Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tham luận quỹ hỗ trợ điểm trường - cực hot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.7 KB, 3 trang )

THAM LUẬN
THỰC HIỆN QUỸ HỖ TRỢ ĐIỂM TRƯỜNG VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA
BAN ĐẠI DIỆN CMHS.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trường TH Vĩnh Thịnh B thuộc xã Vĩnh Thịnh, địa bàn rộng, dân cư ở rãi
rác các tuyến kinh, đường đi lại khó khăn về mùa mưa; hộ nghèo và học sinh là
người dân tộc có tỷ lệ khá cao. Cơ sở vật chất còn hạn chế, phòng học và bàn ghế
học sinh đang xuống cấp
Trong những năm gần đây ( từ năm 2007 đến năm 2009), Quỹ hỗ trợ
trường/ điểm trường được thực hiện ở tất cả các trường học trên địa bàn huyện
Hòa Bình. Trường TH Vĩnh Thịnh B là một trong những trường được hưởng lợi từ
chương trình đó của Quỹ hỗ trợ.
Qua 3 năm được hưởng lợi từ quỹ Hỗ trợ nói trên, trong quá trình thực hiện
Quỹ Hỗ trợ điểm trường và sự phối hợp của của Ban Đại diện cha mẹ học sinh đã
giúp cho nhà trường từng bước đạt được nhiều kết quả trong giảng dạy của giáo
viên và học tập của học sinh như sau:
II. KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUỸ HỖ TRỢ CÁC ĐIỂM
TRƯỜNG:
Từ năm học 2007 – 2008 đến năm học 2009 – 2010, trường đã nhận số tiền
từ Quỹ Hỗ trợ các điểm trường là 34 800 000 đ chi cho hỗ trợ học sinh là
26983000 đ ( được dùng để mua quần áo, tập vở, cặp học sinh và dụng cụ học tập
khác). Có 721 học sinh được hưởng lợi từ quỹ hỗ trợ, trong đó có 325 học sinh
được nhận áo quần mới từ quỹ hỗ trợ. Chi sửa chữa CSVC là 7817000 đ. Với việc
sử dụng Quỹ Hỗ trợ ở các điểm trường đã đem lại những lợi ích cho học sinh ở các
điểm trường như sau.
a. Chất lượng giảng dạy và học tập.
1. Về việc huy động học sinh ra lớp.
Tính từ năm học 2007 – 2008 đến nay, hàng năm số lượng học sinh đều
tăng, trong đó có tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đúng độ tuổi, cụ thể :
Năm học 2007 – 2008, số học sinh đến lớp là 492 hs, trong đó 6 tuổi vào lớp
1 là:82 / 85, tỷ lệ 96,5% ; năm 2008 – 2009 là 527hs, 6 tuổi vào lớp 1 là 61/ 64, tỷ


lệ 95,3 %; năm 2009 – 2010 là 558 hs, 6 tuổi vào lớp 1 là 89 / 89, tỷ lệ 100%.
2. Về việc duy trì sĩ số học sinh.
Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm nhiều so với những năm trước đó, cụ thể:
Năm học 2007 – 2008 học sinh bỏ học là 13 hs, tỷ lệ 2,6 %; năm 2008 –
2009 là 06 hs, tỷ lệ là 1,1%; năm 2009 – 2010 là 09 hs, tỷ lệ là 1,6%.
3. Chất lượng học lực của học sinh.
Do có được sự hỗ trợ nên các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ
điều kiện để an tâm học tập nên chất lượng từng bước được nâng lên. Năm học
2007 – 2008, số học sinh lên lớp và hoàn thành chương trình tiểu học là 417 / 475,
tỷ lệ 87,7%; năm 2008 – 2009 là 454/ 504 hs, tỷ lệ là 90,1%; năm 2009 – 2010 là
496/ 527 hs, tỷ lệ 94,1%.
Trang 1

4.Trình độ chuyên môn.
Trình độ của giáo viên được nâng lên trên chuẩn ( từ Cao đẳng trở lên ) là
16 / 25 gv, đạt tỷ lệ 64% ở năm học 2009 – 2010.
b. Cơ sở vật chất.
Đã giúp cho trường sửa chữa lại một số công việc như: sửa lại nền 3
phòng học , cửa sổ 5 phòng học ở trung tâm, sửa bàn ghế học sinh, mua sắm
thêm 1 bàn giáo viên, đồ dùng dạy học cho giáo viên, bình lọc nước sạch cho
học sinh sử dụng ở các điểm trường, góp phần làm khang trang lớp học , tạo
cảnh quan đẹp để CMHS an tâm khi đưa con em đến trường..
Quỹ Hỗ trợ các điểm trường đã tạo được điều kiện học tốt ở học sinh
trong đó là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tỷ lệ học sinh bỏ học được
giảm dần. Điều này góp phần không nhỏ đối với nhà trường trong việc duy trì sĩ
số học sinh và giữ vững kết quả PCGDTH đúng độ tuổi trên địa bàn.
III. SỰ PHỐI HỢP CỦA BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Quỹ Hỗ trợ
các điểm trường, nhà trường kết hợp với cha mẹ học sinh tổ chức thành lập ra
Ban Đại diện cha mẹ học sinh ở các điểm trường và của trường với nhiệm vụ là

giám sát, đánh giá, kiểm tra việc mua sắm, cấp phát cho các đối tượng được
hưởng lợi đúng theo quy định, hỗ trợ tu sửa nhỏ và trang bị các tiện nghi phục vụ
cho hoạt động dạy và học, hỗ trợ các phong trào thi đua khác nhằm khuyến khích
động viên, tạo động lực cho giáo viên - học sinh thực hiện tốt việc dạy và học.
Với sự tham mưu của nhà trường kết hợp với Ban Đại diện CMHS cùng
thống nhất xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quý, năm và góc dự án đảm bảo
đúng quy định và các thành phần đoàn thể xã hội cùng tham gia. Trong 3 năm
qua, Ban Đại diện cha mẹ học sinh đã tổ chức phối hợp chính quyền địa phương
gặp gở vận động những gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn cho con em đến
trường, tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, của dự án trẻ khó khăn đã chuẩn
bị các điều kiện giúp đở cho các em như :tặng SGK, tập vở; quần áo và các dụng
cụ học tập khác cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn;
Giúp nhà trường thực hiện tốt việc duy trì sĩ số bằng cách động viên và giúp
đở kịp thời những học sinh có nguy cơ bỏ học và có biện pháp giúp đỡ kịp thời,
làm giảm đi tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm.
Ngoài sự hỗ trợ của Dự án, ban Đại diện CMHS trong 3 năm qua đã vận
động cha mẹ học sinh, các nhà hảo tâm với số tiền là 41155000 đ làm mới 60 m
đường đi , sửa chữa nhỏ các phòng học, bàn ghế học sinh, lắp hệ thống đèn ở 7
phòng học của điểm trung tâm đảm bảo ánh sáng cho học sinh học tập.
Kết hợp với chính quyền địa phương vận động 5000 quyển tập tặng cho
học sinh nghèo vào đầu năm học mới.;
Kết hợp với Đoàn , Đội vận động được 5610000 đ tổ chức cho học sinh có
quà bánh vui đón tết Trung thu hàng năm;
Kịp thời khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích trong giảng
dạy và học tập qua các phong trào thi đua của trường, sơ kết và tổng kết năm học
Trang 2
làm động lực thúc đẩy để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ cũng như việc vươn
lên đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập của học sinh
Bên cạnh những kết quả hoạt động của Ban Đại diện CMHS đã làm được
trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế do điều kiện thực tế của địa phương

như:
- Việc tham dự họp phụ huynh không đầy đủ.
- Địa bàn không có các cơ sở sản xuất lớn, các doanh nghiệp làm hảo tâm,
phần lớn các khoản đóng góp do vận động ở cha mẹ học sinh có con em đang học
nên chưa đáp ứng được như ý muốn.
- Một số thành viên trong Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp, trường
còn hạn chế trong việc tuyên truyền vận động cũng như các hoạt động khác theo
kế hoạch .
2. Kết luận:
3 năm , thời gian chưa dài nhưng cũng đũ để thay đổi diện mạo các điểm
trường của trường TH Vĩnh Thịnh B, nhờ có sự hỗ trợ mà các em học sinh có hoàn
cảnh khó khăn không phải nghỉ học hay đến trường không phài thiếu đồ dùng để
học tập, không còn ngồi học trong những phòng học xuống cấp, không đảm bảo đủ
điều kiện để học tập và giảng dạy. Điều kiện dạy và học đã được cải thiện, chắc
chắn rằng chất lượng giáo dục của trường còn tiếp tục được vươn lên trong thời
gian tới.
Trang 3

×