Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.66 KB, 23 trang )

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG
TY GIẦY YÊN VIÊN
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY GIẦY YÊN VIÊN
I.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giầy Yên Viên
Tên gọi: Công ty Giầy Yên Viên.
Tên giao dịch quốc tế: Yen Vien Shoes Company.( viết tắt: YSHOCO )
Trụ sở Công ty : Số 488 Đường Hà Huy Tập, Thị trấn Yên Viên- Gia Lâm-
Thành phố Hà Nội .
Tel: 04-8271615 Fax: 04-
8271963.
Nhà máy Giầy Yên Viên được thành lập ngày 20/10/1988, dựa trên việc
tiếp nhận cơ sở vật chất của ba xí nghiệp vật tư thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ : Xí
nghiệp vật tư Giấy Gỗ diêm, Xí nghiệp vật tư tạp phẩm, Xí nghiệp vật tư sành sứ
thuỷ tinh.
Do đổi mới cơ chế quản lý căn cứ quyết định của bộ công nghiệp nhẹ và ba
xí nghiệp trên ngừng hoạt động, nhà máy Giầy Yên Viên tiếp nhận cơ sở vật chất
của ba xí nghiệp là các nhà kho, đường xá đã xuống cấp nghiêm trọng, với tổng
số vốn ban đầu là 80 triệu đồng, và lực lượng lao động gồm 55 người và các cán
bộ nhân viên dôi ra do sắp xếp lại biên chế của ba xí nghiệp vật tư.
Nhà máy ra đời trong hoàn cảnh xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp
chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước. Nhà máy thực hiện tiếp nhận cải tạo cơ sở vật chất từ kho tàng chứa vật
tư của ba xí nghiệp để chuyển thành nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh
giầy dép; tuyển dụng đào tạo lao động sản xuất giầy và thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh do bộ công nghiệp nhẹ và liên hiệp sản xuất- xuất nhập khẩu da
giầy giao cho.
Từ tháng 01/1989 nhà máy đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, năm
1994 nhà máy được Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định chuyển đổi thành công ty
Giầy Yên Viên.
Từ cuối những năm 1990 tình hình chính trị, kinh tế ở các nước đông Âu và


Liên Xô khủng hoảng, các hợp đồng kinh tế ký giữa nhà máy với Liên Xô bị phá
vỡ, nhà máy gặp nhỉều khó khăn, hàng gia công mũ giầy cho Liên Xô và các nước
Đông Âu không còn nữa, tưởng chừng nhà máy phải đóng cửa. Nhà máy nhanh
chóng đầu tư cải tiến, đào tạo công nhân viên chuyển sang sản xuất giầy vải
hoàn chỉnh đảm bảo việc làm đời sống cho cán bộ công nhân viên. Cuối năm
1992 nhà máy được Bộ Công nghiệp nhẹ duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật cho
phép nhà máy được ký hợp đồng sản xuất với Công ty KEELYWU(Đài Loan) gia
công giầy nữ xuất khẩu công suất 1,2triệu đôi/năm.
Ngày 29/4/1993 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ đã có quyết định số
401/CNN - HLĐ thực hiện chuyển đổi nhà máy Giầy sang hình thức Công ty Giầy
Yên Viên. Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp giấy phép chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 1.02.1.011/GP ngày 21/5/1993.
Từ cuối năm 1992 đến nay khách hàng chủ yếu của Công ty là Công ty
KEELYWU ( Đài Loan), hãng NOVI ( HongKong), ngoài ra còn có một số cá nhân
ký kết hợp đồng mua giầy vải tiêu thụ trong nước. Công ty KEELYWU (Đài Loan)
ký hợp đồng dài hạn với Công ty Giầy Yên Viên đặt làm gia công giầy dép nữ, chủ
yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu, sản lượng 1,2-1,5 triệu đôi/năm với
hàng trăm mẫu mã kiểu dáng và mầu sắc, loại nguyên vật liệu khác nhau. Công
ty KEELYWU chuẩn bị vật tư nguyên liệu, đầu tư hướng dẫn công nhân và tiêu
thụ sản phẩm, công ty Giầy Yên Viên chuẩn bị lao động nhà xưởng để sản xuất.
Hãng NOVI (Hongkong) đặt mua hàng của công ty mỗi năm trên 400.000 đôi
giầy vải ( đế làm bằng cao su ) để xuất sang Pháp, Đức Bỉ... Chuyên viên của
hãng thường xuyên có mặt tại công ty để theo dõi quá trình sản xuất của công ty
và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói xuất khẩu sang các nước.
Công ty Giầy Yên Viên hoạt động sản xuất với tư cách pháp đầy đủ, thực hiện
hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng và mở tài khoản ở ngân hàng, được
đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ quy định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
I.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Công ty Giầy Yên Viên là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập
trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ tự thực hiện việc tổ chức tìm kiếm khách hàng,

bạn hàng trong và ngoài nước, nhận đặt hàng và ký kết hợp đồng thiết kế, gia
công, sản xuất các mặt hàng giầy da giả da, sản phẩm giả da.
Để bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước giao, Công ty đã thực hiện
các nhiệm vụ cơ bản là :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về sản
xuất kinh doanh trong và ngoài nước. Tích cực chủ động tìm kiếm các đối tác
đặc biệt là mở rộng và duy trì tạo ra các mối quan hệ tốt với các khách hàng, ký
kết hợp đồng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong
công ty.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thiết kế mẫu
mã kiểu dáng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng, quản lý và sử dụng có
hiệu quả lưc lượng lao động tài sản, vật tư nhà xưởng tài sản nhà nước.
- Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ quản lý và sử
dụng tiền vốn, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động của cán bộ công nhân viên
trong Công ty theo phạm vi quy định của Nhà nước, đào tạo nâng cao trình độ
văn hoá khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, cải
thiện đời sống lao động cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp và bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật trong phạm vi quản lý
của Công ty.
I.3. Công nghệ sản xuất một số hàng hoá chủ yếu của Công ty.
Sản phẩm của công ty Giầy Yên Viên hiện nay có hai sản phẩm chính là giầy
vải và giầy da, chủng loại, mẫu mã phong phú bao gồm các loại Giầy da cao cổ,
thấp cổ, giầy cao gót, giầy khâu tay, giầy múa, giầy thể thao, giầy vải bạt V08,
V033... các loại giầy dép nam nữ bằng da, giả da giầy vải chủ yếu để xuất khẩu
Nguyên vật liệu dùng vào sản xuất gồm các loại vải bạt, vải phin làm mũ
giầy, các loại da, các loại cao su làm đế giầy, các loại hóa chất sử dụng gồm
Paraphin, Cacbonat, kẽm, bột màu ...và các chất xúc tác, chất độn để làm dẻo cao

su và tăng độ bền, chống lão hóa.
Mỗi loại sản phẩm chi tiết sản phẩm đều có quy trình công nghệ riêng,
nhưng quy trình sản xuất là giống nhau, quy trình công nghệ sản xuất giầy dép
được bố trí vừa theo kiểu theo kiểu song song, vừa theo kiểu liên tục. Các nguyên
liệu khác nhau sẽ được xử lý đồng thời và liên tục tại các phân xưởng, mỗi phân
xưởng đảm nhận một hoặc một số khâu trong quy trình công nghệ và cuối cùng
kết hợp lại cho ra sản phẩm hoàn chỉnh. ( sơ đồ II.1).
Công nghệ sản xuất giầy đơn giản, đầu tư thiết bị không quá đắt tiền, nơi
làm việc không đòi hỏi các điều kiện khắt khe, quá trình sản xuất chủ yếu dựa
vào sức lao động, ưu thế rất thích hợp với những nước nghèo và nguồn lao
động dồi dào. Đặc tính công nghệ của ngành giầy là có thể chia nhỏ các bước
công việc trong quy trình lắp ráp các chi tiết của sản phẩm. Đây là cơ sở để
đào tạo, bố trí từng người lao động cụ thể và việc thao tác được chuyên môn
hóa.
Vải, da, giả da, mút
Bồi, tráng vải
Chặt da, vải, mút
May

KCS, bao gói
Cao su, hóa chất
Luyện
Cán
Sơ đồ II.1 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY
Công nghiệp giầy là ngành sử dụng nhiều nguyên liệu mỏng nên việc áp
dụng tự động hóa vào ngành này rất khó. Do đó, ngành giầy được coi là một
loại tăng cường độ (cường lực) và rất khó cải tiến kỹ thuật để đưa lại hiệu
quả cao. Ngay cả những nước có nền khoa học tiên tiến (Anh, Pháp, Mỹ…)
cũng không thể tự động hóa ngành giầy théo ý muốn. Xu thế chuyển dịch công
nghệ giầy sang các nước đang phát triển và đông dân là kết quả tất yếu của

đặc tính này.
Quy trình sản xuất giầy gồm có :
- Phân xưởng cắt : Đảm nhận 2 khâu đầu của quy trình công nghệ đó là bồi
vải, chặt. Nhiệm vụ của phân xưởng này là sản xuất chặt da, vải, các bộ phận của
mũ giầy viền lưỡi gà...
- Phân xưởng may mũ giầy: phân xưởng này đảm nhận công việc tiếp theo
của phân xưởng chặt, đó là may các bộ phận từ phân xưởng pha chặt chuyển
sang thành sản phẩm hoàn chỉnh Những mũ giầy đã hoàn thành ở công đoạn
may được đưa sang bộ phận dập ôzê, tán đinh.
- Phân xưởng gò, đế: Chế biến cao su nhựa nguyên chất, hoá chất để tạo ra
cao su làm đế giầy công đoạn đúc đế có tác dụng làm mềm cao su và cán thành
những tấm mỏng. Những tấm cao su này được cắt thành đế giầy và đưa qua bộ
phận ép đế với cao su mỏng dán trên mặt đế, sau đó đưa vào bộ phận gò định
hình. Bộ phận gò thực hiện trên băng truyền liên tục với nhiệm vụ gắn mếch mũ
và gót, lồng mũ giầy vào phom giầy, quết keo vào đế và chân mũ giầy, ráp đế vào
mũ giầy rồi đưa vào gò mũi, gò gót định hình sản phẩm, lưu hóa trong lò. Sản
phẩm giầy sau khi hoàn thành được bộ phận KCS kiểm tra chất lượng lần cuối
trước khi nhập kho, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đúng như
trong hợp đồng mới được đóng bao gói nhập kho thành phẩm.
I.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
Do đặc thù của sản phẩm giầy dép việc sản xuất bao gồm nhiều công đoạn
gia công các chi tiết nhỏ lẻ, một sản phẩm được tạo ra cần đòi hỏi phải trải qua
nhiều công đoạn, mỗi công đoạn khác nhau được thực hiện ở một phân xưởng
khác nhau cuối cùng việc hoàn thành trọn vẹn một sản phẩm yêu cầu có sự phối
hợp đồng bộ của các phân xưởng, sự phối kết hợp nhịp nhàng của các bộ phận
sản xuất chính và các bộ phận sản xuất phụ.
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm, công ty thực hiện bố trí sản xuất theo
hình thức chuyên môn hoá kết hợp giữa đối tượng và công nghệ. Các bộ phận
sản xuất phụ trợ cùng phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung.
Phân xưởng sản xuất chính gồm:

- Xưởng giầy vải chuyên sản xuất kinh doanh các loại giầy vải, số lượng cán
bộ công nhân viên trên 300 người.
- Xưởng giầy nữ YK: thực hiện gia công các loại giầy nữ cho công ty
KEELYWU số cán bộ công nhân viên trên 600 người.
Phân xưởng phụ trợ gồm: có tổ cung cấp nước, ban cơ điện, có nhiệm vụ sửa
chữa các loại thiết bị, duy trì đảm bảo cho các thiết bị trong công ty hoạt động,
lập kế hoạch sửa chữa lớn nhỏ trang thiết bị.
I.5 Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Giầy Yên Viên:
Để quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp cần phải tổ chức bộ máy quản lý theo quy mô, loại hình doanh nghiệp, tùy
thuộc vào điều kiện, đặc điểm sản xuất cụ thể mà thành lập ra bộ máy quản lý
thích hợp.
Công ty Giầy Yên Viên là một doanh nghiệp Nhà nước, mô hình tổ chức bộ
máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, mọi hoạt động của công ty đều đặt
dưới sự chỉ đạo của giám đốc công ty, bên cạnh giám đốc có các phó giám đốc
các trưởng phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho giám
đốc. Đây là mô hình quản lý hiệu quả nhất hiện nay do khắc phục được nhược
điểm của hai mô hình trực tuyến và chức năng, tổ chức bộ máy được phân thành
hai cấp: cấp công ty và cấp phân xưởng. Cấp công ty gồm: Giám đốc và các
phòng ban chức năng giúp việc cho Giám đốc; Cấp phân xưởng gồm có quản đốc
và các nhân viên.
Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, điều hành hoạt động Công ty với chế
độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước nhà nước về tình hình hoạt động và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nắm giữ và có quyền quyết
định các vấn đề cũng như việc điều chuyển vốn trong Công ty, chỉ huy mọi hoạt
động thông qua trưởng các phòng ban hoặc uỷ quyền cho phó Giám đốc điều
hành. Căn cứ vào chủ trương pháp lệnh của nhà nước và tình hình thực tế Công
ty, Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty và các
đơn vị thành viên để hoạt động đạt hiệu quả. Hai phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp
việc Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh :

- Một phó giám đốc phụ trách xưởng giầy nữ: có nhiệm vụ giúp việc cho giám
đốc, trực tiếp chỉ đạo và điều hành bộ phận sản xuất của xưởng giầy nữ.
- Một phó giám đốc phụ trách xưởng giầy vải : Có nhiệm vụ giúp việc cho giám
đốc và phụ trách sản xuất của xưởng giầy vải
Cụ thể các phòng ban chức năng: Được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản
xuất kinh doanh, các bộ phận này chịu sự điều hành lãnh đạo của Giám đốc trên
nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng
tổ chức. Mối quan hệ giá các bộ phận bình đẳng hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ
giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng và nhiệm vụ được
giao, gồm 6 phòng ban khác nhau có các chức năng hỗ trợ cụ thể.
 Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức công việc có liên quan đến tổ
chức quản lý, tuyển sinh lao động, giải quyết chính sách chế độ tiền lương
thưởng trong công ty, lập tính toán và đề nghị lãnh đạo công ty duyệt đơn giá
tiền lương, ngoài ra còn có nhiệm vụ chấp hành, kiểm tra việc chấp hành công
tác tổ chức lao động, chỉ lệnh của Giám đốc.
 Phòng kế hoạch vật tư, kinh doanh : Phụ trách nghiên cứu, lập kế hoạch cung
ứng vật tư, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phối hợp cùng phòng tổ
chức và phòng kỹ thuật công nghệ, xây dựng giá thành kế hoạch, trợ giúp giám
đốc soạn thảo văn bản hợp đồng kinh tế với khách hàng, mua sắm quản lý
nguyên vật liệu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, kiểm tra về mặt số lượng, chất
lượng của nguyên vật liệu, nhập, xuất thành phẩm trong kho.
 Phòng kỹ thuật công nghệ: Có chức năng quản lý thiết kế phác thảo và chế
tạo các loại dưỡng mẫu theo yêu cầu đơn đặt hàng, giám sát kiểm tra chất
lượng sản phẩm thử nghiệm mẫu mã vật tư đầu vào và đầu ra (KCS), chịu trách
nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất, lập kế hoạch định kỳ sửa chữa lớn máy
móc thiết bị công nghệ, theo dõi sản xuất, phối hợp cùng phòng tổ chức hành
chính tham gia đào tạo, nâng bậc lương cho đội ngũ công nhân.
 Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về quản lý toàn bộ tài sản tài
chính các loại vốn, quỹ của công ty, bảo toàn và phát triển nguồn vốn sử dụng
vốn có hiệu quả, tham gia ký kết hợp đồng kinh tế, thanh quyết toán hợp đồng

kinh tế với khách hàng thực hiện công tác hạch toán kế toán trong Công ty,
quản lý tiền gửi, tiền mặt các loại vật tư hàng hoá thanh toán lương, BHXH,
BHYT,cho các bộ công nhân viên, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm hàng quý lập báo cáo quyết toán sản xuất, chấp hành và kiểm tra việc
chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước cũng như của Công ty, tham gia
đề xuất với Giám đốc Công ty biện pháp tăng cường quản lý tài sản với quyền
hạn và trách nhiệm của mình.
 Phòng xuất nhập khẩu : Có nhiệm vụ quan hệ với các cơ quan nhà nước liên
quan đến công tác xuất nhập khẩu hàng hoá, làm các thủ tục xuất nhập khẩu
sản phẩm hàng hoá, thực hiện xuất nhập hàng hoá theo đơn đặt hàng đã được
ký hợp đồng kinh tế giữa công ty và các đối tác khách hàng.
 Phòng bảo vệ quân sự : Phụ trách quân sự bảo vệ trật tự an toàn tài sản
công ty, phòng cháy chữa cháy, huấn luyện kiểm tra công tác phòng và cứu hỏa,
phối hợp với các cơ quan nhà nước, địa phương và phòng tổ chức hành chính
và triển khai luật nghĩa vụ quân sự đối với nam cán bộ, bảo vệ an ninh chính trị
nội bộ khu vực. Các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc để đáp
ứng nhu cầu của sản xuất, một mặt góp ý kiến đề xuất nâng cao hiệu quả
công việc, việc tổ chức bộ máy quản lý tập chung thống nhất từ trên xuống
dưới tạo khả năng chuyên môn hóa và đẩy mạnh mối quan hệ liên quan giữa
các bộ phận là một yếu tố tạo nên sự thành công, phát triển của Công ty(Sơ
đồ II.2). Nhìn chung bộ máy tổ chức quản lý của công ty được bố trí gọn nhẹ
các phòng ban chức năng đảm bảo tốt chức năng hoạt động của mình. Mệnh
lệnh được cấp chỉ huy ban ra không bị chồng chéo, sự phối hợp giữa các
khâu quản lý chuyên môn nghiệp vụ nhanh chóng và mang tính nhất quán
cao.
I.6. Tình hình lao động tiền lương của công ty:
Tổng số lao động trong công ty năm 2000 hiện đang sử dụng là 1108 lao
động trong đó tổng lao động thực tế làm việc có 964 người, sang năm 2001 do
nhu cầu việc làm giảm tổng số lao động nhà máy giảm xuống còn 998 người
trong đó số người thực tế có việc làm là 916 người. Số lao động nữ trong toàn

nhà máy là 625 người chiếm tỉ lệ 62.5% đây là một tỷ lệ cao. Về chất lượng lao

×