Tải bản đầy đủ (.doc) (318 trang)

luận án tiến sĩ quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 318 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜&˜-----

HUỲNH TRỌNG CANG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Nguyễn Thành Vinh
TS. Trương Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2020


1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình
nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án

Huỳnh Trọng Cang




2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10

Chữ cái viết tắt
BGH
CBQL
CMHS
DTTS
GDKNS
GV
HS
HĐGDKNS
HSDTTS
KNS

Danh mục

Ban giám hiệu
Cán bộ quản lý
Cha mẹ học sinh
Dân tộc thiểu số
Giáo dục kĩ năng sống
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Học sinh dân tộc thiểu số
Kỹ năng sống

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................iii


3
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................................................x
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...............................................................................5
4. Giả thuyết khoa học.......................................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................5
6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................5
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................................6
8. Các luận điểm bảo vệ....................................................................................................9
9. Những điểm mới của luận án.......................................................................................10

10. Cấu trúc của luận án..................................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC....................................................................11
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..................................................................................11
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống...................................11
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý giáo dục kỹ năng sống.................................................20
1.2. Các khái niệm cơ bản................................................................................................31
1.2.1. Quản lý..............................................................................................................31
1.2.2. Quản lý giáo dục...............................................................................................34
1.2.3. Quản lý nhà trường...........................................................................................35
1.2.4. Kỹ năng sống....................................................................................................36
1.2.5. Giáo dục kỹ năng sống......................................................................................41
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống........................................................42
1.3. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.........................................................43
1.3.1. Đổi mới giáo dục và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường
tiểu học........................................................................................................................43
1.3.2. Đặc điểm học sinh tiểu học...............................................................................55
1.3.3. Hệ thống kỹ năng sống của học sinh tiểu học...................................................61
1.3.4. Thành tố cơ bản của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
trường tiểu học............................................................................................................70
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học........................74
1.4.1. Một số cách tiếp cận trong xác định nội dung quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học.............................................................74


4
1.4.2. Tiếp cận mục tiêu và tiếp cận kinh tế giáo dục vào việc xác định nội
dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu
học...............................................................................................................................76
1.4.3. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

ở trường tiểu học theo tiếp cận mục tiêu và tiếp cận kinh tế giáo dục............................82
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh ở trường tiểu học................................................................................................94
1.5.1. Điều kiện tất yếu tạo nên các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học giai đoạn hiện nay.........................94
1.5.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống ở trường tiểu học................................................................................................99
Kết luận chương 1................................................................................................................102
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC TÂY
NGUYÊN...............................................................................................................................104
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực Tây Nguyên............104
2.2. Khái quát về tình hình giáo dục Tiểu học khu vực Tây Nguyên.......................106
2.2.1. Hệ thống trường, lớp; tỷ lệ huy động học sinh ra lớp.....................................106
2.2.2. Về đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên.............................107
2.2 3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học...................................108
2.2.4. Việc thực hiện chương trình giáo dục.............................................................108
2.2.5. Về chất lượng giáo dục...................................................................................109
2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng...................................................................................110
2.3.1. Mục đích khảo sát...........................................................................................110
2.3.2. Nội dung khảo sát...........................................................................................110
2.3.3. Phạm vi và đối tượng khảo sát........................................................................110
2.3.4. Phương pháp tổ chức và xử lý số liệu.............................................................112
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên...........................................................................113
2.4.1. Thực trạng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học
khu vực Tây Nguyên trên các thành tố cơ bản của đối tượng quản lý......................113
2.4.2. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên trên chức năng của các chủ thể quản
lý...............................................................................................................................147

2.4.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên trong môi trường giáo dục chân thực,
bền vững; gắn kết nhu cầu trong đời sống kinh tế giáo dục.....................................157


5
2.4.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên trong mục tiêu đa dạng hoá các nguồn
cung ứng giáo dục.....................................................................................................161
2.4.5. Thực trạng về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên...........162
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên........................................................168
2.5.1. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.........................................168
2.5.2. Đánh giá nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong thực trạng quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực
Tây Nguyên...............................................................................................................169
Kết luận chương 2................................................................................................................174
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC TÂY NGUYÊN.........175
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp.........................................................................175
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.................................................................175
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi....................................................................175
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ..................................................................175
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính bền vững................................................................176
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên...........................................................................176
3.2.1. Quản lý phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp với điều
kiện và đối tượng học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..................176

3.2.2. Quản lý lập kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong tư duy kinh
tế giáo dục, kết nối cung - cầu giáo dục....................................................................178
3.2.3. Đổi mới quản lý công tác truyền thông giáo dục kỹ năng sống phù hợp
với nét đặc thù về văn hoá - xã hội khu vực Tây Nguyên........................................182
3.2.4. Quản lý khai thác và vận hành linh hoạt các nguồn cung giáo dục cho
mục tiêu phát triển đội ngũ đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của
giáo viên về hoạt động giáo dục kỹ năng sống.........................................................185
3.2.5. Quản lý huy động và sử dụng hợp lý các nguồn cung từ các lực lượng
giáo dục ngoài nhà trường trong mục tiêu phát triển kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên...................................................190
3.2.6. Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống bằng mô
hình hoạt động trải nghiệm.......................................................................................197


6
3.2.7. Thiết lập cơ chế quản lý nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ
năng sống trong các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên......................................207
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................................210
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.........................210
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm...................................................................................210
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm..................................................................................210
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm....................................................................................210
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm.............................................................................210
3.5. Thử nghiệm biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên...........................................................................212
3.5.1. Mục đích, nội dung, hình thức, giả thuyết thử nghiệm...................................212
3.5.2. Tiến trình thử nghiệm......................................................................................214
3.5.3. Kết quả thử nghiệm.........................................................................................219
Kết luận chương 3................................................................................................................228
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................229

1. Kết luận.....................................................................................................................229
2. Kiến nghị...................................................................................................................231
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ........................................................232
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................233
PHỤ LỤC


7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Quy ước xử lý thông tin về thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng
sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống.............................113

Bảng 2.2.

Mức độ kỹ năng sống của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường
tiểu học khu vực Tây Nguyên theo các nhóm kỹ năng sống..............114

Bảng 2.3.

Mức độ kỹ năng sống của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường
tiểu học khu vực Tây Nguyên trên các kỹ năng sống cụ thể..............115

Bảng 2.4.

Mức độ biểu hiện kỹ năng sống của học sinh dân tộc thiểu số ở các
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên trên các mối quan hệ cơ bản
của lứa tuổi.........................................................................................116


Bảng 2.5.

Đánh giá chung về mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........123

Bảng 2.6.

Mức độ việc thực hiện nội dung giáo dục các kỹ năng sống cụ thể
cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..................124

Bảng 2.7.

Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện giáo dục thường xuyên và
chưa thường xuyên ở các nhóm kỹ năng sống...................................127

Bảng 2.8.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thấp trong việc thực hiện nội dung
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực
Tây Nguyên.......................................................................................129

Bảng 2.9.

Mức độ thực hiện các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.........................130

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên................................132
Bảng 2.11. Hứng thú và mức độ tham gia của học sinh đối với hình thức lồng
ghép giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên

lớp, hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu niên, hoạt động tập
thể,.....................................................................................................134


8
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải
nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên
...........................................................................................................138
Bảng 2.13. Mức độ phối hợp của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên..............................................................................................140
Bảng 2.14. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mức độ thường xuyên và mức
độ hiệu quả trong công tác phối hợp của đội ngũ giáo viên, nhân
viên trong các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.........................141
Bảng 2.15. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm mức độ thường xuyên và mức
độ hiệu quả trong công tác phối hợp của đội ngũ cán bộ quản lý ở
các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........................................143
Bảng 2.16. Nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhận thức và hành động
trong công tác phối hợp của các lực lượng giáo dục ngoài nhà
trường................................................................................................145
Bảng 2.17. Mức độ thực hiện các chức năng quản lý trong quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực
Tây Nguyên.......................................................................................147
Bảng 2.18. Mức độ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên............................148
Bảng 2.19. Mức độ tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........150
Bảng 2.20. Đánh giá cơ hội được tiếp cận các nguồn tri thức, thông tin và cơ
hội được nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt
động giáo dục kỹ năng sống...............................................................152

Bảng 2.21. Mức độ chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........153
Bảng 2.22. Mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên..............................................................................................155


9
Bảng 2.23. Mức độ quản lý các điều kiện trong hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........156
Bảng 2.24. Mức độ tương tác giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các
trường tiểu học khu vực Tây nguyên.................................................157
Bảng 2.25. Mức độ quan tâm của các nhà trường đến yếu tố cung, cầu trong
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các
trường tiểu học khu vực Tây nguyên.................................................160
Bảng 2.26. Đánh giá mức độ quan tâm của các nhà trường đối với việc tìm
kiếm và thiết lập các mối quan hệ hợp tác trong quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực
Tây nguyên........................................................................................161
Bảng 2.27. Đánh giá chung về mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố cơ bản tác động
đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên................................................163
Bảng 2.28. Đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các nội dung trong yếu tố
Môi trường giáo dục tác động đến quản lý HĐGDKNS cho HS
các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........................................163
Bảng 2.29. Nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..........169
Bảng 3.1.


Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về mức độ
cần thiết của 7 biện pháp đề xuất.......................................................211

Bảng 3.2.

Thống kê kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về mức độ
khả thi của 7 biện pháp đề xuất..........................................................211

Bảng 3.3.

Kết quả đánh giá mức độ hiệu quả (Sự thay đổi, tăng tiến) về
quan điểm, nhận thức, thái độ, năng lực của các thành phần tham
gia thử nghiệm...................................................................................223

Bảng 3.4.

Đánh giá kết quả làm việc nhóm của học sinh qua thử nghiệm.........226


10


11
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1.

Sự tác động giữa các yếu tố trong quản lý [63; tr.13].......................33

Sơ đồ 1.2.


Sơ đồ mối quan hệ giữa các chức năng quản lý [96; tr.49]...............34

Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên và chưa
thường xuyên trong việc thực hiện giáo dục các nhóm kỹ năng
.......................................................................................................127
Biểu đồ 2.2.

Mức độ thực hiện các mục tiêu trong hoạt động giáo dục kỹ
năng sống.......................................................................................129

Biểu đồ 2.3.

Lý do học sinh thích tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng sống
.......................................................................................................135

Biểu đồ 2.4.

Lý do học sinh không thích tham gia hoạt động giáo dục kỹ
năng sống.......................................................................................136

Biểu đồ 2.5.

Tần suất về mức độ thường xuyên và mức độ hiệu quả trong
việc tổ chức các hoạt động giáo dục mang tính trải nghiệm và
tương tác cao..................................................................................139

Biểu đồ 2.6.

Nguyên nhân của sự suy giảm trong công tác phối hợp của đội
ngũ giáo viên, nhân viên trong các trường tiểu học khu vực Tây

Nguyên...........................................................................................142

Biểu đồ 2.7.

Nguyên nhân của sự suy giảm trong công tác phối hợp với các
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý
ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên....................................143

Biểu đồ 2.8.

Nguyên nhân của sự suy giảm trong công tác phối hợp của các
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường..............................................146

Biểu đồ 2.9. Mức độ tiếp cận các nguồn thông tin của các lực lượng giáo dục
trong các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên..............................152
Biểu đồ 2.10. Nguyên nhân của thực trạng trong quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên...........................................................................................171


12
Sơ đồ 3.1.

Mô hình khung chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên............................177


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Môi trường sống, hoạt động và học tập của thế hệ trẻ ngày nay có những
thay đổi đáng kể. Nhịp độ phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội,
giao lưu quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa đã và đang tạo ra những tác động phức
hợp, đa chiều làm ảnh hưởng và thay đổi mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của con người trong xã hội hiện đại. Cục diện mới này đã làm thay đổi cách
nhìn nhận cũng như có những quan điểm khác hơn về giáo dục. Mà vấn đề đặt ra và
quan tâm hiện nay là GDKNS cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh trong nhà trường
nói riêng.
Một thực tế trong vấn đề liên quan đến việc GDKNS là ngày nay thế hệ trẻ
thường phải đương đầu với những rủi ro đe dọa đến sức khỏe, nhân cách và cơ hội
học tập. Giáo dục kỹ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận KNS cung cấp cho
người học các kỹ năng để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ các tình huống, thách
thức trong hiện thực cuộc sống. Mặt khác có thể nói trong thời đại ngày nay, KNS là
thành phần quan trọng của nhân cách con người, từ đây con người muốn sống hạnh
phúc thì đòi hỏi phải có KNS. Kỹ năng sống vừa mang tính xã hội, vừa mang tính
cá nhân. Giáo dục kỹ năng sống trở thành mục tiêu và nhiệm vụ, có ý nghĩa quan
trọng xuyên suốt tinh thần của một nền giáo dục toàn diện. Vì lẽ đó, nhu cầu được
tiếp cận, được GDKNS để hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi người là một
nhu cầu chính đáng, trong đó có HS tiểu học.
1.2. Ở Việt Nam, từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực
hiện GDKNS cho HS phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ
chức UNICEF tại Việt Nam. Giáo dục kỹ năng sống cho HS tiểu học được thực hiện
thông qua việc khai thác nội dung của một số môn học có ưu thế như Tự nhiên - Xã
hội, Đạo đức, Mỹ thuật, Thủ công, Thể dục,...và gần đây GDKNS theo hướng tiếp
cận ở nhiều môn học và hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Như vậy có
thể thấy, theo tiến trình phát triển giáo dục và nhu cầu của xã hội về giáo dục,
GDKNS từ bản chất là một tác động giáo dục dưới phương thức lồng ghép giáo dục
trong nhà trường trở thành một quá trình giáo dục phức hợp (vừa là mục tiêu, vừa là
nhiệm vụ) chuyển mạnh từ tính chất giáo điều sang thực hành, trải nghiệm với
phương thức tác động đồng bộ trên hoạt động dạy và học của tất cả các môn học,

của các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường hướng đến phát triển năng lực
người học. Tuy nhiên, việc quản lý HĐGDKNS ở trường phổ thông nói chung và


2
trường tiểu học nói riêng hiện nay ở Việt Nam cũng như ở khu vực Tây Nguyên
chưa đạt đến mong muốn trong tinh thần đổi mới giáo dục vì một mặt quản lý
HĐGDKNS chưa gắn kết được mục tiêu giáo dục, hiệu quả giáo dục của nhà
trường với nhu cầu giáo dục của người học và của xã hội: hoạt động GDKNS ở
các trường tiểu học vẫn còn nặng về giáo dục lý thuyết, chủ yểu vẫn là giáo dục
lồng ghép, tích hợp qua bài học, môn học là chính và hoạt động ngoại khoá ở
trường, ở lớp là hình thức quen thuộc được tổ chức thường xuyên; mặt khác việc
hiểu và vận dụng giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường cũng chưa đảm bảo
với bản chất của khoa học giáo dục kỹ năng sống: chưa thực sự gắn giáo dục với
nhu cầu trong chính đời sống thực của HS, các tác động giáo dục chưa hướng đến
thao tác vật chất, chưa quan tâm kinh nghiệm, sự trải nghiệm của người học. Đặc
biệt, nhận thức của các nhà quản lý, các nhà giáo, các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường dành cho GDKNS chưa thỏa đáng do bị chi phối nặng nề bởi
quan niệm giáo dục truyền thống và tư tưởng ngại tiếp cận, thay đổi, hội nhập với
các giá trị giáo dục mới.
1.3. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra hay giáo dục theo tiếp cận năng
lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và hiện nay đã trở thành xu
thế chung của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế
- xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá, điều này đã tạo ra những yêu cầu mới đối với
người lao động, do đó cũng đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp giáo dục thế
hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực, trong đó nổi bật với quan điểm giáo dục hướng
đến nhu cầu, giáo dục trong quy luật cung - cầu của bản chất kinh tế thị trường. Một
trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục
mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc
hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học đáp

ứng với nhu cầu giáo dục của cá nhân và của xã hội. Vậy nên, định hướng “Giáo
dục phát triển năng lực người học” được chú trọng đặt ra trong mục tiêu quản lý
giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học đáp ứng nhu cầu trong tương
quan các mối quan hệ về giáo dục ở bậc học phổ thông nói chung và ở cấp tiểu học
nói riêng và quản lý HĐGDKNS nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện kỹ năng
sống cho người học là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
1.4. Cấp tiểu học là cấp học nền tảng có vị trí quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách toàn diện ở mỗi con người. Theo Luật Giáo dục năm


3
2019, tại Điểm 2 - Điều 30 có nêu rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học là “ Giáo dục
tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình
cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con
người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và
tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về
hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”. Vì thế, muốn dành cho HS tiểu học một môi trường
tốt nhất trong việc đặt nền móng về nhân cách và tạo tiền đề vững chắc cho quá
trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của HS thì việc quan tâm giáo dục và hình
thành các kỹ năng cần thiết ban đầu ở trường tiểu học có một vai trò và ý nghĩa
quyết định toàn bộ quá trình đó.
1.5. Thực tiễn trong bối cảnh tương quan giữa các vùng miền ở Việt Nam hiện
nay về chất lượng GDKNS cho HS tiểu học thì KNS của HS tiểu học khu vực Tây
Nguyên Việt Nam còn rất khác biệt do điều kiện hoàn cảnh và cơ hội học tập mang
lại: Học sinh chiếm đa số là HS người dân tộc thiểu số, HS vùng nông thôn, vùng
kinh tế mới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn nên thiếu tự tin trong giao tiếp, khả
năng thích nghi, tự hòa nhập với môi trường ngoài cộng đồng đang sinh sống chậm
và ít linh hoạt, năng lực bản thân trong giải quyết vấn đề, xử lý tình huống và tự vệ
cá nhân trước các nguy cơ đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, nhân cách và cơ hội học
tập vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Bên cạnh đó, giáo dục ở Tây Nguyên

đang diễn biến trong tình trạng tỷ lệ HS hoàn thành chương trình giáo dục phổ
thông có chiều hướng suy giảm, cụ thể sau khi hoàn thành chương trình bậc tiểu học
số HS tiếp tục học lên THCS và THPT giảm dần. Từ đây, có một bộ phận người học
dừng việc học và trở thành người lao động trong nhiều lĩnh vực sản xuất tại địa
phương và khu vực, trong đó phần lớn rơi vào đối tượng là HS dân tộc thiểu số với
nhiều nguyên nhân khác nhau. Thực trạng này đã đặt ra những thách thức cho
nguồn nhân lực của khu vực trước những vấn đề cần quan tâm giải quyết; cụ thể, tỷ
lệ người lao động có học vấn tiểu học chiếm đa số gây không ít khó khăn trong vấn
đề tìm kiếm và giải quyết việc làm, trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị trong
khu vực và đây cũng là nguyên nhân tạo ra áp lực trực tiếp cho chính người lao
động cũng như các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong quản lý, sử dụng nguồn nhân
lực địa phương bởi những khác biệt xuất phát từ những vấn đề của người lao động
có trình độ học vấn thấp như việc người lao động còn hạn chế về năng lực nhận
thức bản thân, năng lực xã hội, năng lực tiếp cận kiến thức, kỹ năng ngành nghề, ý


4
thức kỷ luật lao động,… so với tiêu chuẩn, yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trong khi
đó, thực tế việc quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên vẫn ở tình trạng của những định hướng chung của khung chương trình giáo
dục cơ bản. Mục tiêu GDKNS cho HS tiểu học thường được thực hiện qua những
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề chủ điểm năm học, giáo dục tích
hợp trong định hướng của ngành,…; việc thiếu gắn kết giữa lý luận và thực tiễn
trong quá trình quản lý HĐGDKNS sống dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu giáo
dục của người học và của xã hội vì một nguyên nhân chủ yếu là trong điều kiện giáo
dục ở vùng kinh tế, xã hội khó khăn, nguồn cung giáo dục KNS hạn chế về cả nhân
lực, tài lực và vật lực nên chưa đủ năng lực để vận hành và triển khai các nội dung,
phương pháp giáo dục mới nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý mong đợi; đặc biệt
tư duy quản lý của đội ngũ CBQL ở các nhà trường vẫn trong tình trạng chậm cải

tiến trước xu thế đổi quản lý giáo dục. Đây thực sự là tâm điểm cần sớm được can
thiệp và cải thiện trong quản lý GDKNS cho HS ở các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên nói chung, HS tiểu học dân tộc thiểu số nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Bởi vậy, thực hiện tốt quản lý HĐGDKNS cho học sinh ở các trường tiểu
học khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh khan hiếm về nguồn vốn xã hội dành cho
giáo dục KNS sẽ góp phần giải quyết vấn đề về đổi mới giáo dục và nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, vấn đề về chuẩn bị và đón đầu cho những diễn biến mang
đậm nét đặc thù về nguồn nhân lực của khu vực Tây Nguyên. Thế nên, việc Hiệu
trưởng và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức quản lý
HĐGDKNS cho HS tiểu học khu vực Tây Nguyên bằng con đường và cách thức
như thế nào là phù hợp, quản lý hoạt động GDKNS cho đối tượng này nên ra
sao để đạt đến hiệu quả mong muốn thì cần có những nghiên cứu cụ thể để đáp
ứng nhu cầu cấp thiết, khách quan trong vận dụng và phát triển khoa học quản
lý giáo dục. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐGDKNS cho học sinh
tiểu học ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên, đề xuất hệ thống biện pháp
quản lý thích ứng và phù hợp với đặc thù về kinh tế, văn hoá, giáo dục của khu vực,
hướng đến mục đích tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn xã hội, tăng cường các
nguồn cung giáo dục, đáp ứng nhu cầu về quản lý HĐGDKNS ở các trường tiểu học


5
khu vực Tây Nguyên và nhu cầu về GDKNS của cá nhân, của xã hội trong bối cảnh
đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở trường tiểu học

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học
khu vực Tây Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Tây Nguyên, với đặc điểm của vùng kinh tế, xã hội khó khăn nên các nguồn
vốn xã hội chưa tương xứng và chưa đáp ứng được nhu cầu về quản lý HĐGDKNS
cho HS ở trường tiểu học. Việc quản lý HĐGDKNS cần phải được thực hiện bởi các
chủ thể quản lý với chức năng, nhiệm vụ cụ thể và được tổ chức bằng những cách
thức quản lý linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở khai thác, tăng cường và vận dụng có
hiệu quả các nguồn vốn xã hội hiện thực của khu vực, đảm bảo triển khai giáo dục
và quản lý giáo dục trong một môi trường thích ứng, giải quyết tốt vấn đề tương
quan trong mối quan hệ cung và cầu giáo dục. Do đó, nếu đề xuất và thực hiện đồng
bộ các biện pháp dựa trên mục tiêu của quản lý và giải pháp kinh tế giáo dục trong
quản lý HĐGDKNS cho HS đáp ứng các điều kiện trên thì HĐGDKNS cho HS ở
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên sẽ có chất lượng và hiệu quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý HĐGDKNS cho HS tiểu học.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về quản lý HĐGDKNS tại các trường tiểu
học khu vực Tây Nguyên.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS ở các trường tiểu học
khu vực Tây Nguyên.
5.4. Thực nghiệm 2 trong số các biện pháp được đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng HS người dân tộc thiểu số ở các trường tiểu
học khu vực Tây Nguyên, nghiên cứu về quản lý HĐGDKNS cho đối tượng này. Cụ thể:
Nghiên cứu thực trạng về GDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS dân tộc
thiểu số ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên;
Nghiên cứu biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS dân tộc thiểu số ở các
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.



6
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu được triển khai tại 20 trường tiểu học công lập thuộc địa
bàn của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk; Đăk Nông, Lâm
Đồng với 10 đơn vị hành chính thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
6.3. Về đối tượng khảo sát nghiên cứu
- Điều tra khảo sát tập trung ở các thành phần là Ban giám hiệu (Hiệu
trưởng, các Phó hiệu trưởng), Tổ trưởng chuyên môn, cán bộ Đoàn - Đội, giáo
viên, nhân viên và học sinh trong các trường tiểu học.
- Tổ chức phỏng vấn tập trung vào các lực lượng liên quan là Ban đại diện Cha
mẹ học sinh ở các trường tiểu học; đại diện chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, đơn
vị; các chức sắc trong cộng đồng thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Tổ chức thảo luận nhóm để thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh và một số
thành phần liên quan từ các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường thuộc 10 địa bàn
nghiên cứu.
- Quan sát và theo dõi hoạt động giáo dục của 10 trường tiểu học để bổ trợ thêm
thông tin nghiên cứu.
6.4. Thời gian khảo sát, nghiên cứu
Thời gian thực hiện khảo sát, nghiên cứu từ tháng 9/2017 đến tháng 8/2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các tiếp cận trong
nghiên cứu. Hai cách tiếp cận chủ đạo được sử dụng trong luận án là:
7.1.1. Tiếp cận mục tiêu
Tiếp cận theo mục tiêu là cách tiếp cận nhấn mạnh mục tiêu của đối tượng,
coi mục tiêu là tiêu chí để lựa chọn nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành và
đánh giá kết quả. Tiếp cận mục tiêu để phân tích làm rõ mục tiêu của quản lý

HĐGDKNS, mục tiêu GDKNS; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý
trên cơ sở đó xây dựng nội dung và biện pháp quản lý hoạt động GGKNS phù hợp,
khả thi của đề tài.
7.1.2. Tiếp cận kinh tế giáo dục
Vận dụng quy luật cung - cầu, các yếu tố về kinh tế thị trường, các phương
thức hợp tác kinh tế vào quản lý HĐGDKNS trong các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên hướng đến phát triển năng lực người dạy, người học, đáp ứng nhu cầu
GDKNS cho cá nhân và xã hội.


7
Ngoài hai cách tiếp cận chủ đạo trên, luận án còn kết hợp sử dụng một số
cách tiếp cận khác nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu:
7.1.3. Tiếp cận cấu trúc đối tượng
Tiếp cận này dựa trên sự nhận thức đầy đủ về tính hệ thống của đối tượng
quản lý là hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu học, đặc
biệt là cấu trúc của đối tượng đó. Kết quả nhận thức về cấu trúc của đối tượng cho
phép chủ thể quản lý xác định được các thành tố cấu trúc của đối tượng và thực hiện
những tác động đến từng thành tố này nhằm tạo ra những thay đổi của đối tượng
quản lý.
7.1.4. Tiếp cận chức năng
Theo tiếp cận này, nội dung quản lý là sự triển khai đồng bộ các chức năng
cơ bản của quản lý đối với hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường
tiểu học.
7.1.5. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận quan điểm hệ thống giữa các thành tố có mối quan hệ biện chứng
trong việc nghiên cứu GDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS dân tộc thiểu số ở
các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên như: chủ thể - khách thể; mục đích - nội
dung - phương pháp - hình thức; ý nghĩa biện pháp - nội dung biện pháp - điều kiện
thực hiện biện pháp; giáo dục kỹ năng sống - giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

tiểu học - giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số; hoạt động
sư phạm trong nhà trường - hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; nhu cầu
- đáp ứng nhu cầu,...
7.1.6. Tiếp cận lịch sử - logic
Xem xét quá trình phát triển, mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn trong
GDKNS và quản lý HĐGDKNS tại các trường tiểu học để giải quyết tốt những vấn
đề cấp thiết trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS dân tộc thiểu số ở các
trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.
7.1.7. Tiếp cận thực tiễn
Khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu về giáo dục KNS của cá nhân và của
xã hội; đánh giá thực trạng về GDKNS và quản lý HĐGDKNS ở các trường tiểu học
trong khu vực, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phù hợp, hiệu quả có giá trị lý
luận và thực tiễn trong quản lý HĐGDKNS cho dân tộc thiểu số ở các trường tiểu
học khu vực Tây Nguyên


8
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước về vấn đề giáo dục trong nhà trường và GDKNS cho HS phổ thông, trong đó
có HS tiểu học; phân tích tổng hợp những tư liệu, tài liệu lý luận, những kết quả
nghiên cứu lý thuyết và những kết quả khảo sát, đánh giá về việc quản lý
HĐGDKNS cho HS trong trường tiểu học để xây dựng các khái niệm công cụ và
khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin từ các đối tượng thông
qua việc trưng cầu ý kiến về các vấn đề liên quan đến thực trạng về KNS, về
GDKNS và quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường tiểu học khu vực Tây

Nguyên. Các đối tượng tham gia điều tra gồm cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn - Đội,
giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; chính quyền địa phương, các lực lượng giáo
dục trong cộng đồng xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
+ Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về các nguyên nhân của
thực trạng quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường tiểu học khu vực Tây
Nguyên và tìm hiểu quan điểm của các đối tượng được phỏng vấn về vấn đề nghiên
cứu. Đối tượng phỏng vấn bao gồm đại diện các thành phần giáo dục ở các trường
như Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Phụ trách công tác Đoàn - Đội, thành
viên Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, HS của các trường tiểu học; đại
diện các ban ngành, đoàn thể trong cộng đồng; các chức sắc tại địa phương.
+ Phương pháp chuyên gia
Lấy ý kiến từ các chuyên gia là các nhà khoa học, các cán bộ quản lý các cấp về
một số kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Đồng thời thông qua đó để đánh giá tính
khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường tiểu học khu
vực Tây Nguyên.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Thu thập thông tin thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, các buổi
tổng kết hoạt động giáo dục, trưng cầu ý kiến của các lực lượng giáo dục về kinh
nghiệm địa phương trong công tác quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường
tiểu học khu vực Tây Nguyên.


9
+ Phương pháp thực nghiệm
Thông qua tổ chức thực nghiệm hoặc thử nghiệm, triển khai ứng dụng biện pháp
được lựa chọn tại các trường tiểu học trong khu vực để kiểm chứng kết quả nghiên cứu
của đề tài, đồng thời khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong
quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.
7.2.3. Phương pháp hỗ trợ

Sử dụng phương pháp quan sát (công cụ là phiếu quan sát) để thu thập thông
tin về mức độ; xác định những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập
trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện các nội dung, hình thức GDKNS cho
HS DTTS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.
Sử dụng phương pháp thống kê toán học (công cụ là các phần mềm toán học)
để xử lý các kết quả điều tra bằng phiếu hỏi từ đó phân tích các số liệu có liên quan
với nhiệm vụ nghiên cứu.
8. Các luận điểm bảo vệ
Căn cứ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học, luận án đưa
ra 4 luận điểm sau:
8.1. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một trong những hoạt động giáo dục
ở trường tiểu học nên có đầy đủ các đặc điểm của hoạt động giáo dục, đồng thời có
những khác biệt với những hoạt động giáo dục khác đang được thực hiện ở trường
tiểu học về mục tiêu, nội dung và phương thức, con đường thực hiện.
8.2. Tiếp cận mục tiêu (mục tiêu quản lý) và tiếp cận kinh tế giáo dục là một
số cách tiếp cận để xác định nội dung quản lý trong quản lý từng đối tượng cụ thể.
Căn cứ vào mục tiêu quản lý và giải pháp kinh tế trong quản lý HĐGDKNS cho HS
ở trường tiểu học sẽ xây dựng được các nội dung của quản lý hoạt động này ở các
trường tiểu học.
8.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu
học khu vực Tây Nguyên được thực hiện bằng con đường tác động đồng bộ và có
hệ thống các chức năng quản lý lên mục tiêu quản lý và giải pháp kinh tế giáo dục
hướng tới giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa cung và cầu giáo dục trong bối
cảnh đặc thù về kinh tế, văn hoá, giáo dục của khu vực, hướng đến mục tiêu tăng
cường các nguồn vốn xã hội cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu về quản lý HĐGDKNS
ở các trường tiểu học và nhu cầu về GDKNS của cá nhân, của xã hội ở khu vực Tây
Nguyên.
8.4. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua mô hình hoạt động
trải nghiệm - kết nối nội dung giáo dục kỹ năng sống với vận động, với thao tác vật



10
chất, với đời sống thực của người học hướng đến hình thành và phát triển năng lực
người học.
9. Những điểm mới của luận án
Phản ánh cơ bản những nét đặc thù trên các bình diện trong hoàn cảnh sống
của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên có tác
động đến sự khác biệt về năng lực KNS của HS cũng như nhu cầu của cá nhân và
xã hội trong khu vực.
Khái quát và cung cấp những thông tin cơ bản về thực trạng và nguyên nhân
của thực trạng trong quản lý HĐGDKNS cho HS DTTS ở các trường tiểu học khu
vực Tây Nguyên giai đoạn hiện nay.
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý HĐGDKNS phù hợp với đối tượng, với
những thách thức và đặc trưng về vùng miền của khu vực Tây Nguyên.
Đưa cách tiếp cận kinh tế giáo dục, các vấn đề về cầu giáo dục, cung giáo
dục, hợp tác công tư vào vận dụng thích ứng với điều kiện pháp lý hiện thực, với
các quan điểm, định hướng về đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay góp phần làm
sáng tỏ giải pháp kinh tế giáo dục trong quản lý giáo dục và giải quyết những vấn
đề có tính cấp thiết trong giáo dục và quản lý HĐGDKNS đối với vùng kinh tế - xã
hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên. Đồng thời làm
rõ nhu cầu của xã hội về GDKNS, trong đó đánh giá đúng vai trò của các tổ chức,
cá nhân trong xã hội với tư cách là các đồng chủ thể trong quá trình quản lý
HĐGDKNS ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận”, “Danh mục tài liệu tham khảo”, luận án
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
ở các trường tiểu học khu vực Tây Nguyên.


11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống
Trên thế giới, từ lâu, đã có nhiều nghiên cứu lý luận về KNS và GDKNS,
GDKNS với nội dung cơ bản là đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực là
mối quan tâm hàng đầu của các ông chủ cùng các chuyên gia cộng sự thuộc quyền
và con người, phát triển năng lực con người là những vấn đề trọng yếu trong các
nghiên cứu trên toàn cầu, đặc biệt nổi bật có GDKNS và KNS.
Kỹ năng sống là năng lực cá nhân, là điều kiện để con người thực thi đảm
bảo các chức năng và sống đời sống hàng ngày. Những năm 1960, các khía cạnh:
khái niệm, nội dung và hình thức GDKNS đã được quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu
bởi các nhà khoa học trên thế giới, từ đây khái niệm KNS và GDKNS từng bước
được hình thành và phát triển đầy đủ và rõ nét. Kiến thức-Kỹ năng-Thái độ là các
thành tố hợp thành học vấn của một trong người mà trong nghiên cứu của Tổ chức
Giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã chỉ ra đã mang đến
hơi hướng mới cho giáo dục toàn cầu, trong đó khẳng định kỹ năng và thái độ là hai
thành tố đóng vai trò then chốt [8].
Thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã có mặt trong nhiều chương trình giáo dục và
chương trình hành động của các tổ chức lớn ở nhiều nước trên thế giới từ những năm
1990, khái niệm chung về KNS, GDKNS, mục tiêu - nội dung GDKNS là các vấn đề
được tập trung hướng đến trong tất cả các nghiên cứu và ra đời trong sự thống nhất
nghiên cứu về mục tiêu GDKNS là nâng cao tiềm năng của con người, để con người
có được những hành động nhằm thích ứng, làm chủ cuộc sống và nâng cao chất

lượng cuộc sống. Đặc biệt, các tổ chức lớn trên thế giới khuyến khích, cổ vũ việc các
quốc gia đưa GDKNS vào trong chương trình giáo dục của mình.
Theo tổ chức UNESCO, hệ thống KNS gồm 2 nhóm: Nhóm những KNS
khái quát, cơ bản gồm: kỹ năng nhận thức, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, kỹ
năng xã hội (kỹ năng tương tác) và nhóm những kỹ năng cụ thể: phòng chống
bạo lực, bảo vệ thiên nhiên và môi trường, gia đình và cộng đồng và các vấn đề
về giới [136].
Theo Tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc) thì GDKNS tạo ra sự
thay đổi hành vi, sự chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động. Theo Tổ chức


12
này, các kỹ năng đọc, viết, tính toán là những trở ngại lớn nhất và nhiều nhất mà trẻ
em và các thanh niên phải đối mặt. UNICEF đã đề xuất một hệ thống KNS gồm 3
nhóm kỹ năng phản ánh toàn bộ quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân
như sau: Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình (kỹ năng tự nhận
thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ
bản thân,…); Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác (kỹ năng thiết
lập quan hệ., kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…);
Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả (kỹ năng phân tích vấn đề, kỹ
năng nhận thức thực tế, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giải quyết
vấn đề,…) [14].
Theo Tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới) hệ thống KNS cần đạt được ở
người học gồm các nhóm kỹ năng sống sau: Nhóm kỹ năng nhận thức (kỹ năng tự
nhận thức bản thân, kỹ năng nhận thức hậu quả, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng
xác định mục tiêu, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo,…); Nhóm kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương
tác (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác, kỹ
năng quyết đoán, kỹ năng cảm nhận ý chí của người khác, kỹ năng hợp tác, kỹ năng
đồng cảm và chia sẻ,…), Nhóm kỹ năng đương đầu với cảm xúc (kỹ năng kiềm chế

căng thẳng, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tự quản lý, kỹ năng tự giám sát, kỹ
năng tự điều chỉnh, kỹ năng ý thức trách nhiệm, kỹ năng cam kết,…). Trên cơ sở hệ
thống các nhóm KNS nêu trên, WHO cho rằng: Kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã
hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng
ngày, cụ thể năng lực tâm lý xã hội của mỗi con người phát huy được tiềm năng tốt
về mặt thể chất, tinh thần và mặt xã hội của cá nhân đó, có nghĩa rằng KNS là năng
lực tâm lý giúp cá nhân ứng phó hiệu quả và có được trạng thái ổn định trước những
yêu cầu, thách thức của cuộc sống, duy trì được sự khoẻ mạnh về tinh thần cùng các
hành vi tích cực và phù hợp khi tương tác với con người, nền văn hoá và môi trường
sống [88].
Khái quát chung, 10 KNS cơ bản, cần thiết hướng tới phát triển năng lực con
người: kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng ứng phó với cảm xúc, kỹ năng thấu
cảm, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng truyền thông có
hiệu quả, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn
đề, kỹ năng ra quyết định là quan điểm thống nhất từ các Tổ chức UNESCO,
UNICEF và WHO [72].


×