Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp tại Công ty CP Sonadezi Giang Điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

NGUYỄN CÔNG HIẾU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SONADEZI GIANG ĐIỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

NGUYỄN CÔNG HIẾU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SONADEZI GIANG ĐIỀN
Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Hướng đào tạo



: Ứng dụng

Mã số

: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Đặng Ngọc Đại

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp tại Công ty CP
Sonadezi Giang Điền” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Đặng Ngọc Đại.
Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách hoàn toàn
trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép
của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về pháp lí trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Công Hiếu



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1
2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................1
2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA

DOANH NGHIỆP .......................................................................................................4
1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................4
1.1.1. Cạnh tranh ..................................................................................................4
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh .................................................................................4
1.1.3 Phân loại cạnh tranh ....................................................................................5
1.1.4 Các công cụ cạnh tranh ...............................................................................7
1.1.5. Năng lực cạnh tranh....................................................................................9
1.1.6. Lợi thế cạnh tranh .......................................................................................9
1.1.7. Chiến lược cạnh tranh ..............................................................................10

1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ......................................................11
1.2.1 Yếu tố tài chính .........................................................................................11
1.2.2 Yếu tố nguồn nguyên vật liệu....................................................................11


1.2.3 Yếu tố quản lý và lãnh đạo ........................................................................11
1.2.4 Yếu tố nguồn nhân lực ..............................................................................13
1.2.5 Yếu tố máy móc thiết bị, công nghệ..........................................................13
1.2.6 Yếu tố hoạt động marketing ......................................................................14
1.2.7 Yếu tố nghiên cứu và phát triển ................................................................15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty .........................16
1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ...........................................................16
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô ...........................................................18
1.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh ..................................................................................19
1.3.2.2 Khách hàng .............................................................................................19
1.3.2.3 Nhà cung cấp ..........................................................................................19
1.3.2.4 Đối thủ tiềm năng ...................................................................................20
1.3.2.5 Sản phẩm thay thế ..................................................................................20
1.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................21
1.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan ...............................................................22
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SONADEZI GIANG ĐIỀN .................................................25
2.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền ......................................25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................25
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh.................................................................................25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................27
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền
............................................................................................................................28
2.2 Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của Công ty .29

2.2.1 Các yếu tố vĩ mô ........................................................................................29
2.2.2 Các yếu tố vi mô (môi trường ngành) .......................................................33
2.2.2.1 Nhà cung cấp ..........................................................................................33
2.2.2.2 Khách hàng .............................................................................................34


2.2.2.3 Đối thủ tiềm năng ...................................................................................36
2.2.2.4 Sản phẩm/ dịch vụ thay thế ....................................................................37
2.2.2.5 Đối thủ cạnh tranh trong ngành ..............................................................37
2.3 Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty ...............................47
2.3.1. Thực trạng năng lực quản lý doanh nghiệp ..............................................47
2.3.2. Thực trạng năng lực marketing ................................................................51
2.3.3. Thực trạng năng lực tài chính ...................................................................53
2.3.4. Thực trạng năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ ................................55
2.3.5. Thực trạng năng lực tổ chức dịch vụ ........................................................59
2.3.6. Tạo lập các mối quan hệ ...........................................................................61
2.4 Tóm tắt kết quả phân tích ................................................................................65
Tóm tắt chương 2: .....................................................................................................66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SONADEZI GIANG ĐIỀN .............................................................68
3.1 Định hướng phát triển Công ty ........................................................................68
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ..........................................................69
3.2.1 Giải pháp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về khác biệt hóa sản phẩm .......69
3.2.2 Giải pháp hạ giá thành sản phẩm/ dịch vụ ................................................72
3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................74
3.2.4 Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển ...........................77
Tóm tắt Chương 3 .....................................................................................................79
KẾT LUẬN ...............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BĐS

Bất động sản

2

CP

Cổ phần

3

DN

Doanh nghiệp

4

KCN


Khu công nghiệp

5

KDHT

Kinh doanh hạ tầng

6

NLCT

Năng lực cạnh tranh

7

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Sonadezi Giang
Điền ....................................................................................................................... 29
Bảng 2.2: Danh sách các khu công nghiệp và công ty đầu tư hạ tầng khu công
nghiệp tại tỉnh Đồng Nai ....................................................................................... 39
Bảng 2.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) ..................................................... 43
Bảng 2.4: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................... 46
Bảng 2.5: Danh sách hội đồng quản trị của Công ty CP Sonadezi Giang Điền ... 47

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát yếu tố năng lực quản lý doanh nghiệp tại Công ty cổ
phần Sonadezi Giang Điền .................................................................................... 48
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát yếu tố năng lực marketing tại Công ty cổ phần Sonadezi
Giang Điền ............................................................................................................ 52
Bảng 2.8: Một số chỉ số tài chính tại Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền (năm
2019)...................................................................................................................... 54
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát yếu tố tài chính tại Công ty cổ phần Sonadezi Giang
Điền ....................................................................................................................... 55
Bảng 2.10: Tình hình mua sắm tài sản cố định của Công ty CP Sonadezi Giang
Điền trong năm 2019 ............................................................................................. 57
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát yếu tố tiếp cận và đổi mới công nghệ của Công ty CP
Sonadezi Giang Điền............................................................................................. 58
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát yếu tố năng lực tổ chức dịch vụ của Công ty CP
Sonadezi Giang Điền............................................................................................. 59
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát yếu tố tạo lập các mối quan hệ của Công ty CP
Sonadezi Giang Điền............................................................................................. 61
Bảng 2.14: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) .................................................... 64
Bảng 2.15: Trình bày tóm tắt Chiến lược của Sonadezi Giang Điền .................... 65


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Mô hình năm lực lượng thị trường của Michael E. Porter ..................... 18
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền ....................... 28


TÓM TẮT
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bất động sản khu công nghiệp tại Công ty Cổ phần Sonadezi Giang Điền
Tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Với mong muốn phân tích các yếu tố ảnh hưởng,

phân tích năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công
nghiệp tại Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền. Từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền
trong kinh doanh bất động sản KCN trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền trong kinh doanh bất động sản khu công
nghiệp trong thời gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh đánh giá và sử dụng phương pháp khảo sát các chuyên
gia nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.
4. Kết quả nghiên cứu: Thực hiện phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng năng lực
cạnh tranh của Công ty gồm các yếu tố vĩ mô, yếu tố vi mô. Phân tích thực trạng về
năng lực cạnh tranh của Công ty với các yếu tố cấu thành gồm: năng lực quản lý
doanh nghiệp; năng lực marketing; năng lực tài chính; năng lực tiếp cận và đổi mới
công nghệ; năng lực tổ chức dịch vụ; tạo lập các mối quan hệ làm cơ sở tìm ra
những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu làm cơ sở xây dựng giải pháp.
5. Kết luận và hàm ý: Luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty gồm: Khác biệt hóa sản phẩm; Hạ giá thành sản phẩm/ dịch vụ; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.


ABSTRACT
Topic: Solution to improve competitiveness in the field of real estate
business in industrial parks at Sonadezi Giang Dien Joint Stock Company
Abstract:
1. Reasons for choosing research topics: With the desire to analyze the influencing
factors, analyze the competitiveness in the field of real estate business in industrial

parks at Sonadezi Giang Dien Joint Stock Company. Since then, it is the basis for
proposing solutions to enhance the competitiveness of Sonadezi Giang Dien Joint
Stock Company in real estate business in industrial zones in the near future.
2. Research objectives: Provide solutions to improve the competitiveness of
Sonadezi Giang Dien Joint Stock Company in real estate business in industrial
parks in the coming time
3. Research methodology: This research was conducted using analytical methods,
summarizing, comparing evaluation and using the survey method of experts to
determine the degree of influence of factors on the competitiveness in the field of
real estate business in industrial zone.
4. Research results: Analyzing the external factors affecting the competitiveness of
the Company including macro factors, micro factors. Analyze the current situation
of the Company's competitiveness with the following constituent elements:
corporate management capacity; marketing competence; financial capacity; access
to and technological innovation; service organization capacity; create relationships
as a basis to find opportunities, threats, strengths and weaknesses as a basis for
developing solutions.
5. Conclusions and implications: The thesis proposes solutions to improve the
competitiveness of the Company including: Differentiating products; Lowering
costs of products/services; improve the quality of human resources; improve
research and development activities
Keywords: Competitiveness, improving competitiveness, competitiveness in
the field of real estate business in industrial parks


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh

tế Thế giới với việc ký kết hàng loạt thỏa thuận thương mại song phương lẫn đa
phương như WTO, CP-TPP, EVFTA…Có thể thấy rằng, kinh tế Việt Nam đang
trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên phát sinh
nhu cầu cao về hạ tầng khu công nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn nước ngoài đang chọn
Việt Nam là quốc gia để đặt nhà máy sản xuất và đầu tư lâu dài, điều đó dẫn tới nhu
cầu về bất động sản công nghiệp ngày càng tăng cao. Đi kèm với nó là nhu cầu thuê
nhà xưởng, kho bãi cũng tăng cao. Tuy nhiên trong những năm qua Công ty CP
Sonadezi Giang Điền vẫn chưa xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ
thể, bài bản trong lĩnh vực kinh doanh Bất động sản Khu công nghiệp, vẫn còn bộc
lộ một số hạn chế như đầu tư dàn trải, thiếu tập trung; việc lựa chọn phân khúc thị
trường để phát triển chưa hợp lý; bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động
chưa hiệu quả; công tác marketing, tiếp thị sản phẩm còn chưa được quan tâm đúng
mức... Những tồn tại trên khiến cho năng lực cạnh tranh của công ty thấp, trong bối
cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay cùng với mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp đang ngày càng gay gắt để chiếm lĩnh thị trường đòi hỏi công ty CP
Sonadezi Giang Điền cần phải có những đổi mới, cải tiến thì mới có cơ hội đứng
vững và phát triển.
Từ những yêu cầu thực tiễn nêu trên, đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu công nghiệp tại Công ty
CP Sonadezi Giang Điền" đã được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn
cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Xây dựng chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bất động sản khu công nghiệp của Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền và
đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.


2


2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tổng quan về hoạt động kinh doanh của Công ty CP Sonadezi
Giang Điền trong 2 năm qua.
- Đánh giá và phân tích các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và bên
trong, xác định năng lực và lợi thế kinh doanh của công ty Sonadezi Giang Điền,
đặc biệt là xem xét tổng quan các lực lượng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
bất động sản khu công nghiệp của công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh doanh bất động sản khu công nghiệp tại Công ty CP Sonadezi Giang Điền.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản khu công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Công ty cổ phần Sonadezi Giang Điền và các
công ty kinh doanh bất động sản khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
và các tỉnh lân cận.
+ Thời gian nghiên cứu: thông tin được thu thập trong giai đoạn 2017-2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp: thu
thập và phân tích dữ liệu thứ cấp, khảo sát chuyên gia
- Thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua
báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ, tổng hợp các báo cáo của Công ty CP Sonadezi
Giang Điền, ngoài ra tác giả kết hợp với tham khảo thông tin từ sách, báo, internet.
- Khảo sát chuyên gia: được thực hiện thông qua phiếu khảo sát để thu thập
dữ liệu từ các chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Công ty
5. Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu bao gồm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp



3

Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Sonadezi
Giang Điền
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Sonadezi
Giang Điền


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Cạnh tranh
Tiếp cận ở góc độ đơn giản thì cạnh tranh là hành động ganh đua đấu tranh
chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại,
sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, các phần thưởng hay những thứ khác. Theo
K.Marx (1997): “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu lợi nhuận siêu ngạc”
Theo Michael Porter (2013) đưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là vấn đề cơ bản
quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh cũng xác
định tính phù hợp của các hoạt động của doanh nghiệp để đạt đến kết quả sau
cùng, chẳng hạn như cải tiến, liên kết văn hóa hoặc sự thực thi đúng đắn”.
Tóm lại: Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh
đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi
trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự
tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường.
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh

mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén,
tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn
thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu
cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện
ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm
pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh
làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.


5

Đối với người tiêu dùng, nhờ có cạnh tranh mà người tiêu dùng được nhận
các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chất lượng của sản phẩm
hay dịch vụ được nâng cao trong khi chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn. Cạnh tranh
cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn.
Khi các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt, rõ ràng người tiêu dùng sẽ có được
lợi ích tối đa nhất so với cùng mức chi phí bỏ ra.
Đối với nền kinh tế - xã hội, cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng
cao chất lượng dịch vụ xã hội. Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng
trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xóa bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong
kinh doanh. Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo
ra những doanh nghiệp mạnh hơn, những đội ngũ kinh doanh giỏi phục vụ cho xã
hội.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng tồn tại những tiêu cực. Thế nhưng,
cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh
để tồn tại và phát triển. Câu hỏi đặt ra là làm sao tạo một môi trường cạnh tranh
lành mạnh, hạn chế những tiêu cực, mà vẫn thúc đẩy các doanh nghiệp không
ngừng cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, cung cấp những
sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Chính điều này đòi hỏi Nhà nước cần có sự quản

lý và điều tiết đúng đắn để đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một
cách lành mạnh có hiệu quả.
1.1.3 Phân loại cạnh tranh
Xét theo hình thức cạnh tranh:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản
xuất kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc
cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục
tiêu lợi nhuận, vị thế, an toàn. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển


6

của vốn đầu tư sang các ngành thu được lợi nhuận cao hơn và sẽ dẫn tới hình thành
tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh giữa người sản xuất, doanh nghiệp sản xuất với nhau: Đây là
hình thức phổ biến nhất của cạnh tranh. Theo hình thức này, các nhà sản xuất đấu
tranh với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường (thị phần, kênh phân phối…) để có
thể đạt được các mục tiên ngắn hạn của mình và qua đó đảm bảo sự phát triển ổn
định và bền vững.
Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Người mua ở đây không chỉ là người
tiêu dùng mà còn bao gồm cả các nhà sản xuất. Theo hình thức này, những người
mua, doanh nghiệp sẽ đấu tranh với nhau để có thể tiếp cận được nguồn hàng ổn
định về số lượng và chất lượng với mức giá thấp nhất. Cường độ của hình thức cạnh
tranh này phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cung cầu và sẽ tăng cao khi cầu lớn hơn
cung. Hình thức này phổ biến trong những ngành kinh doanh mang tính mùa vụ khi
vào thời vụ tiêu dùng.
Cạnh tranh giữa người mua/ doanh nghiệp mua với người bán/ doanh

nghiệp bán: Hình thức cạnh tranh này luôn xảy ra trong các hoạt động kinh tế. Theo
đó, người mua luôn tìm mọi cách để mua được sản phẩm và dịch vụ tại mức giá
thấp nhất với chất lượng, số lượng chủng loại và điều kiện giao hàng thuận lợi nhất
khi người bán lại mong muốn ngược lại. Lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này
phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ cung cầu, số lượng các chủ thể tham gia trên
giao dịch cũng như mức độ quan trọng của sản phẩm, dịch vụ đối với người mua.
Xét theo cường độ cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà ở đó có rất nhiều người bán sản phẩm
tương tự nhau về chất lượng, mẫu mã, chủng loại…. Giá cả sản phẩm là do cung
cầu trên thị trường quyết định. Các doanh nghiệp được tự do gia nhập hoặc rút lui
khỏi thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các doanh nghiệp tham gia
kinh doanh muốn thu được lợi nhuận tối đa phải tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu
vào, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng. Trong cạnh tranh không hoàn hảo, sức mạnh thị trường thuộc về


7

một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn. Các doanh nghiệp trên thị trường này
kinh doanh những loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau. Sự khác biệt giữa những loại
hàng hóa, dịch vụ này thể hiện ở nhãn hiệu hàng hoá. Có những loại hàng hóa, dịch
vụ chất lượng như nhau song sự lựa chọn của người tiêu dùng lại căn cứ vào uy tín,
nhãn hiệu sản phẩm. Hình thức của cạnh tranh không hoàn hảo đó là hình thức cạnh
tranh mang tính độc quyền.
1.1.4 Các công cụ cạnh tranh
Khi muốn tạo ra năng lực cạnh tranh cao, doanh nghiệp cần phải lực chọn
công cụ cạnh tranh phù hợp và tìm ra phương pháp để sử dụng tối đa hiệu quả các
biện pháp đó. Có thể phân ra ba loại biện pháp chủ yếu sau: cạnh tranh bằng sản
phẩm, cạnh tranh về giá, cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Cạnh tranh bằng sản phẩm: là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản

phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp
với công dụng của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với việc tăng khả năng cạnh tranh thể hiện trên các giác độ.
+ Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng được khối
lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm: Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền
của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được
từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá đó trên thị trường. Giá cả của sản
phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như: các yếu tố kiểm soát được (chi phí sản xuất sản
phẩm, chi phí bán hàng, chi phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng); Các
yếu tố không kiểm soát được (quan hệ cung cầu cường độ cạnh tranh trên thị
trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước).


8

Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định
giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có các
chính sách định giá sau:
+ Chính sách định giá thấp: Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị
trường. Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo
tình hình sản xuất và thị trường.
+ Chính sách định giá cao: tức là mức giá bán cao hơn mức giá thống trị trên
thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm.
+ Chính sách ổn định giá bán: tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa
điểm. Chính sách này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vũng và mở rộng thị
trường.

+ Chính sách định giá theo giá thị trường: Đây là cách định giá phổ biến của
các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường
của sản phẩm đó
+ Chính sách giá phân biệt: Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp
định ra nhiều mức giá khác nhau dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau
+ Chính sách bán phá giá: Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và
thấp hơn cả giá thành sản xuất.
Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: Đối với mỗi doanh nghiệp
hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn
tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức mạng lướt bán hàng, đó là tập
hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm
ấy. Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm
chí quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
+ Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của
khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường (thương hiệu,
chữ tín của doanh nghiệp)


9

+ Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các
chủ thể trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.
1.1.5. Năng lực cạnh tranh
Theo Krugman (1994) thì: “năng lực cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp
độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp
nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản”.
Theo Porter (1996) cho rằng: “năng lực cạnh tranh là khả năng của một
công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng

lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để
khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”.
Theo Momaya và Ambastha (2004), “năng lực cạnh tranh định nghĩa một
cách đơn giản chính là khả năng cạnh tranh. Ngày nay, đây là một khái niệm phổ
biến nhằm để chỉ sức mạnh về mặt kinh tế của một quốc gia, một ngành kinh tế
hoặc một doanh nghiệp khi so sánh với các đối thủ của nó trong nền kinh tế thị
trường toàn cầu mà ở đó, hàng hoá, dịch vụ, con người, kỹ năng và ý tưởng có thể
dịch chuyển tự do không giới hạn bởi các biên giới địa lý”.
Tóm lại: Năng lực cạnh tranh là khả năng tận dụng những nội lực bên trong
cũng như khai thác những thuận lợi của môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để
tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong
và ngoài nước.
1.1.6. Lợi thế cạnh tranh
Theo Michael Porter (1998): “Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị
mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể ở dưới dạng giá cả
thấp hơn đối thủ cạnh tranh (trong khi lợi ích cho người mua là tương đương), hoặc
việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận
thanh toán một mức giá cao hơn”
“Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được
để nắm bắt cơ hội, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến
lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ


10

cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho
doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Ngoài ra còn xuất hiện thuật
ngữ lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp
cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung
cấp được”. (Ambastha et al., 2004)

Tóm lại: Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp so với các đối thủ là khả
năng mà doanh nghiệp đó cung cấp nhiều hơn các giá trị về sản phẩm, dịch vụ cho
khách hàng, làm gia tăng sự thỏa mãn, hài lòng của khách hàng so với các đối thủ.
Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm
bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, chúng ta nói đến
lợi thế mà một doanh nghiệp đang và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của
họ.
1.1.7. Chiến lược cạnh tranh
Khái niệm “chiến lược” được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, chính
trị. Đến những năm 50, 60 cuả thế kỷ XX khái niệm chiến lược được sử dụng rộng
rãi ở nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước hay
quản lý doanh nghiệp. Chiến lược cung cấp một tầm nhìn của một quá trình phát
triển mong muốn và các giải pháp tổng thể để tiến hành; chiến lược hướng dẫn các
nhà hoạch định chính sách trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực.
Michael E. Porter (1980) cho rằng: “Chiến lược cạnh tranh là sự kết hợp của
các mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới và những phương tiện (chính sách)
mà nó sử dụng để thực hiện các mục tiêu”.
Tóm lại: Chiến lược cạnh tranh là một quá trình tìm kiếm một vị thế thuận
lợi, nhờ đó thu hút và lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp. Bản chất của
định vị chiến lược là lựa chọn những hoạt động khác biệt so với đối thủ để đem lại
cho người mua những giá trị cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.


11

1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
1.2.1 Yếu tố tài chính
Theo Chang, (2007) cho rằng: “Năng lực tài chính của doanh nghiệp là khả
năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được
các mục đích mà doanh nghiệp đã đề ra. Như vậy năng lực tài chính của doanh

nghiệp được thể hiện ở khả năng đảm bảo nguồn vốn mà doanh nghiệp có khả năng
huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp; được thể hiện
ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lí tài
chính... trong doanh nghiệp. Trước hết, năng lực tài chính gắn với vốn - là một yếu
tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp. Do đó, việc sử dụng vốn có
hiệu quả, quay vòng vốn nhanh... có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí
vốn, giảm giá thành sản phẩm. Đồng thời, vốn còn là tiền đề đối với các yếu tố sản
xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê công
nhân, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ...”
Như vậy, năng lực tài chính “phản ánh sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp,
là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn doanh nghiệp thành công trong
kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh”. (Sanchez, R., & Heene, A., 2014)
1.2.2 Yếu tố nguồn nguyên vật liệu
Theo tác giả Sauka, A, (2015) thì: “Các nhân tố nguyên vật liệu, phụ liệu,
bán thành phẩm, nhiên liệu. Các nhân tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dự trữ đủ
số lượng, chủng loại và chất lượng, để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất
kinh doanh khi cần, nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, làm giảm năng
suất và chất lượng, hậu quả là làm giảm năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong thời đại
ngày nay việc cung cấp thông tin về đối thủ và thị trường đúng và kịp thời cho các
bộ phận là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cạnh tranh”.
1.2.3 Yếu tố quản lý và lãnh đạo
Quy trình hoạt động nội bộ của doanh nghiệp thể hiện cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp có phù hợp không, có đảm bảo cho Công ty được tổ chức theo một
hình thức có thể làm tăng khả năng thực hiện các chức năng đã định của Công ty


12

không. Vì kết quả hoạt động của các phòng, ban cũng ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh.

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là “nhân tố có tính quyết
định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể
hiện trên các mặt:
Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện bằng những kiến thức cần
thiết để quản lý và điều hành, thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của
doanh nghiệp.
Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể
hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị
trường, ngành hàng... đến kiến thức về xã hội, nhân văn. Ở nhiều nước, trình độ và
năng lực của giám đốc doanh nghiệp nói riêng và đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp nói chung không chỉ được đo bằng bằng cấp của các trường quản lý danh
tiếng, mà còn thể hiện ở tính chuyên nghiệp, ở tầm nhìn xa trông rộng, có óc quan
sát, phân tích, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn
đề thực tiễn đặt ra. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tác động trực tiếp và toàn
diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua việc hoạch định và thực
hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực trong doanh nghiệp...
Tất cả những việc đó không chỉ tạo ra không gian sinh tồn và phát triển của sản
phẩm, mà còn tác động đến năng suất, chất lượng và giá thành, uy tín của doanh
nghiệp...
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc
hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tinh gọn và hiệu lực
cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định
nhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh
nghiệp. Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


13


Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch
định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp... Điều này có ý
nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn
và dài hạn, do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp”. (Nguyễn Viết Lâm, 2014)
1.2.4 Yếu tố nguồn nhân lực
“Nguồn nhân lực bao gồm cả đội ngũ quản lý doanh nghiệp và lực lượng lao
động có các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc” (Chapman và
Al-Khawadeh, 2002; Chen, Liaw & Lee, 2003). “Nguồn nhân lực được xem là một
trong những nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định đến sự
thành công của doanh nghiệp. Trình độ của người lao động ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chi phí
của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp”.
Theo David (2001) “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố năng
động nhất, quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh và tham gia cải tiến kỹ thuật
nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì thế để nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần
chú trọng bảo đảm cả chất lượng và số lượng lao động, nâng cao tay nghề của người
lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình quản lý và cải tiến kỹ
thuật”. Wayne (2010) cho rằng “con người là một thành phần quan trọng đối với
mọi doanh nghiệp, không có con người thì tổ chức không thể tồn tại. Tổ chức càng
hoạt động hiệu quả bao nhiêu thì năng lực cạnh tranh của họ càng tốt bấy nhiêu.
Chính vì vậy, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng đối với năng lực cạnh
tranh của bất cứ tổ chức nào”
1.2.5 Yếu tố máy móc thiết bị, công nghệ
Máy móc thiết bị công nghệ là “yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc xem xét các yếu tố có ảnh hưởng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố máy móc, thiết bị, công
nghệ người ta thường xem xét quy mô của cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ trang bị



14

máy móc, thiết bị, công nghệ cho quá trình sản xuất; mức độ hiện đại của các thiết
bị công nghệ, trình độ cơ khí hóa và tự động hóa. Sử dụng công nghệ hiện đại giúp
cho doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm tốt,
do đó làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng”. (Teece, D., 2014)
1.2.6 Yếu tố hoạt động marketing
Marketing là “chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được
mục tiêu của doanh nghiệp”, Kotler và cộng sự (2006). “Vì vậy, năng lực marketing
của doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được
với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh” (Kotler và cộng sự,
2006; Homburg và cộng sự, 2007).
“Năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện, một là, thông qua việc
liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách
hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô” (Homburg C, Grozdanovic M &
Klarmann M, 2007). “Hai là doanh nghiệp phải luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ
tốt với các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, nhà phân phối và
chính quyền”.
Theo Gronroos C (1994), “ngành marketing chuyển hướng từ mô hình hỗn
hợp 4P (Product-Price-Place-Promotion) sang mô hình marketing mối quan hệ
(relationship marketing) thì marketing là quá trình thiết lập, duy trì và củng cố các
mối quan hệ với khách hàng và các đối tác có liên quan để thỏa mãn mục tiêu của
các thành viên trong mối quan hệ này. Do vậy chất lượng mối quan hệ giữa các
thành viên trong quá trình kinh doanh như doanh nghiệp và nhà cung cấp, doanh
nghiệp và kênh phân phối, doanh nghiệp và khách hàng, doanh nghiệp và chính
quyền có liên quan, v.v... đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực
marketing của doanh nghiệp”.
Năng lực marketing có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

được nghiên cứu bởi các tác giả Kotler và cộng sự (2006); Chang và cộng sự
(2007); Homburg và cộng sự (2007).


×