Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần sonadezi long bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


LÊ THỊ NGỌC SÁU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SONADEZI LONG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC


LÊ THỊ NGỌC SÁU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SONADEZI LONG BÌNH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TRẦN ĐĂNG KHOA

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại công ty cổ phần Sonadezi Long Bình” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Trần Đăng Khoa và chưa được công bố trước
đó dưới bất kỳ hình thức nào.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác.
Đồng Nai, ngày 09 tháng 03 năm
2020
Tác giả

Lê Thị Ngọc Sáu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................................ 3
6. Các nghiên cứu có liên quan ........................................................................................ 3
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 6
1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình ................................................. 6
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 6
1.1.2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty.................................................................... 7
1.1.3Sản phẩm, thị trường và khách hàng chủ yếu của Công ty .............................. 7
1.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh ........................................................................................ 9
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu. ................................................................................... 10
1.3 Xác định nguyên nhân của vấn đề ........................................................................... 11
1.4 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với Sonadezi Long Bình ............................... 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ MÔ
HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ................................................................................ 13
2.1 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh. ........................ 13
2.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh ...................................................................... 13
2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .............................. 14
2.1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh ........................................................................ 14


2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mô hình thẻ điểm cân bằng ............................ 15
2.2.1 Khái niệm tổng quát về thẻ điểm cân bằng .................................................... 15
2.2.2

Vai trò của Thẻ điểm cân bằng ....................................................................... 17


2.2.3 Nội dung các yếu tố của thẻ điểm cân bằng ................................................... 19
2.2.4 Bản đồ chiến lược các mục tiêu trong thẻ điểm cân bằng .............................. 25
2.2.5

Một số rào cản khi thực hiện thẻ điểm cân bằng vào phân tích hiệu quả kinh
doanh ............................................................................................................... 26
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SONADEZI LONG BÌNH ................................................... 28
3.1 Thực trạng sứ mệnh, tầm nhìn của Sonadezi Long Bình ........................................ 28
3.2 Thực trạng chiến lược của Sonadezi Long Bình ..................................................... 28
3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Sonadezi Long Bình năm 2017-2019 .............. 29
3.3.1 Phương diện tài chính ..................................................................................... 29
3.3.2 Phương diện khách hàng ................................................................................. 40
3.3.3 Quy trình kinh doanh nội bộ ........................................................................... 46
3.3.4 Phương diện đào tạo và phát triển .................................................................. 52
3.4 Kết nối các thước đo trong thẻ điểm cân bằng với chiến lược ................................ 58
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH CHO CÔNG TY CP SONADEZI LONG BÌNH ................ 64
4.1 Định hướng chiến lược của Sonadezi Long Bình.................................................... 64
4.2 Mục tiêu năm 2020 của Sonadezi Long Bình ......................................................... 64
4.3

Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty cổ phần
Sonadezi Long Bình ................................................................................................ 66
4.3.1 Giải pháp về phương diện tài chính ................................................................ 66
4.3.2 Giải pháp về phương diện khách hàng ........................................................... 70
4.3.3 Giải pháp về phương diện kinh doanh nội bộ ................................................. 72
4.3.4 Giải pháp về phương diện đào tạo và phát triển ............................................. 74


4.4 Một số kiến nghị với Nhà nước và cơ quan các cấp Tỉnh Đồng Nai. ..................... 78
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BSC

: Thẻ điểm cân bằng

CP

: Cổ phần

KCN

: Khu công nghiệp

Sonadezi Long Bình

: Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng của Sonadezi Long Bình từ năm 2017-2019..........10
Bảng 1.2: Kết quả lợi nhuận thực hiện từ năm 2017-2019.......................................... 12
Bảng 2.1: Các thước đo tài chính thường được sử dụng:............................................. 21
Bảng 2.2: Các thước đo phương diện khách hàng thường được sử dụng:..............22

Bảng 2.3 : Các thước đo phương diện quy trình kinh doanh nội bộ......................... 24
Bảng 2.4 : Các thước đo phương diện học hỏi và phát triển....................................... 25
Bảng 3.1: Mục tiêu tài chính Sonadezi Long Bình năm 2017 - 2019.......................29
Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................... 30
Bảng 3.3: Bảng cân đối kế toán............................................................................................ 31
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện mục tiêu................................................................................ 32
Bảng 3.5: Cơ cấu doanh thu thuần theo hoạt động......................................................... 32
Bảng 3.6: Cơ cấu lợi nhuận gộp theo hoạt động............................................................. 35
Bảng 3.7: Chỉ số tài chính...................................................................................................... 36
Bảng 3.8: Mục tiêu phương diện khách hàng.................................................................. 40
Bảng 3.9: Kết quả thực hiện thu hút khách hàng mới................................................... 41
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát khách hàng năm 2019...................................................... 43
Bảng 3.11: Mục tiêu phương diện kinh doanh nội bộ................................................... 47
Bảng 3.12: Kết quả thực hiện phát triển sản phẩm mới................................................ 47
Bảng 3.13: Tình hình thực hiện sáng kiến, cải tiến........................................................ 48
Bảng 3.14: Thống kê tình hình xử lý văn bản.................................................................. 49
Bảng 3.15: Mục tiêu phương diện đào tạo và phát triển............................................... 52
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát sự hài lòng của nhân viên năm 2019........................... 53
Bảng 3.17: Cơ cấu lao động năm 2019.............................................................................. 54
Bảng 3.18: Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo từ năm 2017-2019.................56
Bảng 3.19: Kết quả thẻ điểm cân bằng của Sonadezi Long Bình năm 2019..........60
Bảng 4.1: Đề nghị mục tiêu Sonadezi Long Bình năm 2020...................................... 64


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Sonadezi Long Bình..................................................................... 7
Hình 2.1: Mô hình thẻ điểm cân bằng biến chiến lược thành hành động...........................16
Hình 2.2: Vai trò thẻ điểm cân bằng............................................................................................... 17
Hình 2.3: Bản đồ chiến lược............................................................................................................. 26
Hình 3.1: Thống kê phàn nàn, khiếu nại của khách hàng........................................................ 44

Hình 3.2: Tỷ lệ đại học và trên đại học năm 2017-2019.......................................................... 54
Hình 3.3: Mối liên hệ giữa các yếu tố thẻ điểm cân bằng của Sonadezi Long Bình .......59


TÓM TẮT
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần
Sonadezi Long Bình
Tóm tắt:
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Với mong muốn góp phần tìm ra hướng phát
triển bền vững nhằm giữ vững được vị thế và nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty
cổ phần Sonadezi Long Bình cho những năm tới.
3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện sử dụng phương
pháp thống kê mô tả bằng việc phân tích, so sánh các số liệu thứ cấp của Công ty
trong giai đoạn 2017 – 2019.
4. Kết quả nghiên cứu: Khái quát cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp; Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Sonadezi
Long Bình trong giai đoạn 2017 – 2019 và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình cho những năm tới.
5. Kết luận và hàm ý: Với cơ sở lý luận được đúc kết từ nhiều nguồn lý thuyết mà
học viên được học, kết hợp với những lý luận, phân tích logic, đề tài có thể vận
dụng vào quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài và chiến lược phát
triển bền vững cho Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình.
Từ khóa: mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, hiệu quả kinh doanh, giải pháp, thẻ điểm cân
bằng.


ABSTRACT
Topic: Som solutions to promote business efficiency at Sonadezi Long Binh

Shareholding Company.
Summary:
1. Reason of choosing the research topic: With the desire to contribute to find a
sustainable development direction to maintain the position and promotion of
competitive capacity of Sonadezi Long Binh Shareholding Company in the
future.
2. Research Objective: To find solutions to promote business efficiency of
Sonadezi Long Binh Shareholding Company in the coming years.
3. Research methodology: This study has been conducted by using the descriptive
statistical methods with analysis and comparing secondary data of company in
period from 2017-2019.
4. Research results: Overview of theoretical basis about business efficiency for
company; Analyze the reality of business efficiency of Sonadezi Long Binh
Shareholding Company in period of 2017-2019 and providing solutions to
promote business efficiency at Sonadezi Long Binh Shareholding Company in
the coming years.
5. Conclusion and implication: With theoretical basis has been concluded from
many theoretical sources that students learn and combining with theories, logical
analysis, the topic can be applied in the process of planning long term business
strategy & sustainable development strategy of Sonadezi Long Binh
Shareholding Company.
Key words: Objective/goal, strategy, plan, business efficiency, solution, balanced
scorecards


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập thế giới, cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại

thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
(CPTPP) là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, cùng với nhiều cơ hội kinh doanh thì doanh
nghiệp luôn phải đối mặt với môi trường kinh doanh luôn thay đổi cũng như áp lực
cạnh tranh trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù
hợp và đề ra các biện pháp tích cực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Là một trong số 18 thành viên thuộc Tổng công ty Sonadezi, Sonadezi Long
Bình là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Đồng
Nai, với sứ mệnh trở thành công ty hạ tầng Khu công nghiệp chuyên nghiệp thông
qua nỗ lực kiến tạo các Khu công nghiệp có hạ tầng tốt, chuyên nghiệp trong hoạt
động đầu tư, chuyên nghiệp trong quản trị doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật.
Sonadezi Long Bình là công ty kinh doanh hạ tầng có tỷ suất lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu đạt cao so với các đơn vị kinh doanh
cùng ngành nghề trong hệ thống Sonadezi cũng như so với các đơn vị cùng ngành
nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ năm 2017 đến năm 2019 tỷ suất lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu của Sonadezi Long Bình trung bình là
30%. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đang đi theo xu thế giảm. Cụ thể: lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018 so với năm 2017 giảm 8,98%, năm 2019 so
với năm 2018 giảm 16,32% và năm 2019 so với năm 2017 giảm 23,84%. Trong khi
đó, Tổng công ty Sonadezi đề ra mục tiêu cho các công ty kinh doanh hạ tầng trong
hệ thống Sonadezi, hàng năm phải có sự tăng trưởng từ 5% trở lên. Để đạt mục tiêu
đòi hỏi Sonadezi Long Bình phải không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh
doanh, thông qua việc đánh giá thực trạng doanh nghiệp từ đó đánh giá những gì đã
làm được, những gì chưa làm được để nhận biết những cơ hội, rủi ro trong tương lai
đề ra biện pháp hành động, giải pháp kinh doanh phù hợp.


2


Qua tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy hệ thống thẻ điểm cân bằng là
công cụ đánh giá hữu hiệu giúp cho Sonadezi Long Bình có thể đo lường hiệu quả
kinh doanh cụ thể và bao quát hơn xoay quanh bốn khía cạnh: tài chính, khách
hàng, kinh doanh nội bộ, đào tạo phát triển, là công cụ hỗ trợ giúp đánh giá đầy đủ
và đúng đắn quá trình kinh doanh để từ đó tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh dựa trên những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình” được tác giả chọn làm đề tài
nghiên cứu để làm luận văn thạc sỹ kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: tìm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình.
Các mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Sonadezi Long Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Sonadezi Long Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty CP Sonadezi
Long Bình với dữ liệu thứ cấp từ năm 2017 đến năm 2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành nghiên cứu bằng cách phỏng vấn ban
lãnh đạo Sonadezi Long Bình về các nội dung liên quan đến sứ mệnh, tầm nhìn,
định hướng phát triển và mục tiêu trong tương lai của Công ty.
- Phương pháp thống kê mô tả: Bằng việc phân tích, so sánh các số liệu thứ
cấp, các chỉ số tài chính từ năm 2017-2019 dựa trên số liệu kế hoạch, báo cáo tài
chính và các báo cáo khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Sonadezi



3

Long Bình; xác định giá trị trung bình về mức độ hài lòng của khách hàng và nhân
viên công ty, thống kê kết quả khảo sát khách hàng và nhân viên về mức độ hài lòng
từ các bảng câu hỏi trong phiếu khảo sát.
5. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu giúp Ban Tổng giám đốc có cái nhìn tổng quan về hiệu
quả kinh doanh của Sonadezi Long Bình thông qua việc áp dụng thẻ điểm cân bằng
vào phân tích, từ đó tìm ra những giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu để nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại Công ty.
6. Các nghiên cứu có liên quan
Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới về vấn đề nâng cao hiệu
quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả chỉ tìm hiểu một số
công trình nghiên cứu cụ thể như sau:
-

Các nghiên cứu nước ngoài:

Nghiên cứu của Tatić Kasim và các cộng sự (2018), cho thấy để nâng cao hiệu
quả kinh doanh không đơn thuần là giảm chi phí tăng lợi nhuận mà phải sử dụng
hợp lý các nguồn lực của công ty, cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên đồng
thời nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Để làm được điều này các công ty phải
không ngừng cải tiến quy trình kinh doanh.
Nghiên cứu của Singh, Schmidgall (2002), đã đưa ra bộ 36 chỉ tiêu tài chính
khi phân tích hiệu quả kinh doanh như: chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn, thanh toán dài
hạn; hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản; hiệu quả quản lý hoạt động; khả
năng sinh lời.
Nghiên cứu của tác giả Stewart and Mohamed (2001), tác giả đã sử dụng thẻ
điểm cân bằng trên bốn phương diện là: phương diện tài chính, phương diện khách

hàng, phương diện kinh doanh nội bộ và phương diện đào tạo và phát triển để đánh
giá và cải thiện hiệu quả hoạt động trong các tổ chức thuộc lĩnh vực xây dựng.
Theo nghiên cứu của Humera Khatab và các cộng sự (2011), tác giả đã xem
xét mối quan hệ giữa chất lượng quản trị doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp tại thị trường chứng khoán Karachi thông qua các chỉ tiêu tài chính


4

như ROE, ROA, hệ số Tobin’Q với các biến như quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng
trưởng và đòn bẩy tài chính của 20 doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Karachi từ
năm 2005-2009. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp được quyết định bởi chính sách quản trị doanh nghiệp.
Nghiên cứu của tác giả Almajali và cộng sự (2012), đã đưa ra bốn nhân tố tác
động đến hiệu quả tài chính tại các công ty bảo hiểm trên thị trường chứng khoán
Amman tại Jordan bao gồm: đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản, quy mô công ty và
tuổi của công ty. Kết quả đã chỉ ra rằng tuổi của công ty không có tác động và hiệu
quả tài chính, quy mô công ty mới là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công ty,
ngoài ra nghiên cứu cũng cho rằng nên chú trọng vào nhân tố đòn bẩy tài chính.
-

Các nghiên cứu trong nước:

Đề tài nghiên cứu luận văn của tác giả Trần Thị Bích Nhung (2018), đã đưa ra
cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam từ đó
đưa ra các chỉ tiêu khi đánh giá hiệu quả kinh doanh: suất sinh lời, sự hài lòng của
khách hàng, sự hài lòng của người lao động và sự đổi mới trong doanh nghiệp.
Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần Thị Thùy Vân (2014), tác giả đã vận
dụng mô hình BSC vào phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty
Tín Nghĩa trên cả bốn phương diện của BSC, Bên cạnh đó tác giả đưa ra các yếu tố

bên ngoài, bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh từ đó đề ra những giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đề tài nghiên cứu của tác giả Phạm Quốc Hùng (2015), tác giả sử dụng BSC
vào phân tích hiệu quả kinh doanh trên cả bốn phương diện thông qua việc chấm
điểm, xếp loại kết quả của mô hình, để từ đó đưa ra những điểm yếu, điểm mạnh và
tìm ra nguyên nhân, giải pháp phù hợp cho VNPT Vĩnh Long.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thị Oanh (2017), từ việc đưa ra các cơ sở
lý thuyết và phân tích thực trạng của hiệu quả kinh doanh tại công ty Cao su Hà
Tĩnh, tác giả đã xây dựng các mục tiêu cho bốn phương diện của BSC, gắn với từng
mục tiêu là các thước đo, chỉ tiêu nhằm đo lường thành quả hoạt động tại Công ty
Cao su Hà Tĩnh.


5

Nghiên cứu của tác giả Trương Hoàng Minh (2017), thông qua việc thảo luận
với Ban lãnh đạo Công ty, tác giả đã đưa ra 18 mục tiêu chiến lược tương ứng với
bốn yếu tố của bản đồ chiến lược nhằm đo lường hiệu quả kinh doanh Công ty
TNHH Kinh doanh lốp xe Bridgestone Việt Nam.
Theo nghiên cứu của tác giả Dương Thu Minh (2019), tác giả đã tiến hành
khảo sát các doanh nghiệp thép tại Việt Nam về việc phân tích hiệu quả kinh doanh.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện tổ chức
phân tích hiệu quả kinh doanh theo một quy trình cụ thể và khoa học: nguồn cơ sở
phân tích chủ yếu bên trong doanh nghiệp, phương pháp phân tích còn sơ sài chưa
tìm ra được nguyên nhân của sự tăng giảm các chỉ tiêu,..
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 4
chương:
- Chương 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Chương này tác giả xác định các vấn
đề trong quá trình hoạt động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Sonadezi

Long Bình.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, thẻ điểm cân bằng.
Chương này nêu lên các khái niệm về hiệu quả kinh doanh, vai trò của hiệu quả
kinh doanh đối với doanh nghiệp và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh,
mô hình thẻ điểm cân bằng, vận dụng mô hình để phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Sonadezi Long
Bình từ năm 2017 đến năm 2019. Dựa vào cơ sở lý thuyết đã đề cập ở chương 2,
các báo cáo tài chính và phi tài chính, tác giả tiến hành so sánh, phân tích các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh từ đó đưa ra các ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại
của Công ty.
- Chương 4: Một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình. Từ thực trạng hiệu quả kinh doanh đã
phân tích ở chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho Sonadezi Long Bình trong những năm tới.


6

CHƯƠNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình tiền thân là Xí nghiệp dịch vụ KCN
Sonadezi được thành lập từ năm 1997, trực thuộc Công ty Phát triển KCN Biên Hòa
nay là Tổng công ty cổ phần Phát triển KCN “Tổng công ty Sonadezi”.
Ngày 22 tháng 12 năm 2008, Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai ban hành quyết
định số 4391/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển đổi
Xí nghiệp dịch vụ KCN Sonadezi trực thuộc Công ty Phát triển KCN Biên Hòa
thành công ty cổ phần và chính thức hoạt động từ ngày 01/07/2009, với tên gọi là
Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình.
Với sự hỗ trợ và định hướng từ Tổng công ty Sonadezi, trải qua hơn 20 năm

hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình đã không ngừng nỗ
lực phấn đấu, phát huy các nguồn lực để tạo ra giá trị, khẳng định năng lực và hiệu
quả hoạt động, góp phần nâng tầm uy tín. Luôn đồng hành cùng khách hàng, xứng
đáng trở thành đối tác tin cậy của khách hàng, cổ đông, đối tác và các bên liên quan.
 Thông tin chung về Công ty:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:
- Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh:

Công ty cổ phần Sonadezi Long Bình
Sonadezi Long Binh Shareholding Company

- Tên viết tắt:

SZB

- Địa chỉ trụ sở chính:

Số 1, Đường 3A, KCN Biên Hoà 2, TP. Biên
Hòa, Tỉnh Đồng Nai

- Điện thoại:

(0251) 3834 700/3836 488

- Fax:

(0251) 3835 164

- Website:


www.szb.com.vn

- E-mail:



- Vốn điều lệ:

300 tỷ đồng

- Giấy chứng nhận Đăng ký

3601867699 cấp ngày 01/07/2009, thay đổi lần 3

doanh nghiệp:

ngày 15/05/2019.


7

 Lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty:
- Đầu tư, kinh doanh bất động sản dân dụng và công nghiệp;
- Cung cấp nước sạch và dịch vụ về hạ tầng tại khu công nghiệp.
1.1.2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Sonadezi Long Bình
(Nguồn: Chức năng nhiệm vụ Phòng/Ban công ty)
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Sonadezi Long Bình gồm đại hội đồng cổ đông,


ban kiểm soát, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc và 06 phòng/ban trực thuộc.
1.1.3 Sản phẩm, thị trường và khách hàng chủ yếu của Công ty
1.1.3.1 Sản phẩm, dịch vụ:
- Hạ tầng kỹ thuật;
- Đất công nghiệp;
- Nhà xưởng;
- Cho thuê văn phòng, hội trường;
- Nhà ở;


8

- Đất nền;
- Cấp nước sạch.
1.1.3.2 Thị trường và khách hàng chủ yếu
Sonadezi Long Bình là chủ đầu tư 04 KCN và một khu dân cư trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai, quản lý 868 ha đất công nghiệp, thu hút gần 200 dự án đầu tư đến từ
20 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
 KCN Biên Hòa 2
KCN Biên Hòa 2 có tổng diện tích 365 ha được thành lập năm 1995, tọa lạc tại
phường Long Bình và phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa.
Cụm công nghiệp Tân Hiệp Thành lập năm 1996 và được sáp nhập và hoạt
động theo quy chế KCN Biên Hòa 2, có diện tích 8 ha tọa lạc tại phường Tân Hiệp,
TP.Biên Hòa.
KCN Biên Hòa 2 và cụm công nghiệp Tân Hiệp thu hút các doanh nghiệp hoạt
động trong những ngành nghề: Điện tử, may mặc, dược phẩm, vật liệu xây dựng,
thực phẩm, cơ khí.
- Hiệu quả khai thác của dự án:
 100% diện tích đã được lấp đầy.
 Thu hút 130 dự án đầu tư.

 Vốn FDI : 1.790 triệu USD
 KCN Gò Dầu
KCN Gò Dầu có diện tích 210 ha, được thành lập năm 1996, tọa lạc tại huyện
Long Thành.
KCN Gò Dầu thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề,
gốm sứ, gạch men, cơ khí luyện kim, công nghiệp hóa chất.
- Hiệu quả khai thác của dự án:
 100% diện tích đã được lấp đầy
 Thu hút 26 dự án đầu tư.
 Vốn FDI: 500 triệu USD.


9

 KCN Xuân Lộc
KCN Xuân Lộc có diện tích 108 ha, được thành lập năm 2005 tọa lạc tại xã
Xuân Hiệp và xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc.
KCN Xuân Lộc thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề:
sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, chế biến nông, lâm sản, sản xuất giày da.
- Hiệu quả khai thác của dự án:
 95% diện tích đã được lấp đầy
 Thu hút 10 dự án đầu tư.
 Vốn FDI: 84 triệu USD
 KCN Thạnh Phú
KCN Thạnh Phú có tổng diện tích 177 ha, thành lập năm 2006 tọa lạc tại xã
Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu.
KCN Thạnh Phú thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề:
sản xuất bao bì, lắp ráp điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.
-


Hiệu quả khai thác của dự án:
 57% diện tích đã được lấp đầy
 Thu hút 22 dự án đầu tư.
 Vốn FDI: 166 triệu USD

 Khu dân cư Trảng Bom
- Tổng diện tích 8,7 ha, đất kinh doanh là 5,3 ha, tọa lạc tại ngay trung tâm thị
trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom.
- Hiệu quả khai thác của dự án: 83% diện tích đã chuyển nhượng cho khách
hàng.
1.1.4 Tầm nhìn và sứ mệnh
- Sứ mệnh: Là công ty hạ tầng KCN chuyên nghiệp.
- Tầm nhìn: Trở thành Công ty kinh doanh hạ tầng KCN dẫn đầu tỉnh Đồng
Nai.
- Chính sách chất lượng: Không ngừng cải tiến các hoạt động nhằm cung cấp
sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng.


10

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho Sonadezi Long Bình ngày càng phát
triển và vững mạnh hơn, là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
Sonadezi Long Bình là một doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng đứng trong tốp đầu
Tỉnh Đồng Nai. Do đó, để mở rộng thị trường trong sự cạnh tranh với các doanh
nghiệp cùng ngành nghề đòi hỏi Sonadezi Long Bình phải kinh doanh có hiệu quả
và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong báo cáo thường niên năm 2017, mục tiêu Sonadezi Long Bình đã đề ra
là trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu tỉnh Đồng Nai về kinh doanh hạ tầng KCN,
với các chiến lược phát triển trong trung và dài hạn là duy trì mức độ tăng trưởng

hàng năm khoảng 5% trong vòng 3 năm và tạo đà tăng trưởng cao hơn trong 5 năm
tiếp theo, tiếp tục phát triển các dự án mới,…
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng của Sonadezi Long Bình từ năm 2017-2019
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng trưởng
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận kế toán sau thuế thu nhập
doanh nghiệp

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

13,81

4,24

-7,67

2,49

14,15

-2,20


33,39

-8,94

-16,79

36,87

-8,98

-16,32

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty đã kiểm toán được phân tích từ tác giả) Số liệu
bảng 1.1 cho thấy, năm 2018 và năm 2019 đều không đạt được mục tiêu tăng trưởng
5%/năm như kế hoạch đã đề ra và kết quả kinh doanh đang giảm
dần qua các năm.
- Kết quả kinh doanh năm 2018 so với năm 2017, doanh thu chỉ tăng 4,24%,
chi phí tăng tới 14,15% dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 8,98%.
- Kết quả kinh doanh năm 2019 so với năm 2018, doanh thu giảm 7,67% tuy
nhiên chi phí chỉ giảm 2,20%, lợi nhuận sau thuế giảm tới 16,32%.


11

1.3 Xác định nguyên nhân của vấn đề
Dựa vào số liệu bảng 1.1 về tốc độ tăng trưởng của công ty từ năm 2017 đến
năm 2019 thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Sonadezi Long Bình trên phương diện
tài chính đang theo chiều hướng đi xuống là do các nguyên nhân sau:
Một là: Doanh thu từ việc kinh doanh hạ tầng KCN của Sonadezi Long Bình
hiện nay đang dần bão hòa do hầu hết các hợp đồng cho thuê lại đất, mặt bằng công

nghiệp của KCN Biên Hòa 2 và KCN Gò Dầu đã ký hợp đồng với khách hàng theo
đơn giá cho thuê được giữ ổn định trong suốt thời gian thuê, trong khi hai KCN này
đã khai thác lấp đầy 100% diện tích.
Hai là: Giá vốn tăng cao là do trong 04 KCN Sonadezi Long Bình quản lý và
khai thác, thì KCN Biên Hòa 2 và KCN Gò Dầu đi vào hoạt động từ những năm
1995. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, hạ tầng ở hai KCN đã xuống cấp nên phải
thường xuyên sữa chữa để đảm bảo hạ tầng thông suốt. Bên cạnh đó, chi phí bảo vệ,
bảo trì, bảo dưỡng, duy tu hạ tầng, chăm sóc cảnh quan KCN chiếm phần lớn chi
phí giá vốn và luôn biến động tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và giá nhân công trên
thị trường.
Ba là: KCN Thạnh Phú với diện tích 177 ha, trong đó 43% diện tích đất của dự
án chưa được khai thác do đang bị vướng mắc trong khâu đền bù giải phóng mặt
bằng, một phần diện tích đất đã được đền bù cũng không thể khai thác vì không thể
triển khai đầu tư kết nối hạ tầng để tạo quỹ đất sạch sẵn sàng cho thuê, do dự án đầu
tư kéo dài phát sinh nhiều chi phí cũng là nguyên nhân làm giá vốn tăng cao.
Bốn là: Hoạt động kinh doanh bất động sản dân dụng khu dân Trảng Bom
được khai thác từ năm 2010, đến thời điểm cuối năm 2019 dự án đã khai thác 83%
diện tích đất kinh doanh, 17% diện tích đất còn lại đang bị vướng mắc chưa thể đền
bù giải phóng mặt bằng để thi công một số tuyến đường ráp ranh theo qui hoạch, vì
vậy trong năm 2019 chưa thể triển khai bán nền đất những vị trí này. Đến cuối năm
2019 đã giải phóng được mặt bằng và đang thi công tuyết đường Lê Quang Định dự
kiến tháng 01/2020 hoàn thành và sẽ khai thác 20 nền đất trên tuyến đường này.


12

Từ những nguyên nhân nêu trên đã dẫn đến Sonadezi Long Bình không có sự
tăng trưởng và chỉ tiêu lợi nhuận đang theo chiều hướng đi xuống được thể hiện ở
bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Kết quả lợi nhuận thực hiện từ năm 2017-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Lợi nhuận trước thuế

150.510

137.060

114.053

Lợi nhuận sau thuế

121.087

110.208

92.217

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty đã kiểm
toán)
1.4 Vai trò của hiệu quả kinh doanh đối với Sonadezi Long Bình
Hiệu quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong mục tiêu phát triển bền
vững của Sonadezi Long Bình. Kinh doanh có hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế đất nước, nâng cao lợi ích của cổ đông, nâng cao đời sống cho người
lao động, giúp cho Sonadezi Long Bình có điều kiện tái đầu tư về công nghệ, giảm
giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường, bên cạnh đó sẽ tạo việc làm ổn định cho người lao động. Khi người lao động
ổn định cuộc sống, có điều kiện làm việc tốt sẽ tác động tăng năng suất lao động,
góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Sonadezi Long Bình, khái
quát sơ bộ quá trình kinh doanh của Công ty từ năm 2017 đến năm 2019, cũng như
các sản phẩm chủ yếu là KCN, khu dân cư do Sonadezi Long Bình quản lý và khai
thác. Qua phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh của Sonadezi Long Bình, cho thấy
doanh thu đang dần bão hòa trong khi giá vốn ngày một tăng cao làm cho lợi nhuận
giảm dần. Tác giả nhận thấy rằng, đây là giai đoạn quan trọng để Sonadezi Long
Bình đánh giá lại hiệu quả kinh doanh của mình trên tất cả các mặt từ tài chính,
khách hàng, kinh doanh nội bộ, đào tạo phát triển để đưa ra những quyết định kinh
doanh phù hợp, từ đó giúp Sonadezi Long Bình đạt được mục tiêu, chiến lược đề ra.


13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
VÀ MÔ HÌNH THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG
2.1 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh.
2.1.1

Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Có rất nhiều nghiên cứu đưa ra những khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh
doanh, tuy nhiên các phát biểu này đều có điểm chung là so sánh giữa kết quả đầu
vào với kết quả đầu ra, đánh giá khả năng sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được

mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Adam Smith (1723-1790) hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa, còn theo P.A Samuelson và
Nordhaus (1989) hiệu quả tức là sử dụng một cách hiệu quả nhất các nguồn lực của
nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người.
Theo Gujaratu Damondar (1998) cũng đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh
doanh bằng cách so sánh một cách tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra
để đạt được kết quả.
Ở nước ta có nhiều tác giả nghiên cứu và có ý kiến cho rằng hiệu quả kinh
doanh được đo bằng hiệu số giữa kết qủa đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó. Theo quan điểm của Nguyễn Văn Tạo (2004), hiệu quả kinh doanh không
chỉ là mối tương quan giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra, mà trước tiên phải
hoàn thành mục tiêu, nếu không đạt được mục tiêu thì không thể có hiệu quả, sau đó
mới so sánh mục tiêu hoàn thành với nguồn lực mà doanh nghiệp đã sử dụng.
Theo tác giả Bùi Xuân Phong (2013) cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu, là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp nhằm
hoàn thành mục tiêu.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh việc sử dụng các nguồn lực sẵn có
trong doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả
kinh doanh càng cao doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư
mua sắm trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất…


14

2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh
nghiệp tổ chức nào và đó là vấn đề bao trùm, xuyên suốt tất cả các hoạt động của
doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp cho thấy tất cả những

đổi mới về nội dung, phương pháp trong quản trị chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi làm
tăng hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò rất
quan trọng được thể hiện trên cả ba mặt sau đây:
- Đối với nền kinh tế: Mỗi doanh nghiệp là một mắt xích nhỏ trong nền kinh
tế của cả nước. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước,
nâng cao đời sống xã hội.
- Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu sống còn của doanh
nghiệp với việc phải tối đa hóa lợi nhuận, cũng tùy thuộc vào môi trường kinh
doanh, trình độ công nghệ và trình độ quản lý. Những doanh nghiệp khi kinh
doanh hiệu quả sẽ có nhiều cơ hội để tái đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động,
nâng cao mức thu nhập, cải thiện môi trường điều kiện làm việc. Khi cán bộ nhân
viên ổn định cuộc sống thì họ sẽ có điều kiện học tập nâng cao năng lực, công hiến
hết mình nâng cao năng suất lao động, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh
2.1.3.1 Khái niệm
Phân tích hiệu quả kinh doanh là đi sâu nghiên cứu, phân tích quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ số liệu các báo cáo tài chính và phi tài
chính bằng phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các
thành phần kinh tế nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm
năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
cho doanh nghiệp (Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, 2015).


15

2.1.3.2 Ý nghĩa phân tích hiệu quả kinh doanh

Phân tích hiệu quả kinh doanh là cơ sở để những nhà quản trị doanh nghiệp
đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn bên cạnh đó giúp cho nhà quản lý
đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đối với doanh nghiệp
từ đó đưa ra những quyết định và giải pháp phù hợp.
Phân tích hiệu quả kinh doanh còn hữu ích trong việc lập kế hoạch, kiểm soát,
đánh giá các hoạt động doanh nghiệp để các mục tiêu ngắn hạn dài hạn đi theo đúng
sứ mệnh và tầm nhìn mà doanh nghiệp hướng tới.
Thông qua phân tích hiệu quả kinh doanh giúp cho các đối tượng bên ngoài
đưa ra những quyết định đúng đắn xem xét quyết định việc có nên đầu tư thêm hay
rút vốn, các ngân hàng có cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay....
Hiện nay, có nhiều phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh và tùy thuộc
vào nội dung và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, những phương
pháp trước đây thường sử dụng thước đo tài chính để phân tích, dữ liệu phân tích
được lấy trong quá khứ, vì vậy bộc lộ nhiều khuyết điểm như chỉ đưa ra kết quả
trong quá khứ, thiếu đi tính dự báo. Hiện nay thước đo tài chính dần trở nên lạc hậu
và không còn phù hợp trong môi trường kinh tế luôn thay đổi. Để đáp ứng nhu cầu,
hệ thống BSC ra đời, giúp cho tổ chức chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những
mục tiêu và thước đo cụ thể để đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh bằng mô hình thẻ điểm cân bằng
2.2.1 Khái niệm tổng quát về thẻ điểm cân bằng
Năm 1990 tại học viện Nolan Norton một nhóm nghiên cứu do David P.Norton
điều hành và các cộng sự cùng cố vấn Robert S.Kaplan thực hiên nghiên cứu đề tài
“Đo lường hiệu suất hoạt động của tổ chức trong tương lai” với mục đích là thúc
đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị. Kết quả nghiên cứu
được công bố tóm lược đăng trên tờ báo Harvard Business Review năm 1992 có tên
“Thẻ điểm cân bằng - Những thước đo thúc đẩy hiệu quả hoạt động”,
Mỗi BSC bao gồm bốn phương diện là: Tài chính, khách hàng, kinh doanh nội
bộ, học hỏi và phát triển. Mỗi phương diện gắn với nhiều mục tiêu với những thước



×