Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.19 KB, 12 trang )

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty than Mạo Khê
1. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới
Trong những năm qua, ngành Than Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào công
cuộc “Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá” đất nước. Căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất năm 2005 và xu hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới (đến năm 2010).
Sau khi cân đối các nguồn lực về lao động, tài nguyên, vốn và trang thiết bị kỹ thuật hiện có.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới với những chỉ tiêu chủ yếu sau
đây:
Bảng 12. Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh (2006-2010)
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1 Sản lượng (tấn)
1.750.00
0
1.860.00
0
2.000.00
0
2.100.00
0
2.200.
000
2 Doanh thu (tr.đ) 642.894 683.304 734.736 771.473
808.21
0
3 Chi phí kinh doanh (tr.đ) 633.251 669.638 720.041 756.043
792.04
5
4 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 9.643 13.666 14.695 15.429 16.164
5 Nộp ngân sách Nhà nước (tr.đ) 12.858 17.083 18.368 19.287 20.205
6 Số lao động bình quân (người) 5.800 5.858 5.917 5.976 6.573
7 Thu nhập bình quân (đồng)


4.100.00
0
4.305.00
0
4.520.25
0
4.746.26
3
4.983.
576
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu trong 5 năm tới (2006-2010) của
Công ty than Mạo Khê, ta thấy:
- Về sản lượng sản xuất: phấn đấu đạt sản lượng sản xuất năm 2006 là 1.750.000 tấn
than; năm 2007 đạt 1.860.000 tấn than; năm 2008 tăng lên 2.000.000 tấn; sang năm 2009
tăng lên 2.100.000 tấn than và đến năm 2010 đạt 2.200.000 tấn than, tăng 27% so với năm
2005.
- Về doanh thu: chỉ tiêu năm 2006 đề ra là 642.894 triệu đồng, tăng 6% so với thực hiện
năm 2005; năm 2007 đạt 683.304 triệu đồng; sang năm 2008 kế hoạch đề ra tăng lên
734.736 triệu đồng; năm 2009 tiếp tục tăng lên 771.473 triệu đồng và phấn đấu đến năm
2010 đạt 808.210 triệu đồng, tăng 34% so với thực hiện năm 2005 và tăng 26% so với năm
2006.
- Về chi phí sản xuất kinh doanh, năm 2006 thực hiện khoán chi phí là 633.251 triệu
đồng; năm 2007 là 669.638 triệu đồng; năm 2008 là 720.041 triệu đồng; sang năm 2009 là
756.043 triệu đồng và đến năm 2010 chi phí sản xuất kinh doanh dự kiến sẽ là 792.045 triệu
đồng.
- Về lợi nhuận: năm 2006 phấn đấu đạt 9.643 triệu đồng, so với thực hiện năm 2005
tăng 26%; năm 2007 đạt 13.666 triệu đồng; sang năm 2008 phấn đấu đạt 14.695 triệu
đồng; năm 2009 kế hoạch đề ra 15.429 triệu đồng và phấn đấu đến năm 2010, lợi nhuận đạt
16.164 triệu đồng, tăng gần gấp 2 lần thực hiện năm 2005.

- Về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước: dự kiến năm 2006 là 12.858 triệu đồng; năm
2007 là 17.083 triệu đồng; năm 2008 tăng lên 18.368 triệu đồng; sang năm 2009 tăng lên
19.287 và đến năm 2010 phấn đấu nộp ngân sách Nhà nước 20.205 triệu đồng.
- Về lao động bình quân, dự kiến tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty năm 2006
là 5.800 người; năm 2007 là 5.858 người; sang năm 2008 tăng lên 5.917 người; năm 2009
kế hoạch là 5.976 người và đến năm 2010 tổng số lao động bình quân toàn Công ty là 6.573
người.
- Về thu nhập bình quân của người lao động: phấn đấu năm 2006 đạt 4.100.000
đồng/người/tháng; năm 2007 tăng lên 4.305.000 đồng/người/tháng; năm 2008 tiếp tục
tăng lên 4.520.250 đồng/người/tháng; sang năm 2009 tăng lên 4.746.263
đồng/người/tháng và đến năm 2010, phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động
tăng lên 4.983.576 đồng/người/tháng.
- Tích cực và triệt để hơn nữa trong công tác thu hồi vốn để tái đầu tư vào hoạt động
sản xuất kinh doanh, đồng thời sử dụng vốn (nhất là vốn lưu động) hợp lý, đảm bảo có lợi
nhuận và hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
- Công ty từng bước đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, điều hành sản xuất cho phù hợp
với nhu cầu hoạt động kinh doanh. Đồng thời mở rộng quy mô kinh doanh với các bạn hàng
cũ cũng như tìm kiếm thêm bạn hàng mới. Mặt khác, chủ động sáng tạo trong việc tìm đối
tác kinh doanh, thu hút vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đầu tư máy
móc kỹ thuật mới, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản
xuất, chi phí đầu vào (giá thành), đồng thời không ngừng quan triệt tiết kiệm toàn diện để
hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, công ty tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt những quy định của Nhà nước cũng
như nội quy, quy chế của Công ty đề ra về an toàn lao động trong hoạt động sản xuất, tiếp
tục tạo ổn định việc làm cho người lao động, đóng góp các quỹ phúc lợi, cải thiện đời sống
văn hoá tình thần cho cán bộ công nhân viên, nhằm động viên khích lệ ngưòi lao động yên
tâm công tác, nhiệt tình tâm huyết có trách nhiệm, góp phần đưa Công ty phát triển lên tầm
cao mới, ổn định và bền vững hơn.
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1. Tăng cường công tác quản trị chiến lược kinh doanh

2.1.1. Vai trò
Nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế vừa tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa làm cho tính biến động của môi trường
kinh doanh ngày càng lớn hơn. Đặc biệt khi mà các hiệp định thương mại được ký kết giữa
nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng xoá đi rào cản thuế
quan đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự thâm nhập trực tiếp của
các doanh nghiệp ở các nước vào thị trường của nhau. Trong môi trường kinh doanh này để
chống đỡ với sự thay đổi không lường trước của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một chiến lược (hay kế hoạch) sản xuất kinh doanh mang tính chất động và tấn công. Chất
lượng của công tác hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.1.2. Nội dung
- Xây dựng chiến lược (kế hoạch) kinh doanh theo quy trình khoa học, có tính linh hoạt
cao, thể hiện được các mục tiên cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội, các nguồn
lực và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường.
- Xây dựng chiến lược (kế hoạch) dựa trên cơ sở các điều kiện sản xuất kinh doanh hiện
có của Công ty cũng như các kết quả đã đạt được trong nhiều năm qua. Từ đó chiến lược (kế
hoạch) mới được lập với điều kiện sát với thực tế, khả năng thực hiện thành công với tỷ lệ
cao, phù hợp với quy mô và sự phát triển của Công ty trong tương lai.
- Trong quá trình xây dựng và hoạch định chiến lược (kế hoạch) phải thể hiện sự kết hợp
hài hoà chiến lược (kế hoạch) tổng quát (của công ty) và các chiến lược (kế hoạch) bộ phận
(của các phân xưởng sản xuất)
- Công tác triển khai thực hiện chiến lược (kế hoạch) phải chú ý đến chất lượng thực
hiện chiến lược, biến chiến lược (kế hoạch) kinh doanh thành các chương trình, các kế
hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp và chủ động sáng tạo điều chỉnh chiến lược, kế
hoạch kịp thời nếu chiến lược, kế hoạch không còn phù hợp với điều kiện sản xuất và tình
hình thị trường tại thời điểm nhất định.
2.1.3. Điều kiện thực hiện
- Đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn nhất định, có sự chủ động, linh hoạt

sáng tạo trước những thay đổi của quá trình sản xuất kinh doanh và của thị trường;
thường xuyên được đàotạo bồi dưỡng nâng cao cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm lập và
triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Có mạng lưới thông tin đầy đủ và kịp thời cho công tác nghiên cứu, lập và thực hiện
chiến lược.
2.1.4. Lợi ích
- Có được mục tiêu, định hướng nhất định dẫn đến công tác điều hành và chỉ đạo sản
xuất kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi và thống nhất.
- Thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch kinh doanh sẽ giảm được chi phí sản xuất kinh
doanh dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.2. Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động
2.2.1. Vai trò
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Xu
thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao,
có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường
xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà Công ty phải hết sức quan
tâm. Đặc biệt đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có
hiệu quả các nguồn lực, chủ động đối phó với những thay đổi bất thường và liên tục của môi
trường kinh doanh.
2.2.2. Nội dung
- Công ty phải xây dựng được cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đầy đủ việc làm trên cơ
sở phân công và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của
mỗi người.
- Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm gắn liền
với công việc.
- Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời các điều kiện cần thiết để người lao động có
thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời cần lưu ý đảm bảo sự cấn
đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh.
- Phải chú trọng công tác an toàn vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn, bảo
hộ lao động.

- Thực hiện và duy trì khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với
người lao động. Thực hiện công tác trả lương, thưởng công bằng, công khai, dân chủ.
- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người
lao động để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền, giáo dục, các hoạt động văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao phục vụ nhu cầu tinh thần cho người lao động
2.2.3. Điều kiện thực hiện
- Các cấp lãnh đạo, bộ máy quản trị cần phải quan tâm đến công tác này.
- Có điều kiện nhất định về vốn để đầu tư cho hoạt động này.
2.2.4. Lợi ích
Làm cho người lao động có thể yên tâm công tác, phát huy tối đa năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và sự tâm huyết vào nhiệm vụ được giao, dẫn đến năng suất lao động
tăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.3. Cân đối năng lực sản xuất, bố trí hợp lý để nâng cao năng suất lao động
2.3.1. Vai trò
Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tổ chức sản xuất,
máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của người lao động… Do đó mọi doanh nghiệp đều phải
không ngừng phấn đấu nâng cao năng suất lao động. Mặt khác năng suất lao động là kết
quả của quá trình sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất kết hợp với chất lượng đầu
tư về máy móc thiết bị, về lao động cũng như các điều kiện khác vào quá trình sản xuất kinh
doanh.
2.3.2. Nội dung
- Sử dụng và kết hợp linh hoạt, sáng tạo các nguồn lực hiện có cùng với công tác đầu tư
về máy móc thiết bị, về lao động…

×