Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ƯỚC TÍNH SƠ BỘ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM CỬA ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.36 KB, 31 trang )

I. ƯỚC TÍNH SƠ BỘ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ
TRÀN DẦU GÂY RA TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM CỬA ĐẠI
(QUẢNG NAM)
II.
3.1XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO SỰ CỐ TRÀN DẦU GÂY RA
TẠI KHU VỰC CÙ LAO CHÀM, CỬA ĐẠI
3.1.1 Khái quát chung về các loại thiệt hại môi trường
Như đã phân tích ở trên, tác động môi trường chủ yếu của sự cố tràn dầu tháng
1/2007 tại vùng biển Quảng Nam là làm suy giảm nghiêm trọng các hệ sinh thái ven
biển, đặc biệt là khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Theo cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế
của hệ sinh thái thì thiệt hại môi trường do sự cố tràn dầu gây ra tại khu vực này bao
gồm:
- Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp;
- Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng gián tiếp;
- Thiệt hại đối với nhóm giá trị lựa chọn;
- Thiệt hại đối với nhóm giá trị phi sử dụng.
 Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp
Giá trị sử dụng trực tiếp của các hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại là
giá trị hàng hoá, sản phẩm mà các hệ sinh thái đó cung cấp như cá, tôm, cua, ốc, ngao,
vẹm... được trao đổi, buôn bán trên thị trường và giá trị giải trí (du lịch).
Thiệt hại đối với nhóm giá trị này bao gồm năng suất của các loài thuỷ hải sản bị
suy giảm, điều này tác động đến doanh thu ngành thuỷ sản. Bên cạnh đó là việc khách
du lịch bỏ tour, hoãn tour hoặc suy giảm về số lượng.
 Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp
Hệ sinh thái biển (san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn,...) cung cấp rất nhiều dịch vụ
quan trọng hỗ trợ cho đời sống và hoạt động sản xuất của người dân ven biển. Đối với
khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại, một số dịch vụ chính mà các hệ sinh thái ở đây
mang lại là chống xói lở bờ biển do gió bão và nước biển dâng, tăng bồi tụ trầm tích mở
mang đất đai và là nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật ven biển...
Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng gián tiếp là sự suy giảm dịch vụ chức năng
của hệ sinh thái do xói lở bờ biển, giảm bồi tụ trầm tích cửa sông, mất nơi cư trú và sinh


sản của sinh vật...
 Thiệt hại đối với giá trị lựa chọn
Giá trị lựa chọn đối với hệ sinh thái khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại là giá trị sử
dụng tiềm năng trong tương lai của nguồn tài nguyên thuộc hệ sinh thái hoặc là giá trị
tương lai của nguồn thông tin. Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con người đặt
ra đối với mỗi hệ sinh thái và giá trị này không có tính thống nhất chung và cũng phải
được tính về mặt tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó.
 Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng
Như chúng ta đã biết giá trị sử dụng của hệ sinh thái liên quan đến việc sử dụng trực
tiếp hoặc gián tiếp hàng hoá, dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp. Trong khi đó giá trị phi
sử dụng lại là giá trị hiện tại hoặc tương lai của nguồn tài nguyên dựa trên sự tồn tại
chứ không dựa trên việc sử dụng chúng. Giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái khu vực Cù
Lao Chàm, Cửa Đại bao gồm giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hoá, giá trị tuỳ thuộc...
Việc làm suy giảm hoặc mất đi các giá trị nói trên chính là thiệt hại đối với giá trị phi sử
dụng khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.
3.1.2 Xác định dạng thiệt hại môi trường tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại
(Quảng Nam)
Tác động môi trường chính mà sự cố tràn dầu tháng 1/2007 gây ra tại khu vực Cù
Lao Chàm và Cửa Đại là tác động đối các hệ sinh thái ven biển khu vực này. Để đánh
giá được đầy đủ thiệt hại môi trường cần phải thu thập thông tin về tổn thất đối với các
nhóm giá trị đã trình bày ở phần 3.1.1. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính, thời gian và
nguồn số liệu nên đề tài chỉ lựa chọn trong mỗi nhóm giá trị một đại diện để tính thiệt
hại. Cụ thể :
Đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, kết quả điều tra không cung cấp năng suất
của các loài thuỷ hải sản cũng như giá trị du lịch trước và sau khi có sự cố tràn dầu diễn
ra. Vậy để đánh giá được thiệt hại đối với giá trị sử dụng trực tiếp, đề tài dựa vào số
liệu về thu nhập giảm của các đối tượng đánh bắt ven bờ - đây là đối tượng chịu tác
động lớn nhất của sự cố tràn dầu tại khu vực biển Quảng Nam. Tương tự đối với giá trị
du lịch, chuyên đề chỉ tính thiệt hại do thu nhập của các khách sạn bị giảm đi do sự cố
tràn dầu (phía cung du lịch) chứ không tính được thiệt hại đối với khách du lịch (phía

cầu du lịch).
Đối với nhóm giá trị sử dụng gián tiếp, đề tài đánh giá thiệt hại đối chức năng của
hệ sinh thái do sự cố tràn dầu tác động làm mất nơi cư trú của các sinh vật ven biển.
Đối với nhóm giá trị phi sử dụng, do các hệ sinh thái ven biển khu vực Cù Lao
Chàm và Cửa Đại bị tác động làm suy giảm đa dạng sinh học nên thiệt hại chính đối với
nhóm giá trị phi sử dụng là thiệt hại về đa dạng sinh học.
Các dạng thiệt hại được tóm tắt ở bảng sau:
Bảng 3.1 : Dạng thiệt hại môi trường do dự cố tràn dầu tại
khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại
Giá trị Dạng thiệt hại
Giá trị sử dụng trực tiếp (C
1
) Giảm thu nhập của đối tượng đánh bắt ven bờ (D
1
)
Giảm thu nhập của các khách sạn khu du lịch (K
1
)
Giá trị sử dụng gián tiếp (C
2
) Chi phí thay thế san hô (S)
Chi phí thay thế cỏ biển (B)
Giá trị phi sử dụng (C
3
) Suy giảm đa dạng sinh học
Nguồn: Tác giả tự xử lý (2008)
3.1.3 Thông tin liên quan
Cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế cho ta một cái nhìn rất rõ ràng về thiệt hại đối với
từng nhóm giá trị của các hệ sinh thái môi trường ven biển. Tuy nhiên, do các tác động
môi trường diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau nên thiệt hại cũng khác nhau về

mức độ và thời gian kéo dài.
Trong trường hợp nghiên cứu này, thiệt hại do giảm thu nhập của đối tượng đánh
bắt ven bờ là khác nhau. Trong quá trình điều tra các đối tượng này được hỏi là thu
nhập của anh/chị giảm đi bao nhiêu? trong thời gian bao lâu? do sự cố tràn dầu. Kết
quả điều tra cho thấy thời gian giảm thu nhập tối đa là 12 tháng và tối thiểu là 2 tháng.
Dù vậy thì những thiệt hại này cũng được tính cho cùng thời điểm xảy ra sự cố là năm
2007. Tương tự với đối tượng là khách sạn khu du lịch. Số lượng khách hoãn đặt phòng
và trả phòng sớm hơn dự kiến nhiều nhất vào tháng 2, tháng 3 và tháng 4 năm 2007; vì
vậy coi thiệt hại đối với đối tượng khách sạn chỉ diễn ra vào thời điểm năm 2007.
Thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp chỉ tính đối với hệ sinh thái san hô, cỏ
biển, còn rừng ngập mặn khu vực này có diện tích rất nhỏ nên giả thiết là chịu tác động
không đáng kể. Để khôi phục lại nơi cư trú của sinh vật ven biển cần trồng lại san hô,
cỏ biển. Công việc này đòi hỏi một thời gian dài và khác nhau đối với mỗi loại. Với san
hô, phải mất 10 năm sau khi trồng nó mới khôi phục được chức năng như ban đầu và
với cỏ biển là 3 năm. Trong chuyên đề này, giả thiết được đặt ra là việc trồng lại diễn ra
ngay trong năm 2007 và chi phí vận hành hàng năm cũng được quy về cùng thời điểm.
Việc phục hồi lại đa dạng sinh học cùng đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài.
Trong trường hợp nghiên này, việc đánh giá thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng dựa
trên sự sẵn lòng đóng góp cho quỹ bảo tồn đa dạng sinh học. Người dân được yêu cầu
đóng góp một lần để phục hồi lại đa dạng sinh học nên tổng giá trị mà họ chi trả chính
là tổng thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái ven biển.
3.2 ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG
Mỗi thành phần trong tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái đều có thể dùng nhiều
phương pháp để lượng hoá chúng. Tuy nhiên, dựa vào phân tích ở trên cũng như điều
kiện về nguồn số liệu, đề tài lựa chọn những phương pháp sau cho tính toán thiệt hại :
3.2.1 Thiệt hại đối với nhóm giá trị sử dụng trực tiếp (C
1
)
3.2.1.1Phương pháp lượng giá
Như đã phân tích ở trên, với trường hợp nghiên cứu này, thiệt hại đối với giá trị sử

dụng trực tiếp là thiệt hại trong thu nhập của các đối tượng đánh bắt ven bờ, và thu
nhập giảm đi của khách sạn, nhà nghỉ (cung du lịch.).
C
1
= D
1
+ K
1
D
1
: thu nhập giảm đi của lực lượng đánh bắt ven bờ (toàn khu vực);
K
1
: thu nhập giảm đi của các khách sạn (toàn khu vực).
 Tính D
1
:
D
1
=
venbo
giamvenbo
n
TNxN

Với N
venbo
: Số hộ đánh bắt ven bờ có thu nhập giảm (của tổng thể).
n
venbo

: Số hộ đánh bắt ven bờ có thu nhập giảm (của mẫu).

giam
TN
: Tổng thu nhập giảm của các hộ đánh bắt ven bờ (của mẫu).
Số hộ tổng thể (toàn khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại) là N = 3000 (hộ)
 Tính K
1
Thu nhập của các khách sạn giảm đi do 2 lý do chính: khách huỷ đặt phòng và
khách trả phòng trước dự kiến. Theo như điều tra, sự cố tràn dầu tác động đến các
khách sạn khu du lịch trong 3 tháng: tháng 2, tháng 3 và tháng 4.
Trong số 15 khách sạn của mẫu, chỉ có 8 khách sạn, nhà nghỉ được điều tra là có
khách hủy và trả phòng trong 3 tháng: 2, 3, 4 (đây là thời gian chịu ảnh hưởng nhiều
nhất do sự cố tràn dầu).
Tính toán thiệt hại của khu vực khách sạn (chỉ xét trường hợp khách hủy đặt phòng
và trả phòng trước sự kiến) theo công thức sau:
K
1
=
KS
mâuKS
n
KSxN

Trong đó:
- N
KS:
Số khách sạn bị hủy đặt phòng và trả phòng sớm (của tổng thể).
N
KS

=
15
870x
= 38 (khách sạn)
- n
KS
: Số khách sạn bị hủy đặt phòng và trả phòng sớm (của mẫu):
n
KS
= 8 (khách sạn)
-

mâu
KS
: Tổng thiệt hại do các khách sạn bị hủy, trả phòng (của mẫu).

mâu
KS
= (
i
huy
R
x
huy
n
x
i
P
) + (
i

tra
R
x
tra
n
x
i
P
)
i
huy
R
: Số phòng bị hủy của khách sạn i;
i
tra
R
: Số phòng bị trả trước dự kiến của khách sạn i;
huy
n
: Số ngày bị hủy (trung bình);
tra
n
: Số ngày bị trả (trung bình)
i
P
: Giá mỗi phòng (trung bình) của khách sạn i.
3.2.1.2 Kết quả
 Tính D1
Theo kết quả điều tra, trong 300 hộ của mẫu, số hộ đánh bắt hải sản tự nhiên ven bờ
là 93 hộ, trong đó chỉ có 28 hộ có thu nhập giảm do tràn dầu, ta

có: n
venbo
= 28 (hộ).
Theo đó, ta cũng tính được số hộ đánh bắt ven bờ có thu nhập giảm của tổng thể:
N
venbo
=
300
283000x
= 280 (hộ)
Theo tính toán, tổng thu nhập giảm đi của các hộ đánh bắt ven bờ là:

giam
TN
= 39.912.500 (đồng).
Suy ra, thu nhập giảm đi của lực lượng đánh bắt ven bờ toàn khu vực là:
D
1
=
28
280500.912.39 x
= 390.912.500 (đồng).

×