Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.5 KB, 33 trang )

Thực tế công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công
ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4.
2.1 Đặc điểm công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
của công ty CP đầu tư và xây dựng số 4
Do đặc thù của doanh nghiệp xây dựng cơ bản nói chung và sản phẩm
xây dựng là quy mô lớn, thời gian hoàn thành dài, sản phẩm mang tính đơn chiếc
và thường là không đồng nhất về chi phí sản xuất nên việc xác định chi phí và
tính giá thành cho sản phẩm sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm thông thường khác.
Thêm vào đó, do thị trường có tính cạnh tranh cao, nên việc tiết kiệm chi
phí và hạ giá thành là một công việc rất quan trọng và cần được theo dõi sát sao
trong công tác kế toán. Hiện nay, như hầu hết các công ty xây dựng khác, Công
ty Đầu tư và xây dựng số 4 áp dụng cơ chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng.
Vì vậy, để trúng thầu thi công thì doanh nghiệp phải xây dựng được giá thầu hợp
lý dựa trên cơ sở đã định mức đơn giá xây dựng cơ bản do nhà nước ban hành,
trên cơ sở giá thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Ngoài ra, do Công ty là
một đơn vị kinh doanh nên mục tiêu lớn nhất vẫn là lợi nhuận. Vì thế, để hoạt
động kinh doanh có lãi mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu trên thì vai trò của
công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của bộ phận kế toán
Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 được đánh giá là rất quan trọng.
2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất
1
SV: Trần Thị Thu Chung
Chi phí sản xuất tại công ty nói riêng cũng như các công ty xây dựng cùng
nghành nói chung là chi phí chi ra trong một kỳ nhất định. Chi phí sản xuất phụ
thuộc vào hai yếu tố:
- Khối lượng lao động và nguyên vật liệu chi ra trong một kỳ nhất định.
- Giá cả nguyên vật liệu đã chi ra và tiền lương trả cho công nhân.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 4 được phân
chia theo khoản mục tính giá thành và chia thành các loại như sau:


- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật
liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm cần thiết để tham gia cấu thành sản
phẩm công trình, hạng mục công trình.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí tiền lương chính, lương phụ,
phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình, hạng mục
công trình. Lương nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản trích theo
lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
- Chi phí sản xuất chung: là chi phí sản xuất của đội, công trường xây
dựng gồm: lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích theo
lương theo tỷ lệ quy định của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp tham
gia xây lắp, chi phí máy sử dụng máy thi công, chi phí khấu hao tài sản cố
định… và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động của đội.
Việc phân loại và hạch toán chính xác các loại chi phí phục vụ cho nhu
cầu quản lý chi phí sản xuất theo dự toán. Trong hoạt động xây dưng cơ bản,
khâu dự toán chi phí công trình, hạng mục công trình là một khâu vô cùng quan
2
SV: Trần Thị Thu Chung
trọng, nó giúp quản lý chi phí sản xuất một cách hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất nói chung là phạm vi, giới hạn
để tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý chi phí và tính giá
thành. Việc xác định chính xác và hợp lý đối tượng chi phí sản xuất là khâu đầu
tiên và quan trọng đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm. Việc quản lý chi phí sản xuất theo đối tượng giúp cho việc kiểm soát chi
phí cũng như tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận đồng thời
cung cấp các số liệu cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác phục vụ cho
việc tính giá thành sản phẩm và xác định các chỉ tiêu khác theo yêu cầu của quản
trị doanh nghiệp.
Đối với Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 cũng như các công ty kinh

doanh xây lắp nói chung đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các công trình
và hạng mục công trình.
2.1.4 Đối tượng tính giá thành tại công ty.
Để phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng tính giá thành tại
Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 cũng là các công trình và hạng mục công trình
hoàn thành và bàn giao trong kỳ.
2.1.5 Kỳ tính giá thành.
Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 áp dụng kỳ tính giá thành đối với sản
phẩm xây lắp là hàng quý và cuối mỗi quý. Cuối mỗi quý, hệ thống tự động kết
chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm của từng công trình và hạng mục
3
SV: Trần Thị Thu Chung
công trình theo chương trình xác định. Sản phẩm dở dang được xác định dựa vào
đánh giá của bộ phận riêng biệt là bộ phận quản lý kỹ thuật. Việc hạch toán độc
lập và kiểm soát lẫn nhau giúp cho công việc định giá được chuyên môn hóa và
chính xác hơn. Góp phần xác định chính xác khối lượng công việc và giá thành
sản phẩm, xác định chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ để lên các báo cáo và
tính các chỉ tiêu hợp lý.
Nhìn chung có thể nói, công tác quản lý chi phí sản xuất và xác định giá
thành sản phẩm cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Một là, xác định và tính
giá thành sản phẩm chính xác và phù hợp cho từng đối tượng tính giá thành và
phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp, đồng thời thỏa mãn những yêu
cầu do quản lý đề ra. Hai là, vận dụng các phương pháp tính giá thành và các
phương pháp kế toán theo một trình tự logic, tính toán chính xác, đầy đủ, kiểm
tra các khâu hạch toán như: tiền lương, vật liệu, tài sản cố định…
2.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty CP đầu tư và xây dựng số
4.
Xuất phát từ đặc thù sản phẩm của các công ty xây dựng là các công
trình đơn chiếc, khác nhau về địa điểm sản xuất, quy mô sản xuất, đơn vị thi
công…nên việc tập hợp chi phí vì thế mà đối tượng tập hợp chi phí cũng cụ thể

cho từng công trình, hạng mục công trình.
Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 đã và đang thực hiện rất nhiều những
công trình,hạng mục công trình hoàn thành và chưa hoàn thành. Nhìn chung, có
thể các công trình khác nhau về thời hạn hoàn thành, định mức chi phí, giá thành
dự toán, nhưng về công tác kế toán thì đều được hạch toán giống nhau đối với
mọi công trình.Trình tự ghi nhận chi phí, thời hạn kết chuyển…xác định giá
4
SV: Trần Thị Thu Chung
thành của các công trình là giống nhau và theo một quy trình chuẩn được công ty
áp dụng.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Đầu tư và xây dựng số 4,do thời gian
có hạn và kiến thức của bản thân còn hạn chế, em xin được đi vào nghiên cứu
việc ghi nhận chi phí cho một công trình cụ thể là công trình “Nhà máy Honda”.
Đây là một trong những công trình lớn của công ty với tổng doanh thu là
29,700,931,592 VNĐ.
Công trình do ông Trịnh Xuân Nam làm chủ nhiệm được khởi công vào tháng 9 năm 2007 và được hoàn
thành bàn giao vào 30/09/2008.
Khái quát về kế toán chi phí tại Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 được hiểu như sau: Chi phí sản xuất
được tập hợp theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Điểm khác biệt so với kế toán của một số công ty xây lắp là Công ty Đầu tư và xây dựng số 4 không sử
dụng tài khoản Chi phí máy thi công. Chi phí này không được hạch toán riêng biệt mà đưa vào chi phí sản xuất
chung tài khoản cấp 2 – Chi phí dụng cụ sản xuất (TK6273). Nguyên nhân là do công ty có một đơn vị chuyên
cung cấp máy móc thi công cho các công trình xây dựng là Xí nghiệp Cơ giới. Xí nghiệp cơ giới là một trong 8
xí nghiệp trực thuộc công ty và có tổ chức kế toán riêng. Do vậy, hầu hết các máy thi công của công ty đều giao
cho Xí nghiệp cơ giới quản lý và sử dụng. Nhiệm vụ của xí nghiệp cơ giới là bảo quản, sử dụng máy phục vụ cho
tiến độ thi công toàn công ty. Toàn bộ chi phí sử dụng máy phát sinh như: tiền lương nhân công điều khiển máy,
nguyên liệu, khấu hao, … đều do Xí nghiệp cơ giới tính.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ở công ty xây dựng số 4 là phương pháp trực tiếp. Chi phí sản
xuất trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí
trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công phát sinh ở công
trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó.
Việc tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình tạo điều kiện thuận lợi
cho việc theo dõi và xác định giá thành sản phẩm khi kết thúc mỗi công trình hay hạng mục công trình. Các chi
5
SV: Trần Thị Thu Chung
phí được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Cứ thế cho đến khi
công trình hoàn thành, kế toán lấy số lũy kế từ lúc khởi công để xác định giá thành trực tiếp của sản phẩm theo
từng khoản mục chi phí.
Các khoản mục chi phí phát sinh ở công ty xây dựng số 4 được tập hợp một cách cụ thể như sau:
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Đối với ngành xây dựng cơ bản, khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Ngoài
ra, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường có những biến động trong những
tháng khác nhau. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm nguyên vật liệu là một
yêu cầu quản lý hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Xác định được tầm quan trọng đó, công ty và đặc biệt là phòng kế toán luôn chú
trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khâu xuất
dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công tại công trường.
Do các công trình, hạng mục công trình nằm ở các vị trí địa lý khác nhau,
ngoài ra, đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là yêu cầu nguyên vật liệu số lượng
lớn, chủng loại đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm của từng công trình và hạng mục
công trình cũng như từng giai đoạn thi công. Chính vì thế mà công ty mua ngoài
nguyên vật liệu theo giá thị trường,nhập nguyên liệu tại chân công trình. Việc
này giúp giảm chi phí lưu kho, vận chuyển vật liệu từ kho bãi tới công trình,
giúp các tổ đội sản xuất chủ động trong việc thi công và tự đảm bảo về chất
lượng vật liệu thi công. Tuy nhiên, việc này cũng gây khó khăn cho việc hạch
toán định mức nguyên vật liệu do ảnh hưởng của những biến động của thị

trường.
Đối với vật tư mua ngoài, khi đội có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi
công, thì các đội sẽ gửi hợp đồng mua, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp
6
SV: Trần Thị Thu Chung
vật tư của tháng trước, quý trước về phòng kế hoạch. Phòng kế hoạch căn cứ vào
dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình cụ thể để
lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ thi công cho từng tổ đội công
trình. Do vật tư mua về thường là xuất dùng ngay tùy theo từng giai đoạn thi
công cụ thể, nên để đảm bảo tính kịp thời và thuận tiện, thường phòng kế hoạch
ủy quyền cho chủ nhiệm công trình chủ động đi mua vật tư, lên kế hoạch kiểm
tra chất lượng và xuất dùng cho công trình.
Đối với nguyên vật liệu, một bộ chứng từ thanh toán gồm có:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Giấy đề nghị thanh toán
- Phiếu chi
- (Hóa đơn thanh toán với nhà cung cấp và các chứng từ kèm theo)
(cụ thể xem bảng2.1,2.2,2.3,2.4)
Theo yêu cầu về vật tư trong từng giai đoạn của công trình hay hạng mục
công trình, chủ nhiệm công trình hoặc đội trưởng được phép chủ động mua và
nhập vật tư. Khi mua vật liệu, chủ nhiệm công trình, thủ kho công trình và người
giao vật liệu tiến hành cân đong đo đếm số lượng vật liệu nhập kho để lập phiếu
nhập kho (Bảng2.1)
7
SV: Trần Thị Thu Chung
Cty CP đầu tư và xây
dựng số 4 PHIẾU NHẬP KHO
Mẫu số 01-
VT

QĐ số 1141TC/CDKT
Ngày… của BTC
Họ và tên người giao hàng:
Nhập vào kho: Công trình xây dựng nhà máy Honda
Số phiếu …ngày 1/08/2007
STT Tên hàng
Đơn vị
tính
Số lượng
Giá đơn vị Thành tiền
Ghi
chú
Xin nhập Thực nhập
1 Thép hộp m3 9,000 9,000 25,598 230,385,455
2
3
4
5
6
7
8
9
Tổng cộng 230,385,455


Bằng chữ:
Người giao Thủ kho Kế toán trường Thủ trưởng đơn vị
Bảng 2.1
8
SV: Trần Thị Thu Chung

Theo yêu cầu của chỉ huy trưởng, chủ nhiệm công trình, căn cứ khối
lượng vật tư cần thiết sử dụng để lập phiếu yêu cầu cho các tổ trưởng sản xuất
làm thủ tục lĩnh vật tư và được chỉ huy trưởng, chủ nhiệm công trình ký, thủ kho
tiến hành xuất kho cho các đội xây dựng và lập phiếu xuất kho (Bảng2.2).
Cty CP Đầu tư và xây dựng số 4
PHIẾU XUẤT KHO
Mẫu số 01-VT
QĐ số 1141TC/CDKT ngày…của BTC
Ngày01tháng08năm 2008
Họ và tên người nhận hàng: Trịnh Xuân Nam
Lý do xuất:
Xuất tại kho: Công trình nhà máy Honda
STT Tên hàng
Số lượng
Giá đơn vị Thành tiền Ghi chú
Xin xuất Thực xuất
1 Thép hộp 9,000 9,000 25,598
230,385,45
5





Tổng cộng
230,385,45
5
Bằng chữ:
Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
9

SV: Trần Thị Thu Chung
Phiếu nhập kho và phiếu xuất kho được lập thành hai liên, một liên thủ
kho đội giữ để theo dõi số lượng tại kho công trình, một liên gửi lên phòng tài vụ
để thanh toán kèm theo hóa đơn bán hàng của người bán và phiếu đề nghị thanh
toán của đội trưởng công trình để xin thanh toán.
Sau khi hoàn thành các thủ tục xem xét, xác nhận của kỹ thuật, kế toán
trưởng và giám đốc, kế toán thanh toán viết phiếu chi cho các đối tượng được
thanh toán.
Chi tiết việc hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được khái quát
như sơ đồ - xem phụ lục 1.
Cụ thể cho công trình nhà máy Honda, hạng mục xây dựng trong quý III
năm 2008, công ty nhận được một số chứng từ Công nợ (CN) cho chi phí
nguyên vật liệu như sau:
- Ngày 01/07/2008: CN chi phí vật tư thép hộp – công ty hòa phát – CT
Honda 2 số tiền là 230.385.455đ
Kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo định khoản như sau:
Nợ TK 152 : 230.385.455đ
(sổ chi tiết công trình nhà máy Honda 2)
Nợ TK 133: 23.385.455đ
Có TK 331: 253.770.910đ
Ngày 14/07/2008: CN chi phí bê tông thương phẩm – công ty Sông Đà 8
– CT Honda 2 số tiền là: 152.274.120đ VAT 10% là: 15.227.412đ. Chưa trả
người bán
Kế toán định khoản như sau:
10
SV: Trần Thị Thu Chung
Nợ TK 621: 152.274.120đ
(sổ chi tiết công trình nhà máy Honda 2)
Nợ TK 133: 15.227.412đ
Có TK 331: 167.501.532đ

- Ngày 14/07/2008 : CN chi phí vận chuyển bê tông thương phẩm – công ty Sông Đà 8 – CT Honda 2 số tiền là:
15.227.412đ và VAT 5% là 761.371đ Đã thanh toán bằng tiền mặt.
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621: 15.227.412đ
(sổ chi tiết công trình nhà máy Honda 2)
Nợ TK 133: 761.371đ
Có TK 111: 15.988.783đ
Chi tiết các nghiệp vụ trên được ghi vào sổ Nhật ký chung như sau:
Đơn vị Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 4 Mẫu số S03a-DN
Địa chỉ 243-Đê La Thành- Đống Đa - HN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Trích Quý 3/2008
NT
Chứng từ
Diễn giải SH TK đ/ứng
SH NT Nợ
Số trang trước chuyển sang xxx
1/7/2008

25/06/2008
CN CP vật tư thép hộp - Honda2 152 230.385.455
133 23.385.455
331
CN CP bê tông thương phẩm-Honda2 621 152.274.120
11
SV: Trần Thị Thu Chung
ĐVT: VNĐ
14/07/2008

1/7/2008 133 15.227.412
331

14/07/2008 1/7/2008 CP v/ch bê tông thương phẩm-Honda2 621 15.227.412
133 761.371
111
Cộng chuyển trang sau xxx xxx
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 2.3
12
SV: Trần Thị Thu Chung
Phần mềm kế toán tự động chuyển các bút toán đã ghi sang Sổ Cái các TK liên quan.
Cụ thể Sổ Cái TK 152, Sổ Cái TK 621, Sổ Cái TK 331 được lên như sau:
Cuối tháng, hệ thống có bút toán kết chuyển tự động
Ngày 30/09/2008
Nợ TK 621: 230.385.455đ
(sổ chi tiết công trình nhà máy Honda 2)
Có TK 152: 230.385.455đ
Cuối tháng, hệ thống có bút toán kết chuyển tự động từ TK 621 sang TK
154
Ngày 30/09/2008
Nợ TK 154: 538.884.000đ
(sổ chi tiết công trình nhà máy Honda 2)
Có TK 621: 538.884.000đ
Các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào hệ thống sổ cụ thể như sau
Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 4 Mẫu số S03a-DN
243-Đê La Thành- Đống Đa - HN
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

TÀI KHOẢN 152 - NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
CT Honda 2
Tất cả các yếu tố chi phí
Từ ngày 01/07/2008 đến 30/09/2008
SV: Trần Thị Thu Chung
ĐVT: VNĐ

×