Nguồn gốc và lịch sử thời kì phục hưng
Nguồn gốc và lịch sử
Thuật ngữ Rinascenza (tái sinh) được nhà sử học Giorgio Vasari dùng ban đầu vào
năm 1550 để chỉ sự hồi sinh và phát triển rực rỡ các hoạt động nghệ thuật và khoa
học bắt đầu tại Ý vào thế kỷ 13. Sau đó, thuật ngữ Renaissance được Jules Michelet
dùng trong tiếng Pháp và nhà sử học Thụy Sỹ Jacob Burckhardt phát triển (khoảng
những năm 1860). Tái sinh ở đây có hai nghĩa: một là sự khám phá lại các sách vở
cổ điển và đem ứng dụng vào trong khoa học và nghệ thuật; hai là để chỉ kết quả
của các hoạt động văn hóa đó mang lại sự hồi sinh cho văn hóa châu Âu nói chung.
Như vậy Phục Hưng có thể hiểu theo hai cách chính tuy khác biệt nhưng đều có ý
nghĩa là sự tái sinh của nền giáo dục cổ điển Tây phương thông qua sách vở, tài liệu
kinh điển của phương Tây và hồi sinh của văn hóa châu Âu nói chung.
Từ Hán-Việt viết hoa Phục hưng, hay Phục Hưng, là thuật ngữ tương đương với khái
niệm này.
[sửa]Hồi sinh tinh thần của thời kỳ Cổ đại
Người đàn ông Vitruvius theo Leonardo da Vinci, một ví dụ tiêu biểu về sự pha trộn
giữa nghệ thuật và khoa học vào thời Phục Hưng.
Thời kỳ Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh
của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ
bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ
Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu
khắc, triết học,...).
Tiên đề cho tư tưởng mới của thời kỳ Phục Hưng là những ý tưởng tự tin của các nhà
thơ người Ý của thế kỷ 14 như Francesco Petrarca, người thông qua các nghiên cứu
rộng lớn về các nhà văn thời kỳ Cổ đại và với Chủ nghĩa Cá nhân của ông đã cổ động
cho niềm tin về giá trị của sự đào tạo nhân văn và ủng hộ cho việc nghiêm cứu về
ngôn ngữ, văn học, lịch sử và triết học bên ngồi quan hệ với tơn giáo.
Ảnh hưởng của những học giả nói tiếng Hy Lạp cũng rất đáng kể. Một số học giả đến
Ý trong thế kỷ 13 và thế kỷ 14 từ Đế quốc Byzantin. Đặc biệt là sau khi người Thổ
Nhĩ Kỳ chinh phục Constantinople vào năm 1453 thì càng có nhiều học giả đến
Venezia (tiếng Anh: Venice) và những thành phố Ý khác, những người đã mang theo
kiến thức về nền văn hóa thời Cổ đại đã được lưu trữ gần 1.000 năm trong Đế quốc
Byzantin sau khi Đế quốc Tây La Mã suy tàn. Cho đến năm 1400 Homer, Herodot,
Platon và Aristoteles vẫn còn được rất nhiều người nhắc đến trong Đế quốc Byzantin.
Một vài năm trước khi Đế quốc Byzantin sụp đổ, Giovanni Aurispa đã đến
Constantinople và mang về Ý trên 200 bản viết tay các tác phẩm văn học ngoại đạo.
Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với
các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những
tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với
chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ
của lịch sử nghệ thuật.
Tên gọi trong tiếng Ý, rinascita, theo nghĩa cho khái niệm của một thời kỳ, đã có từ
Giorgio Vasari, người đã viết một trong những tác phẩm miêu tả các nhà nghệ thuật
Phục Hưng quan trọng nhất. Vasari chia sự phát triển của nghệ thuật ra làm 3 thời
kỳ:
Thời kỳ rực rỡ của Cổ đại Hy Lạp – La Mã
Thời kỳ suy tàn trung gian bắt đầu thời kỳ Trung Cổ
Thời kỳ hồi sinh các nghệ thuật và tinh thần Cổ đại trong thời kỳ Trung cổ từ khoảng
năm 1250.
Vì thế mà các nhà điêu khắc, kiến trúc sư và họa sĩ người Ý, trong số đó có Arnolfo di
Cambio, Nicolò Pisano, Cimabue hay Giotto di Bondone, ngay từ nửa sau của thế kỷ
13, "trong những thời kỳ đen tối nhất, đã chỉ ra cho những người tài giỏi đi sau con
đường dẫn đến hoàn mỹ".
[sửa]Nghệ thuật
Leonardo da Vinci, Người đàn bà và con chồn, Bảo tàng Czartoryski, Kraków, Ba Lan
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho
hướng đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và
những nghệ sĩ khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là
thời kỳ Phục Hưng, trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600.
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích
cực hơn, một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục
Hưng. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có
thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà khơng có ai trước ơng đạt được. Xu
hướng tạo hình sự vật và con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn
chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được
đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần như hồn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ
thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ
15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các
nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ
điển hình trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mơ
phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người
Ý, Leone Battista Alberti, còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những ngang bằng
với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ
thuật không những phải diễn đạt lại một cách trung thực thực tế mà còn phải cố
gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng
mộ thời kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các
nghệ sĩ cố gắng diễn tả một con người đẹp tồn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều
đóng một vai trị trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng
như trong phác thảo kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển
một phương pháp để diễn tả sự rút ngắn trong chiều sâu khơng gian với tính chính
xác của tốn học.
Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt là Phục
Hưng Ý, ra làm 3 giai đoạn
Sơ Phục Hưng (tiếng Anh: Early Renaissance)
Thịnh Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance)
Hậu Phục Hưng hay Mannerism
Raffaello - Sistine Madonna
Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng (từ khoảng 1420 đến 1490/1500) khởi điểm từ
thành phố Firenze (tiếng Anh: Florence) với những bức tượng của Donatello, tranh
phù điêu đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các cơng trình xây dựng của
Filippo Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của thời
kỳ Phục Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này là
thành phố Roma của giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà
thờ thánh Peter ở Roma của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da
Vinci, của Raffaello, các bức tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các tác
phẩm khắc đồng của Albrecht Dürer. Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay
Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu hướng nghệ thuật khác nhau. Mannerism có
khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình dáng của Phục Hưng (thí dụ như diễn tả
cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong trong một cử động mạnh). Giai đoạn
cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển sang phong cách Baroque.
Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng không diễn ra theo một khuôn mẫu hoàn toàn giống
nhau trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt
nở rộ ở Ý, có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến
khoảng năm 1500 hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu
và cũng chỉ chiếm ưu thế một phần, đồng thời mang nhiều tính cách dân tộc. Trong
các quốc gia khác ngoài Ý kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn là hội
họa. Tại Pháp và Đức phong cách cổ đại được hòa trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi
bật trong thời kỳ đầu của Phục Hưng hơn là trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà
hình dáng được thể hiện đầy đặn và mạnh mẽ hơn, chuyển đến cường điệu hóa của
phong cách Baroque. Phong cách Phục Hưng tại Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha
cũng mang sắc thái dân tộc.
Nghệ thuật
Leonardo da Vinci, Người đàn bà và con chồn, Bảo tàng Czartoryski, Kraków, Ba Lan
Filippo Brunelleschi, Lorenzo Ghiberti và Donatello là những người mở đường cho hướng
đi mới trong nghệ thuật có tiền thân là Nicola Pisano, Giotto di Bondone và những nghệ sĩ
khác. Nói chung, ở Ý thời gian khoảng từ 1420 đến 1600 được gọi là thời kỳ Phục Hưng,
trong châu Âu còn lại là thời gian từ 1500 đến 1600.
Bên cạnh sự mô phỏng theo nghệ thuật Cổ đại là việc nghiên cứu thiên nhiên tích cực hơn,
một khía cạnh quan trọng trong lịch sử phát triển của nghệ thuật Phục Hưng. Ngay trước
Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto có thể vẽ lại sự vật giống
như trong tự nhiên mà khơng có ai trước ơng đạt được. Xu hướng tạo hình sự vật và con
người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các nghệ sĩ. Thế nhưng
phải đến thế kỷ 15 thì các nghệ sĩ mới đạt được đến một cách miêu tả theo tự nhiên gần
như hoàn hảo. Vì thế mà các sử gia về nghệ thuật thường giới hạn khái niệm Phục Hưng
cho các miêu tả nghệ thuật trong thế kỷ 15 và thế kỷ 16.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật là sự tôn vinh thời kỳ Cổ đại của các nghệ
sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ điển hình
trong việc miêu tả theo tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc
tự diễn đạt tự nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý, Leone Battista Alberti,
còn đòi hỏi các nhà nghệ thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại
mà còn phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại
một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của
tự nhiên.
Bên cạnh xác định mới về quan hệ của nghệ thuật đối với tự nhiên và việc ngưỡng mộ thời
kỳ Cổ đại, thời kỳ Phục Hưng cũng đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp. Các nghệ sĩ cố
gắng diễn tả một con người đẹp tồn hảo. Kích thước và tỉ lệ lý tưởng đều đóng một vai trị
trong việc diễn tả cơ thể con người trong hội họa và điêu khắc cũng như trong phác thảo
kiến trúc. Với cách phối cảnh cổ điển các nghệ sĩ đã phát triển một phương pháp để diễn tả
sự rút ngắn trong chiều sâu khơng gian với tính chính xác của tốn học.
Thông thường người ta chia thời kỳ lịch sử nghệ thuật Phục Hưng, đặc biệt là Phục Hưng
Ý, ra làm 3 giai đoạn
1. Sơ Phục Hưng (tiếng Anh: Early Renaissance)
2. Thịnh Phục Hưng (tiếng Anh: High Renaissance)
3. Hậu Phục Hưng hay Mannerism
Raffaello - Sistine Madonna
Giai đoạn đầu của thời kỳ Phục Hưng (từ khoảng 1420 đến 1490/1500) khởi điểm từ thành
phố Firenze (tiếng Anh: Florence) với những bức tượng của Donatello, tranh phù điêu
đồng của Ghiberti, bích họa của Masaccio và các cơng trình xây dựng của Filippo
Bruelleschi. Thời gian từ khoảng 1490/1500 cho đến 1520 là đỉnh cao của thời kỳ Phục
Hưng. Trung tâm của thời kỳ vươn đến hoàn mỹ và hài hòa cao độ này là thành phố Roma
của giáo hoàng. Đây là thời gian của phác thảo kiến trúc cho nhà thờ thánh Peter ở Roma
của Bramante, các bức họa nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci, của Raffaello, các bức
tượng và bích họa của Michelangelo cũng như các tác phẩm khắc đồng của Albrecht
Dürer. Sau đó là thời kỳ Hậu Phục Hưng hay Mannerism với đặc trưng là có nhiều xu
hướng nghệ thuật khác nhau. Mannerism có khuynh hướng cường điệu hóa kho tàng hình
dáng của Phục Hưng (thí dụ như diễn tả cơ thể con người được kéo dài ra và uốn cong
trong một cử động mạnh). Giai đoạn cuối của thời kỳ Hậu Phục Hưng dần dần chuyển
sang phong cách Baroque.
Thế nhưng thời kỳ Phục Hưng khơng diễn ra theo một khn mẫu hồn toàn giống nhau
trên khắp châu Âu. Trong khi tinh thần Phục Hưng bắt đầu rất sớm và đặc biệt nở rộ ở Ý,
có ảnh hưởng đều khắp trong hội họa, điêu khắc và kiến trúc thì mãi đến khoảng năm 1500
hay sau đó thời kỳ Phục Hưng mới bắt đầu ở phía Bắc của châu Âu và cũng chỉ chiếm ưu
thế một phần, đồng thời mang nhiều tính cách dân tộc. Trong các quốc gia khác ngoài Ý
kiến trúc và điêu khắc chịu ảnh hưởng nhiều hơn là hội họa. Tại Pháp và Đức phong cách
cổ đại được hòa trộn với nhiều yếu tố dân tộc, nổi bật trong thời kỳ đầu của Phục Hưng
hơn là trong thời kỳ Hậu Phục Hưng, thời kỳ mà hình dáng được thể hiện đầy đặn và mạnh
mẽ hơn, chuyển đến cường điệu hóa của phong cách Baroque. Phong cách Phục Hưng tại
Hà Lan, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha cũng mang sắc thái dân tộc.
NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHỤC HƯNG
Lâu đài Medici - KTS. Michelozzo Michelozzi di Bartolomeo (1396-1472)
Trong hai thế kỉ XV,XVI, ở Italia xuất hiện một phong trào văn hoá phục hưng quan trọng, gắn
liền với bối cảnh lịch sử của giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ
nghĩa. Kiến trúc Italia lúc đó rất tiêu biểu và có ảnh hưởng rất lớn đối với kiến trúc các nước Tây
Âu
thời
kì
manh
nha
tư
bản
chủ
nghĩa.
Thời Phục hưng, khi con người biết chế tạo ra máy hơi nước và xếp cối xay gió vào viện bảo
tàng, con người bất chợt nhận ra mọi chân lí khắc kỷ chỉ là sự lừa dối, là “món hàng của những
tên bịp bợm” (Léonard de Vinci). Họ đồng lòng đòi xem lại nhiều giá trị, trong đó có giá trị của
cái đẹp. Bằng cuộc sống thực tế, bằng nhiều thành tựu khoa học thực nghiệm, dù phải lên giàn
hoả thiêu như Bruno, họ vẫn khơng hề sợ, và cịn lớn tiếng nói rằng: “Trái đất trịn”, “con người
do tự nhiên sinh ra”. Ơng Adam khơng phải là vật phẩm của lòng nhân từ được đức Chúa trời
véo ra từ phần thừa của đất, và Eva lại càng không phải là mẩu xương sườn của ông Adam do
đức Chúa trời rút ra phù phép tạo nên. Nghĩ như vậy họ bèn rủ nhau trèo lên thánh đường tháo
các bức tranh cổ có bộ mặt khắc khổ, để treo vào đó những bức tranh lồ lộ những cảm xúc say
mê vẻ đẹp của cuộc sống đến ngất ngây cả các vị tu hành. Họ cịn dám thể hiện bằng hình
tượng rất hấp dẫn về những chàng trai và những cô gái dưới trần gian kéo nhau lên vườn Chúa,
đùa vui giữ ngày xuân, ngang nhiên hái những trái cấm, chẳng nể vì một ai. Họ còn để các bạn
trẻ ấy chia nhau vị ngọt cuộc sống ( tác phẩm Mùa xuân của Botticelli).
Mùa xuân. Tempera. 203 x 314 cm.
Như vậy, các nhà mĩ học Phục Hưng đã kéo cái đẹp từ thượng giới xuống trần gian và dùng
nghệ thuật để thể hiện sự hưởng thụ cái đẹp do con người sáng tạo ra.
Thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc
khẳng định đặc trưng của văn hoá. Con người thời kỳ Phục hưng muốn thông qua nghệ thuật để
tái tạo và làm chủ thế giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng và hiện
thực.
Trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và
phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục cơng trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở
hệ thức cột cổ điển, dựa trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa
học
các
giá
trị
chuẩn
mực
của
nghệ
thuật
tạo
hình
cổ
đại.
Ngun tắc bố cục và thẩm mỹ của phong cách Phục Hưng khác xa phạm vi của phong cách
Gotic. Một cách sâu xa cả phong cách Phục hưng và Baroque đều chứa đựng và phát triển tiếp
các nguyên tắc bố cục của Gotic. Tuy nhiên điều ngược lại khơng có hiệu lực - chúng ta khơng
thể tìm các ngun tắc bố cục và thẩm mỹ của thời Phục Hưng hay Baroque trong phong cách
Gotic. Có thể nhận thấy kiến trúc Phục Hưng khá gần gũi về đặc điểm với kiến trúc cổ đại (bản
thân các nghệ sĩ Phục Hưng đã tin rằng họ làm lại kiến trúc cổ đại: họ đã sao chép, nghiên cứu
và cố gắng một cách có định hướng để đạt được sự gần gũi với kiến trúc cổ). Nhưng các chun
gia thì khơng mấy khó khăn để phân biệt 2 phong cách kiến trúc này - sự khác biệt cơ bản nằm
ở các nguyên tắc bố cục và đặc điểm của các hoa văn trang trí.
Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài
hồ. Điều đó xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình( kiến trúc xã hội phong
kiến đã tạo nên cho công trình những ấn tượng bay bổng, khơng ổn định, kinh ngạc là do con
người không nắm được quy luật thiên nhiên và gửi gắm lịng tin vào thần thánh).
Tuy có những nét tiến bộ nhất định, nhưng việc chú ý tuyệt đến quy luật tổ hợp đã đưa kiến
trúc Văn nghệ Phục hưng đến chỗ hình thức chủ nghĩa và thốt ly cơng năng.
Về ngun tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu
hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây
dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây
dựng
theo
các
định
luật
một
cách
nghiêm
ngặt.
Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào
khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên tồn nước Ý. Các cơng trình
xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng
các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vng hay
hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp
dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của
thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với tồn
bộ tịa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được
tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.
Hội họa
Xem bài chính Hội họa Phục Hưng.
Tượng David của Michelangelo (1504)
Phần lớn các bức tranh của nghệ thuật Phục Hưng là các bức tranh thờ và bích họa có nội
dung tôn giáo được vẽ cho nhà thờ, tranh với các đề tài trần tục hay thần thoại khơng mang
tính tơn giáo (thí dụ như biểu tượng (tiếng Anh: allegory), huyền thoại anh hùng hay thần
thánh, lịch sử Cổ đại) và chân dung cá nhân của những danh nhân đương thời. Bên cạnh đó
cũng xuất hiện những tranh vẽ phong cảnh và phong tục đầu tiên, diễn tả cuộc sống thời
bấy giờ.
Chiều sâu của khơng gian được thiết kế hình học một cách chính xác bằng phương pháp
phối cảnh. Thêm vào đó là phương pháp phối cảnh khơng gian và phối cảnh màu. Người
nghệ sĩ diễn tả cơ thể khỏa thân của con người như nghệ thuật khỏa thân bằng các tỷ lệ lý
tưởng. Cách cấu trúc tranh cân bằng hài hịa và đối xứng được hỗ trợ bằng những hình
dáng tam giác, bán nguyệt hay hình trịn là phong cách cấu trúc thường được ưa chuộng.
[sửa] Điêu khắc
Các nhà điêu khắc Phục Hưng sáng tạo nhiều nhất là những tượng đứng và tượng bán thân.
Trên các quảng trường thành phố là các tượng đài kỷ niệm thí dụ như các tượng kỵ sĩ. Mộ
bia cho danh nhân trong và ngoài đạo liên kết tượng cùng với kiến trúc trở thành một tác
phẩm nghệ thuật.
Các nhà điêu khắc Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Cổ đại khi sáng
tác. Bức tượng được làm mơ hình tồn diện, con người được biểu diễn khỏa thân, tư thế
hai chân thường là theo kiểu Contrapposto cổ điển. Các nghiên cứu về giải phẫu học được
dùng để miêu tả lại cơ thể con người giống như trong thực tế.
[sửa] Kiến trúc
Xem bài chính Kiến trúc Phục Hưng.
Bartolommeo Berrecci - Wawel, Kraków
Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu
hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc. Tại Ý, Donato
Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm
1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên tồn nước Ý. Các cơng trình xây dựng
Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các
kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vng hay
hình trịn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực
tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn
mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hịa hợp với nhau
và với tồn bộ tịa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã
Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.
Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố
xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ
thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.
Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu ấn của miền
Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng mạnh, tức là trước
tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc Âu. Trên bán đảo Iberia hai xu hướng này tồn tại bên cạnh
nhau cho đến thời kỳ Baroque. Tại vùng châu Âu của Đức và Ba Lan hai xu hướng này
được trộn lẫn một phần (thí dụ như lâu đài Heidelberg (Đức) hay lâu đài tại Wawel,
Kraków (Ba Lan), thế nhưng xu hướng tương tự vẫn chiếm ưu thế cho đến thời gian cuối.
Theo các giai đoạn lịch sử thì kiến trúc Phục Hưng được chia thành ba thời kỳ: tiền kỳ, thịnh kỳ
và hậu kỳ.
_________________
Văn hoá Tây Âu thời phục hưng
Văn hoá Tây Âu thế kỉ V - X dựa trên nền tảng nền kinh tế tự cung tự cấp, sự giao lưu trao đổi rất hạn chế,
văn hố vì vậy cũng phát triển không đáng kể.
Tới thế kỉ XIV, với sự phát triển kinh tế công thương ở các thành thị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần
dần hình thành và ngày càng lớn mạnh. Các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản khơng cịn chịu chấp nhận
những giáo lí phong kiến lỗi thời, họ vận động khơi phục lại sự huy hồng của văn hố Tây Âu thời cổ đại.
Họ tìm thấy trong nền văn hố cổ đại những yếu tố phù hợp với mình, có lợi cho mình để đấu tranh chống
lại những trói buộc của nền văn hoá trung cổ .
Phong trào Văn hoá Phục hưng xuất hiện đầu tiên ở Ý, vì ở đây thế kỉ XIV đã xuất hiện các thành thị tự do
như những quốc gia nhỏ. Quan hệ sản xuất tư bản đã chiếm địa vị chi phối đời sống văn hoá. Ý lại là trung
tâm của đế quốc Rơma cổ đại, vì vậy ở đây cịn giữ lại nhiều di sản văn hố cổ đại của Hy Lạp - Rôma.
Hơn ai hết, các nhà văn hố Ý có điều kiện khơi phục lại nền văn hố trước tiên khi có điều kiện. Từ Ý,
phong trào lan sang Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức...
Tầng lớp giàu có ở các thành thị muốn thể hiện sự giàu sang của mình qua các dinh thự và các tác phẩm
nghệ thuật, điều đó cũng tạo điều kiện cho các nhà văn hoá thể hiện tài năng.
Những thành tựu tiêu biểu:
Về văn học:Cả ba thể loại, thơ, kịch, tiểu thuyết trong nền văn học Phục hưng đều có những thành tựu quan
trọng.
Về thơ, có hai đại biểu là Đantê ( 1265-1324 ) và Pêtracca ( 1304 - 1374 ). Đantê là người mở đầu phong
trào Văn hoá Phục hưng ở Ý. Ơng xuất thân trong một gia đình kị sĩ suy tàn ở Plorencia. Ơng đả kích các
thầy tu lúc đó và cổ vũ cho sự thống nhất của đất nước Ý. Tác phẩm tiêu biểu của ông la Thần khúc và
Cuộc đời mới.
Pêtracca là một nhà thơ trữ tình Ý. Trong tác phẩm của mình, ơng ca ngợi tình yêu lí tưởng, ca ngợi sắc
đẹp, ca ngợi sự tự do tư tưởng và chống lại sự gị bó kinh điển.
Về tiểu thuyết, có hai nhà văn nổi bật là Bôcaxiô ( Boccacio ), Rabơle ( F. Rabelais ) và Xecvantec
(Cervantes). Boccacio là một nhà văn Ý, tác phẩm nổi tiếng của ông là tập truyện Mười ngày. Qua tác phẩm
Mười ngày, ơng chế diễu thói đạo đức giả, cơng kích cuộc sống khổ hạnh, cấm dục vì cho đó là trái tự
nhiên. Ông cổ vũ cho cuộc sống vui vẻ, biết tận hưởng mọi lạc thú của cuộc sống.
F. Rabơle là một nhà văn Pháp, ơng có hiểu biết rộng rãi cả về khoa học tự nhiên, văn học, triết học và luật
pháp. Tác phẩm trào phúng nổi tiếng của ông là cuộc đời không giá trị của Gargantua và Pantagruen.
Migel de Cervantes là một nhà văn lớn của Tây Ban Nha. Tác phẩm nổi tiếng của ông là Don Quyjote.
Thơng qua hình ảnh chàng hiệp sĩ lỗi thời Don Quyjote, Cervantes ám chỉ tấng lớp quí tộc Tây Ban Nha với
những quan niệm danh dự cổ hủ và vẽ nên bức tranh một nước Tây Ban Nha quân chủ đang bị chìm đắm
trong vũng lầy phong kiến lạc hậu.
Về kịch: Nhà viết kịch vĩ đại thời phục hưng là một người Anh có tên là W. Sếchpia. (William Shakespeare ).
Ông đã viết tới 36 vở bi, hài kịch. Những vở kịch nổi tiếng ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới như
Rơmêơ và Giuyliet, Hamlet, Vua Lia, Ơtenlơ...
Hội hoạ, điêu khắc: Nhà danh hoạ khổng lồ thời Phục hưng là Lêôna đơ Vanhxi ( Leonardo da Vinci), ông là
một người Ý. Ơng khơng những là một hoạ sĩ thiên tài mà cịn là một con người thơng thái trên nhiều lĩnh
vực. Ông đã để lại những bức hoạ nổi tiếng như Bữa tiệc cuối cùng , Nàng Giôcôngđơ ( La Joconde ), Đức
mẹ đồng trinh trong hang đá. Từ thế kỉ XV, ông đã đưa ra ý tưởng sử dụng cánh quạt đẩy nước cho thuyền
thay mái chèo; vẽ ra nguyên tắc hoạt động của máy bay trực thăng, dù thốt hiểm...nhưng những kĩ thuật
hồi đó khơng cho phép ơng thực hiện những ý tưởng của mình.
Mikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý(1475-1564). Ông là một danh hoạ, một nhà điêu khắc nổi tiếng, đồng
thời còn là một kiến trúc sư, một thi sĩ. Tác phẩm tiêu biểu của ông là bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần
nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật. Cịn bức Cuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ
Xixtin. Về điêu khắc, ông để lại nhiều bức tượng tiêu biểu như pho tượng Mơidơ, Ngưịi nơ lệ bị trói, đặc
biệt là pho tượng Đavid. Pho tượng Đavid của Mikenlăngiơ được tạc trên đá cẩm thạch cao tới 5,3 mét.
Đavid ở đây không phải là một chú bé chăn cừu mà là một chàng thanh niên đang độ tuổi mười tám đôi
mươi, đang độ tuổi sung sức, với cơ bắp khoẻ mạnh, vầng trán thông minh, ánh mắt tự tin, sẵn sàng đương
đầu với mọi khó khăn thử thách. Mượn hình tượng Đavid, Mikenlăngiơ thể hiện sức sống đang lên của một
lớp người đại diện cho một thời đại mới, thời đại cần những con người khổng lồ và đã sản sinh ra những
con người khổng lồ .
Nghệ thuật thời Phục hưng cịn có sự đóng góp của những nghệ sĩ nổi tiếng khác như Raphaen
( Raffaello ), Giôtô (Giotto ), Bôtixeli ( Botticelli )...
Khoa học tự nhiên: Thời Phục hưng cịn có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học dũng cảm, dám chống lại
những suy nghĩ sai lầm nghìn đời đã được giới quyền lực đảm bảo, thừa nhận.
N. Côpecnic ( Nikolai Kopernik - 1473 - 1543 ) là một giáo sĩ người Ba Lan. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông
đã đi tới một kết luận đáng sợ hồi đó là: Trái đất quay xung quanh Mặt trời chứ không phải là Mặt trời quay
xung quanh Trái đất. Thuyết Mặt trời là trung tâm đó của ơng vậy là trái hẳn với thuyết Trái đất là trung tâm
đã được nhà thờ cơng nhận hàng nghìn năm. Điều phát hiện này được ơng trình bày trong tác phẩm Bàn về
sự vận hành của các thiên thể. Nhưng sợ bị kết tội, ông chưa dám công bố. Mãi tới khi cảm thấy sắp từ giã
cõi đời ông mới công bố.
Gioocđanô Brunô ( Giordano Bruno - 1548-1600 ), là một giáo sĩ trẻ người Ý. Ơng tích cực hưởng ứng học
thuyết của Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành. Không những thế, ơng cịn phát triển thêm tư tưởng của
Cơpecnic. Ơng cho rằng Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của Thái dương hệ.
Trong vũ trụ, bên cạnh Mặt trời cịn có nhiều hệ mặt trời khác. Đương nhiên thời đó, ơng bị đưa ra tồ án
tơn giáo. Tồ án hồi đó buộc ông phải công bố lại là đã bị quỉ ám thì sẽ tha tội chết nhưng ơng thà chết chứ
khơng chịu nói trái với niềm tin của mình. Cuối cùng, ông đã bị thiêu trên dàn lửa.
Một nhà thiên văn học người Ý khác là Galilê ( Gallileo Gallilei - 1564-1642 ) tiếp tục phát triển quan điểm
của Côpecnic và Brunơ. Ơng là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu
trời. Ơng đã chững minh là Mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ khơng phải là nhẵn bóng; Thiên hà là do vơ số
vì sao tạo thành. Ơng đã giải thích hiện tượng sao chổi. Ông là cha đẻ của khoa học thực nghiêm, phát hiện
ra định luật rơi tự do và dao động con lắc.
Tiến xa hơn, nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ ( Kepler - 1571-1630 ) đã phát minh ra ba qui luật quan
trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển
động của các hành tinh khơng phải là hình trịn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động
càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại.
Triết học cũng có những bước phát triển mới. Người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục
hưng là một người Anh, F. Baicơn ( Francis Bacon - 1561- 1626 ). Ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ
đại, phê phán triết học duy tâm và triết học kinh viện.
Nội dung tư tưởng:
Phong trào Văn hoá Phục hưng tuy danh nghĩa là phục hưng lại sự huy hồng của văn hố Hy-La cổ đại,
nó có tiếp thu những yếu tố từ nền văn hoá Hy-La cổ đại, nhưng thực chất đây là một nền văn hố hồn
tồn mới, dựa trên nền tảng kinh tế-xã hội mới và hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên.
Qua các tác phẩm của mình, các nhà văn hố thời Phục hưng đã thể hiện những tư tưởng chính sau:
• Phong trào văn hố Phục hưng chống lại những quan niệm không hợp thời của giáo hội lúc bấy giờ cùng
tầng lớp quí tộc phong kiến. Nhiều tác phẩm văn hố đã cơng khai đả kích, châm biếm thói đạo đức giả, dốt
nát của tầng lớp q tộc, phong kiến. Các nhà văn hố thời Phục hưng đấu tranh địi văn hố phải khơng bị
kiểm sốt bởi nhà thờ.
• Nhiều tác phẩm cơng khai ca ngợi quyền được sống tự do phóng khống, quyền được hưởng thụ. Họ chủ
trương văn hoá phát triển phải lấy mục đích vì hạnh phúc con người; đối tượng ca ngợi phải là con người...
Có thể nói tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa nhân văn (humannisme).
• Phong trào Văn hố Phục hưng cịn ca ngợi tình u tổ quốc, tinh thần dân tộc và ý thức các tác phẩm
văn hố phải hướng về phục vụ tầng lớp bình dân. Vì vậy các tác phẩm văn hố giai đoạn này phần nhiều
khơng cịn sử dụng chữ Latin mà sử dụng chữ viết riêng của mỗi dân tộc.
• Nhiều nhà văn hoá thời Phục hưng đã dũng cảm chống lại những quan điểm phản khoa học của những
thế lực cầm quyền đương thời, bất chấp sự đe doạ của những hình phạt, kể cả dàn thiêu. Các tác phẩm
của họ đã giáng những đòn quyết liệt vào triết học kinh viện và chủ nghĩa duy tâm đương thời, làm lung lay
quyền uy của các tăng lữ.
• Phong trào Văn hố Phục hưng là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội phương Tây lúc
đó và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Ý nghĩa:
Phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản
đang lên chống lại xã hội phong kiến, để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội.
Phong trào này đã đặt cơ sở, mở đường cho văn hoá Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo sau.
Phong trào Văn hố Phục hưng cịn có nhiều đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hố nhân loại.