Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Ngoại giao văn hóa mỹ (2001 – 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Văn Duẩn

NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ (2001 - 2016)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC XÃ HỘI XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Văn Duẩn

NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ (2001 - 2016)
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 62 31 02 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUỐC TẾ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Quang Minh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Ngoại giao văn hóa Mỹ
(2001-2016)”, thuộc chuyên ngành Quan hệ Quốc tế là công trình nghiên cứu


của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS.Phạm Quang Minh. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong luận án này được phản ánh một cách
trung thực và khách quan. Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc nhận
xét, đánh giá, phân tích trong luận án cũng được tôi thu thập và có trích dẫn
đầy đủ, những nguồn tài liệu được tham khảo, trích dẫn đã được ghi rõ trong
Danh mục tài liệu tham khảo.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Duẩn


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tới
GS.TS. Phạm Quang Minh - là Thầy trực tiếp hướng dẫn về mặt khoa học, luôn
tận tâm chỉ bảo và động viên tôi hoàn thành Luận án này.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ
trợ và hướng dẫn nhiệt tình của Quý Thầy, Cô trong khoa Quốc tế học và các cán bộ
Phòng sau đại học cũng như các phòng ban chức năng thuộc Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội - nơi tôi đang theo học chương
trình Nghiên cứu sinh tiến sĩ. Tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh chị, bạn bè đã luôn động
viên, khích lệ và hỗ trợ tôi trong quá trình làm Luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Duẩn


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ................................................................................................................. 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................. 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do lựa chọn đề tài .......................................................................................... 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
5. Nguồn tài liệu tham khảo ................................................................................. 11
6. Đóng góp mới của luận án................................................................................ 11
7. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 12
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............. 14
1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 14
1.1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao văn hóa ................. 14
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao văn hóa Mỹ .......... 19
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 34
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao văn hóa ................ 34
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao văn hóa Mỹ .......... 36
1.3. Nhận xét ............................................................................................................. 40
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGOẠI GIAO VĂN
HÓA MỸ (2001-2016) ............................................................................................. 42
2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 42
2.1.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến ngoại giao văn hóa .............................. 42
2.1.2. Các lý thuyết có liên quan đến ngoại giao văn hóa ................................. 52
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 59
2.2.1. Khái quát ngoại giao văn hóa Mỹ trước Chiến tranh Lạnh .................... 59
2.2.2. Ngoại giao văn hóa Mỹ từ 1945 đến 2001 ............................................... 64
2.2.3. Một số nhận xét về ngoại giao văn hóa Mỹ trước năm 2001 ................... 77
Tiểu kết .................................................................................................................... 80
1



CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI NGOẠI GIAO VĂN HÓA MỸ
(2001-2016) .............................................................................................................. 82
3.1. Các nhân tố tác động tới ngoại giao văn hóa Mỹ .............................................. 82
3.1.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................... 82
3.1.2. Tình hình nước Mỹ ................................................................................... 89
3.2. Chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ.................................................................... 93
3.2.1. Quan điểm của Mỹ về ngoại giao văn hóa............................................... 93
3.2.2. Mục tiêu chính sách ngoại giao văn hóa ................................................. 96
3.2.3. Cách thức triển khai ngoại giao văn hóa ................................................. 99
3.3. Việc triển khai chính sách ngoại giao văn hóa qua hai thời kỳ tổng thống .............. 102
3.3.1. Thời kỳ Tổng thống G.W. Bush (2001-2008) ......................................... 102
3.3.2. Thời kỳ Tổng thống Barack Obama (2009-2016) .................................. 111
3.4. Thành tựu và những vấn đề của ngoại giao văn hóa Mỹ ................................. 120
3.4.1. Thành tựu ............................................................................................... 120
3.4.2. Những vấn đề của Ngoại giao văn hóa Mỹ ............................................ 130
Tiểu kết .................................................................................................................. 134
CHƢƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 136
4.1. Nhận xét về ngoại giao văn hóa Mỹ ................................................................ 136
4.2. Các hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ tại Việt Nam và tác động ................... 141
4.2.1. Giai đoạn trước năm 1995 ..................................................................... 141
4.2.2.Giai đoạn từ 1995 đến nay ...................................................................... 145
4.3. Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ........................................................... 151
Tiểu kết .................................................................................................................. 154
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 156
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌCCỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160

2



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ý kiến của người dân nước ngoài về hình ảnh nước Mỹ
(2001-2016) ................................................................................................... 122
Biểu đồ 3.2. Sự tin tưởng của người dân một số nước vào các quyết định
của Tổng thống Mỹ (2001-2016) .................................................................. 123
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức hoạt động ngoại giao công chúng và ngoại giao
văn hóa Mỹ (1953-1999) ............................................................................... 137
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động ngoại giao công chúng và ngoại giao
văn hóa Mỹ (1999 - nay) ............................................................................... 138

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ủy ban tư vấn về Ngoại giao văn hóa
ACCD
Advisory Committee on Cultural Diplomacy
Nhóm tư vấn về ngoại giao công chúng đối với thế giới Arab
AGPDAMW và Hồi giáo
Advisory group on Public diplomacy for the Arab and Muslim world
Ban các vấn đề công chúng
BPA
Bureau of Public Affairs
CA-TBD

Châu Á-Thái Bình dương
Cơ quan phối hợp các vấn đề liên Mỹ

CIAA

Coordinator of Inter-American Affairs
Cục Các vấn đề Giáo dục và Văn hóa
ECA
Bureau of Educational and Cultural Affairs
Tổng sản phẩm quốc nội
GDP
Gross Domestic Product
Chương trình khách lãnh đạo quốc tế
IVLP
International Visitor Leadership Program
Sáng kiến đối tác Trung Đông
MEPI
The Middle East Partnership Initiative
Tổ chức phi chính phủ
NGOs
Non-govermental Orgnizations
Đối tác học tập
P4L
The Partnership for Learning

4


Đô la Mỹ
USD
US Dollar
Cơ quan thông tin Mỹ
USIA
U.S. Information Agency
Cơ quan truyền thông quốc tế Mỹ

USICA
U.S. International Communication Agency
Quỹ giáo dục Việt Nam
VEF
Vietnam Education Foundation
Trao đổi & học tập của Thanh niên
YES
Youth Exchange and Study

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngoại giao văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là một chủ đề
thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả với những cách tiếp cận khác
nhau. Với những biểu hiện đa dạng, ngoại giao văn hóa đã xuất hiện từ lâu
trong lịch sử ngành ngoại giao thế giới, đồng thời nó giữ một vai trò nhất định
trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. Tuy nhiên, do điều kiện và nhận
thức khác nhau, cách thức triển khai ngoại giao văn hóa ở mỗi quốc gia không
phải lúc nào cũng giống nhau.
Ngoài ra, nếu trước đây, chính trị, kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu
của mỗi quốc gia thì ngày nay văn hóa đã trở thành trụ cột quan trọng không
thể thiếu trong chiến lược ngoại giao của các nước. Văn hóa vừa là nền tảng
tinh thần, vừa là biện pháp và mục tiêu của chính sách đối ngoại của mỗi quốc
gia, nó hỗ trợ rất nhiều cho những yếu tố khác, tạo thành một chỉnh thể chính
sách đối ngoại phát huy tốt sức mạnh dân tộc và kết hợp hiệu quả với sức
mạnh thời đại. Không phải ngẫu nhiên mà các đế quốc đã từng tồn tại trong
lịch sử nhân loại đều là những nước có nền văn hóa phát triển hết sức rực rỡ:
La Mã, Babylon, Trung Hoa, Ả Rập…Có thể nói văn hóa là yếu tố duy nhất

có thể thâm nhập mọi lĩnh vực và hiện hình trong sức mạnh tổng hợp của mỗi
quốc gia. Hiện nay, ngoại giao quân sự và ngoại giao kinh tế đang dần phải
kết hợp nhiều hơn với ngoại giao văn hóa, nhằm thích ứng với sự phát triển
mạnh mẽ của văn hóa - xã hội. Trong việc hoạch định chính sách đối ngoại,
việc biết cách kết hợp ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại
giao kinh tế rõ ràng sẽ tạo ra sức mạnh to lớn đối với chính sách đối ngoại của
quốc gia đó.
Và khi nghiên cứu hoạt động ngoại giao văn hóa, sẽ không đầy đủ nếu
như không đề cập tới ngoại giao văn hóa của một siêu cường trên thế giới
chính là nước Mỹ. Trong quá khứ, đã có nhiều nghiên cứu về ngoại giao văn
6


hóa Mỹ và các công trình nghiên cứu đó đã cung cấp một cách tiếp cận lịch sử
cũng như phản ánh được ý nghĩa, vai trò trung tâm và chức năng của Ngoại
giao văn hóa trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ. Ngày nay, nước
Mỹ với nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là một siêu cường trong nền chính
trị thế giới, luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều cá nhân, nhiều nhà
nghiên cứu cũng như nhiều quốc gia. Mọi sự chuyển dịch, thay đổi của Mỹ
thường tạo ra những tác động toàn cầu. Để tiếp tục thúc đẩy và duy trì vị thế,
uy tín và tầm ảnh hưởng củamình, nước Mỹ đã đẩy mạnh tiến hành chính
sách quảng bá hình ảnh và nền văn hóa của mình thông qua các hoạt động
ngoại giao văn hóa đa dạng. Nhờ đó, nước Mỹ đã có thêm những thuận lợi
trong hoạt động đối ngoại trên phạm vi thế giới.
Vì thế, việc tìm hiểu và nghiên cứu về chính sách đối ngoại của siêu
cường này nhằm thiết lập mối quan hệ hoặc/và để đối phó còn là mục tiêu
quan trọng của nhiều quốc gia khác. Mỹ là đối tác quan trọng của Việt Nam,
việc nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Mỹ sẽ giúp chúng ta hiểu thêm đối tác
này để tiến hành quan hệ được thuận lợi. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn
giúp Việt Nam có thể tranh thủ tận dụng và học hỏi nhiều điều từ ngoại giao

văn hóa Mỹ. Điều này là cần thiết để Việt Nam triển khai ngoại giao văn hóa
thành một trụ cột trong 3 trụ cột của nền ngoại giao hiện đại Việt Nam. Trên
thực tế, Việt Nam đã triển khai ngoại giao văn hóa từ lâu thể hiện rõ qua tư
tưởng “hòa hiếu”, “thêm bạn, bớt thù” và văn hóa ứng xử đậm chất nhân văn
trong giao tiếp đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như trong hoạt
động đối ngoại tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế đối với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Với vai trò và tầm quan trọng ngày càng lớn của ngoại giao văn hóa,
việc nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn khác nhau về ngoại giao văn hóa trong
quan hệ quốc tế đương đại, trong đường lối ngoại giao văn hóa của Mỹ có tầm
ảnh hưởng toàn cầu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Thông qua
7


việc nghiên cứu về chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ này, chúng ta có thể dự
báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trên thế giới, làm căn cứ để
Việt Nam chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm góp phần vào việc
thúc đẩy nền ngoại giao văn hóa còn non trẻ nước nhà ngày một hiệu quả hơn.
Từ những lý do kể trên, đồng thời nhằm phân tích một mảng quan trọng
trong nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ còn bỏ ngỏ, Nghiên cứu sinh đã
lựa chọn chủ đề “Ngoại giao văn hóa Mỹ (2001-2016)” làm đề tài Luận án
tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm làm rõ nội dung của ngoại giao
văn hóa Mỹ thông qua việc triển khai chính sách và các hoạt động ngoại giao
văn hóa giai đoạn 2001-2016, để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Việt
Nam trong công tác ngoại giao văn hóa trong quan hệ với Mỹ.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đó, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
1) Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của ngoại giao văn hóa Mỹ giai

đoạn 2001-2016;
2) Phân tích quan điểm, mục tiêu và cách thức triển khai chính sách
ngoại giao văn hóa Mỹ trong giai đoạn 2001 - 2016;
3) Nhận xét về đặc điểm của ngoại giao văn hóa Mỹ giai đoạn này;
4) Nghiên cứu hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ trong quan hệ với Việt
Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong công tác ngoại
giao văn hóa trong quan hệ với Mỹ;
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngoại giao văn hóa Mỹ giai đoạn
2001 đến năm 2016.
Phạm vi nghiên cứu về mặt nội dung: luận án tập trung chủ yếu vào hai
phương diện chính của ngoại giao văn hóa là chính sách ngoại giao văn hóa
và quá trình triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa.
8


Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Giai đoạn từ 2001 - 2016. Việc lựa
chọn mốc năm 2001 là vì ngày 20/01/2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush chính
thức lên nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ, bắt đầu chính
sách đối ngoại mới, trong đó có ngoại giao văn hóa. Đồng thời sự kiện khủng
bố 11/09/2001 xảy ra cho thấy xung đột văn hóa là một trong những nguyên
nhân lớn nằm đằng sau chủ nghĩa khủng bố của một số lực lượng Hồi giáo đối
với Mỹ. Điều này cũng buộc chính quyền G.W.Bush thay đổi chính sách
ngoại giao của Mỹ, trong đó có ngoại giao văn hóa.
Việc lựa chọn mốc năm 2016 của đề tài cũng là vì thời điểm này kết thúc
nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama và bắt đầu nhiệm kỳ mới của Tổng
thống Donald Trump. Sự thay đổi này dẫn tới sự thay đổi về chính sách đối
ngoại, trong đó có ngoại giao văn hóa của Mỹ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận

Luận án sử dụng cách tiếp cận của một số lí thuyết về quan hệ quốc tế
gồm cách tiếp cận quyền lực của chủ nghĩa hiện thực, cách tiếp cận về hợp tác
quốc tế của chủ nghĩa tự do. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các lý luận về
ngoại giao văn hóa để luận giải về hiện tượng này.
Do ngoại giao văn hóa là hiện tượng có tính liên ngành, luận án đã sử
dụng cách tiếp cận liên ngành để tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu này trong
mối quan hệ qua lại giữa ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao
văn hóa cũng như mối quan hệ qua lại giữa chính ngoại giao và văn hóa.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng cách tiếp cận lịch sử để xem xét quá trình vận
động của ngoại giao văn hóa Mỹ...
Phương pháp
Nghiên cứu chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ có liên quan đến các vấn
đề quốc tế và khu vực, diễn ra trong một giai đoạn nhất định nên các phương
pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế là phương pháp chủ đạo được sử dụng trong
9


luận án. Các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế mà luận án sử dụng
như: phương pháp phân tích chính sách,phương pháp hệ thống-cấu trúc,
phương pháp phân tích quyền lực,....
Ngoài ra, luận án cũng được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa
học khác như phương pháp quan sát, phương pháp lịch sử, phương pháp
logic, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp thống kê, ...Phương pháp
nghiên cứu mô tả lịch sử, phương pháp lịch đại và đồng đại nhằm giúp tái
hiện bức tranh toàn cảnh và quá trình phát triển của chính sách ngoại giao văn
hóa Mỹ qua các thời kì. Phương pháp logic, so sánh lịch sử được sử dụng để lí
giải các hiện tượng diễn ra, phân tích nguyên nhân chi phối sự vận động, so
sánh sự thay đổi về quy mô, chất lượng thực hiện, triển khai chính sách ngoại
giao văn hóa Mỹ. Phương pháp hệ thống được sử dụng để đặt chính sách
ngoại giao văn hóa Mỹ trong tương quan với bối cảnh thế giới, khu vực và

trong quan hệ đối ngoại của Mỹ nói riêng. Qua đó, những nhân tố chi phối tới
chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ đầu thế kỷ XXI cũng được làm rõ.Trong
khi đó, phương pháp phân tích quyền lực để giúp nhận thấy vai trò và vị trí
của ngoại giao văn hóa đối với quyền lực mềm của quốc gia.Phương pháp
thống kê nhằm tập hợp và hệ thống hóa thông tin, dữ liệu để làm minh chứng.
Tóm lại, do tính chất liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội nói
chung và nghiên cứu quan hệ quốc tế nói riêng nên những phương pháp
nghiên cứu kể trên sẽ được kết hợp và vận dụng trong luận án một cách linh
hoạt. Việc kết hợp những phương pháp nghiên cứu sẽ giúp nghiên cứu sinh
xem xét chính sách ngoại giao văn hóa Mỹ trong một cấu trúc hoàn chỉnh
gồm nhiều nhân tố tác động qua lại, vận động theo trục thời gian với nhiều
biến động của bối cảnh toàn cầu, khu vực. Đồng thời, việc áp dụng các
phương pháp như vậy cũng giúp nhận biết được đặc điểm, thành tựu và một
số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ.
10


5. Nguồn tài liệu tham khảo
Để hoàn thành được công trình nghiên cứu này, Nghiên cứu sinh đã sử
dụng những nguồn tài liệu như sau:
Thứ nhất là các văn kiện của Chính phủ Mỹ được đăng tải trên website
của Bộ Ngoại giao hoặc các tài liệu công bố của các cơ quan chính phủ liên
quan đến chính sách ngoại giao và ngoại giao văn hóa Mỹ. Đây là nguồn tài
liệu quan trọng, cung cấp những thông tin cơ bản và chính thức nhất về chính
sách ngoại giao văn hóa Mỹ. Đây cũng là nguồn thông tin có độ tin cậy cao.
Thứ hai là các chuyên khảo, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của
các học nước ngoài và Việt Nam liên quan tới ngoại giao văn hóa nói chung
và ngoại giao văn hóa Mỹ nói riêng. Những nguồn tài liệu ở nhóm thứ hai
cung cấp các cách tiếp cận, các số liệu thống kê và nhiều luận giải giúp áp
dụng và bổ sung vào nội dung của luận án.

Thứ ba là các nguồn tài liệu tham khảo trên Internet và các phương tiện
thông tin đại chúng. Đây là các tài liệu cung cấp các thông tin, sự kiện cập
nhậtliên quan đến ngoại giao văn hóa Mỹ.
6. Đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa và phát triển thành quả nghiên cứu từ nhiều công
trình khoa học tiêu biểu trong nước và ngoài nước, luận án có những đóng
góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau:
Trước hết, đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đề tài ngoại
giao văn hóa Mỹ trong giai đoạn 2001-2016. Công trình hi vọng sẽ đóng góp
thêm một góc nhìn mới và hệ thống tư liệu về cách thức nước Mỹ sử dụng,
triển khai công cụ văn hóa để thực hiện mục tiêu nâng cao hình ảnh nước Mỹ.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện đang có sự tranh
giành ảnh hưởng và quyền lợi bằng công cụ văn hóa giữa các cường quốc ở
khu vực trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh
Thứ hai, về mặt lí luận, luận án đóng góp thêm một số cơ sở lí luận về
những khía cạnh của ngoại giao văn hóa nói chung với nhiều phương diện khác
11


nhau như khái niệm, cơ sở lý luận, mối liên hệ với ngoại giao chính trị và ngoại
giao kinh tế.
Thứ ba, luận án cũng đề cập phân tích những khía cạnh về ngoại giao
văn hóa Mỹđể rút ra một số khuyến nghị cho việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt
Nam - Mỹ, trong đó có quan hệ văn hóa giữa hai nước.Ngoài ra, luận án này
nghiên cứu về việc gia tăng sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa, qua
đó có thể giúp cho Việt Nam rút ra được những bài học quan trọng để gia tăng
sức mạnh mềm văn hóa của Việt Nam.
Cuối cùng, về mặt tư liệu, luận án tập hợp và xử lý được các tài liệu
tham khảo trong nước và ngoài nước, có liên quan tới nhiều vấn đề, lĩnh vực
của ngoại giao văn hóa, ngoại giao công chúng và quyền lực mềm để nghiên

cứu phân tích. Nguồn tài liệu này không chỉ phục vụ cho hoàn thành luận án
mà còn là cơ sở để những người quan tâm tiếp tục nghiên cứu. Không những
vậy, luận án còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy,
học tập đối với những người quan tâm đến ngoại giao văn hóa Mỹ.
7. Kết cấu của luận án
Để đạt những mục tiêu trên, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung
chính của luận án được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
Trong chương này, nghiên cứu sinh đã điểm qua những công trình
nghiên cứu bằng tiếng Anh và tiếng Việt của các nhà nghiên cứu, học giả
trong và ngoài nước xoay quanh vấn đề ngoại giao văn hóa Mỹ. Trên cơ sở
khái quát những nội dung chính của các công trình nghiên cứu học thuật trong
và ngoài nước có giá trị, phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án, Nghiên
cứu sinh rút ra một số nhận xét, xác định những vấn đề, lĩnh vực có giá trị cho
nghiên cứu để bổ sung vào luận án; đồng thời chỉ ra những “khoảng trống”
trong nghiên cứu mà luận án có thể góp phần giải quyết các vấn đề này.
12


Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của ngoại giao văn hóa Mỹ
(2001 - 2016)
Trong chương 2, Nghiên cứu sinh trình bày các cơ sở lí luận chung về
ngoại giao văn hóa và những cơ sở lịch sử về ngoại giao văn hóa Mỹ trước
năm 2001. Cơ sở lí luận chung giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm
ngoại giao văn hóa cũng như các lý thuyết tác động tới ngoại giao văn hóa là
quyền lực mềm và ngoại giao công chúng. Bên cạnh đó, luận án sẽ tìm hiểu
về hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ trước năm 2001 như là một cơ sở thực
tiễn để có thể so sánh và đối chiếu với những hoạt động ngoại giao văn hóa từ
sau năm 2001.
Chương 3: Thực tiễn triển khai ngoại giao văn hóa Mỹ (2001 - 2016)

Chương 3 là chương trọng tâm và quan trọng nhất của luận án. Chương
này sẽ tập trung làm rõ quá trình hoạt động ngoại giao văn hóa Mỹ dưới thời
hai Tổng thống Mỹ là G.W.Bush và Barack Obama. Chương này xem xét cả
những khía cạnh như quan điểm của Mỹ về ngoại giao văn hóa, mục tiêu, nội
dung chính sách và việc triển khai chính sách qua các giai đoạn bằng nhiều
cách thức, công cụ khác nhau. Cuối cùng, chương này cũng rút ra một số nhận
xét về thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động ngoại giao văn
hóa Mỹ từ đầu thế kỷ XXI.
Chương 4: Một số nhận xét và khuyến nghị
Trên cơ sở các nội dung đã được trình bày ở các chương trước, chương
thứ tư có nhiệm vụ nhận xét, đánh giá về đặc điểm của ngoại giao văn hóa Mỹ
giai đoạn 2001-2016. Trên cơ sở đó, luận án cũng nghiên cứu tới hoạt động
ngoại giao văn hóa Mỹ tại Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị chính sách
cho hoạt động ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

13


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Chủ đề nghiên cứu của luận án đã được phản ánh trực tiếp và gián tiếp
trong nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam, được thực hiện
bởi các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong các Viện nghiên cứu về Quan hệ quốc
tế, chính trị học... Trong khuôn khổ của đề tài luận án, Nghiên cứu sinh tiếp
cận các nguồn tài liệu theo hai hướng chính: tình hình nghiên cứu ở nước
ngoài và tình hình nghiên cứu trong nước. Trong đó, các nguồn tài liệu được
phân loại thành hai nội dung: (1) các công trình nghiên cứu liên quan đến
ngoại giao văn hóa nói chung; (2) các công trình nghiên cứu trực tiếp về ngoại
giao văn hóa Mỹ.
1.1.Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao văn hóa

Nhìn chung, khái niệm ngoại giao văn hóa đã thu hút được sự quan tâm
của các học giả quan hệ quốc tế nói chung và các nhà hoạch định chính sách
nói riêng. Khái niệm này thường được đặt trong khái niệm về quyền lực
mềm và được coi như là một công cụ để thiết lập nên sức mạnh mềm cho
một quốc gia.
Năm 1947, nhóm các cán bộ ngoại giao Mỹ là Ruth Emily Mc Curry và
Muna Lee đã có tác phẩm “The cultural Approach: another way in international”
(Tiếp cận văn hóa: một con đường khác trong quan hệ quốc tế). Công trình đã
hệ thống hóa các khái niệm về ngoại giao văn hóa, khái quát được vai trò của
ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Trong công trình
này, các tác giả đã tổng kết những hoạt động ngoại giao văn hóa song phương,
dài hạn của hơn 10 nước như Pháp, Đức, Liên Xô, Mỹ, Nhật từ năm 1900 tới
thời điểm nghiên cứu. Các tác giả nhận định rằng ngoại giao văn hóa có thể
làm tăng độ tin cậy giữa các quốc gia khác nhau và tạo ra bầu không khí tốt đẹp
trong hợp tác cùng lợi giữa các quốc gia, nhà nước.
14


Năm 1959, Robert H.Thayer - trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã có bài phát
biểu quan trọng tại Đại học Maine với chủ đề “Cultural Diplomacy: seeing is
believing” ( Ngoại giao văn hóa: thấu hiểu là niềm tin), trong đó ông đã đưa
ra khái niệm về ngoại giao văn hóa và coi đó là một công cụ thực hiện quan
trọng của chính sách đối ngoại nhằm mang lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
dân tộc.Sau này, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng định nghĩa ngoại giao văn hóa là
cách thức giao tiếp trực tiếp và lâu dài giữa nhân dân của các quốc gia khác
nhau, nó được thiết kế nhằm tạo nên một môi trường quốc tế tin cậy và hiểu
biết hơn trong đó các mối quan hệ chính thức có thể tiến triển được.
Bước sang thế kỷ XXI, xuất hiện ngày càng nhiều các công trình nghiên
cứu về ngoại giao văn hóa. Nguyên nhân được cho rằng thế giới càng ý thức
rõ ràng hơn về vai trò của văn hóa đối với sựphát triển nói chung. Một trong

số đó là cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh” củaSamuel Hungtington
đã được dịch ra tiếng Việt từ năm 2003. Trong công trình này, ông cho rằng
nguồn gốc của các cuộc xung đột trên thế giới sẽ không còn là hệ tư tưởng
hay kinh tế, mà nguyên nhân bao trùm mọi sự chia rẽ và xung đột của loài
người chính là văn hóa; sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân
tố chi phối chính trị thế giới; văn hóa và bản sắc văn hóa, mà ở mức độ rộng
nhất chính là các bản sắc văn minh, đang hình thành các mẫu hình liên kết,
tan rã và xung đột trong thế giới hậu Chiến tranh Lạnh; trong kỷ nguyên sắp
tới, những va chạm giữa các nền văn minh là mối đe dọa lớn nhất cho nền hòa
bình thế giới và một trật tự quốc tế dựa trên các nền văn minh là một đảm bảo
an toàn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh thế giới.
Karl-Erik Norrman - là một nhà ngoại giao kì cựu của Thụy Điển, là
Tổng thư ký của Nghị viện văn hóa châu Âu (European Cultural Parliament),
năm 2003 đã có bài viết tựa đề “Definitions, ideas, visions and challenges for
Cultural Diplomacy” (Định nghĩa, ý tưởng, tầm nhìn và thách thức của Ngoại
giao văn hóa). Bài viết đăng trên tạp chí điện tử E-international relations đã
15


thu hút được rất nhiều lượt truy cập. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm ngoại
giao, đại sứ và chủ trì các diễn đàn về nghệ thuật, văn hóa, Karl-Erik Norman
đã đưa ra những khái niệm mà ông cho rằng “sẽ đề cập đến những trải nghiệm
thực tế hơn là những bài giảng hàn lâm” (Karl-Erik Norman, 2003).
Cũng trong năm 2003, hai học giả người Mỹ Louise Diamond và John
Mc. Donald đã đưa ra lý luận “ngoại giao nhiều quỹ đạo” trong bài viết tựa đề
“Multi-Track Diplomacy”. Hai ông đã nghiên cứu chín lĩnh vực hay quỹ đạo
của ngoại giao và gần như đã bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại
giao. Trong đó có ba lĩnh vực (nghiên cứu đào tạo và giáo dục, tôn giáo,
truyền bá và truyền thông) là thuộc phạm trù văn hóa.
Trong công trình nghiên cứu tựa đề “Cultural Diplomacy as a Form of

International Communication”(Ngoại giao văn hóa là một hình thức của
truyền thông quốc tế) - công trình “nghiên cứu tốt nhất về sự đa dạng của văn
hóa trong lĩnh vực ngoại giao công chúng” của tiến sĩ Marta Ryniejska
Kiełdanowicz (Đại học Wrocław, Ba Lan) năm 2009. Tác giả cho rằng thuật
ngữ Ngoại giao văn hóa khá mới mẻ trong chính sách đối ngoại và trong lĩnh
vực quan hệ công chúng quốc tế. Nội dung của bài còn đề cập tới các khía
cạnh xoay quanh ngoại giao văn hóa như quyền lực mềm, ngoại giao công
chúng, các khía cạnh khác của ngoại giao văn hóa. Thông qua những khái
niệm của các chuyên gia trong lĩnh vực chính trị, chính sách đối ngoại hay
truyền thông, tác giả đã tự định nghĩa về ngoại giao văn hóa như là việc thúc
đẩy hình ảnh một quốc gia thông qua sự hiểu biết rộng rãi về văn hóa, ý thức
hệ, nghệ thuật và một hệ thống của các giá trị truyền thống. Ngoại giao văn
hóa nhằm mục đích tăng cườngsự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia.
Mùa đông năm 2010, Tạp chí ngoại giao công chúng (Mỹ) đã xuất bản
quyển sách tựa đề “Cultural diplomacy” (Ngoại giao văn hóa) do Tala
Mohebi làm chủ biên cùng các cộng sự khác. Trong quyển sách dày gần 130
trang đã tập hợp được 19 bài viết với các chủ đề khác nhau, có liên quan tới
16


ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa như: những bước phát triển
của ngoại giao công chúng mới; kết nối thông qua văn hóa; các cách tiếp cận
và thực tiễn của ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa; nghiên cứu một
số trường hợp ngoại giao văn hóa điển hình (trong đó có ngoại giao văn hóa
Mỹ, ngoại giao văn hóa nhạc pop...).
Năm 2014, tác giả Erik Pajtinka (tiến sĩ tại bộ môn Quan hệ quốc tế và
ngoại giao, thuộc khoa Khoa học chính trị và quan hệ quốc tế, trường Đại học
Banská Bystrica của Cộng hòa Slovakia) có bài viết tựa đề “Cultural
Diplomacy in the theory and practice of contemporary International
Relations” (Ngoại giao văn hóa trong lý luận và thực tiễn của Quan hệ quốc

tế hiện đại), đăng trên tạp chí Chính trị hàng ngày (từ trang 95-108). Trong 13
trang bài viết, tác giả đã đề cập khá rõ về những khái niệm liên quan đến
ngoại giao văn hóa và phân biệt những khái niệm khác như ngoại giao công
chúng, quan hệ văn hóa, chính sách văn hóa…Tác giả khẳng định rằng, trong
thực tiễn, ngoại giao văn hóa có thể bao gồm rất nhiều các hoạt động mà
những thành phần cấu tạo nên chúng là khác nhau và phụ thuộc vào việc thực
hiện ngoại giao văn hóa cũng như các mục tiêu, ưu tiên về chính sách đối
ngoại của mỗi nhà nước đối với nước khác.
Tác giả Diana Stelowska có bài nghiên cứu“Culture in International
relations: defining cultural diplomacy”(Văn hóa trong quan hệ quốc tế: định
nghĩa về ngoại giao văn hóa) đăng trên tạp chí Khoa học chính trị Ba Lan
năm 2015. Trong bài viết dài 23 trang (từ trang 50-72), tác giả đã khẳng định
rằng văn hóa trong quan hệ quốc tế đã có được vai trò quan trọng trong cả lý
thuyết chính trị và thực tiễn, do đó việc đưa ra các khái niệm liên quan như
văn hóa, ngoại giao văn hóa, sức mạnh mềm, ngoại giao công chúng và
thương hiệu quốc gia...là cần thiết. Đọc bài viết này, chúng ta có thể hiểu rõ
hơn được các khái niệm kể trên bởi tác giả đã đưa ra một bảng so sánh về khái
niệm và phân tích cụ thể trên dựa trên các tiêu chí như có liên quan đến chủ
17


thể nhà nước (involvement of the state), đối tượng hướng đến (targer
audience), mục tiêu của các hoạt động (aim), hình thức của văn hóa (cultural
forms) và ví dụ (example).
Tiến sĩ Anna Umińska-Woroniecka từ Viện Quốc tế học của Đại học
Wrocław có bài viết “Cultural diplomacy in International relations theory
and studies on diplomacy” (Ngoại giao văn hóa trong lý thuyết quan hệ quốc
tế và nghiên cứu ngoại giao) đăng trên tạp chí Actual problems of
International relationsnăm 2016. Trong 16 trang bài báo đã phân tích các khái
niệm về ngoại giao văn hóa xuất hiện trong những cuộc tranh luận về quan hệ

quốc tế và ngoại giao học. Bởi vì ngoại giao văn hóa đã xuất hiện từ lâu trong
ngoại giao, do đó nó được kiểm chứng một cách cơ bản thông qua các nhà
lịch sử và những nhà ngoại giao. Cuối cùng, tác giả cho rằng đó là một khái
niệm và cách tiếp cận được hầu hết mọi người thừa nhận đó là việc ngoại giao
văn hóa là một công cụ của nhà nước sử dụng nhằm tăng thêm lợi ích quốc
gia và đạt được các mục tiêu chính trị. Ngoại giao văn hóa cũng xuất hiện
trong thuật ngữ “quyền lực mềm”.
Tiến sĩ Hwajung Kim từ Đại học Nữ giới Ewha (Hàn Quốc) với bài viết
tựa đề “Bridging the theoretical gap between public diplomacy and cultural
diplomacy” (Kết nối khoảng cách về lý thuyết giữa ngoại giao công chúng và
ngoại giao văn hóa) đăng trên tạp chí “The Korean Journal of International
Studies” (tháng 8/2017). Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá những
phần còn thiếu trong ngoại giao văn hóa như một tập hợp con của ngoại giao
công chúng mới và tìm hiểu những yếu tố làm phức tạp định nghĩa về ngoại
giao văn hóa. Nghiên cứu kết luận rằng ngoại giao văn hóa mới nên được coi
là một khái niệm giao thoa về ngoại giao công chúng mới và quan hệ văn hóa
quốc tế.
Bên cạnh đó, khi nhắc tới định nghĩa về ngoại giao văn hóa không thể
không nhắc tới một số tác phẩm như: Tiến sĩ Harvey B.Feigenbaum, từ Đại học
18


George Washington (Mỹ) năm 2001 có một báo cáo tựa đề “Globalization and
cultural diplomacy”(Toàn cầu hóa và ngoại giao văn hóa) gồm 29 trang; Năm
2007, nhóm tác giả Kirsten Bound, Rachel Briggs, John Holden và Samuel
Jones đã xuất bản cuốn sách “Cultural Diplomacy” (Ngoại giao văn hóa);Tác
giả Avril Mhembere có bài viết “Cultural Diplomacy at a Glance”(Một góc
nhìn về ngoại giao văn hóa) trong một diễn đàn do viện nghiên cứu về ngoại
giao văn hóa Berlin (Đức) tổ chức tháng 1/2012.
Năm 2017, tác giả Milena DragicevicSesic đã chủ biên cuốn sách với tựa

đề “Cultural diplomacy: Arts, festivals and geopolitics” (Ngoại giao văn hóa:
nghệ thuật, các lễ hội và địa chính trị). Cuốn sách được thực hiện nhờ sự tài
trợ của Bộ văn hóa và thông tin của Serbia. Với hơn 400 trang nội dung, cuốn
sách đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và chia thành 5 nội dung chính
Phần 1 đề cập tới ngoại giao văn hóa: sức mạnh mềm hay hợp tác công bằng;
Phần 2 đề cập tới Liên hoan các nhà hát trong ngoại giao văn hóa; phần ba
trình bày tính hợp pháp và ngoại giao văn hóa; Phần 4 nói tới những thách
thức và cách tiếp cận về hợp tác giao lưu văn hóa quốc tế của Serbia; và phần
5 dữ liệu hợp tác văn hóa - phụ lục thống kê. Cuốn sách đã đưa ra những khái
niệm và cách hiểu về ngoại giao văn hóa hiện đại, nhấn mạnh tới mạng lưới
của các hoạt động liên hoan nghệ thuật biểu diễn, vai trò và trách nhiệm của
các tác nhân văn hóa từ ba lĩnh vực công cộng, tư nhân và phi lợi nhuận; các
nguyên tắc và thực hành ngoại giao văn hóa phải phản ánh những giá trị như:
bình đẳng, hợp tác, nhân loại, đoàn kết.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ngoại giao văn hóa Mỹ
Tháng 12/1976, tác giả Espinosa J.Manuel được sự tài trợ của Bộ Ngoại
giao Mỹ đã xuất bản cuốn “Inter-American Beginnings of US. Cultural
Diplomacy (1936-1948): Cultural Relations Programs of the US”(Sự khởi
đầu liên Mỹ về ngoại giao văn hóa Mỹ (1936-1948): các chương trình quan
hệ văn hóa của Mỹ). Cuốn sách dày 364 trang này chia thành 6 chương đã tập
19


trung chủ yếu vào vai trò của Chính phủ Mỹ trong việc thúc đẩy quan hệ trao
đổi văn hóa, giáo dục giữa Mỹ với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước Mỹ
Latinh từ năm 1936 đến năm 1948.
Tiến sĩ Kevin V.Mulcahy từ khoa Khoa học chính trị của Đại học bang
Louisiana năm 1999 có loạt bài trên Tạp chí quản lý nghệ thuật, pháp luật và
xã hội (Journal of Arts Management, Law, and Society) với tựa đề “Cultural
diplomacy and the exchange progams: 1938-1978”(Ngoại giao văn hóa và

các chương trình trao đổi: 1938-1978) (trang 7-28) và “Cultural diplomacy
in the Post-Cold War World: Introduction”(Ngoại giao văn hóa trong thế
giới hậu Chiến tranh lạnh: dẫn nhập) (trang 3-6). Các bài viết đã giới thiệu
được những chương trình ngoại giao văn hóa Mỹ thực hiện trong một khoảng
thời gian nhất định.
Tháng 7/2004, Trung tâm văn hóa và Nghệ thuật Mỹ có viết báo cáo tựa
đề “Cultural diplomacy: Recommendations & Research” (Ngoại giao văn hóa:
những đề xuất và nghiên cứu). Trung tâm văn hóa và Nghệ thuật Mỹ là một
trung tâm chính sách phi đảng phái, phi chính phủ, có sứ mệnh là thông báo và
cải thiện các quyết định chính sách ảnh hưởng đến đời sống văn hóa. Với bản
báo cáo dài gần 30 trang, Trung tâm đã thống kê một số công trình nghiên cứu
tới ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa của Mỹ, từ đó đề xuất ra những
biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa, củng cố hơn nữa nền ngoại giao văn hóa
Mỹ với những nguyên tắc cơ bản, với những biện pháp thúc đẩy chính sách của
Chính phủ, tận dụng nguồn tài trợ để duy trì các chính sách hiện tại, tăng cường
thiết lập các chương trình mới về trao đổi văn hóa.
Báo cáo tựa đề “Cultural Diplomacy: The linchpin of public diplomacy”
(Ngoại giao văn hóa: trụ cột của ngoại giao công chúng) của Ủy ban tư vấn
về Ngoại giao văn hóa (thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) năm 2005 đã đề cập tới
tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa Mỹ. Bản báo cáo 30 trang này cũng
đưa ra những đánh giá về ngoại giao văn hóa Mỹ, gợi mở về các giải pháp
20


tăng cường hoạt động ngoại giao văn hóa như khuyến khích việc tài trợ và
tăng số lượng nhân viên, cung cấp các dịch vụ đào tạo tiên tiến cho các
chuyên gia làm ngoại giao văn hóa. Nhóm tư vấn cũng đề nghị cần phải thiết
lập một ngân hàng độc lập để tăng cường lợi ích quốc gia, dành tiền cho các
dự án dịch thuật và thực hiện các khuyến nghị, đề xuất đã được đề cập của
Trung tâm văn hóa và nghệ thuật Mỹ.

Cuốn “An outline of US history” (Khái quát về lịch sử nước Mỹ) là một
ấn phẩm do giáo sư Sử học tại Đại học Ohio, hiệu chỉnh, cập nhật và được
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ phát hành năm 2005. Ấn phẩm này cũng đã được
dịch ra tiếng Việt và phát hành tại Việt Nam với hơn 1000 trang. Cuốn sách
gồm 15 chương và đề cập tới toàn bộ tình hình của nước Mỹ suốt từ thời kỳ
lập quốc, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, và dĩ nhiên vấn đề
ngoại giao văn hóa cũng được đề cập tới trong cuốn sách này. Kết thúc cuốn
sách, tác giả nhận định “Từ thuở sơ khai là một số vùng thuộc địa vô danh
bên bờ biển Đại Tây Dương, Hoa Kỳ đã trải qua một thời kỳ lịch sử chuyển
biến lớn lao…Đó cũng là một dân tộc mà tại đó, tốc độ và phạm vi của sự
thay đổi - về kinh tế, công nghệ, văn hóa, nhân khẩu học và xã hội - đã diễn
ra không ngừng. Mỹ luôn luôn là người đi đầu trong việc hiện đại hóa và
tiến bộ, là những bước đi tất yếu nhằm thúc đẩy các dân tộc và các xã
hộikhác trong một thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và tương tác với
nhau.Tuy vậy, nước Mỹ vẫn giữ được một ý thức về sự tiếp nối, một loạt các
giá trị truyền thống vẫn được bảo tồn từ thuở lập quốc. Những giá trị đó bao
gồm niềm tin vào tự do cá nhân, vào một chính quyền dân chủ và vào một
cam kết về cơ hội kinh tế và tiến bộ cho tất cả mọi người. Sứ mệnh lâu dài
của nước Mỹ là bảo đảm cho các giá trị về tự do, dân chủ và cơ hội - di sản
của một tiến trình lịch sử phong phú, đầy biến động - luôn được bảo vệ và
đơm hoa kết trái khi nước Mỹ và toàn bộ thế giới bước sang thế kỷ
XXI”(Alonzo L.Hamby, 2005, p.1019).
21


×