VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KINH TẾ QUỐC DÂN
1. VAI TRÒ CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
TRONG HỆ THỐNG KẾ HOẠCH HÓA KTQD
1.1. Các khái niệm
- Quy hoạch: “Là tiến hành lựa chọn trong số những phương án cái nào tỏ
ra rộng mở vào tương lai, rồi tìm cách bảo đảm cho sự thực hiện đó, điều đó lệ
thuộc vào sự cung ứng các nguồn lực cần thiết…Vì rằng quy hoạch là quá trình
ra quyết định và là hoạt động cung ứng nguồn lực cho nên quy hoạch mang tính
chính trị, trong đó các phương án lựa chọn sẽ không mang lại lợi ích đồng đều
và như nhau đối với tất cả các thành viên của xã hội…”
(Theo Margaret Roberts)
- Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Là một hoạt động nhằm cụ thể hóa
chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và các vùng lãnh thổ nhằm xác
định một cơ cấu ngành không gian của quá trình tái sản xuất xã hội thông qua
việc xác định các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống nhằm
không ngừng nâng cao mức sống dân cư, hợp lí hóa lãnh thổ và phát triển kinh
tế bền vững.
(Theo giáo trình Quy hoạch phát triển)
1.2. Bản chất của quy hoạch phát triển
Quy hoạch là một công cụ để quản lí sự phát triển của đất nước, thể hiện
tầm nhìn, bố chí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay
một vùng lãnh thổ
Quy hoạch phát triển là sự cụ thể hóa các chiến lược phát triển, là cơ sở
định hướng cho kế hoạch 5 năm và hàng năm
Trong điều kiện kinh tế thị trường, quy hoạch phát triển có hai nội dung cơ
bản là:
- Dự báo về mặt phát triển, nghĩa là dự báo phát triển đối với các ngành,
lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu. nó trả lời cho câu hỏi: Làm cái gì?
Làm cho ai? Và làm bao nhiêu?
- Luận chứng các phương án tổ chức kinh tế-xã hội theo lãnh thổ, nó trả lời
cho câu hỏi làm ở đâu?
Hai nội dung trên gắn kết chặt chẽ với nhau, chúng phải được trả lời một
cách thỏa đáng, chính xác và rõ ràng
1.3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội
Do xã hội có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể kinh tế khác nhau với
mục tiêu hoạt động của chủ thể là theo đuổi lợi ích tối đa về họ, không quan tâm
đến lợi ích xã hội do đó cần có quy hoạch về: dự kiến bố chí địa điểm, không
gian sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, bảo đảm lợi ích xã hội tốt nhất và
tạo điều kiện tốt cho hoạt động của các thành phần kinh tế
Quy hoạch đánh giá được hiện trạng sử dụng đất và các thu nhập khác dự
kiến được khả năng sử dụng đất làm căn cứ cho nhà quản lý nắm được số lượng
đất đai hiện còn lại và hướng mở rộng không gian sử dụng đất cho tương
lai trước mắt và lâu dài
Bản quy hoạch cũng là căn cứ và thực tiễn, là nguồn cung cấp thông tin về
mặt thực trạng phát triển kinh tế của các ngành, các lĩnh vực và nguồn lực, tài
nguyên lao động, hợp tác trong vùng và quốc tế về dự kiến nhu cầu các ssanr
phẩm chủ yếu và khả năng đáp ứng từng nhu cầu đó trong từng giai đoạn phát
triển để nhà đầu tư nghiên cứu đưa ra quyết định quy mô, vị trí, công nghệ, thời
điểm đầu tư của doanh nghiệp
2. CÁC LOẠI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐANG
ĐƯỢC THIẾT LẬP Ở VIỆT NAM
2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ bao gồm:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của cả nước.
- Quy hoạch tổng thể phát triển các vùng kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế
trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH vùng).
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh).
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH thành phố, thị xã và huyện, quận
thuộc tỉnh (gọi chung là quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện).
2.2. Quy hoạch phát triển ngành
Quy hoạch phát triển ngành bao gồm 3 nhóm ngành:
- Quy hoạch các ngành sản xuất và các sản phẩm chủ lực: Đây là loại qui
hoạch “mềm”, phụ thuộc nhiều vào thị trường. Qui hoạch phát triển các ngành
này nên đưa ra những định hướng chính, chưa đi vào chi tiết. Tuy nhiên cần bố
trí cụ thể những công trình lớn có tính đột phá trên các vùng lãnh thổ cụ thể.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế: Các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng kinh tế là các ngành mang tính chất nền tảng đảm bảo cho sự phát
triển. Đây là những ngành đòi hỏi qui hoạch phải có tầm nhìn xa và rất xa
(nhiều năm); cần có đầu tư lớn và thời gian thực hiện đầu tư dài; là điều kiện
đảm bảo cho tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Để phát triển sản xuất các
ngành này cần được đầu tư đi trước một bước và tuân thủ theo những tiêu chuẩn
có tính bắt buộc. Qui hoạch phát triển KCHTKT được xem là qui hoạch “cứng”.
- Quy hoạch các ngành thuộc kết cấu hạ tầng xã hội: Các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng xã hội tạo ra các điều kiện vật chất, đảm bảo trước hết, trực tiếp cho
các hoạt động xã hội, văn hoá tồn tại và phát triển. Đồng thời góp phần đảm bảo
sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển các ngành kết cấu hạ tầng xã hội là
bắt buộc, xuất phát từ mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh
thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch phát triển ngành trên phạm vi cả
nước có trước, làm cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH lãnh thổ.
3. NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KT-XH
3.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH lãnh thổ
3.1.1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng
a) Phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố phát triển vùng.
- Vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này
cho quy hoạch phát triển.
- Yêu cầu và vị thế của vùng quy hoạch đối với chiến lược phát triển KT -
XH chung của cả nước.
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự
báo khả năng khai thác chúng; các lợi thế so sánh cũng như những hạn chế của
vùng.
- Kiểm kê, đánh giá phát triển dân số và phân bố dân cư gắn với yêu cầu
phát triển KT - XH và các giá trị văn hoá nhân văn phục vụ phát triển.
- Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội về
mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
b) Xác định vị trí, vai trò của vùng đối với nền kinh tế quốc dân cả nước, từ
đó luận chứng mục tiêu và quan điểm phát triển vùng.
- Luận chứng xác định động lực, mối quan hệ gắn kết giữa vùng với các
vùng bên ngoài và cả nước để xác định phạm vi và mục tiêu chủ yếu của vùng
một cách phù hợp.
- Lựa chọn các mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất
khẩu và tỷ trọng đóng góp của vùng đối với cả nước, GDP/người, năng suất lao
động và khả năng cạnh tranh của những ngành, sản phẩm có lợi thế so sánh trong
nước và trong khu vực.
- Xác định các mục tiêu xã hội: tăng chỗ làm việc, giảm đói nghèo, giáo dục
đào tạo nghề, chăm sóc sức khoẻ- khám chữa bệnh, phát triển văn hoá, thể thao,
giảm tệ nạn xã hội.
- Xác định các tác động môi trường: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây
dựng môi trường phát triển bền vững.
c) Lựa chọn cơ cấu kinh tế, phương hướng phát triển các ngành, các sản
phẩm chủ lực và lựa chọn cơ cấu đầu tư
d) Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng.
- Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông.
- Lựa chọn phương án phát triển nguồn và mạng lưới chuyển tải điện.
- Lựa chọn phương án phát triển các công trình thuỷ lợi, cấp nước, bảo vệ
môi trường.
-Lựa chọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hôị chủ yếu (bệnh viện,
cơ sở y tế chuyên sâu, trường đại học cao đẳng và dạy nghề; cơ sở nghiên cứu
khoa học và công nghệ cấp vùng).
e) Lựa chọn phương án phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư trong
vùng.
f) Luận chứng các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Giải pháp về huy động vốn đầu tư.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.