.000
Pin các loại viên 36.000.000
Lốp máy bay bộ 1000
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh.
* Công ty sắp xếp lại sản xuất, mở rộng sản xuất theo hướng chuyên môn
hoá như di chuyển mặt bằng sản xuất tanh xe đạp sang phân xưởng thiết kế
nội bộ để mở rộng sản xuất săm lốp ôtô. Xí nghiệp cao sư số 4 chuyên sản xuất
săm xe đạp xuất khẩu, săm nối, săm liền, xí nghiệp cao su số 1 tăng cường sản
xuất săm xe máy. Tiếp tục xây dựng xưởng cao su BTP. Các chi nhánh Thánh
Bình và nhà máy pin Xuân Hoà tiếp tục được sắp xếp sản xuất, cải tạo mặt
bằng và xây dựng một phân xưởng sản xuất săm lốp xe đạp, xe thồ, công suất
tới 3 triếu 2/năm. Ngoài ra Công ty còn tập trung cho công tác hợp tác xuất
khẩu, tìm kiếm liên doanh, thu hút đầu tư vào công nghệ mới.
Về công tác khoa học, kỹ thuật, Công ty tiếp tục đổi mới từng phần và
toàn bộ công nghệ sản xuất hiện đại như:
- Đầu tư mở rộng sản xuất săm lốp ôtô đạt 200.000 bộ/năm
- Thêm thiết bị sản xuất săm lốp xe đạp đạt 8-9 triệu bộ/năm.
- Thêm thiết bị sản xuất lốp xe máy đạt 680 nghìn chiếc/năm.
- Đầu tư cho lò hơi đốt ván và xưởng cao su kỹ thuật Xuân Hoà.
* Công ty nghiên cứu tiếp tục phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đa
dạng hoá sản phẩm tạo thế cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu sản xuất
màng lưu hoá các quy cách của lốp ôtô thay cho nhập khẩu, nghiên cứu thay
thế nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất. ..
Ngoài ra, Công ty còn chú ý đến luật môi trường và giám sát môi trường
làm việc của người lao động và khu vực lân cận.
* Công tác phát triển thị trường được Công ty quan tâm hơn, với mục tiêu
giữ vững thị trường trong nước, không ngừng mở rộng mạng lưới tiêu thụ để
từng bước vươn ra thị trường nước ngoài. Công ty đang từng bước hoàn thiện
chính sách về thị trường, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng và đáp ứng được
những nhu cầu của khách hàng.
* Công ty cũng đặc biệt chú ý đến công tác tổ chức bộ máy quản lý của
mình, những vấn đề mà Công ty rất lưu tâm là đào tạo cán bộ kế cận, tuyển
dụng cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân để nhanh chóng tiếp thu
được những công nghệ tiên tiến.
Qua những mục tiêu hoạt động mà Công ty cần thực hiện trong năm 2000
và cũng như hướng đi những năm tới, Công ty cao su Sao Vàng cần phải xác
định rõ thế mạnh của mình cũng như các khó khăn, trở ngại tác động đến hoạt
động kinh doanh của Công ty để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong
năm.
Tóm lại, qua xem xét những điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của Công ty trong thời gian tới thì việc thực hiện những mục tiêu, kế
hoạch đề ra, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong năm 2000 tới là hết sức
khó khăn. Việc hoàn thành xuất sắc những kế hoạch, nhiệm vụ kinh doanh năm
2000 đối với Công ty đòi hỏi về phía khách quan (Tổng Công ty, Nhà nước) và
phía Công ty nên có những điều kiện thuận lợi tạo ra môi trường kinh doanh
tốt trong việc thực hiện và hoạt động của Công ty theo kế hoạch đề ra năm
2000.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐẠT
HIỆU QUẢ Ở CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG
Với những định hướng trong thời gian tới, ngoài những hình thức đã và
đang áp dụng Công ty cần xem xét một số biện pháp sau:
1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường
Để nắm vững được tình hình diễn biến của thị trường trong thời gian tới,
Công ty cần có những biện pháp tích cực để chủ động ứng phó với những thay
đổi không lường trước được. Do vậy, tại phòng kinh doanh cần thành lập
những nhóm nghiên cứu thị trường có hiểu biết trong vấn đề tìm hiểu, phân