Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.96 KB, 17 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP

1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp

Khái niệm
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực hoạt động
kinh tế tạo ra của cải và thu nhập của nền kinh tế.
Các loai hình doanh nghiệp
Phân loại theo sở hữu
a. Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tỏ chức dưới hình thức cơng
ty Nhà nước, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.(theo luật doanh
nghiệp nhà nước nghị quyết số 51/2001/QH10)
Trong đó:
1./ Cơng ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ,
thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty
nhà nước tổ chức dưới hình thức cơng ty Nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
2./ Công ry cổ phần Nhà nước là cơng ty cổ phần mà tồn bộ cổ đông là các
công ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức
và hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp
3./ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách
nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý
và đăng ký hoạt động theo qui định của Luật doanh nghiệp.


4. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 2 thành viên trở lên là công ty
trách nhiệm hữu hạn trong đố tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước
hoặc có thành viên là cơng ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà


nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo qui mơ của lt doanh
nghiệp.
5./ Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước là doanh
nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà
nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
6./ Doanh nghiệp có một phần vốn nhà nước là doanh nghiệp mà phần vốn
góp của nhà nước trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
7./ Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác là cơng ty sở
hữu tồn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ
của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh đó.
8./ Quyền chi phối đối với doanh nghiệp là quyền định đoạt đối với điều lệ
hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt,
việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp
đố.
9./ Vốn điều lệ của công ty nhà nước là số vốn nhà nước đầu tư vào công ty
và ghi tại điều lệ công ty.
10./ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp
ở một số ngành, nghề theo qui đinh của pháp luật.
b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp mà các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước làm chủ
sở hữu. Các hình thức tổ chức bao gồm: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác
xã, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần.
Trong đó:
1./ Doanh nghiệp tư nhân


Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy
nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân khơng

có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là đại diện cho
pháp luật của doanh nghiẹp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có tồn quyền quyết
định đối với tất cả hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp theo những qui định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể
trực tiếp hoặc thuê người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Trường
hợp thuê người khác làm giám đốc quản lý thì chủ doanh nghiệp vẫn chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2./ Hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra
theo qui định của Luật hợp tác xã để phát huy thế mạnh tập thể của từng xã viên
tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất,
kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tếxã hội của đất nước. Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách
pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của
phấp luật.
3./ Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 loại: Cơng ty TNHH một thành viên và
công ty TNHH hai thành viên trở lên. Hai loại này chỉ khác nhau ở chỗ cơng ty
TNHH một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất cịn cơng ty TNHH 2
thành viên trở lên là một tổ chức.
Công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi đã
cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của cơng ty có thể là tổ chức, cá


nhân, số lượng thành viên tối đa không quá năm mươi. Cơng ty trách nhiệm
hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động
vốn.

4./ Công ty cổ phần
Công ty cổ phần có 2 loại: cơng ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% và
công ty cổ phần không có vốn nhà nước
Cơng ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: (i)/ Vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. (ii)/ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ
và các khoản nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã
góp vào doanh nghiệp. (iii) Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của
mình cho người khác trừ trường họp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
và cổ phần của cổ đông sáng lập. (iv) Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân, số
lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành chứng khốn ra
cơng chúng theo quy định của pháp luật về chứng khốn ra cơng chúng theo qui
định của pháp luật về chứng khốn. Cơng ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ
đơng, Hội đồng quản tri và Giám đốc ( tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần
có trên 10 cổ đơng phải có ban kiểm sốt.
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

Doanh nghiệp có vốn nước ngồi bao gồm các doanh nghiệp thành lập bởi
các nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc
doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua
lại. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có 2 loại: Cơng ty liên
doanh, cơng ty 100% vốn đầu tư nước ngồi.
1./ Cơng ty liên doanh


Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp
tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký
giữa chính phủ nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước
ngồi hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi

hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp Việt Nam liên doanh,
hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh
nghiệp liên doanh thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam
kết góp vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách
pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ n gày
cấp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải
bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng,
dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư dự án trồng rừng… tỉ lệ này có
thể thấp hơn nhưng không được dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan
cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ vốn góp do các bên góp vốn quyết định
nhưng phải >=30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh
2./ Công ty 100% vốn nước ngồi
Cơng ty 100% vốn nước ngồi là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước
đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý
và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài được thành lập theo hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách
pháp nhân theo pháp luật, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cáp
giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp ít nhất phải bằng 30% vốn
khích đầu tư… tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng khơng được dưới 20% vốn đầu
tư và phải được cơ quan cấp giây phép đầu tư chấp nhận.
Phân loại theo qui mô doanh nghiệp
a.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


Là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật
hiện hành, có vốn đăng kí khơng q 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hằng năm khơng q 300 người.

b. Doanh nghiệp lớn

Là doanh nghiệp kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký trên 10
tỷ hoặc số lao động trung bình trên 300 người.
Vai trị của doanh nghiệp đối với nền kinh tế
- Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận
chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây hoạt
động của doanh nghiệp đã có những bước phát triển đột biến, doanh nghiệp
tăng trưởng và phát triển nhanh góp phần giải phóng và nâng cao sức sản
xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào
quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất nhập
khẩu, tăng thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội một cách hiệu quả
như: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu
các tệ nạn xã hội…
Theo điều tra cho thấy tính đến thời điểm 31/12/2005 só doanh nghiệp
đang thực tế hoạt động là 113.352 tăng 23,54 % so với 31/12/2004. Bình quân
trong 5 năm 2001-2005 số doanh nghiệp tăng 27,9% /năm. Mỗi năm số doanh
nghiệp tăng thêm 14.213 doanh nghiệp. Với số lượng doanh nghiệp ngày càng
tăng làm cho đóng góp của doanh nghiệp trong GDP cũng tăng nhanh theo.
Năm 2005, mức đống góp vào GDP vào khoảng 53%. Bên cạnh đó đầu tư hàng
năm của doanh nghiệp chiếm khoảng 55% trong tổng đầu tư chung của cả
nước và tỷ trọng này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp đã góp giải quyết việc làm mới
cho trên 541 nghìn người mỗi năm và nâng cao mức thu nhập cho người lao
động. Trong quá trình phát triển các doanh nghiệp đã sắp xếp và phân bổ lại
một cách phù hợp với chủ trương phát triển của nhà nước thông qua việc


doanh nghiệp ngày càng giảm về số lượng nhưng lớn mạnh về quy mô, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh chủ yếu là doanh nghiệp ngoài quốc

doanh nhưng quy mơ cịn vẫn cịn nhỏ, các doanh nghiệp lớn chủ yếu là doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vớn đầu tư nước ngồi đang ngày càng
đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế nó đóng góp vào GDP một lượng đáng
kể và ngày càng tăng lên, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nó
được đánh giá là tăng trưởng đều và ổn định nhất. Chính vì thế mà nhà nước ta
đã có những chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư từ nước ngồi kết quả là số
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đang tăng lên trơng thấy: Theo thống
kê cuối năm 2005 có 3.697 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài so với 1.525 doanh
nghiệp năm 2000, mỗi năm tăng 434 doanh nghiệp.
Sự tăng trưởng nhanh của doanh nghiệp trong những năm qua đã tạo nên
một khối lượng lớn hàng hóa, đa dạng về chủng loại, mẫu mã sản phẩm cùng

với đó là chất lượng sản phẩm và dịch vụ đều được nâng lên đảm bảo được
nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của người tiêu dùng, nâng cao mức

sống vật chất trong dân cư . Trước đây nhiều sản phẩm phải nhập khẩu với
giá thành đắt thì nay các doanh nghiệp đã thay thế và được người tiêu dùng
trong nước tin dùng như: Các phương tiện vận tải,xe máy, các đồ điện tử, may
mặc, hóa mỹ phẩm…
- Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh đã làm thay đổi cơ cấu
nền kinh tế :
* Trước năm 2000 doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu trong ngành công
nghiệp với vai trò quyết định là doanh nghiệp nhà nước, các ngành khác chủ
yếu là hoạt động của các hộ gia đình, cá thể chiếm khoảng 85-95% sản lượng
tồn ngành ( nơng, lâm nghiệp, thủy sản…). Đến năm 2002 các hoạt động của
các loại hình doanh nghiệp đa dạng hơn và có mặt ở hầu hết các ngành sản
xuất kinh doanh trong đó doanh nghiệp thuộc ngành cơng nghiệp chiếm hơn
90% giá trị sản xuất toàn ngành, thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm từ



20-30%, xây dựng vận tải chiếm khoảng 60%, hoạt động tài chính ngân hàng
chiếm khoảng 95-98%... bên cạnh đó cịn xuất hiện một số ngành khác như:
Hoạt động khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội… làm
tăng trên 500 doanh nghiệp trong các lĩnh vực này với số vốn gần 7500 tỷ
đồng và nộp ngân sách 206 tỷ đồng.
* Sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống doanh nghiệp đã làm đa
dạng các hình thức sở hữu, kinh tế Việt Nam phát triển với nhiều thành phần
kinh tế. Trước những năm 1990, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi gần như chưa có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào hai thành
phần kinh tế: Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nhưng đến năm 2005 các
thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm
trong GDP tương ứng 8,9% và 15,9% trong khi đó tỷ trọng kinh tế nhà nước
giảm từ 40% năm 1995 xuống 38,4% năm 2005, kinh tế tập thể giảm tương
ứng 10 % xuống 6,8%,kinh tế cá thể giảm 36% xuống 30%. Xu hướng này tiếp
tục trong những năm tới do doanh nghiệp tư nhân thành lập không ngừng kể
từ khi Luật doanh nghiệp ra đời.
* Sự phát triển nhanh của doanh nghiệp trong tất cả các ngành ở khắp
các địa phương đã tạo ra cơ hội để phân công lại lao động giữa các khu vực
nông, lâm, thủy sản và sản xuất kinh doanh cá thể, hộ gia đình đây là khu vực
kinh doanh có năng suất, thu nhập thấp số người thiếu việc làm chiếm só
đơng sẽ được chuyển sang khu vực doanh nghiệp đặc biệt là khu vực công
nghiệp, dịch vụ sẽ mang lại cho người lao động mức thu nhập cao hơn và làm
việc có năng suất, hiệu quả hơn. Thực tế trong 3 năm 2000-2002 đã có khoảng
700 nghìn lao động được tuyển vào khu vực doah nghiệp mỗi năm chiếm
khoảng 50% lao động được giải quyết việc làm hàng năm giải quyết việc
chuyển dịch lao động nông nghiệp từ gần 70% xuống còn 56-57% năm 2005
2. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp


Khả năng sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp

a. Vốn và tài chính của doanh nghiệp

- Vốn là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Vốn
hình thành từ các nguồn: Vốn tự có, vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn vay.
Vốn tham gia vào quá trình sản xuất dưới dạng tài sản cố định (máy móc, nhà
xưởng ,trang thiết bị…), tài sản lưu động (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phụ
tùng…) và tài sản tài chính (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu cơng ty…).
Vì vậy cần có một cơ cấu vốn hợp lý để vốn đưa vào sản xuất-kinh doanh một
cách hiệu quả.
- Thông qua việc doanh nghiệp đầu tư vốn cho sản xuất, kinh doanh có
thể thấy được qui mô vốn lớn hay nhỏ. Qui mô vốn do loại hình sản phẩm mà
doanh nghiệp sản xuất quyết định. Ví dụ: Những sản phẩm cần nhiều chất xám
thì vốn đầu tư cho nó càng nhiều. Vì thế cần điều chỉnh cơ cấu vốn sao cho phù
hợp tùy vào trình độ công nghệ để sản xuất sản phẩm.
b. Năng lực tổ chức, quản lý

- Tổ chức đơng vai trị rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Tổ chức tốt giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được thống nhất,
làm việc có qui củ, sâp xếp cơng việc hợp lý, đúng vị trí, phù hợp từng đối tượng.
Việc tổ chức tốt sẽ tạo thuận lợi trong việc quản lý. Vì thế mà giảm được các chi
phí khơng cần thiết, giảm giá thành sản phẩm và phát huy hết năng lực của
từng bộ phận góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
c. Lao động

- Nguồn lao động là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình thì nhất thiết
phải có một đội ngũ lao động giỏi về chuyên môn và người lãnh đạo phải biết sử
dụng đội ngũ nhân viên, lao động một cách hợp lí, hiệu quả nhằm tận dụng khả
năng của họ một cách triệt để . Vì thế doanh nghiệp cần có những chế độ bồi d -



ưỡng làm phong phú nguồn nhân lực, chiến lược xây dựng thế hệ tiếp theo, chương trình đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng và một chế độ đãi ngộ thỏa đáng là
rất cần thiết để đảm bảo duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
d. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm

- Công tác nghiên cứu phát triển không chỉ giúp doanh nghiệp củng cố vị
trí hiện tại mà cịn giúp doanh nghiệp vươn tới vị trí cao hơn trong ngành,
mang lại sự phát triển thực sự. Cơng tác này có thể là nghiên cứu ra sản phẩm
mới có ưu thế hơn so với sản phầm hiện hành của doanh nghiệp, hoặc cải tiển,
tăng các tính năng cho sản phẩm cũ sao cho hoạt động của nó hiệu quả hơn. Từ
đó có chiến lược, kế hoạch phát huy hết các tính năng của sản phẩm sao cho tận
dụng hết khả năng vốn có của sản phẩm.
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng do nhiều yếu tố quyết định như thu
nhập/ mức sống mỗi cá nhân, thị hiếu tiêu dùng, phong tục tập quán mỗi vùng
miền… đồng thời nhu cầu tiêu dùng cịn bị chi phối bởi trình độ phát triển kinh
tế, sự ỏn định của nền kinh tế.
Thu nhập/mức sống của mỗi cá nhân càng cao thì họ càng có nhiều cơ hội
hơn để tiêu dùng hàng xa xỉ. Một nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định góp phần
đẩy mạnh tiêu dùng hàng hóa xa xỉ của khách hàng, ngược lại nếu nền kinh tế suy
thoái con người sẽ giảm tiêu dùng hàng hóa xa xỉ, chủ yếu là hàng hóa thiết yếu,
cần thiết
Chính sách doanh nghiệp thực hiện
Bất kỳ một chính sách nào doanh nghiệp thực hiện đều ảnh hưởng đén sự
phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Tùy vào mỗi doanh nghiệp kinh doanh
loại hình sản phẩm khác nhau mà có các chính sách khác nhau.


-


Chính sách về dịch vụ khách hàng: Các dịch vụ trước bán hàng, sau bán
hàng( nếu có) đẩm bảo chất lượng phục vụ luôn đi kèm với chât lượng
sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

-

Chính về giá: Đó là những chính sách mà doanh nghiệp áp dụng nhằm
thực hiện các mục tiêu khác nhau như: Mở rộng thị phần, phân khúc thị
trường, tăng doanh thu, lợi nhuận…

-

Chính sách phân phối: Đó là chính sách liên quan đến phân phối các hệ
thống bán hàng. Lựa chọn kênh phân phối nào sao cho hiệu quả nhất. Nó
phu thuộc lớn vào nhu cầu của từng khách hàng. Hiện nay các doanh
nghiệp đã biết cách tận dụng lợi thế của các mạng lưới kênh phân phối
này nhằm mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh cho mình.

-

Chính sách đối với sản phẩm: Đó là những qui định, tiêu chuẩn về mẫu
mã, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của doanh
nghiệp. Đây là vấn đề sống cịn đối với một doanh nghiệp hiện nay nếu
khơng có những thực hiện chặt chẽ và kế hoạch cụ thể về vấn đề này.
Vấn đề kinh tế, xã hội

-

Trình độ phát triển kinh tế


Nền kinh tế tăng trưởng, phát triển (hay suy thoái) đều ảnh hưởng tốt (hay
xấu) đến khả năng phát triển của doanh nghiệp. Việt nam trong những năm
qua tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên hậu quả của tăng trưởng
nhanh là gây ra lạm phát cao năm 2007-2008 do bị ảnh hưởng của kinh tế thế
giới. Các doanh nghiệp cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn do sức mua của người
tiêu dùng giảm bởi giá cả tất cả các mặt hàng tăng nhanh, cao. Vì thế người
tiêu dùng sẽ lựa chọn, đắn đo trước khi mua bất kỳ một mặt hàng nào. Bởi vậy
những doanh nghiệp với thương hiệu mạnh, có uy tín sẽ tồn tại, doanh nghiệp
không đủ khả năng trụ vững lại sẽ đi đến bờ vực phá sản.
-

Điều kiện tự nhiên, khí hậu


Điều kiện tự nhiên, khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh
nghiêp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất mà sử dụng đầu vào là các sản
phẩm từ nơng nghiệp, thủy sản.... Khí hậu thời tiết ổn định, thuận lợi sẽ góp
phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ngược lại các hiện tượng như lũ lụt, thiên
tai, điều kiện khí hậu khơng tốt gây mất mùa… sẽ cản trở sản xuất, buộc doanh
nghiệp phải nhập khảu ngun vật liệu từ nước ngồi điều đó sẽ ảnh hưởng đến
giá thành của sản phẩm. Gây khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp
tục sản xuất ở doanh nghiệp.

-

Hệ thống pháp luật, chính trị xã hội
Điều kiện chính trị, pháp lt ổn định, nghiêm minh góp phần để doanh

nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh. Với những quốc gia chính sự khơng ổn
định, chiến tranh liên miên thì việc sinh sống cũng khó chứ khơng nói đến việc

sản xuất kinh doanh.
Một quốc gia ổn định mới điều kiện cần để doanh nghiệp đầu tư vào sản
xuất, kinh doanh. Điều kiện đủ là cần có hành lang pháp lý rõ ràng, thủ tục hành
chính đơn giản, nhanh gọn, các chính sách nhà nước ban hành cũng cần cân
nhắc kỹ càng khi đưa ra nhằm giảm thiểu những hạn chế hay tiêu cực mà nó
gây ra góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp
Chỉ tiêu định lượng
a. Doanh thu và lợi nhuận

Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở tính tốn hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận = Tông doanh thu – tổng chi phí


Thông qua lợi nhuận đánh giá hoạt động kinh doanh lỗ hay lãi. Từ đó đưa
r a quyết định mở rộng hay thu hẹp hay giữ nguyên quy mô sản xuất
b. Sản lượng tiêu thụ

Sản lượng tiêu thụ là yếu tố đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của công
ty, đánh giá nhu cầu sản phẩm. Sản phẩm là cầu nối giữa nhà sản xuất và người
tiêu dùng. Việc tiêu dùng nhiều hay ít sẽ quyết đinh đến việc sản xuất của doanh
nghiệp. Đồng thời thông qua việc tiêu dùng của khách hàng doanh nghiệp sẽ
gần gũi và đáp ứng đúng nhu cầu thực sự của khách hàng hơn. Lượng sản
phẩm tiêu thụ sẽ chứng tỏ được vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Doanh
nghiệp tiêu thụ càng nhiều sản phẩm thì doanh nghiệp đó càng mạnh, càng
tăng khả năng tăng qui mô sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, tạo động lực
phát triển cho doanh nghiệp

Chỉ tiêu định tính
a. Thương hiệu

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu
của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng
và xuât xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyến sở hữu của nhà
sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
( Trích từ wikipedia)
Thương hiệu theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới(WIPO):
Đó là một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm
hàng hóa hay dịch vụ nào đố được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân
hay một tổ chức.
Một doanh nghiệp muốn thành cơng thì cần phải có thương hiệu. Bởi
thương hiệu mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Là một thương hiệu
lớn sẽ góp phần tăng doanh thu, doanh số bán hàng trong bất kỳ hoàn cảnh
nào. Khi thị trường nổ ra cạnh tranh bằng giá thì hầu như các thương hiệu


mạnh sẽ giảm được áp lực này do nắm bắt được lịng tin của người tiêu dùng.
Khi có biến động về lịng tin của người tiêu dùng thì những sản phẩm có uy tín
lại càng được tin dùng. Vì thế xây dựng thương thương hiệu có uy tín là điều
cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
b. Hiệu quả kinh tế xã hội
-

Doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển đóng góp phần khơng nhỏ vào
ngân sách nhà nước thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Doanh nghiệp
phát triển kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng, điện đường, trường
trạm… đồng thời đa dạng hóa các chủng loại mặt hàng, đáp ứng được

nhu cầu của người tiêu dùng.

-

Sự thành đạt của doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm, nâng cao mức
sống của người lao động từ đó giảm thiểu được những vấn đề xã hội
phát sinh như: Bài bạc, nghiện hút, trộm cắp, du canh, du cư…đồng thời
nâng cao ý thức, kỷ luật cho người lao động.
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp

Kết qủa đầu ra ( Tổng doanh thu)
Hiệu quả SXKD tổng hợp

=

Chi phí đầu vào (Tổng chi phí)

ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LN theo DT =


Doanh thu thuần trong kỳ
ý nghĩa: Cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
rịng.
Hiệu quả sử dụng lao động
- Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân
Tổng sản lượng

NSLĐ bình quân =
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
ý nghĩa: Cứ 1 lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng
- Chỉ tiêu mức sinh lời bình quân của lao động.
Lợi nhuận sau thuế
Mức sinh lời bình quân của LĐ =
Tổng số lao động trong kỳ

ý nghĩa: Cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn
-

Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh
Doanh thu thuần

Tỷ suất DT/ vốn KD =
Tổng số vốn kinh doanh trong kỳ
ý nghĩa: Cứ một đồng vốn kinh doanh thì sẽ tạo bao nhiêu đồng doanh thu
thuần.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Doanh thu thuần
* Số vòng quay vốn LĐ =


Vốn lưu động trong kỳ
ý nghĩa: Bình quân trong kỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng
- Chỉ tiêu sử dụng hiệu quả vốn cố định
Doanh thu thuần
*


Số vòng quay vốn cố định =
Vốn cố định trong kỳ

ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị sản
lượng

Lợi nhuận
Tỷ suất LN/vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
rịng
-

Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh tốn hiện thời.
Vốn lưu động

Hệ số KNTTHT =
Vốn ngắn hạn trong kỳ
Ý nghĩa: Phản ánh mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.




×