Tải bản đầy đủ (.doc) (178 trang)

GDCD 6 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.43 KB, 178 trang )

Ngày dạy:

/

/2018

Tiết 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA,
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Giúp HS biết được cấu trúc của chương trình môn GDCD 6.
- Biết cách sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Biết áp dụng các phương pháp học tập để đạt hiệu quả tốt
b) Về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng sgk, tài liệu tham khảo, linh hoạt trong việc vận dụng
các phương pháp học tập.
- Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác khi học
các phạm trù đạo đức, cách ứng xử thực hiện một số quy định pháp luật.
- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, liên hệ được những kiến thức đã học
vào cuộc sống thực tiễn.
c) Về thái độ:
Yêu thích môn học, tự giác học tập và rèn luyện bản thân.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực
sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải
quyết vấn đề xã hội, năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công
dân với cộng đồng, đất nước, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp
pháp luật và chuẩn mực đạo đức pháp luật.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:


a) Chuẩn bị của giáo viên:
Một số tài liệu (Hiến pháp 2013, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
Luật giao thông đường bộ...)
b) Chuẩn bị của học sinh:
Nghiên cứu trước nội dung bài và sưu tầm cập nhật thồng tin liên quan đến
bài học.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: ....................................
* Kiểm tra bài cũ: Không
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1. Hướng dẫn sử dụng 1. Hướng dẫn sử dụng SGK.
SGK
* Mục tiêu
- HS cần nắm được cấu trúc nội dung
trương trình, cấu trúc bài học.
1


- Phát triển năng lực tự học, năng lực
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
HS hoạt động cả lớp khai thác nội dung
SGK để trả lời câu hỏi
GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp trả
lời câu hỏi
? Chương trình SGK GDCD lớp 6 gồm
bao nhiêu bài? Được chia thành mấy
chủ đề?

? Thông tin trong SGK được thể hiện
như thế nào?
HS trình bày, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận.
- SGK GDCD 6 gồm 18 bài được chia
làm hai chủ đề:
+ Đạo đức
+ Pháp luật
- Thông tin trong SGK được thể hiện:
+ Kênh chữ (chủ yếu)
+ Kênh hình (ít)
- Cấu trúc SGK gồm:
+ Trang bìa
+ Nội dung các bài
+ Mục lục
GV giới thiệu cấu trúc SGK được trình - Cấu trúc bài học
bày: trang bìa; nội dung từng bài lần
lượt từ bài 1 đến bài 18; mục lục.
? HS quan sát cấu trúc của một bài bất
kỳ, cho biết cấu trúc một bài học được
chia làm mấy phần? Đó là những phần
nào?
? Ngoài sử dụng SGK sử dụng cho học
tập bộ môn còn có những tài liệu nào
khác?
HS quan sát trả lời.
GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ Phần 1: Truyện đọc (truyện, tình
huống, thông tin, tranh ảnh ... và phần
câu hỏi gợi ý)

+ Phần 2: Nội dung bài học và tài liệu
tham khảo.
+ Phần 3: Bài tập.
- Tài liệu:
+ Tình huống GDCD.
+ Sách pháp luật, báo, thông tin trong
thực tế...
2


Hoạt động 2. Tìm hiểu phương pháp 2. Phương pháp học tập bộ môn
học tập bộ môn
* Mục tiêu
- Có kỹ năng, phương pháp học tập bộ
môn tốt.
- Phát triển năng lực tự học, năng lực
giải quyết vấn đề.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
HS hoạt động nhóm khai thác kiến thức
trả lời câu hỏi
GV tổ chức HS thảo luận 4 nhóm trong
3 phút.
? Theo em học môn GDCD như thế nào
để đạt kết quả cao?
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ, trình bày, bổ
sung.
GV: Nhận xét và kết luận. Giới thiệu
một số tài liệu liên quan.
- Cần chuẩn bị trước bài ở nhà.
- Phải biết kết hợp khai thác kiến thức

trên cả kênh chữ và kênh hình.
- Biết liên hệ với thực tế, vận dụng kiến
thức đã học để giải quyết các tình huống
xảy ra trong thực tiễn.
- Biết sử dụng tình huống để sắm vai...
c) Củng cố, luyện tập:
Câu 1. Môn GDCD ở lớp 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì?
Định hướng:
- Chủ đề đạo đức và chủ đề pháp luật.
Câu 2. Để học tốt môn GDCD ở lớp 6 các em cần phải học như thế nào?
Định hướng:
- Học hết nội dung SGK, khai thác kiến thức trên cả kênh chữ và kênh hình.
- Liên hệ lí thuyết với thực tế.
- Tìm hiểu sưu tầm các thông tin liên quan đến bài học.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Đọc và chuẩn bị trước bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
+ Tìm hiểu những tấm gương, những câu chuyện thể hiện sự chăm sóc rèn
luyện thân thể.
+ Trả lời câu hỏi phần gợi ý, bài tập.
********************************************

3


Ngày dạy:

/

/2018


Tiết 2 - Bài 1

TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Hiểu được thân thể sức khỏe là tài sản quý nhất của mỗi người, cần phải tự
chăm sóc rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
- Nêu được cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể (ví dụ minh họa).
- THBVMT: Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, cần giữa
gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở, trường học, khu dân cư.
- TH Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS: Bài 1
“Đôi chân Bác Hồ’
b) Về kĩ năng:
- Biết nhận xét đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện thân thể của bản thân
và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc rèn luyện
thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể bản thân và thực hiện kế
hoạch đó.
c) Về thái độ:
Có ý thức tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực giao
tiếp, tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết xã
hội, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn
mực đạo đức xã hội.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a) Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh Bác Hồ chơi bóng chuyền với các chiến sĩ. Kể chuyện Bác Hồ về
việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: .......................................
* Kiểm tra bài cũ: Không
b) Dạy nội dung bài mới:
4


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
1. Truyện đọc:
* Mục tiêu
“Mùa hè kì diệu”
- Giúp HS hiểu nội dung truyện đọc.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề,
sử dụng ngôn ngữ.
HS đọc truyện đọc SGK.
? Qua truyện đọc hãy cho biết điều kì diệu gì
đã đến với Minh trong kì nghỉ hè vừa qua?
? Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy?
? Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người
không? Vì sao?

HS: Trả lời.
GV: Con người có sức khoẻ thì mới tham gia - Mùa hè này Minh được đi học
tốt các hoạt động như: Lao động, học tập, vui bơi và đã biết bơi.
chơi giải trí...
- Minh được thầy giáo Quân hướng
dẫn cách luyện tập thể thao.
? Bản thân em hãy giới thiệu các hình thức tự
chăm sóc, rèn luyện thân thể và nêu tác dụng
của việc tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ, rèn
luyện thân thể?
HS: Trả lời cá nhân, cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Đánh giá, nhận xét.
- Giới thiệu tranh: Bác Hồ chơi bóng chuyền
với các chiến sĩ.
* Tích hợp: Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh.
HS: Thảo luận nhóm tìm hiểu về ý nghĩa của
việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
GV chia lớp thành nhóm lớn: 3 nhóm, thời
gian: 8 phút.
Nhóm 1: Chủ đề sức khoẻ đối với học tập?
Nhóm 2: Chủ đề sức khoẻ đối với lao động?
Nhóm 3: Chủ đề sức khoẻ đối với vui chơi giải
trí?
HS: Các nhóm thảo luận cử đại diện báo cáo
kết quả, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV: Đánh giá kết quả các nhóm và chốt kiến
5



thức:
+ Đối với học tập: Sức khoẻ không tốt ngồi
học uể oải, mệt mỏi, không tiếp thu được bài
giảng, về nhà không học được bài -> kết quả
kém.
+ Lao động: Sức khoẻ không đảm bảo -> công
việc khó hoàn thành, năng xuất lao động thấp
-> thu nhập giảm đi.
+ Vui chơi giải trí: Sức khoẻ không tốt, tinh
thần buồn bực, khó chịu, chán nản, không
hứng thú khi tham gia các hoạt động học tập.
* Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối
sống:
Yêu cầu HS đọc truyện đọc “đôi chân bác
Hồ” và trả lời các câu hỏi theo nội dung SGK.
Bài học: Việc Bác Hồ không hề quản ngại khó
khăn, luôn sẵn sàng đi bộ trong mọi hoàn
cảnh cho thấy phong cách sống giản dị của
Bác, vẻ đẹp của sự tự ý thức rèn luyện sức
khoẻ cho bản thân
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
2. Nội dung bài học:
* Mục tiêu
- Hiểu được thân thể sức khỏe là tài sản quý ,
biết cách tự chăm sóc rèn luyện.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức
khoẻ, rèn luyện thân thể.
- THBVMT: Môi trường trong sạch ảnh hưởng
tốt đến sức khỏe, cần giữa gìn vệ sinh cá

nhân, vệ sinh nơi ở, trường học, khu dân cư.
- Biết đánh giá hành vi tự chăm sóc rèn luyện
thân thể, đưa ra cách xử lí phù hợp để tự chăm
sóc rèn luyện thân thể.
- Đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
bản thân và thực hiện kế hoạch đó.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề,
hợp tác, giao tiếp.
? Theo em sức khoẻ có cần cho mỗi người
không? Vì sao? Lấy ví dụ?
a. Thân thể, sức khỏe là quý nhất
HS: Trả lời.
đối với mỗi con người, không gì
có thể thay thế được, vì vậy phải
biết giữ gìn, tự chăm sóc, rèn
luyện để có thân thể, sức khỏe tốt.
6


VD. Người thường xuyên giữ gìn sức khỏe,
tập luyện hàng ngày sẽ có cơ thể đẹp, nhanh
nhẹn, sức chịu đựng dẻo dai...
HS ứng xử tình huống thể hiện biết tự chăm
sóc, rèn luyện thân thể: Khi trời rét, trời nắng
nóng, khi thấy người mệt mỏi...
+ Trời rét thì phải mặc ấm, hạn chế ăn, uống
đồ lạnh;
+ Trời nắng, nóng phải đội mũ, nón khi ra
đường, tắm rửa thường xuyên;
+ Khi thấy người mệt mỏi phải báo cho cha

mẹ biết để kịp thời khám bệnh.
* Tích hợp giáo dục môi trường:
Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức
khỏe, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi
ở, trường học, khu dân cư; không khạc nhổ,
vứt rác bừa bãi, …
b. Ý nghĩa:
? Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể có ý
nghĩa gì đối với phát triển thể chất và tinh
- Mặt thể chất: Giúp ta có cơ thể
thần?
khỏe mạnh, cân đối có sức chịu
HS: Trả lời.
đựng dẻo dai, thích nghi được với
mọi biến đổi của môi trường và do
đó làm việc, học tập có hiệu quả.
- Mặt tinh thần: Thấy sảng khoái,
lạc quan, yêu đời.
c. Cách tự chăm sóc rèn luyện thân
? Nêu những việc làm để tự chăm sóc, rèn
thể:
luyện thân thể?
- Giữ vệ sinh cá nhân (vệ sinh răng
HS: Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: Giữ
miệng, tai mũi, họng, mắt), ăn
gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống sinh hoạt điều độ,
uống điều độ, đảm bảo vệ sinh,
đảm bảo vệ sinh đúng giờ giấc; kết hợp làm
đúng giờ;
việc nghỉ ngơi hợp lí; luyện tập thể dục thể

- Kết hợp học tập, làm việc, nghỉ
thao thường xuyên; phòng bệnh cho bản thân,
ngơi hợp lí;
khi thấy có bệnh kịp thời đến cơ sở y tế khám
- Luyện tập thể dục thể thao
và điều trị...
thường xuyên;
- Phòng bệnh cho bản thân, khi
thấy có bệnh kịp thời đến cơ sở y
tế để khám và điều trị...
? Bản thân em có thiếu sót, thói quen có hại
cho sức khỏe?
VD. Dậy muộn, ăn nhiều chất kích thích, ăn đồ
tái, sống, để sách quá gần khi đọc, ...
? Mỗi người cần làm gì để có sức khỏe tốt?
+ Mỗi người phải có kế hoạch tự chăm sóc,
7


rèn luyện thân thể và thực hiện đúng kế hoạch;
+ Cần thường xuyên quan tâm đến việc giữ
gìn, chăm sóc sức khỏe và thực hiện đều đặn
kế hoạch rèn luyện thân thể.
+ Tránh những việc làm có hại cho sức khỏe.
Hoạt động 3: Bài tập.
3. Bài tập:
* Mục tiêu
- Bài tập a
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề,

tự nhận thức điều chỉnh hành vi.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập a tại lớp.
Đáp án đúng: 1, 2, 3, 5.
HS: Làm việc cá nhân.
GV: Yêu cầu 2 em lên bảng làm bài tập.
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét.
Cho bài tập tình huống sau:
Một bạn gái đang học lớp 6, cân nặng 38,5 kg,
cao 1,38m, có thấp không? Làm thế nào để
tăng chiều cao? Muốn thon thả hơn thì ngoài
tập thể dục, thể thao cần có chế độ ăn uống
ntn?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Gợi ý: Nếu cha mẹ “rất cao”: em có thể
có cơ hội để tăng chiều cao.
+Chế độ dinh dưỡng: ăn thức ăn có chứa: Đạm
(thịt, trứng, sữa…) Sắt, Kẽm (gan, lòng đỏ
trứng gà…), Canxi (cá, tép, tôm…), Không
kiêng khem. Thể dục: bóng rổ, đu xà, bóng
chuyền, bật cao, bơi…
? Em hãy cho biết những hoạt động cụ thể ở
địa phương em về việc rèn luyện sức khoẻ?
HS: Sáng sớm các ông bà tập thể dục. Các cô
chú chạy bộ (đi bộ) trên đường. Chơi cầu lông
(cả già lẫn trẻ). Thể dục nhịp điệu…
GV: Kết luận, khái quát toàn bài.
GV: Giới thiệu cho HS một số câu ca dao tục
ngữ về sức khoẻ:
“Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”

“Cơm không rau như đau không thuốc”.
“Thà vô sự mà ăn cơm hẩm còn hơn đeo bệnh
mà uống sâm nhung”
c) Củng cố, luyện tập:
- Tổ chức cho hs chơi trò trơi sắm vai với nội dung tình huống như sau:
Tình huống 1: Một học sinh dáng điệu mệt mỏi, gầy gò hay xin nghỉ học để
xuống phòng y tế.
8


Tình huống 2: Một bác công nhân ốm yếu, nghỉ việc để chữa bệnh, nhà
nghèo, con không được đi học.
GV: Chia 2 nhóm hs, mỗi nhóm trình bày một tình huống.
HS: Tự phân vai và viết lời thoại và trình bày tình huống của mình. Các
nhóm trình bày tiểu phẩm, cả lớp theo dõi và nhận xét.
GV: đánh giá vai diễn và nội dung thể hiện của từng nhóm có cho điểm
nhóm trình bày xuất sắc.
GV: Kết luận vấn đề.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập b, c, d SGK trang 5.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về sức khoẻ.
- Môi trường trong sạch ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của con người.
- Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, làm trong sạch môi trường sống ở gia đình,
trường học và địa phương…Không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, quét dọn thường
xuyên…để bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ
- Em hãy viết một đoạn văn kể về những việc làm của bản thân và gia đình
em đã làm để chăm sóc và rèn luyện sức khỏe.
- Làm thế nào để trở thành một người khỏe mạnh.
- Đọc, chuẩn bị trước bài 2: Sưu tầm những mẩu truyện thể hiện tính siêng
năng kiên trì ở trường, lớp và địa phương.

***************************************

9


Ngày dạy:

/

/2018

Tiết 3 - Bài 2
SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên trì.
- Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Tích hợp: Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- TH Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS: Bài 4
“Hai bàn tay”
b) Về kĩ năng:
- Tự đánh giá được hành vi bản thân và của người khác về siêng năng, kiên
trì trong học tập, lao động…
- Biết siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động sống
hằng ngày.
c) Về thái độ:
Quý trọng những người siêng năng, không đồng tình với các biểu hiện của
sự lười biếng hay nản lòng.
* Năng lực phát triển:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực giao
tiếp, tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết xã
hội, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn
mực đạo đức xã hội.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và chuẩn bị trước bài.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: ....................................
* Kiểm tra bài cũ:
? Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ của bản thân?
b) Dạy nội dung bài mới:

10


Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
1. Truyện đọc:
* Mục tiêu
“Bác Hồ tự học ngoại ngữ”
- Biết khai thác nội dung siêng năng, kiên
trì qua truyện đọc.

- Phát triển năng lực tự học.
GV: Yêu cầu 2 HS đọc truyện “Bác Hồ tự
học ngoại ngữ”
? Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng
nước ngoài? Đó là những tiếng nào?
HS: Trả lời.
GV: Bác còn biết tiếng Đức, Ý, Nhật…
khi đi đến nước nào Bác cũng học tiếng
nước đó.
? Vậy Bác đã tự học ngoại ngữ như thế
nào?
? Trong quá trình học ngoại ngữ Bác có
gặp khó khăn gì không?
HS: Trả lời
GV bổ sung: Bác học ngoại ngữ trong lúc
Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu
cuộc sống của các nước, tìm hiểu đường
lối cách mạng…
GV: Chốt kiến thức:
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng
quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác
* Tích hợp: Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy thành công trong sự nghiệp cách
mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, mạng của mình.
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, noi
theo tấm gương tự học, vươn lên trong
mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.
* Tích hợp bài 4 sách Bác Hồ và những
bài học đạo đức, lối sống:
Yêu cầu HS đọc nội dung truyện đọc

“Hai bàn tay” và trả lời các câu hỏi gợi
ý theo sách, từ đó rút ra bài học: Về lòng
yêu nước, ý chí và lòng quyết tâm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài 2. Nội dung bài học:
học.
* Mục tiêu
- Nêu được thế nào là siêng năng, kiên
trì.
- Hiểu ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết
11


vấn đề.
? Em hãy kể tên những danh nhân mà em
biết có tính siêng năng kiên trì mà thành
công xuất sắc trong sự nghiệp của mình?
HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, giáo sư –
bác sỹ Tôn Thất Tùng, nhà nông học giáo
sư - Lương Đình Của, nhà văn Nga M.
Gorki, nhà bác học Niutơn, giáo sư Ngô
Bảo Châu…
? Vậy trong lớp chúng ta, bạn nào có đức
tính siêng năng trong học tập ?
HS: Tự liên hệ thực tế những bạn đạt kết
quả cao trong học tập nhờ siêng năng.
GV: Ngày nay có nhiều doanh nghiệp trẻ,
nhà khoa học trẻ, những hộ nông dân làm
kinh tế giỏi…Họ đã làm giàu cho bản
thân, gia đình và xã hội bằng sự siêng

năng, kiên trì.
GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Em hãy chọn những ý thể hiện là người
siêng năng:
1. Là người yêu lao động.
2. Miệt mài trong công việc.
3. Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm
vụ.
4. Làm việc thường xuyên, đều đặn.
5. Làm tốt công việc không cần khen
thưởng.
6. Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
7. Lấy cần cù để bù cho khả năng của
mình.
8. Vì nghèo mà thiếu thốn.
9. Học bài quá nửa đêm.
HS: Trả lời cá nhân, cả lớp nhận xét bổ
sung.
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
? Em hãy nêu khái niệm thế nào là siêng a. Khái niệm:
năng, kiên trì?
HS: Trả lời.
- Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự
GV: Chuẩn kiến thức.
giác, miệt mài trong công việc, làm
việc thường xuyên đều đặn không
12


tiếc công sức.

- Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng,
không bỏ dở giữa chừng mặc dù có
? Liên hệ bản thân lấy ví dụ về siêng gặp khó khăn gian khổ hoặc trở ngại.
năng, kiên trì trong học tập và lao động?
HS: VD trong học tập:
+ Chăm chỉ, kiên trì phấn đấu đạt mục
tiêu trong học tập (đi học đều, làm bài tập
đầy đủ; tích cực xây dựng bài trong lớp,
gặp bài khó không nản lòng…)
VD trong lao động rèn luyện:
+ Tham gia lao động đều đặn, cố gắng
trong khi làm việc để đạt kết quả tốt;
+ Chăm chỉ giúp đỡ cha mẹ các công việc
gia đình;
+ Có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp không
ham các trò chơi vô bổ,…
? Em hiểu thế nào về câu tực ngữ “Có
công mài sắt, có ngày nên kim”?
HS: Trả lời.
? Trái với siêng năng kiên, trì là gì?
HS: Trái với siêng năng là lười biếng, lần
lữa, chốn tránh công việc hay ỉ lại vào
người khác hay đùn đẩy công việc cho
người khác,...
- Trái với kiên trì là hay nản lòng chóng
chán làm được đến đâu hay đến đó, không
quyết tâm và thường không đạt được mục
đích.
GV: Con người muốn tồn tại thì cần phải
siêng năng kiên trì làm ra của cải, xây

dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, người
lại nếu không chịu lao động sẽ nghèo,
không đạt được mục đích gì, trở thành kẻ
ăn bám gia đình xã hội, cuộc sống sẽ trở
nên vô nghĩa...
GV: Tổ chức cho HS hoạt động 3 nhóm
lớn trong 8 phút tìm hiểu biểu hiện của
siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực
hoạt động:
b. Ý nghĩa:
Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của siêng
năng, kiên trì trong học tập?
Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của siêng
năng, kiên trì trong lao động?
Nhóm 3: Tìm những biểu hiện của siêng
13


năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt
động xã hội khác?
HS: Cử nhóm trưởng và thư kí, thư kí ghi
kết quả vào phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn.
GV: Đến từng nhóm hướng dẫn, nhắc
nhở, động viên các em thảo luận tốt.
HS: Cử nhóm trưởng trình bày kết quả.
HS: Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Học tập
Lao động
- Đi học chuyên cần. - Chăm làm việc
- Chăm chỉ làm bài. nhà.

- Gặp bài khó không - Không bỏ dở
nản trí.
công việc.
- Tự giác học tập.
- Không ngại khó.
- Có kế hoạch học - Miệt mài với công
tập.
việc.
- Không chơi la cà.
- Tìm tòi sáng tạo.
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về
siêng năng, kiên trì?
HS: Tay làm hàm nhai
Siêng làm thì có
Miệng nói tay làm
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
GV: Bổ sung cho HS.
Mưa lâu thấm đất.
Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Chân lấm tay bùn.
Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
GV: Kết luận

Hoạt động khác
- Kiên trì luyện tập thể dục thể thao.
- Kiên trì đấu tranh phòng chống các
tệ nạn xã hội.
- Bảo vệ môi trường.

- Đến với đồng bào vùng sâu, vùng
xa, xoá đói giảm nghèo, dạy chữ…

Siêng năng, kiên trì giúp con người
thành công trong công việc, trong
GV: Yêu cầu HS nêu các ví dụ về sự cuộc sống.
thành đạt của:
? HS giỏi trong trường?
? Nhà khoa học trẻ thành đạt trên các
lĩnh vực?
? Làm kinh tế giỏi VAC?
? Làm giàu từ sức lao động của chính
mình nhờ siêng năng kiên trì?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét và cho điểm những HS có
câu trả lời xuất sắc.
GV: Hướng dẫn HS rút ra bài học và nêu
phương hướng rèn luyện. Phê phán những
14


biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài tập
3. Bài tập:
* Mục tiêu
- Biết vận dụng vào làm bài tập
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết
vấn đề.
GV: Yêu cầu cả lớp làm bài tập b vào vở. Bài tập b:
HS: Cả lớp làm bài tập.

Đáp án: 1, 2, 5.
GV: Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập b.
HS: Cả lớp nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét, giải thích.
GV: Kết luận, khái quát toàn bài.
c) Củng cố, luyện tập:
GV: Cho HS làm phiếu điều tra nhanh.
HS: Ghi vào phiếu tự đánh giá mình đã siêng năng và kiên trì hay chưa.
Biểu hiện

Siêng năng, kiên trì

Chưa

+ Học bài cũ
+ Làm bài mới
+ Đi học đều
+ Chăm sóc em
+ Tập thể dục thể thao
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về siêng năng kiên trì.
- Lập bảng tự đánh giá quá trình rèn luyện siêng năng, kiên trì (nếu tự thấy
siêng năng kiên trì đánh dâu (+), chưa thì đánh dấu (-))
Đánh giá cả tuần với 3 nội dung:
Học tập
Công việc ở trường
Công việc ở nhà
- Đọc, chuẩn bị trước bài 3: Sưu tầm những mẩu chuyện về tấm gương tiết
kiệm, những vụ việc làm thất thoát tài sản nhà nước và nhân dân.

*************************************

15


Ngày dạy:

/

/2018

Tiết 4 - Bài 3
TIẾT KIỆM
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là tiết kiệm.
- Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.
- Tích hợp GDMT: Biết tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên
là góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường.
- TH Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho HS: Bài 2
“Được ăn cơm với Bác”
b) Về kĩ năng:
- Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian
của bản thân và của người khác.
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian,
công sức trong các tình huống.
- Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết
kiệm.
- Tích hợp GDMT: Biết các hình thức tiết kiệm góp phần bảo vệ môi
trường

- Tích hợp: Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Biết tấm gương tiết kiệm của Bác Hồ.
c) Về thái độ:
Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực giao
tiếp, tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết xã
hội, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn
mực đạo đức xã hội.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh.
b) Chuẩn bị của học sinh:
Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tiết kiệm.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: ....................................
* Kiểm tra bài cũ:
16


Câu hỏi: Thế nào là siêng năng, kiên trì? Giải thích câu tục ngữ “Có công
mài sắt, có ngày nên kim”
b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

1. Truyện đọc:
* Mục tiêu
“Thảo và Hà”
- Biết khai thác nội dung tiết kiệm qua truyện
đọc.
- Phát triển năng lực tự học
GV: Yêu cầu 2 HS đọc nội dung truyện đọc.
? Theo em bạn Thảo và Hà có xứng đáng để
mẹ thưởng tiền không?
? Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng
tiền?
? Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
? Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước
và sau khi đến nhà Thảo?
? Suy nghĩ của Hà như thế nào?
? Qua câu truyên trên em tự thấy mình đôi lúc
có giống Hà hay Thảo không? Bản thân em đã
biết tiết kiệm như thế nào?
HS: Liên hệ trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức, chuyển ý.
- Hà ân hận vì việc làm của
mình. Hà càng thương mẹ hơn và
tự hứa sẽ tiết kiệm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
2. Nội dung bài học.
* Mục tiêu
- Nêu được thế nào là tiết kiệm, ý nghĩa của
sống tiết kiệm.
- Phát triên năng lực tự học, giải quyết vấn đề,

tự nhận thức điều chỉnh hành vi phù hợp
chuẩn mực đạo đức xã hội.
GV đưa ra các tình huống sau:
Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học rất
khoa học, không lãng phí thời gian vô ích để
đạt kết quả học tập tốt.
Tình huống 2: Chị của Mai học lớp 12, trường
xa nhà. Mặc dù gia đình tập trung để mua xe
máy cho chị, nhưng chị đã không đồng ý.
Hàng ngày chị vẫn đi học băng chiếc xe đạp
Việt Nam sản xuất.
Tình huống 3: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan,
tuy đã lớn nhưng vẫn mặc quần áo của Bố,
Anh để lại.
17


HS: Rút ra nhận xét về các tình huống trên.
HS: Cả lớp nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét ý kiến HS và chuẩn kiến thức.
? Từ phân tích các tình huống trên, em hãy
cho biết tiệt kiệm là gì?
HS: Trả lời.
a. Tiết kiệm là biết sử dụng một
GV: Chốt kiến thức:
cách hợp lí, đúng mức của cải
vật chất, thời gian, sức lực của
mình và của người khác.
GV: Phân biệt tiết kiệm khác hà tiện với xa
hoa lãng phí:

Hà tiện là keo kiệt, sử dụng của cải, tiền bạc
một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần
thiết;
Xa hoa, lãng phí là tiêu phí của cải, tiền bạc,
sức lực, thời gian quá mức cần thiết.
* Tích hợp Chỉ thị số 05-CT/TW:
Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: GV
kể chuyện tấm gương tiết kiệm của Bác Hồ: Bữa
ăn của Bác, Lịch sử ba bộ quần áo. => Qua câu
chuyện ta thấy Bác tiết kiệm trong tiêu dùng thể
hiện sự quý trọng kết quả lao động của xã hội.
* Tích hợp bảo vệ môi trường:
? Trong cuộc sống, ta cần tiết kiệm những gì góp
phần bảo vệ môi trường? Nêu các hình thức tiết
kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường?
HS: Trả lời, lớp bổ sung.
GV: Tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên
nhiên là góp phần giữ gìn, cải thiện môi trường
(làm giảm lượng rác thải ra môi trường; tránh
suy kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái)
? Hãy cho biết các hình thức tiết kiệm có tác
dụng bảo vệ môi trường?
HS: Hạn chế sử dụng đồ dùng làm bằng các
chất khó phân huỷ (đồ nhựa, đồ dùng làm
bằng ni lông…)
+ Trong sản xuất: tận dụng và tái chế đồ dùng
bằng vật liệu cũ, thừa, hỏng…
+ Khai thác hợp lí, tiết kiệm các nguồn tài
nguyên (rừng, động thực vật, khoáng sản…)

GV kết luận: Cần thực hành tiết kiệm ở mọi nơi,
mọi lúc để bảo vệ môi trường, như giữ đồ dùng b. Ý nghĩa:
được bền lâu, hạn chế sử dụng bao ni lông, đồ + Về đạo đức đây là phẩm chất
dùng bằng nhựa, tiết kiệm nước sạch,…
tốt đẹp thể hiện sự quý trọng kết
18


? Sống tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời.

quả lao động của mình và của xã
hội, quý trọng mồ hôi công sức
của mỗi người.
+ Về kinh tế tiết kiệm giúp ta
tích lũy vốn để phát triển kinh tế
gia đình, kinh tế đất nước.
+ Về văn hóa tiết kiệm thể hiện
lối sống có văn hóa.
- Tiết kiệm góp phần giữ gìn bảo
GV: Cần thực hành tiết kiệm ở mọi nơi, mọi vệ môi trường như (hạn chế và
lúc để bảo vệ môi trường (giữ gìn đồ dùng sử dụng lại bao ni lông, đồ dùng
được lâu bền, hạn chế và sử dụng lại bao ni bằng nhựa, tiết kiệm nước sạch..)
lông, đồ dùng bằng nhựa, tiết kiệm nước sạch,
làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tránh
suy kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái…)
? Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có
lợi ích gì?
HS: Tiết kiệm đem lại cuộc sống ấm hạnh
phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Tiết kiệm thì dân giàu nước mạnh.
? Tác hại của việc sống hoang phí?
HS: Dễ dẫn con người đến chỗ hư hỏng, sa
ngã.
? Em hãy liên hệ xem bản thân đã biết tiết
kiệm chưa? Nêu dẫn chứng?
? Nếu thấy bạn sử dụng điện, nước lãng phí,
em sẽ làm gì?
HS: Góp ý, tìm cách ngăn chặn.
? Nếu bạn rủ nghỉ học đi xem phim em sẽ làm
gì?
HS: Kiên quyết từ chối, khuyên bạn tiết kiệm
thời gian tập trung vào việc học.
GV: Trong học tập HS cần biết tiết kiệm, sử
dụng hợp lí đồ dùng, sách vở…
? Hãy lấy một số ví dụ về những việc làm
không biết tiết kiệm?
HS:
+ Cán bộ tiêu xài tiền của nhà nước.
+ Tham ô, tham nhũng.
+ Các công trình chất lượng kém.
+ Làm thất thoát tài sản, tiền của nhà nước…
GV phân tích: Lãng phí làm ảnh hưởng đến
công sức, tiền của của nhân dân. Cho HS biết
một số vụ cụ thể làm nghèo đất nước vì không
19


tiết kiệm.
Ví dụ năm 2016 và 2017 vừa qua:

+ Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng;
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
xảy ra tại Công ty in, thương mại và dịch vụ
Agribank;
+ Vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ” xảy ra tại Tổng Công ty xây dựng đường
thủy Việt Nam;
+ Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước
về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty
cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ
phát triển Bắc Ninh;
+ Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra
tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn
dương Vinashin;
Đảng và nhà nước ta kêu gọi:
“Tiết kiệm là quốc sách hàng đầu”
GV kết luận: chúng ta phải thực hành tiết kiệm
vì điều đó có lợi cho bản thân, gia đình và xã
hội.
GV: Tổ chức cho hs thảo luận theo chủ đề:
“Em đã tiết kiệm như thế nào”
GV: Nêu nhiệm vụ, cách thức tổ chức hoạt
động nhóm: 3 nhóm, thời gian: 8 phút.
- Nhiệm vụ: mỗi nhóm một nhiệm vụ:
Nhóm 1: Rèn luyện tiết kiệm trong gia đình?
Nhóm 2: Rèn luyện tiết kiệm ở lớp, trường?
Nhóm 3: Rèn luyện tiết kiệm ở xã hội?

GV: Phát phiếu và giao việc cho các nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận cử nhóm đại diện báo
cáo kết quả, cả lớ nhận xét và bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức (phụ lục 1)
Rút ra bài học và phương hướng rèn luyện tính
tiết kiệm.
* Tích hợp bài 2 sách Bác Hồ và những bài
học đạo đức, lối sống.
GV yêu cầu HS đọc truyện đọc “Được ăn cơm
vơi Bác” và trả lời các câu hỏi gợi ý theo
20


sách, rút ra bài học: cần có ý thức tiết kiệm,
quý trọng thành quả, công sức lao động của
bản thân và người khác, luôn trân trọng tình
cảm của người khác dành cho mình.
* Tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Cung cấp cho HS tư liệu sau đây:
Sau ngày độc lập, nước ta gặp khó khăn lớn
là nạn đói đe dọa. Bác Hồ đã ra lời kêu gọi
mọi người tiết kiệm lương thực để giúp đồng
bào nghèo bằng biện pháp hũ gạo cứu đói.
Bác gương mẫu thực hiện trước bằng cách
mỗi tuần nhịn ăn một bữa, bỏ số gạo ấy vào
hũ cứu đói.
? Hãy nêu những việc làm thể hiện việc thực
hành tiết kiệm mà em biết?
HS: Thu gom giấy vụn, đồng nát bán lấy tiền
giúp đỡ hs nghèo. Tiết kiệm tiền ăn sáng để

ủng hộ đồng bào lũ lụt.
? Vậy bản thân em đã thực hành tiết kiệm như
thế nào?
HS: Giữ gìn quần áo, sách vở để có thể sử
dụng được lâu dài.
+ Tiết kiệm tiền ăn sáng.
+ Sắp xếp thời gian để vừa học tốt, vừa giúp
đỡ bố mẹ trong các công việc gia đình…
GV: Cần rèn luyện tính tiết kiệm, thực hành
tiết kiệm chính là các em đã góp phần vào lợi
ích xã hội. Ở lứa tuổi các em chưa làm ra của
cải vật chất, cần tiết kiệm để thể hiện sự quý
trọng thành quả lao động của cha mẹ và người
khác.
? Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, danh
ngôn nói về tính tiết kiệm?
HS: Ca dao:
“Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”
Tục ngữ: “Nên có ăn chừng, dùng có mực”
“Thắt lưng, buộc bụng”
“Chẳng lo trước, ắt luỵ sau”
“ Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”
Hoạt động 3: Luyện tập.
3. Bài tập:
* Mục tiêu
- Biết vận dụng vào làm bài tập.
21



- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
GV: Cho HS làm nhanh bài tập a tại lớp.
HS: Làm việc cá nhân.
Bài tập a:
GV: Kết luận, khái quát toàn bài.
Những câu thành ngữ nói về tính
tiết kiệm: 1, 3, 4.
c) Củng cố, luyện tập:
? Giải thích câu thành ngữ sau: Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện?
HS: Làm ra nhiều mà phung phí thì không bằng nghèo mà biết tiết kiệm.
? Cho biết các hình thức tiết kiệm có tác dụng bảo vệ môi trường?
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập b, c trang 8
- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của
tiết kiệm.
- Sưu tầm câu ca dao, danh ngôn, tục ngữ nói về tiết kiệm.
- Thấy được việc tiết kiệm của cải vật chất và tài nguyên thiên nhiên là góp
phần giữ gìn, cải thiện môi trường.
Đọc và chuẩn bị trước bài 4 “Lễ độ”
4. Phụ lục:
Phụ lục 1
Tiết kiệm trong gia đình
- Ăn mặc giản dị
- Tiêu dùng đúng mức
- Tận dụng đồ cũ
- Thu gom giấy vụn
- Không lãng phí điện
nước…


Tiết kiệm ở lớp, trường
- Giữ gìn bàn ghế
- Tắt điện, quạt trước khi
ra về
- Dùng nước xong khoá
lại
- Không làm hỏng tài sản
chung
- Ra vào lớp đúng giờ…

Tiết kiệm ở xã hội
- Giữ gìn tài nguyên thiên
nhiên
- Tiết kiệm điện nước
- Không la cà, nghiện ngập
- Không hái hoa nơi công
cộng.
- Không làm thất thoát tài sản
xã hội.

………………………………………………….

22


Ngày dạy:……/…./2018 tại lớp 6A
Tiết 5 - Bài 4
LỄ ĐỘ
1. Mục tiêu:

a) Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là lễ độ.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người.
b) Về kĩ năng:
- Biết nhận xét đánh giá được hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ
trong giao tiếp, ứng xử.
- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện lễ độ trong tình huống giao tiếp.
- Biết cư xử lễ độ đối với mọi người xung quanh.
c) Về thái độ:
Đồng tình ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người: không đồng tình
với những hành vi thiếu lễ độ.
* Năng lực phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy, năng lực giao
tiếp, tự giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết xã
hội, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất
nước, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật và chuẩn
mực đạo đức xã hội.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a) Chuẩn bị của giáo viên:
Kể chuyện tấm gương HS trong trường biết cư xử lễ độ
b) Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài.
- Sưu tầm những tấm gương điển hình về tính lễ độ ở trường, địa phương nơi
cư trú.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra:
* Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A ..../......
* Kiểm tra bài cũ: 15 phút
Câu 1: (6 điểm): Tiết kiệm là gì? Ý nghĩa của tiết kiệm?

Câu 2: (4 điểm): Hãy kể 3 ví dụ thể hiện tính tiết kiệm?
Đáp án và hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung
Điểm
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải
1
3
vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

23


- Ý nghĩa:
+ Về đạo đức đây là phẩm chất tốt đẹp thể hiện sự quý trọng
kết quả lao động của mình và của xã hội, quý trọng mồ hôi
công sức của mỗi người.
+ Về kinh tế tiết kiệm giúp ta tích lũy vốn để phát triển kinh
tế gia đình, kinh tế đất nước.
+ Về văn hóa tiết kiệm thể hiện lối sống có văn hóa.
- Tắt điện, quạt trước khi ra khỏi lớp.
- Tận dụng đồ cũ: Vở cũ chưa viết làm giấy nháp
2
- Tiêu dùng đúng mức...
- Trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng
b) Dạy nội dung bài mới:

1

1

1
1
1
1
1

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc.
1. Truyện đọc:
Mục tiêu:
“Em Thuỷ”
- Giúp HS hiểu nội dung truyện đọc.
- Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn
đề.
GV: Đọc 1 lần câu truyện “Em Thuỷ” và
gọi 2 HS đọc lại.
Yêu cầu HS lưu ý đoạn hội thoại giữa Thuỷ
và người khách.
? Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ
khi khách đến nhà?
HS: Bạn Thuỷ giới thiệu khách với bà rồi:
+ Nhanh nhẹn kéo ghế mời khách ngồi.
+ Đi pha trà.
+ Mời bà, mời khách uống trà.
+ Xin phép bà nói chuyện.
+ Giới thiệu bố, mẹ.
+ Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động đội, các
hoạt động của lớp.
+ Thuỷ tiễn khách và hẹn gặp lại.

? Em có nhận xét gì về cách cư xử của
Thuỷ?
HS: Trả lời.
- Thuỷ nhanh nhen, khéo léo, lịch sự
GV Chốt kiến thức.
khi tiếp khách.
- Biết tôn trọng bà và khách.
- Làm vui lòng khách và để lại ấn
tượng tốt đẹp.
=> Thuỷ thể hiện là 1 HS ngoan, lễ
độ.
GV: Chuyển ý.
24


Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. 2. Nội dung bài học.
Mục tiêu:
- Giúp HS nêu được khái niệm, biểu hiện
và ý nghĩa của lễ độ.
- Phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải
quyết vấn đề.
GV: Đưa ra các tình huống sau:
Tình huống 1: Mai và Hoà tuy học cùng
khối nhưng khác lớp. Một hôm, hai bạn gặp
cô giáo dạy văn của lớp Mai. Mai lễ phép
chào cô giáo còn Hoà không chào mà chỉ
đứng yên sau lưng Mai.
Tình huống 2: Cường và Tùng vui vẻ đến
trường trên 1 chiếc xe đạp. Bên phải đang
có 1 cụ già chuẩn bị sang đường, 2 em

dừng lại dắt cụ qua đường rồi tiếp tục đi
học.
Tình huống 3: Bố mẹ thường kể chuyện
Bác Minh cùng cơ quan luôn luôn gần gũi,
quan tâm đến cán bộ công nhân viên, vui vẻ
chào hỏi, lịch sự với tất cả mọi người.
? Qua 3 tình huống trên em có nhận xét gì
cách cư xử, đức tính của các nhân vật?
HS: Mai, Tuấn, Hải, bác Minh có cách cư
xử đúng mực, lễ độ quan tâm đến người
khác...
? Vậy thế nào là lễ độ?
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của
HS: Trả lời.
mỗi người trong khi giao tiếp với
người khác.
? Hãy tìm những hành vi, biểu hiện tính lễ
độ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị, cô dì
chú bác?
HS: Điền vào bảng (phụ lục 1)
? Hãy tìm những hành vi biểu hiện trái với
lễ độ
HS: Điền vào bảng (phụ lục 2)
? Hãy nêu những biểu hiện của lễ độ qua
lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt?
HS: Biểu hiện: Biết chào hỏi, thưa gửi, biết
cảm ơn, biết xin lỗi, biết nhường bước, biết
giữ thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những
nơi công cộng ...
- Các biểu hiện của lễ độ: Biết chào

GV: Chốt kiến thức.
hỏi, thưa gửi, biết cảm ơn, biết xin
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×