Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.83 KB, 26 trang )

Năng lực cạnh tranh và sự cần thiết nâng cao năng
lực cạnh tranh của Doanh nghiệp
I – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH:
1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
1.1. Khái niệm về cạnh tranh:
Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất,
trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Trong bất kỳ một lĩnh vực,
ngành nghề nào thì khái niệm về cạnh tranh cũng xuất hiện nhưng ở các góc độ
và mục đích khác nhau. Chính vì vậy, mặc dù cạnh tranh không phải là một khái
niệm mới song rất khó để đưa ra một định nghĩa cụ thể, rõ ràng và thống nhất.
Theo Các Mác: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh
gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản
xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận cao nhất”.
Theo từ điển kinh tế: “Cạnh tranh là quá trình ganh đua hoặc tranh giành
giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực hoặc ưu thế về sản phẩm
hoặc khách hàng về phía mình, đạt được lợi ích tối đa”.
Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua,
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Với những quan niệm trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu là quan hệ kinh
tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn
thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị
trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi
nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là
tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người
tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
1.2. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất kinh doanh luôn gắn liền với lợi
nhuận và cạnh tranh. Cạnh tranh tác động đến mọi thành phần trong nền kinh tế.
Đối với toàn bộ nền kinh tế
Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động xã


hội. Như chúng ta đã biết, kết quả của cạnh tranh là loại bỏ các doanh nghiệp có
chi phí sản xuất kinh doanh cao, kinh doanh không hiệu quả. Một nền kinh tế
mạnh là khi có các công ty, doanh nghiệp vững mạnh và có khả năng cạnh tranh
cao.
Cạnh tranh sẽ đảm bảo việc điều chỉnh quan hệ cung - cầu. Cạnh tranh sẽ là
tiền đề thuận lợi làm cho sản xuất thích ứng linh hoạt dưới sự biến động của cầu
và công nghệ sản xuất. Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến việc phân
phối thu nhập tạo sự cân bằng trên thị trường.
Bên cạnh đó, cạnh tranh còn là nguyên nhân thúc đẩy sự đổi mới về mọi
mặt của nền kinh tế.
Đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu
và bất khả kháng. Cạnh tranh là cuộc đua mà trong đó các doanh nghiệp luôn
phải tìm cách để vươn lên chiếm ưu thế và giành thắng lợi. Muốn vậy, doanh
nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh hợp lý. Coi cạnh
tranh như là một công cụ, là bàn đạp vươn lên.
Cạnh tranh buộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có
chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học,
công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng với thị hiếu của khách hàng. Điều này
đã khiến các doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương án chiến lược tối ưu như:
chi phí sản xuất thấp nhất, công nghệ hiện đại, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm...
Cạnh tranh thúc đẩy sản xuất và phát triển, cạnh tranh sẽ đào thải những
doanh nghiệp hoạt động yếu kém, giúp doanh nghiệp tìm tòi và khắc phục
những yếu điểm để vươn lên nắm giữ thị trường. Doanh nghiệp nào có các
chính sách cạnh tranh hiệu quả sẽ tạo ra được vị thế trên thị trường, tăng doanh
thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, vị thế cạnh tranh chỉ mang tính tương đối, không
hoàn toàn triệt để. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn nhìn nhận cạnh tranh, điều
kiện cạnh tranh là các căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược phát triển cho
doanh nghiệp.

Đối với khách hàng
Cạnh tranh làm cho người tiêu dùng được tiêu dùng hàng hóa cũng như
dịch vụ có chất lượng cao hơn với giá thành hợp lý hơn và nhu cầu của người
tiêu dùng cũng được đáp ứng tốt hơn. Có được như vậy là vì có cạnh tranh nên
hàng hóa trong nước và trao đổi quốc tế trở nên phong phú và đa dạng về chủng
loại, bao bì, mẫu mã và hơn hết là chất lượng ngày càng tốt hơn mà giá lại rẻ
hơn.
2. Phân loại cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường:
2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Trong thị trường sẽ xuất hiện hai
đối tượng là người bán và người mua. Người bán đại diện cho bên cung còn người
mua đại diện cho bên cầu. Người bán thì muốn bán giá cao, người mua mong mua
được giá thấp, họ cạnh tranh với nhau nhằm thu được lợi ích cao nhất về mình.
- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua là những người tiêu
dùng hàng hóa. Họ không chỉ cạnh tranh với nhau về tiêu dùng những loại hàng
hóa giống nhau mà còn về những loại hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng khác nhau.
Họ cạnh tranh để mua được nhiều loại hàng hóa, dịch vụ với một mức chi phí
nhất định, nhưng lợi ích tiêu dùng lại lớn nhất.
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Người bán là những người cung cấp
hàng hóa. Cũng giống như người mua, không chỉ những người cung cấp một
loại hàng hóa, dịch vụ giống nhau mới cạnh tranh nhau mà những người cung
cấp hàng hóa, dịch vụ khác nhau cũng cạnh tranh với nhau. Họ cạnh tranh để
bán được nhiều hàng hóa với giá cao hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
2.2. Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các công ty, doanh
nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Do đó, để thu được lợi nhuận các doanh nghiệp sẽ thi đua cạnh tranh nhau về
khoa học kỹ thuật, phải luôn cải tiến công cụ sản xuất, máy móc thiết bị.
- Cạnh tranh ngoài ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay đồng
minnh các doanh nghiệp của một ngành với những ngành khác nhằm đạt được

lợi nhuận cao nhất và tìm kiếm được nơi đầu tư có lợi.
2.3. Căn cứ vào thị trường:
- Cạnh tranh hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà
trong đó không phải chỉ có một người tiêu dùng hay sản xuất nào đó, là bộ phận
lớn của thị trường có ảnh hưởng cá nhân đến giá cả của thị trường.
Đặc điểm của thị trường này:
+ Có vô số người bán và người mua độc lập trên thị trường.
+ Hàng hóa có tính đồng nhất cao, dễ thay thế cho nhau trên thị trường.
+ Người bán và người mua đều không ảnh hưởng đến giá cả, thị trường
của sản phẩm, tức là họ phải chấp nhận giá của thị trường.
+ Trong thị trường của cạnh tranh hoàn hảo thì người bán và người mua
đều có thể tự do tham gia hay rút khỏi thị trường mà không bị ràng buộc.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là
thị trường gồm cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh tập đoàn, mà trong đó chỉ có
một số hãng cung ứng mức cung ứng của toàn bộ thị trường về mọi loại hàng
hóa và dịch vụ nào đó.
+ Cạnh tranh độc quyền: được hiểu là thị trường trong đó có nhiều hãng
sản xuất và bán những sản phẩm tương tự như nhau, các sản phẩm này có thể
thay thế cho nhau nhưng không hoàn hảo. Các hãng cạnh tranh với nhau bằng
việc bán những sản phẩm “dị biệt hóa”.
+ Cạnh tranh tập đoàn: trong thị trường, hàng hóa và dịch vụ có thể giống
nhau một ít, có thể khác nhau một ít, các hàng hóa mới thì khó gia nhập thị
trường và giá cả thì luôn cứng nhắc.
II – NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH:
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh:
Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
rất nhiều các lĩnh vực nhưng đến nay vẫn là khái niệm khó hiểu và rất khó đo
lường.
Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học, năng lực cạnh tranh là khả năng

giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả
năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa năng lực cạnh
tranh là “khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu
vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện
cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”.
2. Phân loại năng lực cạnh tranh:
Đã có rất nhiều những nhà chuyên môn đã nghiên cứu và có những công
trình nghiên cứu công phu về năng lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya
(2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc các tác giả người Mỹ như
Henricsson và các cộng sự (2004)… đã hệ thống hóa và phân loại các nghiên
cứu và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 3 loại: nghiên cứu
năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng
tài sản và năng lực cạnh tranh theo quá trình.
Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh
chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt dộng kinh doanh trên thực tế
như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này,
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu
hoạt động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần
lớn, chi phí sản xuất thấp…
Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình
thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công
nghệ, lao động. Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những
doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động,
công nghệ, đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này.
Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh
tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh. Các
quá trình bao gồm: quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình
tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…).
3. Các cấp độ năng lực cạnh tranh:

3.1. Năng lực cạnh tranh của Quốc gia:
Năng lực cạnh tranh của Quốc gia hay của một nền kinh tế được hiểu là
thực lực và lợi thế mà nền kinh tế hay quốc gia đó huy động được để duy trì và
cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường thế giới
một cách lâu dài và có ý nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho nền kinh tế
hay cho quốc gia mình.
3.2. Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế
cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử
dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
3.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được
nhanh chóng trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng một
thị trường. Hay nói cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng
thị phần của sản phẩm đó.
III – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP:
Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter
Khách hàng
Người cung cấp
Sản phẩm
thay thế
Các công ty
trong ngành
Kinh tế
Công nghệ
Chính trị
Xã hội
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp:

1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
1.1.1. Yếu tố kinh tế:
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính
quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh
tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
thường là: tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất.
Tỷ giá hối đoái
Môi tr ng ng nhườ à
Môi tr ng v môườ ĩ
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng
tiền của các quốc gia khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến
tính cạnh tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế.
Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp hơn so với giá trị của các đồng tiền
khác, hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, còn hàng hóa sản xuất
ngoài nước sẽ tương đối đắt hơn.
Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm
lại, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước
được. Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành công việc hoàn
toàn may rủi. Thực trạng của lạm phát là làm cho tương lai kinh doanh trở nên
khó dự đoán được, khi đó nó sẽ hạn chế sự hoạt động của nền kinh tế, gây nên
tình trạng thất nghiệp, và cuối cùng thì đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng
hoảng.
Tỷ lệ lãi suất
Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh
nghiệp. Tỷ lệ lãi suất rất quan trọng khi người tiêu dừng thường xuyên vay tiền
để thanh toán các khoản mua bán hàng hóa của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết
định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố
chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược.
1.1.2. Yếu tố kỹ thuật - công nghệ:

×