Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ SÁNG TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.15 KB, 16 trang )

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ SÁNG TÁC
2.1. Cách tổ chức sáng tác Biệt thự Tây hồ
2.1.1. Sơ lược về biệt thự.
Có nhiều cách để giải thích thế nào là một ngôi nhà biệt thự. Theo
một ý kiến riêng thì biệt thự được giải thích là "nhà ở biệt lập". Nó xuất
hiện từ nhu cầu được sống hưởng thụ của con người, với mục đích giải phóng
con người thoát khỏi một cuộc sống tù túng chật hẹp mà chính một xã hội phát
triển đã đem lại. Đó là một không gian biệt lập, đẹp từ kiểu dáng đến nội thất
bên trong. Biệt thự thường được xây dựng ở các vùng ngoại vi thành phố, các
miền quê. Khi xã hội phát triển đô thị hoá thì loại hình biệt thự ngày càng phổ
biến. Được xây dựng với cấu trúc có sân vườn bao bọc xung quanh tuỳ mức độ
sang trọng khác nhau, Biệt thự phát triển và biểu hiện tính dân chủ hoá trong
kiến trúc. Kiến trúc biệt thự được tự do sáng tạo, bởi nó còn phụ thuộc vào trình
độ và thu nhập của từng chủ nhân. Hình thức khác nhau để thoả mãn tối đa nhu
cầu, sở thích và đặc biệt là thẩm mỹ của người sử dụng, vì thế mà biệt thự khác
với nhà ờ chung cư hay tập thể. Biệt thự với nhiều hình thức phong phú tạo nên
nội thất cũng được trang trí đa dạng nhưng vẫn phải đạt hiệu quả ăn nhập. Đồ
đạc có thể được thiết kế mang cá tính của chủ nhà và người thiết kế. Biệt thự
thường gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh để người sử dụng có thể hưởng thụ
và thư giãn. Kiến trúc và nội thất thường gắn liền với nhau, tạo nên một tổng
thể hài hoà.
2.2 Kỹ thuật và phương pháp thiết kế.
Mỗi ngành có một ngôn ngữ riêng. Nhà văn dùng chữ, nhạc sĩ dùng âm
thanh còn nhà thiết kế nội thất dùng các nhân tố tạo hình như không gian
và hình thể, đường nét và chất liệu, ánh sáng và mầu sắc... những yếu tố
tạo hình này nằm trong cảnh vật nhìn thấy xung quan. Dựa vào những mục
tiêu, nguyên tắc thiết kế, sử dụng chúng làm phương tiện để tạo nên vẻ đẹp
biểu cảm trong thiết kế trang trí một căn nhà.
Thiết kế có nhiều nghĩa: mục tiêu hay tổ chức, kế hoạch hay sơ đồ,
chọn lựa và phối hợp. Gộp tất cả lại thiết kế là toàn bộ tiến trình quyết
định mục tiêu, phát triển một kế hoạch và chọn lựa, phối hợp, tổ chức hình


thể và chất liêu thích hợp nhất đối với mục tiêu. Trong qui hoạch và trang
trí nhà cửa, thiết kế giới hạn vào sáng tạo hay chọn lựa và tổ chức hình
thể, không gian, màu sắc và chất liệu sao cho có thẩm mỹ và có cá tính. Dĩ
nhiên cũng không quên hai mục tiêu khác quan trọng không kém là thích
dụng và tiết kiệm.
Thiết kế mỹ thuật không có luật lệ cố định; nhiều khi do cảm hứng bột
phát bất ngờ mà có được kết quả đặc sắc. Nhưng có thể phân tích và tổng
hợp để rút kinh nghiệm. Trước khi quyết định một kiểu trang trí cho căn
nhà, cần hiểu rõ những mục tiêu và nguyên tắc thiết kế ứng dụng vào qui
hoạch và bày biện nhà cửa như thế nào, chúng mở lối cho những thể hiện
cá nhân ra sao.
* Mục tiêu của thiết kế.
Thiết kế nội thất cũng có những mục tiêu và quan niệm như mọi nghệ
thuật khác. Đó là hình thức phải đi theo chức năng và dị biệt phải nằm
trong thống nhất.
Hình thức theo chức năng.
Nói cách khác là chức năng quyết định hình thể. Đây là điều dễ hiểu vì
thiết kế một vật gì đều xuất phát từ mục tiêu nhằm đến, tức công dụng của
nó. Nhưng thực tế không thiếu những nhà bếp kém hiệu quả, phòng tắm lù
mù, phòng khách tẻ nhạt, và bàn ăn vướng víu chân người ngồi, cho thấy
thiết kế bất hợp lý và phải nghĩ đến điều này khi thiết kế.
Nhưng thích dụng không phải là nhân tố duy nhất trong thiết kế, vì
mọi đồ vật đều thể hiện tổn phí về tiền bạc, thời gian, công sức bảo trì,
chúng có thể là nguồn khoái cảm thẩm mỹ và biểu thị cá nhân. Một cái thìa,
một ghế Sofa chỉ hoàn toàn đầy đủ chức năng khi hữu dụng, tiết kiệm và
đẹp. Yêu cầu này nâng việc thiết kế đối với chiếc ghế lên cao hơn cung cấp
đồ dùng thích hợp với vóc dáng, cơ thể người dùng. Ngoài ra lại có những
thứ chỉ nhằm mục đích tinh thần: hội hoạ, điêu khắc, hoa văn tô điểm phụ,
chúng hấp dẫn trước hết vì vẻ đẹp của chúng. Chúng thật khác hẳn cái bếp
là ích lợi, cái ống nước ngoài vườn, nhưng chúng rất có ý nghĩa đối với

cuộc sống toàn diện của con người.
Thiết kế hoặc chọn lựa cho đủ mọi chức năng thì rất phức tạp, nhiều
khi không thể được. Cần phân tích chi tiết các yêu cầu tổng quát cũng như
đặc biệt. Phải cân nhắc các nhân tố và đi đến một dung hoà. Ví dụ đang tìm
một cái bàn cà phê ngồi nghỉ và trẻ em có thể nô đùa. Dễ tìm được những
cái bàn đúng kích thước, hình dạng, chiều cao nhưng không dễ tìm được
cái bàn còn phải hội thêm các điều kiện: giá cả phải chăng, dễ bảo trì, nguy
hiểm, trông đẹp và hợp với bộ ghế salon có sẵn... Khó khăn chính là ở chỗ
những tiêu chuẩn nhiều khi đối chọi nhau. Khi đó, nên bỏ những yêu cầu ít
quan trọng và mua cái bàn có những tính chất phù hợp là quan trọng hơn
hết.
Dị biệt trong thống nhất.
- Trong thiên nhiên và nghệ thuật, đâu đâu cũng thấy rõ tính thống
nhất hữu cơ (hay thống nhất trong dị biệt, hay dị biệt trong thống nhất).
Bàn tay mỗi phần đều khác nhau nhưng rất thống nhất với toàn thể. Một
căn nhà có thể dùng bàn ghế Ý, thảm Iran, màn che của Pháp, kính Anh, mỗi
thứ có sắc thái riêng nhưng đều có chung vẻ mịn màng, duyên dáng, tạo
được thống nhất. Thống nhất có thể được định nghĩa là làm một, hoặc gồm
những phần tạo nên một tổng thể. Phân tích kỹ có thể coi như bao gồm các
ý sau:
- Mỗi phần là cần thiết cho giá trị tổng thể.
- Tổng thể không có những thành phần thừa, vô ích.
- Những cái gì cần đều hiện hữu trong tổng thể.
- Giá trị tổng thể tuỳ thuộc vào các quan hệ hỗ tương giữa các phần
tử, không phải là cái gì thêm vào các thành phần mà là do sự hợp tác giữa
chúng với nhau.
Một ý tưởng mạnh mẽ, sáng sủa cho thấy sự thống nhất
Thống nhất trong nghệ thuật ứng với thống nhất trong cảm nhận của
con ngươi. Tại sao một căn nhà nên thống nhất? Vì nó thoả mãn ước muốn
cái gì toàn thể và mang lại sự an bình không tìm thấy ở tiệm đồ gỗ hoặc ở

căn nhà khác.
Có thể đạt được sự thống nhất bằng nhiều phương tiện.
1. Lặp lại là cách dễ nhất, chắc chắn nhất, nhưng kém thích thú nhất.
Các tường đồng màu và chất liệu tạo được một bối cảnh thống nhất rất
mạnh. Giống nhau trong thiết kế đồ đạc cũng tạo thống nhất, nhưng coi
chừng dẫn tới đơn điệu, sinh nhàm chán.
2. Chỉ cách lặp lại một bước là tương đồng và hoà hợp, có dựa vào một
chút khác biệt nhưng cũng dẫn tới thống nhất: Các tường cũng một sắc
màu nhưng đậm nhạt, nóng lạnh, mạnh yếu và chất liệu khác nhau.
3. Tương hợp chặt chẽ khiến vật liệu hệ với nhau một cách tích cực mà
không có vẻ gì đồng nhất, cũng là một kiểu thống nhất cao. Hai cái nút áo
không nối kết với nhau mạnh bằng một nút với một lỗ khuyết cài nút. Một
căn nhà nhiều phòng khác nhau nhưng liên kết chặt chẽ tạo được thống
nhất hơn một căn nhà có các phòng giống nhau như cái hộp cũng mở ra
một hành lang chung.
4. Nhấn mạnh những phần biểu thị mạnh mẽ tính chất cơ bản chính
cũng làm gia tăng tính thống nhất. Đồ đạc nào thể hiện được tác dụng
mong muốn sẽ đặt tại những vị trí quan trọng, còn vị trí phụ dành cho
những thứ đóng góp ít vào tính thống nhất của căn phòng.
5. Vây bọc, che chắn, ngăn với xung quanh cũng là cách thống nhất các
phần tử với nhau. Ví dụ: hàng rào chung quanh nhà, khung viền các hành lang...
Dị biệt có thể định nghĩa là làm khác hoặc đa dạng. Nhưng thống nhất
không vì thế mà bị ảnh hưởng, vì chính dị biệt (tương phản) cũng là quan
hệ căn bản liên kết chặt chẽ các phần tử khác nhau để thành một tổng thể.
Thật vậy, có sự hấp dẫn, gây chú ý giữa hai vật giống nhau hoặc khác
nhau, chứ nhì nhằng thì chẳng tạo được một liên hệ tương hỗ chặt chẽ. Dị
biệt cũng làm thoả mãn nhu cầu khát khao cái mới lạ, không phải cái cũ
quen biết của con người. Nó gợi thích thú mang lại sống động, làm ngạc
nhiên, nâng cao tác dụng toàn thể. Nhưng nếu đưa quá xa nó phá huỷ
thống nhất, dẫn tới lộn xộn, mất trật tự; cũng như thống nhất mà dựa vào

đồng nhất nhiều quá sẽ dẫn tới đơn điệu, nhàm chán.
Khác biệt về chất liệu, hình thể, màu sắc và tương phản đủ kiểu là
những cách để tạo dị biệt. Dị biệt có thể tinh tế như hai mặt vải gối khác
nhau trên sofa, hay cũng có thể rõ ràng như một lư đồng bóng loáng trên
mặt tủ cẩm lai sẫm màu chạm trổ sần sùi. Nên dùng dị biệt tối đa ở chỗ
muốn người ta chú ý; nếu chỉ muốn giảm đơn điệu, giới hạn dị biệt tại
những chỗ phụ mà thôi.
Dị biệt và thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau trong thực tế, nhưng
tương quan giữa chúng thì người ta chưa thất trí. Có người khởi từ biệt để
đi đến thống nhất. Có người cho rằng dị biệt là hậu quả của thống nhất,
như cây nhiều cành khác nhau phát triển từ một hột giống mà ra. Qui
hoạch trang trí, nên khởi đầu từ một ý tưởng, một mục tiêu làm cơ sở cho
thống nhất và dị biệt có thể cùng nhau nẩy nở, hơn là có một chuỗi các ý
tưởng khác nhau rồi mới tìm cách kéo chúng lại thống nhất với nhau.
Ít có nhà nào lại quá nhiều tính thống nhất; nếu có thì chỉ cần thêm
một khác biệt nổi bật là đủ tạo vẻ sinh động, khởi sắc. Ghế sofa và ghế bành
nâng cao tinh thần bằng các kiểu khác nhau của gối dựa lưng, mặt bàn cà
phê, thảm hoặc tranh. Thảm trải sàn nhiều khiểu hình kỷ hà quá có thể làm
nhẹ đi bằng những chậu cây hoa lá. Có nhà lại đặt dị biệt lên ưu tiên. Khi
đó, muốn giữ được thống nhất, có thể chọn cách thiết lập một chủ đề nổi
bật rồi tăng cường bằng một hoặc nhiều chủ đề phụ khác. Ví dụ: các đồ đạc
kiểu đã khác nhau mà vải phủ; màn che, hoa văn cũng đối chọi, tất cả có thể
thống nhất với nhau nhờ giới hạn vào một hai màu chung.
Để có dị biệt trong thống nhất theo ý muốn, lợi dụng tính cách chính
phụ của thiết bị, đồ đạc để xử lý thích nghi, ví dụ: thống nhất (chính) là
dạng chữ nhật, khối vuông gõ cạnh được biểu thị qua hình dáng căn phòng,
thảm, cửa ra vào, cửa sổ... Tương phản (phụ) là dạng tròn, bầu dục, đường
cong được thể hiện qua hình dáng của sập gụ chân quì, kiểu hình vẽ hoa lá
trên thảm, màn che, vải bọc ghế, hoặc bình đựng hoa v.v... Tóm lại bạn thấy
rõ ràng thống nhất không phải đồng nghĩa là một, giống nhau; và dị biệt

thì liều lượng giảm rất khác nhau .
* Nguyên tắc thẩm mỹ của thiết kế.
Quan sát thiên nhiên và nghiên cứu nghệ thuật người ta rút ra được
một số nguyên tắc để tạo nên cái đẹp. Nhưng nguyên tắc tuy đơn giản
nhưng hữu hiệu, luôn luôn có mặt để giúp đạt được hai mục tiêu thiết kế
nói trên. Đó là các nguyên tắc: cân bằng, tiết điệu, trọng điểm, hoà hợp, tỉ
lệ và qui mô.
Cân bằng.
Đây là nguyên tắc chính trong mọi mặt cuộc sống, từ việc bày biện bàn
ghế đến kế toán ngân hàng. Bản năng con người luôn hướng tới cân bằng,
đối xứng (hai chân, hai tay, trước sau, phải trái...) nên mỹ cảm cũng
nghiêng về những gì cân đối, hài hoà.
Thiên nhiên cho thấy nhiều kiểu cân bằng. Núi non hang động ở vịnh
Hạ Long, Hà Tiên điển hình cho kiểu cân bằng tĩnh tại, thường xuyên, có
thay đổi cũng không đáng chú ý. Ngược lại, những đụn cát ở miền Trung
thì luôn luôn di chuyển nhưng không bao giờ mất cân bằng. Cây cối luôn
luôn ở dạng cân bằng biến đổi vì thay hình đổi dạng theo thời gian tăng

×