Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.98 KB, 21 trang )

- Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần bóng đèn và phích nước Rạng Đông trong thời gian tới.
3.1. Định hướng phát triển của của công ty
3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới.
Vấn đề lớn nhất mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt đó là cuộc khủng
hoảng kinh tế được coi là tồi tệ nhất tính từ cuộc đại khủng hoảng ở các nước
Tư bản chủ nghĩa giai đoạn 1929-1933. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều dấu
hiệu khả quan cho thấy kinh tế thế giới sẽ phục hồi trong giai đoạn sắp tới.
Hậu quả mà cuộc khủng hoảng này đem đến cho kinh tế thế giới là rất
nặng nề theo hiệu ứng dây chuyền. Nhiều công ty, ngân hàng lớn trên thế giới
tuyên bố phá sản, hoặc ở trong tình trạng thua lỗ nặng, buộc phải thu hẹp quy
mô hoạt động. Kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp lớn ở hầu hết các nước trên
thế giới. Thu nhập của nguời lao động giảm mạnh, cầu tiêu dùng giảm theo,
hoạt động đầu tư bị ngưng trệ, tạo nên một vòng tròn luẩn quẩn khó khăn cho
nền kinh tế thế giới.
Dự báo đến cuối năm 2009 tính trên cả thế giới sẽ có khoảng từ 210-240
triệu người thất nghiệp.
Theo thống kê, cho đến nay, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ gia tăng mạnh, ở mức
cao nhất trong nhiều năm vừa qua, tính từ khi cuộc suy thoái đến tháng 3 năm
2009, lượng người lao động Mỹ mất việc làm lên đến 5.100.000 người. Tỷ lệ
thất nghiệp Mỹ tăng đến 8,5% cao nhất trong vòng 25 năm qua.
Ở quốc gia đông dân số nhất thế giới Trung quốc, nhiều báo cáo cho biết
có khoảng 20 triệu người mất việc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
lần này.
Trước tình hình khó khăn đó, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có
những biện pháp nhằm cải thiện tình hình nền kinh tế. Đó là việc thông qua các
gói cứu trợ trị giá hàng trăm tỷ USD, các chính sách lãi suất thấp nhằm kích
thích đầu tư và tiêu dùng.
Bảng3.1: Trị giá gói cứu trợ ở các nước trên thế giới.
Đơn vị: Tỷ $
Gruzia $2,2 tỷ


Trung Quốc $586 tỷ
Mỹ $800 tỷ
Malaysia $2 tỷ
Đức $62,5 tỷ
Australia $10 tỷ
Thái Lan $3,3 tỷ
Spain 13,75 tỷ
Nhật $225 tỷ
Pháp $24.5 tỷ
Eu $250 tỷ
Swiss $1,3 tỷ
Poland $30 tỷ
Vietnam $1 tỷ
Nga $340 tỷ
India $18,7 tỷ
Pakistan $7,8 tỷ
Anh $38 tỷ
Nguồn: Ngân hàng thế giới WB năm 2009
Tính cho cả thế giới gói cứu trợ lần này chiếm khoảng 5% tổng thu nhập
toàn cầu, trong đó gói kích cầu của Mỹ chiếm 5% GDP, của Nga chiếm đến
15% GDP.
Cùng chung số phận với các ngành khác, ngành sản xuất sản phẩm phích
nước, thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sự
sụt giảm nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Với Rạng Đông, thị trường xuất
khẩu cũng đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của công ty, hiện công ty đã
tiến hành xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên thế giới. Dưới
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng hoá sang
các nước bị huỷ bỏ, tiêu biểu đó là hợp đồng trị giá 9 triệu USD với Cuba bị huỷ
bỏ năm 2008.
3.1.2. Tình hình kinh tế trong nước.

Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh mẽ đến các nước trên thế
giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Khi trở thành một thành viên chính
thức của WTO và kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2008 chiếm đến khoảng
170% GDP thì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến kinh tế Việt Nam là
rất đáng ngại. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta giảm mạnh xuống
chỉ còn 6,23% so với 8,48% năm 2007.
Sang năm 2009, dự báo tình hình kinh tế trong nước còn có nhiều khó
khăn hơn nữa. Nhiều công ty trong nứơc làm ăn thua lỗ, lao động bị cắt giảm ở
nhiều doanh nghiệp làm tỷ lệ thất nghiệp cả nước tăng lên. Thu nhập của người
dân cũng như doanh nghiệp giảm sút, nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng này
cũng giảm xuống, gây nên tình trạng tồn đọng hàng hoá ở các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam cũng thu hẹp hoặc
tạm ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh do gặp khó khăn từ công ty mẹ.
Không những thế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, các công ty ở nước
ngoài cũng buộc phải cắt giảm nhân viên, lao động Việt Nam làm việc ở các
nước trên thế giới buộc phải về nước trước hạn hợp đồng, bổ sung thêm vào đội
quân thất nghiệp của nước nhà.
Theo dự báo của Bộ lao động thương binh xã hội, năm 2009 tỷ lệ thất
nghiệp nước ta sẽ tăng cao gấp năm lần so với con số 80.000 lao động mất việc
năm 2008. Trong đó, khoảng 300.000 người mất việc vào những tháng đầu năm
và hơn 100.000 lao động bị giảm biên chế vào cuối năm.
Hơn nữa, do khủng hoảng kinh tế thế giới, cầu tiêu dùng của các nước
bạn hàng xuất khẩu của nước ta giảm xuống, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp
mà nặng nề nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhiều đơn đặt hàng giá trị cao
bị huỷ bỏ giữa chừng do nước bạn không có khả năng tài chính để thanh toán.
Một khó khăn nữa đó là việc xuất khẩu hàng hoá ồ ạt với giá rẻ của các
nứơc vào thị trường Việt Nam do tình trạng ế ẩm với số lượng lớn hàng hoá.
Hàng hoá giá rẻ tràn vào làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không
đủ khả năng cạnh tranh lại ngay trên mảnh đất của mình. Điển hình của thực
trạng này là việc giá thép Trung Quốc tràn vào Việt nam với gía bán chỉ bằng

2/3 trong khi chất lượng tốt hơn hoặc tương đương.
Trước những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giơí,
chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp nhằm cứu vãn các doanh nghiệp trong
nước, khôi phục sản xuất kinh doanh, sớm đưa kinh tế nước nhà thóat khỏi
khủng hoảng. Đó là việc đưa ra gói kích cầu trị giá khoảng 17.000 tỷ đồng
tương đương 1tỷ USD thông qua bù lãi suất khi doanh nghiệp vay vốn lưu động
phục vụ cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, giải pháp mà Chính phủ đưa ra vẫn
còn nhiều bất cập trong khâu thực hiện ảnh hưởng đến mục tiêu của gói kích
cầu này, đó là tình trạng đảo nợ ở các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó
tiếp cận nguồn vốn do vấn đề thủ tục, việc phân loại đánh giá doanh nghiệp
được hưởng ưu đãi vay vốn còn gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp vay vốn sử
dụng không đúng mục đích…
Tình hình khó khăn của kinh tế trong nước cũng đã ảnh hưởng nặng nề
đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Rạng Đông, so với năm 2007,
lợi nhuận sau thuế của công ty giảm từ 53,7 tỷ đồng xuống còn 45 tỷ đồng năm
2008. Sự giảm sút lợi nhuận đó là do nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng tiêu
dùng trong nước giảm xuống, các công trình xây dựng trong nước bị ngưng
hoặc thi công chậm tiến độ dẫn đến nhu cầu sử dụng bóng đèn thắp sáng giảm,
thu nhập người dân giảm xuống nên họ không thay thế những sản phẩm cũ bằng
các sản phẩm mới của công ty…
3.1.3. Phân tích ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức SWOT
Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay kỹ thuật phân tích
ma trận SWOT là một trong những công cụ tiện ích, hữu hiệu và phổ biến đối
với các doanh nghiệp, nhờ đó lãnh đạo doanh nghiệp có thể đề ra được những
chiến lược phù hợp với công ty mình nhằm đạt hiệu qủa cao trong hoạt động,
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Để tiến hành phân tích, doanh nghiệp phải liệt kê ra đầy đủ các yếu tố cấu
thành của ma trận SWOT, đó là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
Thế mạnh của doanh nghiệp là tổng hợp các thuộc tính, các yếu tố bên
trong làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ, là tất cả

các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn các đối thủ.
Điểm yếu là những thuộc tính bên trong làm suy yếu tiềm lực của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Một doanh nghiệp luôn tồn tại điểm yếu lẫn điểm mạnh, vấn đề là doanh
nghiệp phải cố gắng phát hiện, khai thác điểm mạnh và hạn chế nhưng điểm yếu
của mình
Các yếu tố cấu thành điểm mạnh, yếu của doanh nghiệp bao gồm:
 Sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh.
 Quản trị nhân sự: Tuyển mộ, sắp xếp, đào tạo, điều động.
 Hệ thống thông tin doanh nghiệp: phải đảm bảo cung cấp cho lãnh
đạo, bộ phận chức năng.
 Hoạt động Marketing doanh nghiệp
 Tài chính: Huy động, phân bổ, cân đối.
 Thương hiệu, uy tín doanh nghiệp: Đây là tài sản vô hình, đòi hỏi
phải có quá trình phấn đấu lâu dài, toàn diện, nó thể hiện thế mạnh
về sản phẩm và phương thức kinh doanh trên thị trường. Nó tạo nên
niềm tin tuyệt đối, bền vững của khách hàng đối với doanh nghiệp
 Văn hóa doanh nghiệp: Thể hiện các quan điểm, triết lý kinh doanh
của doanh nghiệp, là toàn bộ các giá trị tinh thần có tính chất đặc
trưng của doanh nghiệp
Cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, nó xuất
hiện dựa trên những điều kiện về môi trường xung quanh mà doanh nghiệp đang
hoạt động. Cơ hội là những thuận lợi của môi trường mà doanh nghiệp có thể tận
dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn,
mang lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường.
Ngược lại, thách thức là những yếu tố cản trở quá trình hoạt động của
doanh nghiệp, nó làm suy yếu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bất kỳ
một doanh nghiệp nào, trong một giai đoạn cụ thể nào đều tồn tại cơ hội và
thách thức. Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có con mắt dự báo, nhận thức đầy đủ, rõ

ràng để tận dụng mọi cơ hội cũng như đối phó lại với những thách thức mà
doanh nghiệp gặp phải.
Rạng Đông là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm có nhiều
điểm mạnh (Strengths) như:
 Có truyền thống lịch sử lâu đời và truyền thống này được phát huy,
duy trì qua nhiều năm. Năm 2008, Rạng Đông duy trì được thành
tích 20 năm liền tăng trưởng về doanh thu.
 Công ty có quy mô rộng lớn với 2 cơ sở ở Hà Nội và một cơ sở ở
Khu Công Nghiệp Bắc Ninh. Cùng với đó là một mạng lưới phân
phối, tiêu thụ sản phẩm khắp cả nước với hơn 500 nhà phân phối và
6000 cửa hàng bán lẻ.
 Rạng Đông sở hữu công nghệ tiên tiến trong sản xuất, với dây
chuyền sản xuất bóng đèn Compact hiện đại nhất Đông Nam Á, lò
thổi thuỷ tinh hiện đại nhập từ Nhật Bản…
 Đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, gắn bó lâu năm với
công ty, cùng với đó là hàng nghìn cán bộ, công nhân có tay nghề
chuyên môn cao.
 Rạng Đông là một thương hiệu hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm
bóng đèn, phích nước.
 Tình hình nội bộ công ty ổn định, có sự đoàn kết nhất trí cao. Đây
chính là yếu tố quan trọng cơ bản quyết định cho hoạt động có hiệu
quả.
 Tình hình tài chính lành mạnh giúp công ty chủ động trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết
bị hiện đại.
Bên cạnh những thế mạnh đó, Rạng Đông cũng có những điểm yếu
(weaknesses):
 Công ty mới được chuyển đổi thành công ty cổ phần, do đó có sự
thay đổi lớn về quy chế hoạt động, cơ cấu tổ chức, tâm lý nhận thức
của cán bộ công nhân viên, cần có thời gian để ổn định và xây dựng

phương thức làm việc hiệu quả theo mô hình tổ chức mới.
 Đội ngũ cán bộ còn thiếu so với nhu cầu phát triển, năng lực chuyên
môn của cán bộ quản lý chưa đồng đều.
 Công ty còn hạn chế trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước
ngoài.
 Sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài dễ gặp nhiều khó
khăn khi tình hình kinh tế biến động.
 Thị phần chưa đồng đều ở các vùng trong cả nước, Rạng Đông
chiếm thị phần lớn ở miền Bắc nhưng sản phẩm của công ty lại chưa
thể chiếm lĩnh thị trường miền Nam.
 Sản phẩm của công ty lại mang tính chất mùa vụ, dẫn đến sự gián
đoạn trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Trong thời gian tới, những cơ hội (Oppirtunities) mà Rạng Đông có thể
tận dụng đó là:
 Sản phẩm của công ty là sản phẩm thiết yếu trong đời sống và sản xuất.
 Thị trường nội địa vẫn chứa đựng nhiều tiềm năng do Việt Nam có
dân số đông, lại đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu các sản
phẩm của công ty là rất lớn.
 Việt Nam hiện là thành viên của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, cơ
hội để hàng hoá Việt Nam xâm nhập thị trường quốc tế trở nên dễ
dàng. Đây cũng là cơ hội lớn cho các sản phẩm của Rạng Đông tiếp
cận thị trường các nước trên thế giới.
 Xu hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi, chuyển sang tiêu
dùng các loại hàng hoá chất lượng cao, tiết kiệm điện năng và bảo vệ
môi trường. Nhờ thế công ty có khả năng thoã mãn nhu cầu đó với
dòng sản phẩm mũi nhọn “Chất lượng cao, hiệu suất cao, tiết kiệm
điện và bảo vệ môi trường”.
Bên cạnh đó là những là những thách thức (Threats) như:
 Rạng Đông phải chịu sự cạnh tranh của các đối thủ như Điện Quang,
Philip, Yancol…Hơn nữa khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẽ do

phải tuân theo quy định của WTO, công ty lại phải đối mặt với hàng
nước ngoài xâm nhập vào thị trường nước ta.
 Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Rạng Đông đang phải đố mặt
với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
 Là một thương hiệu nổi tiếng, Rạng Đông phải đối phó với nạn lợi
dụng thương hiệu của các nhà sản xuất không chính hãng, thêm vào
đó là sự tồn tại của dòng sản phẩm nhái, chất lượng thấp đang tồn tại
nhiều trên thị trường.
Từ những yếu tố của ma trận trên, Rạng Đông có thể đưa ra những kết
hợp chiến lược cụ thể đảm bảo cho sự phát triển của mình. Đó là:
 Kết hợp chiến lược SO - Tận dụng thế mạnh của công ty để khai thác
các cơ hội bên ngoài. Trong dài hạn khi nền kinh tế thế giới và trong
nước phục hồi, nhu cầu sử dụng các sản phẩm của công ty tăng lên,
tiềm năng phát triển của công ty là rất lớn. Vì thế Rạng Đông có thể
tận dụng những điểm mạnh về quy mô sản xuất lớn, thương hiệu nổi
tiếng của mình để tận dụng cơ hội này. Hơn thế nữa, nhu cầu sử
dụng các loại sản phẩm chất lượng cao, tiết kiện điện năng, thân
thiện với môi trường của khách hàng ngày càng lớn, đây sẽ là thuận

×