Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
ngân hàng đầu tư và phát triển Hà nội
I. Giải pháp
Chất lượng,hiệu quả,an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là
điều kiện để tồn tại,phát triển và hội nhập.Vì vậy,hơn lúc nào hết công tác
thẩm định phải được đặt đúng vị trí,có cơ chế,quy trình công nghệ toàn diện và
đồn bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác,tạo thành một tổng thể
giải pháp mang tính chiến lược trong định hướng phát triển của ngân hàng.Đó
là một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Thực tế,công tác thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh chỉ có thể đạt hiệu
quả hơn nếu những khó khăn hạn chế được khắc phục bằng chính những nỗ
lực của ngân hàng.Ngân hàng phải là người chủ động trong việc khắc phục
những khó khăn và hạn chế đang gặp phải,thông qua một số giải pháp sau:
1.Thu thập kịp thời đầy đủ chính xác các thông tin
Hiệu quả thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vào nguồn thông tin
từ doanh nghiệp cung cấp cũng như do cán bộ thẩm định thu được.Tuy vậy
công tác thông tin tín dụng,phòng chống rủi ro trong hệ thống Ngân hàng
Thương mại Việt Nam hiện nay còn nhiều sơ hở,yếu kém.Do vậy các ngân hàng
thương mại thường bị động, lúng túng do thiếu thông tin trước những thay
đổi về chủ trương,chính sách,những biến động khác thường trong và ngoài
ngành cũng như thông tin về các doanh nghiệp vay vốn.Để khắc phục tình
trạng này,nâng cao chất lượng thông tin là việc làm hết sức cấp bách,thông
qua một số biện pháp sau:
1.1.Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng
Hiện nay ngoài những hồ sơ tài liệu theo quy định doanh nghiệp gửi đến để
vay vốn,chi nhánh cũng có gặp gỡ khách hàng đến xin vay vốn và trực tiếp đến
cơ sở sản xuất kinh doanh.Song muốn thu thập thêm thông tin một cách chính
xác và hiệu quả nhất,chi nhánh vẫn đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và thực
hiện chúng một cách kỹ lưỡng bằng cách:
*Tổ chức những buổi trực tiếp phỏng vấn và thảo luận với khách hàng,nhờ
việc tổ chức những buổi phỏng vấn,ngân hàng có thể thu thập các thông tin
khác không hề có trong hồ sơ xin vay hay báo cáo tài chính,nghiên cứu thị
trường... của doanh nghiệp.
Cũng qua đó,Ngân hàng yêu cầu chủ dự án giải thích về các vấn đề còn
chưa rõ ràng hoặc còn mâu thuẫm trong hồ sơ vay vốn.
Nhờ vào tính linh hoạt của cuộc phỏng vấn,công tác chuẩn bị,tổ chức các
buổi phỏng vấn có thực sự chu đáo và nghiêm túc hay không mà lượng thông
tin Ngân hàng thu được từ phía doanh nghiệp mới dồi dào và có chất lượng.
*Việc điều tra trực tiếp doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một cuộc
phỏng vấn.Bên cạnh đó cán bộ thẩm định phải kết hợp với việc thăm quan cơ
sở sản xuất,văn phòng làm việc và điều tra năng lực sản xuất.Muốn thực hiện
tốt công việc này,cần thiết phải soạn thảo một phiếu điều tra chi tiết bao gồm
thứ tự,nội dung công việc cần hỏi,kết hợp với kỹ năng quan sát,giao tiếp cởi
mở,tạo bầu không khí thoải mái và quan trọng nhất là việc đặt ra những câu
hỏi để khuyến khích được khách hàng nói chuyện,từ đó khai thác được các
thông tin bổ ích như:
-Người lãnh đạo có năng động,có khả năng đối phó nhanh chóng trước
những biến động của môi trường kinh doanh hay không?Bộ máy quản lý
doanh nghiệp có chiều sâu hay không?Nghĩa là năng lực và trình độ của các
lớp cán bộ lãnh đạo kế cận ở những lĩnh vực như tài chính,sản xuất,tiêu
thụ...Ban lãnh đạo của doanh nghiệp có sự cân đối về kinh nghiệm,về tính năng
động giữa cán bộ nhiều tuổi và trẻ tuổi hay không.
Người lãnh đạo có tầm nhìn vĩ mô,có đặt ra kế hoạch cho tương lai để vận
dụng được những cơ hội mới và phòng tránh những nguy cơ đe doạ hay
không?
-Thông qua quan sát văn phòng,nhà xưởng kho tàng,tình hình hoạt động
sản xuất mà cán bộ thẩm định đánh giá được bộ máy tổ chức được bộ máy tổ
chức điều hành có hợp lý hay không?công việc kế toán có được kiểm soát chặt
chẽ,công nghệ thiết bị dây chuyền sản xuất hiện tại của doanh nghiệp,trình độ
của cán bộ nhân viên cũng như mức thu nhập và sự thoả mãn với mức thu
nhập của họ.
*Để đảm bảo những thông tin về doanh nghiệp là chính xác,cán bộ thẩm
định còn có thể thu thập thông tin từ những nguồn bên ngoài,từ các cơ quan
hữu quan,các chuyên gia kỹ thuật,các đối tác làm ăn(cung cấp hoặc tiêu thụ
sản phẩm)của doanh nghiệp,bản thấn cná bộ công nhân viên của cơ sở...và các
văn bản có liên quan khác:
-Các thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro,về tình hình thanh toán,tình
hình tài chính,các mối quan hệ làm ăn,khó khăn trong quá khứ và hiện tại...về
doanh nghiệp.
-Các thông tin về điều tra bạn hàng của doanh nghiệp(để có thông tin về sản
phẩm của doanh nghiệp),những doanh nghiệp có sản phẩm cùng loại với sản
phẩm của dự án.
-Thông tin từ các công ty kế toán,kiểm toán,công ty tư vấn,các ngân hàng đã
có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp.
-Tham khảo các tài liệu,chủ trương chính sách của Nhà nước,thông tin trên
các phương diện đại chúng..liên quan đến dự án.
*Mặc dù ngân hàng có thể thu thập thông tin từ khách hàng vay vốn từ rất
nhiều nguồn khác nhau,cả trực tiếp và gián tiếp,song nguồn thông tin đầy
đủ,chính xác nhất-do đã được kiểm nghiệm thực tế qua một thời gian vay
vốn,trả nợ được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ bạn hàng lâu dài và sâu rộng
giữa ngân hàng và doanh nghiệp.Công việc cho vay của ngân hàng sẽ dễ dàng
hơn nếu doanh nghiệp là một khách hàng lâu năm,đã từng vay vốn của ngân
hàng.Với những khách hàng này,ngân hàng đã hiểu rõ và nắm được một lượng
thông tin tương đối về họ,do vậy ngân hàng giảm được những chi phí cho việc
thu thập và xử lý thông tin.Nhất là khi doanh nghiệp và ngân hàng đã tin
tưởng nhau thì doanh nghiệp sẽ cung cấp cho Ngân hàng những thông tin có
độ tin cậy cao.
1.2.Đa dạng hoá các nguồn cung cấp thông tin
Ngày nay một khối lượng khổng lồ thông tin thuộc đủ mọi lĩnh vực của xã
hội,trong nước và quốc tế đang được cập nhật hàng ngày trên các xa lộ thông
tin.Qua mạng INTERNET và ngay cả các mạng thông tin trong nước đều có
những nguồn thông tin rất đa dạng và tiện dụng.
Chi nhánh cần nhan chóng giao cho một bọ phận khai thác và phân phối
thông tin cho toàn bộ các phòng ban của chi nhánh
*Chi nhánh cần thiết phải xây dựng được một mối quan hệ thường xuyên
với các Bộ,Ngành,với Ngân hàng Nhà Nước,và các ngân hàng thương mại khác
nhằm trao đổi thông tin cần thiết trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội,kể cả
những thông tin kinh nghiệm,kỹ năng quy trình nghiệp vụ thẩm định.Có thể nói
trao đổi thông tin giữa các ngân hàng thương mại là tương đối khó khăn bởi
thông tin là một vũ khí cạnh tranh vô cung lợi hại.Song điều đó là cần
thiết,nhất là giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh vì nó đem lại lợi ích
cho các bên trong các trường hợp như trao đổi tổng kết kinh nghiệm,tránh
những khoản vay đảo nợ hay rủi ro thế chấp cung một tài sản tại nhiều ngân
hàng và đặc biệt là khi các ngân hàng tham gia đồng tài trợ một dự án.
Để đảm bảo việc cung cấp thông tin có chất lượng cao cho hoạt động thẩm
định,trong các trờng hợp đặc biệt cần thiết Ngân hàng nên tính đến việc mua
các thông tin.Những thông tin quan trọng mang tính chuyên môn cao và không
có sẵn như thông tin côngnghệ kỹ thuật,các phân tích đánh giá thị trường,điều
kiện tự nhiên xã hội...có thể được cung cấp bởi những nguồn tin cậy nhưng chỉ
khi ngân hàng chịu chi phí cho nó.Tuy nhiên những thông tin thu thập từ các
Công ty kinh doanh thông tin không được phân tích hay cung cấp các lời
khuyên.Thông tin đó chỉ mang tính chất tham khảo và quyền quyết định phụ
thuộc vào ngân hàng.
2.Hoàn thiện hơn nữa nội dung và phương pháp thẩm định.
Có thể nói việc thẩm định toàn diện mọi nội dung của dự án là cơ sở quan
trọng nhất cho việc ra quyết định đầu tư một cách chính xác,khách quan.Mọi
nội dung của dự án đều có mối liên quan mật thiết với nhau.Chẳng hạn kết quả
thẩm định về thị trường là cơ sở đánh giá sự lựa chọn kỹ thuật,quy mô sản
xuất của dự án)còn kết quả thẩm định về mặt kỹ thuật lại là cơ sở để xác định
hiệu qủa tài chính,là cơ sở để đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của dự án.
Chi nhánh cần xác định một phương pháp thẩm định khoa học,kết hợp với
kinh nghiệm quản lý thực tiến và các nguồn thông tin đáng tin cậy
Về nguồn vốn đầu tư
Cán bộ thẩm định cần tích cực tìm hiểu,lưu trữ các thông tin của các dự án
đầu tư có hiệu quả cao làm cơ sở kiểm tra thẩm định nguồn vốn xây dựng,nhất
là vốn mua thiết bị,các chi phí liên quan,tránh việc tính thừ hay tính thiếu
nguồn vốn đầu tư.
Để dự tính nguồn vốn đầu tư chính xác,Ngân hàng cần phân tích các yếu tố
lạm phát,tỷ giá hối đoái(đối với những dự án có nhập khẩu máy móc thiết bị
từ nước ngoài)nhất là đối với các dự án gồm những hạng mục đầu tư kéo dài
trong nhiều năm
Với nhưng mặt thẩm định kỹ thuật,môi trường,thị trường... của dự
án,nếu chi nhánh không có điều kiện để thẩm định một cách kỹ càng thì nên
thuê những Công ty chuyêm môn để thẩm định,không nên bỏ qua mặt thẩm
định nào hoặc thẩm định sơ sài.Quy trình thẩm định nên tiến hành theo đúng
quy trình chung.
Khi xác định khả năng trả nợ
Những năm dự án đem lại lị nhuận âm thì Ngân hàng phải tính đến việc
khấu trừ khoản đó khỏi nguồn trả nợ nếu doanh nghiệp chắc chắn không huy
động được nguồn khác thay thế,đề nghị Nhà nước miễn giản thuế hoặc ngân
hàng có thê bố trí cho vay ngắn hạn nếu cần.
Bởi vì cần nhận thức được rằng,nếu dự án thực sự có hiệu quả thì chắc
chắn sẽ trả được nợ,vấn đề chỉ còn là thời gian thế nào là hợp lý.Ngân hàng
cần phải tính toán,cân đối trên cơ sở nguồn vốn của mình để giải ngân một
cách hiệu quả vừa có lợi cho doanh nghiệp,vừa có lợi cho ngân hàng đồng thời
đem lại hiệu quả cao về mặt xã hội.
Cán bộ thẩm định luôn quan tâm đến thời gian hoàn trả vốn vay của dự
án.Vì vậy khi tính toán thời gian hoàn trả vón vay dựa trên dòng tiền qua các
năm của dự án,cần quan tâm tới giá trị thời gian của tiền.Nếu tích luỹ kế
nguồn trả nợ các năm thì phải dựa về cùng một thời điểm,như vvậy mới đem
lại một kết quả chính xác về tính khả thi về mặt tài chính của dự án.
Việc tính toán và sử dụng các chi phí tài chính.
Các chỉ tiêu NPV,IRR, phải được coi là những chỉ tiêu tổng hợp,cơ bản phản
ánh hiệu quả, tính chất của dự án mà không thể không xét đến khi thẩm
định.Từ đó các chỉ tiêu NPV,IRR cần thiết phải xây dựng cho 100% các dự án
-Việc sử dụng chỉ tiêu NPV trong thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư có
nhiểu ý nghĩa,cho ta quyết định có đầu tư vào dự án hay không.Song nhược
điểm chính của phương pháp này là nó rất nhay cảm với sự thay đổi của lãi
suất chiết khấu,chỉ một sự thay đổi nhỏ trong lãi suất chiết khấu là ảnh hưởng
rất nhiều đến kết quả tính NPV.Như vậy giá trị hiện tại thuần không phải là
một tiêu chuẩn tốt nếu không xác định được chính xác lãi suất chiết khấu.Hiện