PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT-KINH
DOANH TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO
TRÀNG AN.
1. Dự báo tình hình sản xuất-kinh doanh tại công ty bánh kẹo Tràng An
đến 2015.
Dự báo sản xuất kinh doanh là vấn đề không thể thiếu đối với mỗi doanh
nghiệp trong mọi thời kỳ. Nó có vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết
định quản lý. Nó cung cấp thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng
nguồn lực trong tương lai một cách hợp lý, có căn cứ thực tế. Với những thông
tin mà dự báo đưa ra cho phép nhà hoạch định chính sách có những quyết định
vể đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, những chính sách về tài chính…Dự báo được dựa
trên kinh nghiệm thực tế, những phân tích khoa học để đưa ra những dự báo
đúng nhất nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hoàn thiện, phát triển
công ty.
a. Cơ sở dự báo.
- Phân tích khuynh hướng vận động, phát triển của nền kinh tế Việt Nam
và các yếu tố cấu thành nó trong tương lai : Về các vấn đề tăng trưởng, lạm
phát, lãi suất tiền vay,…tác động đến thu nhập, mức sống của người tiêu dùng,
ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, của công ty.
- Phân tích về dân số trong những năm tới tăng hay giảm, cơ cấu dân số
thay đổi như thế nào, ảnh hưởng thế nào đến cung cấp nguồn nhân lực cho
công ty.
- Phân tích những thay đổi về môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến những
thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu, tác động xấu hay tốt đến nguồn cung cấp
nguyên liệu cho công ty như hiện tượng mất mùa, lũ lụt đều làm giá thành
nguyên liệu cung cấp tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng ảnh hưởng đến
doanh thu, lợi nhuận của công ty.
- Phân tích mức cầu trên thị trường: Phân tích nhu cầu tiêu dủng trên thị
trường dựa vào phiếu điều tra, đóng góp ý kiến qua hộp thư của công ty, những
cuộc điều tra, khảo sát thị trường… từ đó xây dựng đường cầu thị trường. Và
có kế hoạch cho sản phẩm.
- Phân tích khả năng sản xuất kinh doanh của công ty: Khả năng về tài
chính, nhân lực, cơ sở vật chất kĩ thuật…
b. Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Tràng An
đến 2015
- Đến năm 2015 kinh tế Việt Nam đi vào vòng ổn định với tỉ lệ tăng
trưởng vào khoảng 8,5%, lạm phát được khống chế góp phần ổn định, nâng
cao mức sống cho người dân. Một sự gia tăng thu nhập, ổn định đời sống ở
người dân sẽ làm họ quan tâm đến tiêu dùng nhiều hơn, có những nhu cầu cao
hơn và lựa chọn phong phú hơn về sản phẩm bánh kẹo tạo động lực để công ty
duy trì và nâng cao vị thế của mình trong ngành bánh kẹo.
- Về thị trường bánh kẹo được đánh giá là đầy tiểm năng do nhu cầu bánh
kẹo ngày càng tăng, đặc biệt cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp sản xuất bánh
kẹo ngày càng tăng do việc Việt Nam hội nhập kinh tế các nước trong khu vực
và kinh tế thế giới góp phần giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường phân
phối sản phảm cũng như chiếm lĩnh thị trường ra khu vực nước ngoài do không
vướng phải những rào cản về thuế quan…Cùng với thuận lợi đó thì doanh
nghiệp trong nước cũng phải đối đầu với những khó khăn từ hàng ngoại nhập,
chủ yếu là những mặt hàng đắt tiền, xa xỉ dành cho đối tượng thu nhập cao,
những đối tượng có tâm lý “sính hàng ngoại ”còn những mặt hàng có giá trung
bình, khá được được đánh giá là người tiêu dùng trong nước ưa chuộng hàng
Việt Nam hơn:
+ Đối với thị trường trong nước:
Bánh mỳ, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc của
người dân Việt Nam, thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiểm năng phát
triển hàng đầu Đông Nam á và trên thê giới. Theo công ty tổ chức và điều phối
IBA( GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000
tấn, đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 1.993.000 tấn tổng giá trị bán lẻ tại thị
trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2015 sẽ là 2.563 triệu
USD . Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ tại thị trường Việt Nam giai đoạn
2009-2015 tính theo USD ước tính khoảng 114,7%/năm, trong khi con số tương
tự ở các nước trong khu vực như Trung quốc là 49,09%; Philipin là 52,35%,
Indonesia là 64.02….
+ Đối với thị trường nước ngoài:
Để tăng thêm thị phần các doanh nghiệp đã mở rộng đại lý phân phối sang
các nước trên thế giới như: Trung quốc, Thái Lan, Malaysia, Mỹ, Nga… Với sự
kiện Việt Nam gia nhập kinh tế thế giới WTO năm 2007 đẫ thúc đẩy doanh
nghiệp tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài với bước đầu còn gặp những khó
khăn vê những tiêu chuẩn chất lượng, qui cách đóng gói bánh kẹo. Tuy nhiên
đến 2015 là thời gian đủ để doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với môi trường
kinh doanh ở nước ngoài, trụ vững và phát huy thương hiệu Việt của mình, đáp
ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà phía nước nhập yêu cầu.
Như vậy có thể nói thị trường bánh kẹo Việt Nam đầy tiềm năng, do chưa
khai thác hết thị trường vốn có, tạo động lực để ngành bánh kẹo Việt Nam nói
chung và công ty Bánh kẹo Tràng An nói riêng mở rộng và phát triển.
- Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu là yếu tố không thể thiếu trong dự
báo. Nhất là đối với ngành bánh kẹo. Trái đất đang ngày một nóng lên gây ra
bao nhiêu tai họa như lũ lụt, hạn hán mất mùa do nạn chặt phá rừng, do quá
trình đô thị hóa đã thu hẹp diện tích cây xanh lại. Điều đó ảnh hưởng lớn đến
việc cung cấp bảo quản nguyên liệu cho ngành bánh kẹo. Vì thế doanh nghiệp
cần có những kế hoạch chuẩn bị để có thể tự túc được nguyên liệu, giảm thiểu
tối đa tác động của chi phí nguyên vật liệu và có kế hoạch phủ xanh những vùng
đất trống giảm thiểu quá trình nóng lên của trái đất.
- Với những nhân tố khách quan thuận lợi cho quá trình phát triển của
công ty bánh kẹo Tràng An, mở ra cho Tràng An một tương lai sáng láng, đầy
triển vọng. Dựa trên năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của mình: Với đội
ngũ cán bộ, nhân viên giàu kinh nghiệm, lực lượng lao động trẻ đầy nhiệt huyết
và cơ sở vật chất khá hoàn thiện với hệ thống dây chuyền công nghệ luôn được
cập nhật sẽ là đòn bẩy để công ty ngày càng lớn mạnh, phát huy được thương
hiệu Tràng An, một thương hiệu Việt mạnh sẽ được sự tiêu dùng, ưa chuộng của
mọi khách hàng khi đã một lần sử dụng sản phẩm của nó. Khẳng định được
đẳng cấp của thương hiệu Tràng An – Tinh hoa bánh kẹo Việt.
2. Phương hướng phát triển sản xuất-kinh doanh của công ty bánh kẹo
Tràng An giai đoạn 2009-2012
2.1. Phương hướng sản xuất-kinh doanh giai đoạn 2009-2012
Giai đoạn 2009-2012 là thời kỳ của công ty trong bối cảnh có nhiều biến
động trong nước cũng như thế giới khó lường trước. Song tập thể lãnh đạo và
công nhân trong công ty vẫn khẳng định mục tiêu mà công ty phấn đấu là:
+ Tăng khả năng cạnh tranh
+ Tăng lợi nhuận
+ Tăng thị phần
+ Phát triển thương hiệu
Cùng với sự tăng trưởng của ngành bánh kẹo trong những năm qua (10%-
15%) và khả năng sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã đưa ra những
định hướng phát triển sản xuất kinh doanh như sau:
- Không ngừng nâng cao mở rộng qui mô sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu sản
phẩm trên thị trường đồng thời năng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sang sang các tỉnh miền Trung
đồng thời tăng cường xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan,
Inddonexesia…
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên trẻ nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất cả chiều sâu và chiều rộng thông qua nâng
cấp máy móc, thiết bị sản xuất vốn có và mua dây chuyền công nghệ mới nhằm
tăng năng suất, hiệu quả hoạt động sản xuất. Và dần từng bước tiến đến cơ giới
hóa, tự động hóa trong các khâu sản xuất.
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường đáp ứng được thị hiếu tiêu
dùng của người tiêu dùng với mọi mức thu nhập.
- Đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm, quy cách đóng gói: Tạo ra những mẫu
mới sang trọng, đẹp mắt hơn và cao cấp hơn. Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng từ
đó có quy cách đóng gói phù hợp đối với từng sản phẩm.
- Đa dạng hóa sản phẩm theo chiều rộng và chiều sâu tức là tăng về chủng
loại sản phẩm: Nghiên cứu sản phẩm mới và hoàn thiện sản phẩm hiện có, tìm
hiểu sâu về nhu cầu tiêu dùng đối với từng đối tượng như các sản phẩm dành
cho người ăn kiêng, hay những sản phẩm dành cho người gầy giàu dinh dưỡng,
năng lượng…
- Để khắc phục tính mùa vụ của sản phẩm bánh kẹo công ty cần phát triển
những chủng loại sản phẩm mới như: Bánh kem tươi, bánh mỳ…dành cho các
dịp hội nghị, sinh nhật, đám cưới, điểm tâm …
- Nghiên cứu sản phẩm mới phải tận dụng được dây chuyền sản xuất hiện
tại, dựa vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp tại thời điểm nghiên cứu, đồng
thời không làm mất bản sắc thương hiệu vốn có.
2.2. Kế hoạch hoạt động 2009
Để từng bước thực hiện phương hướng sản xuất trên, công ty đã xây
dựng kế hoạch hàng năm. Cụ thể, năm 2009 kế hoạch của công ty như sau:
2.2.1. Các kế hoạch sản sản xuất-kinh doanh 2009
- Đảm bảo tăng doanh thu ở mức khoảng gấp 2 lần quốc gia và 1,5 lần của
Hà Nội.
- Duy trì lợi nhuận trung bình, ưu tiên đảm bảo việc làm, thu nhập của
người lao động và thực hiện tốt các loại hình bảo hiểm (BHXH, y tế, thất
nghiệp…)
- Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, ưu tiên gia tăng thị phần, đặc biệt là
miền Trung và miền Nam.
- Khánh thành nhà máy Tràng An 2 vào quý III/09, thành lập công ty
thương mại Tràng An vào quý II/09.
- Tận dụng nguy cơ kinh tế thiểu phát, lãi suất ngân hàng sẽ giảm thấp để
đầu tư các sản phẩm có đầu ra tốt( Snack, Rice Cracker, nâng cấp công nghệ
Biscuit…)
Bảng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh chủ yếu năm 2009
Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện
2008
Kế hoạch
2009
So sánh 2009
/2008(%)
1. GT SXCN Triệu
đồng
112.145 1.250 111
2. Tổng doanh
thu
Triệu
đồng
201.975 227.000 112
3. Nộp ngân
sách
Triệu
đồng
7.909 6.789 86
4. Cổ tức % 12 12 100
5.Sản phẩm
chính
Tấn 5.652 6.300 111
6. Kim ngạch
NK
USD 635.000 650.000 102
7. Doanh thu XK Triệu
đồng
723 1.000 138
8. Tổng VĐT
mới
Triệu
đồng
6.716 5.837 87
9. Tổng số LĐ Người 574 600 105
10.TNBQ
/tháng/LĐ
1000đ 2.543 2.800 110
11. LN sau thuế Triệu
đồng
3.512 3.637 104
(Nguồn: Phòng kế hoạch và sản xuất)
2.2.2. Kế hoạch đầu tư sản phẩm mới và nghiên cứu, phát triển sản phẩm.
Tổng dự toán kinh phí (riêng thiết bị nhập khẩu) gần 5.837.000.000VNĐ
Công ty thực hiện nghiên cứu sản phẩm mới với quy mô nghiên cứu phòng
thí nghiệm đối với các sản phẩm sau:
1./Đề tài khoa học 2008 cấp thành phố:”Nghiên cứu bánh mì ngọt có nhân,
bổ sung các chất vi lượng tăng thời gian bảo quẩn”. Tổng kinh phí 1,3 tỷ VNĐ
được hỗ trợ 300 triệu VNĐ.
2./ Công nghệ sản xuất “ cháo hộp”
3./ Kẹo cứng nhân rượu, vitamin, “dịch hoa quả tươi”, DHA…
4./ Kẹo cao cấp kết hợp dược phẩm
5./ Kẹo ngậm chống ngứa cổ( phối hợp nghiên cứu với công ty dược Hoa
Linh, Hậu Giang…)
6./ Kẹo Chewy có bổ sung vitamin, DHA…
7./ Bánh phủ Socola, kem masmalow.
8./ Snack có nhân( Gắn với đầu tư nhà máy sản xuất Snack thứ 2)
9./ Bánh mỳ kiểu Pháp nhân kem
2.2.3. Kế hoạch quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên.
a. Đào tạo - kinh phí: 200Tr VNĐ
Bao gồm: * Đào tạo quản lý cho cán bộ chủ chốt và chuyên viên
• Đào tạo thi nâng bậc
• Đào tạo công nhân mới
a. Đầu tư phần mềm quản lý – kinh phí: 100tr đồng
• Phần mềm thanh toán lương đến từng cá nhân và qua thẻ ATM 100%
người lao động ( 35Tr.VNĐ)
• Phần mềm quản lý máy, thiết bị (20Tr.VNĐ)
• Nâng cấp hệ thống mạng LAN tại Tràng An – Hà Nội và thực hiện liên kết
thông tin với nhà máy Tràng An 2 tại Cửa Lò (45TR.VNĐ)
b. Triển khai các qui chế khen thưởng
• Xây dựng quy chế khen thưởng chính thức của công ty
• In các mẫu giấy khen, biểu tượng giải thưởng…
2.2.4. Kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất-kinh doanh
- Nhà máy Tràng An No.2, Cửa Lò, Nghệ An bắt đầu đi vào sản xuất vào
quý III/2009 với 2 sản phẩm Teppy Snack và bánh Rice Cracker. Trong đó:
• Kinh phí đầu tư : 64.530 tr VNĐ ( vốn điều lệ 10 Tỷ đồng và vốn vay
54.530 tr đồng)
• Lao động: 250 người
- Nhà máy Tràng An No.1, Đức Thượng, Hoài Đức.
Kế hoạch: Từ 2009 tiếp nhận mặt bằng, thiết kế xây dựng nhà máy Tràng
An.1 và đi khởi công xây dựng từ 2010.
- Công ty thương mại Tràng An
Đề án công ty thương mại Tràng An thuê trụ sở tại công ty cổ phần Tràng An
với vốn điều lệ 6 tỷ VNĐ. Với ngành nghề: kinh doanh phân phối bánh kẹo, bia
rượu, nước giải khát…