Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.67 KB, 16 trang )

Giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả cho vay
đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng
Công thương khu vực Hai Bà Trưng trong thời gian tới
3.1 Định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực
Hai Bà Trưng trong thời gian tới :
3.1.1 Các mục tiêu cụ thể :
Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ của NHCTVN được cụ thể hoá
và quyết định triển khai giữa Ban giám đốc và các đồng chí trưởng
phòng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng quyết tâm
phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu năm 2009 như sau :
- Tổng nguồn vốn huy động tăng 15% ( đã loại trừ 320 tỷ lãi suất
cao của BHXH trả vào ngày 6/1 theo chỉ đạo của NHCTVN ) đạt 5567 tỷ
vào cuối năm 2009
- Tổng dư nợ và đầu tư tăng 40%, đạt 1200 tỷ thời điểm 31/12/2009
- Dư nợ nhóm 2 dưới 30 tỷ
- Tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%/ tổng dư nợ.
- Thu nợ xử lý rủi ro 40 tỷ trở lên
- Thu dịch vụ tăng 15% đạt 6520 triệu
- Trích dự phòng rủi ro dưới 14 tỷ
- Lợi nhuận đã trích dự phòng rủi ro : 90 tỷ trở lên.
Để thực hiện được các mục tiêu trên trong môi trường kinh doanh
năm 2009 là năm kinh tế thế giới suy giảm do tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu , kinh tế trong nước bị tác động mạnh, năm
2009 sẽ là năm hoạt động Ngân hàng thương mại rất khó khăn do sẽ có
nhiều khách hàng kinh doanh thua lỗ, nợ xấu có nguy cơ tăng, lãi suất
huy động cao có nhiều khoản huy động với thời gian huy động dài 6 –
12 tháng với lãi suất 14-17 %/năm trong khi lãi suất cho vay chỉ ở mức
9,5-12,5%/năm, lãi suất gửi vốn 9%/năm và còn tiếp tục giảm thấp, môi
trường kinh doanh vừa rủi ro cao vừa cạnh tranh gay gắt và quyết liệt
hơn.
3.1.2 Phương hướng hoạt động :


- Duy trì và giữ nhịp độ tăng trưởng tín dụng, tăng cường chất
lượng và hiệu quả tín dụng.
- Đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng cho các khách hàng là doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư nguyên liệu, xây
dựng. Đẩy mạnh đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xây dựng cơ bản… Chú trọng cho vay trung- dài hạn đối với các dự án
và lĩnh vực kinh tế được Nhà nước khuyến khích, ưu tiên như dầu khí,
điện lực, bưu chính, hàng không, đường sắt…
- Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng tiêu
dùng mà trước hết là đầu tư cho việc mở rộng quy mô và đổi mới các
công nghệ của các cơ sở hiện có.
- Đẩy mạnh hoạt động vốn tín dụng uỷ thác và đẩy mạnh việc giải
ngân các dự án có nguồn vốn nước ngoài đã được cam kết.
- Ngừng đầu tư và rút dần dư nợ từ các doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ hoặc sản xuất kinh doanh không ổn định, tình hình tài chính không
lành mạnh.
- Tiếp tục thực thi công tác, chiến lược khách hàng để thu hút các
doanh nghiệp Nhà nước đến giao dịch.
3.2 Một số biện pháp tăng cường hiệu quả cho vay đối với khách hàng
doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai
Bà Trưng :
Qua những nghiên cứu phân tích ở trên về tình hình cho vay tại Chi
nhánh đối với các doanh nghiệp lớn, có thể đưa ra một số giải pháp
tăng cường hiệu quả cho vay doanh nghiệp lớn tại Chi nhánh NHCT khu
vực Hai Bà Trưng như sau:
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy trình thẩm định cho vay
Quy trình thẩm định cho vay phải căn cứ vào văn bản hướng dẫn
hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng, cũng như những quy định
của Ngân hàng Nhà nước nói chung. Khi quy trình đó được thực hiện
một cách đồng bộ, cụ thể, hợp lý và liên tục cập nhật, Ngân hàng sẽ

giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động cho vay.
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là văn bản quy định cụ thể các bước trong hoạt
động cho vay tại Chi nhánh, góp phần làm cho chất lượng cho vay ổn
định và đạt được mục tiêu ban đầu đề ra. Do đó, chi nhánh cần hoàn
thiện các chính sách về đảm bảo, chính sách khách hang, chính sách
quy mô và giới hạn cho vay …Đây là những chính sách mang tính quyết
định ảnh hưởng tới độ an toàn, quy mô của hoạt động cho vay, do vậy
việc đua ra các chính sách này cần phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ
thực trạng tại chi nhánh, thực trạng các đối tượng khách hang,thực
trạng kinh tế và pháo lý.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng hoạt động theo quy trình cho vay :
Quy trình cho vay tại Chi nhánh cần được quy định và hướng dẫn
cụ thể hơn nữa. Các bước phải được làm rõ hơn với từng đối tượng
khách hàng khác nhau cụ thể như thế nào. Quy trình cần được liên tục
cập nhật, điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của các quy định về pháp
luật, môi trường kinh tế, về đặc điểm khách hàng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình cho vay cần mang tính bắt
buộc, có sự ràng buộc về trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với quy
trình tín dụng, cụ thể trong từng bước thực hiện. Khi có ràng buộc như
vậy, việc thực hiện theo các bước trong quy trình tín dụng mới thật sự
hiệu quả và chính xác. Ngoài ra, cũng cần xây dựng thêm một một vài
công đoạn đặc biệt như thẩm định tài chính, tìm kiếm thông tin, quản lý
dư nợ khách hang mang tính chuyên môn hoá cao, từ đó có thể phân
công chuyên môn hoá công việc cho các nhân viên tín dụng, nâng cao
hiệu quả của hoạt động cho vay.
Ngoài ra, quy trình cho vay cũng cần có sự mềm dẻo , linh hoạt
trong từng trường hợp, bởi không phải trong hoàn cảnh nào cũng có thể
áp dụng cùng một cách giống nhau. Sự linh hoạt trong sự thống nhất sẽ
làm cho hoạt động cho vay được diễn ra với hiệu quả cao hơn. Tính linh

hoạt này có được từ sự cụ thể và đầu tư kĩ lưỡng, thấu hiểu thị trường
và khách hàng của những người xây dựng quy trình cho vay.
3.2.1.3.Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay
Thẩm định cho vay là cơ sở của một khoản vay tốt. Thẩm định cho
vay là khâu thẩm tra tính trung thực và hiệu quả của khách hàng và dự
án trên nhìêu tiêu chí, từ đó làm cơ sở cho quyết định cho vay hay
không, cho vay như thế nào. Để nâng cao chất lượng thẩm định, Chi
nhánh cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, đặc biệt đối với
đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn có nhiều điểm đặc biệt. Hiện
nay, khi mà định hướng phát triền của Chi nhánh là đa dạng hoá cả đối
tượng và quy mô khách hàng, việc đánh giá phân loại khách hàng là
hết sức cần thiết. Đối tượng doanh nghiệp lớn đang có xu hướng phát
triển đa dạng, sáp nhập thâu tóm, các mô hình tập đoàn đa ngành nghề
kinh doanh đòi hỏi cần có những phương thức tiếp cận và thẩm định
phù hợp …
- Nâng cao chất lượng thông tin khách hàng: các thông tin cần
phải đảm bảo đa dạng, bao quát mọi khía cạnh về khách hàng, ngoài ra
thông tin còn phải chính xác, đầy đủ và được cập nhật kịp thời. Từ đó,
đưa ra các đánh giá và tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng theo
quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Việc xếp hạng cũng
chính là việc phân loại khách hàng để từ đó dễ dang hơn trong việc
quản lý và theo dõi khách hàng, trước , trong và sau quá trình cho vay
đối với khách hàng.
Muốn việc đánh giá và xếp hạng đạt được tính chính xác cao nhất,
cần nâng cấp và đổi mới hệ thống phân tích khách hàng, bao gồm hệ
thống tiêu chí tài chính và phi tài chính. Hệ thống tiêu chí tài chính cần
xây dựng với mỗi nhóm khách hàng và ngành hàng trong từng giai đoạn
cụ thể. Hệ thống tiêu chí phi tài chính, do tính chất định tính nên cần
được sử dụng một cách linh hoạt.

Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về những đối
tượng doanh nghiệp lớn có quy mô lớn và hoạt động sản xuất kinh
doanh phức tạp, có nhiều xu hướng phát triển đa dạng. Việc doanh
nghiệp lớn thâu tóm, hay thay đổi hướng sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới khoản vay đã cấp và những hoạt động cho vay sẽ cấp. Do vậy, khi có
cán bộ chuyên trách phụ trách và nghiên cứu sâu về các đối tượng này
sẽ theo dõi được hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời có thể tư vấn
và kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: Ngân hàng chỉ cho vay
khi dự án mà ngân hàng sẽ tài trợ phải đảm bảo hoạt động có lợi nhuận,
có khả năng trả nợ cho ngân hàng sau này. Do đó, ngoài việc thẩm định
về khách hàng vay, cần phải chú trọng đặc biệt đến việc thẩm định chất
lượng của dự án, từ đó mới có thể ra quyết định cho vay hay không.

×