Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Sự hài lòng của du khách nội địa độ tuổi từ 15 đến 18 đối với chất lượng dịch vụ tại các di tích lịch sử văn hóa tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

HÀ THỊ CẨM THƢƠNG

SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỘ TUỔI
TỪ 15 ĐẾN 18 ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---------------

HÀ THỊ CẨM THƢƠNG

SỰ HÀI LÕNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỘ TUỔI
TỪ 15 ĐẾN 18 ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỈNH
ĐỒNG NAI

Chuyên ngành:


Quản lý công

Mã số:

8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. TỪ VĂN BÌNH

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn trung
thực. Những kết quả khoa học của Luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận văn

Hà Thị Cẩm Thƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................1
1.2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu.....................................................................................4
1.4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu............................................................4
1.4.1. Nghiên cứu định tính....................................................................................5
1.4.2. Nghiên cứu định lượng.................................................................................5
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài................................................................................7
1.6. Cấu trúc luận văn....................................................................................................7
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................8
2.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động du lịch tại các DTLSVH................................8
2.1.1. Khái niệm và phân loại DTLSVH.................................................................8
2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của DTLSVH........................................................ 13
2.1.3. Giá trị của DTLSVH đối với du lịch........................................................... 14
2.1.4. Nhu cầu của khách du lịch tại các DTLSVH............................................... 15
2.2. Lý thuyết về sự hài lòng của khách du lịch và các nhân tố tác động.....................17


2.2.1. Sự hài lòng của khách du lịch..................................................................... 17
2.2.2. Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch............................18
2.2.3. Chất lượng dịch vụ du lịch.......................................................................... 24

2.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan................................................................ 29
2.3.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước..................................................................... 29
2.3.2. Các nghiên cứu ở trong nước..................................................................... 33
2.4. Mô hình nghiên cứu và thang đo ban đầu............................................................. 38
CHƢƠNG 3. QUY TRÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................40
3.1. Lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 40
3.2. Quy trình nghiên cứu chung................................................................................. 41
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 41
3.3.1. Phương pháp định tính và mô hình nghiên cứu chính thức........................41
3.3.3.1. Thiết kế nghiên cứu định tính......................................................................... 41
3.3.2. Phương pháp định lượng............................................................................ 49
CHƢƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ DU LỊCH......................53
TỈNH ĐỒNG NAI..................................................................................................... 53
4.1. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai................................................................................. 53
4.2. Tổng quan về ngành du lịch tỉnh Đồng Nai.......................................................... 54
4.3. Mục tiêu phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới....................55
4.4. Thực trạng di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Đồng Nai.............................................. 56
CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.................60
5.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................................... 60
5.1.1. Mô tả mẫu................................................................................................... 60
5.1.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Phụ lục 5).........60
5.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc lập (Phụ lục 6)...........62
5.1.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến phụ thuộc (Phụ lục 6)..............65
5.1.5. Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu....................................... 66
5.1.6. Kết quả thống kê mô tả (Phụ lục 8)............................................................ 69
5.1.7. Kết quả thống kê mức độ ảnh hưởng của các biến kiểm soát đến biến phụ
thuộc (Phụ lục 9).................................................................................................. 71
5.2. Đề xuất giải pháp.................................................................................................. 71
5.2.1. Các giải pháp trực tiếp tác động đến mức độ hài lòng của du khách.........71



5.2.2. Các giải pháp hỗ trợ................................................................................... 74
KẾT LUẬN................................................................................................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CSHT
NNL

Nội dung
Cơ sở hạ tầng
Nguồn nhân lực


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Các DTLSVH tiến hành khảo sát...................................................................3
Bảng 3.1 Thang đo Cơ sở vật chất............................................................................... 43
Bảng 3.2 Thang đo Năng lực phục vụ......................................................................... 43
Bảng 3.3 Thang đo Sự đáp ứng................................................................................... 44
Bảng 3.4 Thang đo Mức độ đồng cảm......................................................................... 44
Bảng 3.5 Thang đo mức độ tin cậy.............................................................................. 44
Bảng 3.6 Thang đo sự hài lòng.................................................................................... 45
Bảng 3.7 Cơ sở vật chất............................................................................................... 45
Bảng 3.8 Văn hóa........................................................................................................ 46
Bảng 3.9 Năng lực phục vụ......................................................................................... 46
Bảng 3.10 Sự đáp ứng................................................................................................. 47

Bảng 3.11 Sự đáng tin cậy.......................................................................................... 47
Bảng 3.12 Giá cả hàng hóa, dịch vụ............................................................................ 47
Bảng 3.13 Sự hài lòng của du khách........................................................................... 48
Bảng 3.14 Tổng hợp các công cụ phân tích trong đề tài.............................................. 52
Bảng 4.1 Số liệu về ngành du lịch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2019....................55
Bảng 5.1 Bảng phân bố mẫu theo giới tính.................................................................. 60
Bảng 5.2 Bảng phân bố mẫu theo tuổi......................................................................... 60
Bảng 5.3 Bảng tổng hợp hệ số Cronbach Alpha.......................................................... 61
Bảng 5.4 Rotated Component Matrixa........................................................................ 63
Bảng 5.5 Reliability Statistics..................................................................................... 63
Bảng 5.6 Hệ số KMO của phân tích EFA thang đo chất lƣợng dịch vụ......................64
Bảng 5.7 Kết quả EFA của các biến độc lập................................................................ 64
Bảng 5.8 Hệ số KMO của phân tích EFA thang đo sự hài lòng...................................65
Bảng 5.9 Total Variance Explained.............................................................................. 65
Bảng 5.10 Phân tích tƣơng quan................................................................................. 66
Bảng 5.11 Phân tích hồi quy........................................................................................ 67
Bảng 5.12 Phân tích ANOVA...................................................................................... 67
Bảng 5.13 Kết quả phân tích hồi quy........................................................................... 67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Mô hình nghiên cứu đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ vui chơi, giải trí ngoài trời

tại TP.HCM.................................................................................................................. 37
Hình 2. 2. Mô hình nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ du lịch sinh thái Cần Thơ............38
Hình 2. 3. Mô hình nghiên cứu ban đầu...................................................................... 39
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài.................................................................. 41
Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức.................................................................. 48
Hình 5. 1. Mô hình nghiên cứu đã kiểm định.............................................................. 68



TÓM TẮT
Có thể nói yếu tố tác động trực tiếp đến ngành du lịch đó chính là sự hài lòng
của du khách đối với chất lƣợng dịch vụ. Tại tỉnh Đồng Nai hiện đang thực hiện nhiều
giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đến với các DTLSVH.
Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng của du khách gắn với các
điểm DTLSVH vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ và cần đƣợc làm rõ.
Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài
lòng của du khách, mô hình nghiên cứu đƣa ra 5 nhân tố và 19 biến quan sát, cụ thể
bao gồm: Cơ sở vật chất, Năng lực phục vụ, Sự đáp ứng, Sự đồng cảm, Sự tin cậy.
Qua nghiên cứu, đề tài đã đạt đƣợc một số kết quả sau:
(1). Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố
ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách nội địa có độ tuổi từ 15 – 18 đối với chất
lƣợng dịch vụ tại các DTLSVH tỉnh Đồng Nai.
(2). Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu

sau: Nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm; Nghiên cứu định lƣợng với
việc khảo sát thực tế 200 du khách. Tác giả tiến hành điều tra và xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS 20.0, sau đó thực hiện các kỹ thuật phân tích nhằm đánh giá mức độ
tác động của các nhân tố. Kết quả nghiên cứu của Luận văn cho thấy có 4 nhân tố ảnh
hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ tại các
DTLSVH tỉnh Đồng Nai: (1) Năng lực phục vụ (+0.225); Sự đáp ứng (+0.296); Sự tin
cậy (+0.220); Cơ sở vật chất (+0.344). Kết quả nghiên cứu định lƣợng đã góp phần
làm rõ hơn kết quả nghiên cứu định tính ban đầu.
(3). Từ kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng dịch vụ tại các DTLSVH của tỉnh Đồng Nai, từ đó làm tăng sự hài
lòng của các du khách nội địa.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa tham khảo đối với các cơ quan
quản lý nhà nƣớc và doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai trong việc hoạch định chính sách
phát triển du lịch DTLSVH. Tuy nhiên, Luận văn này mới chỉ nghiên cứu về mối quan

hệ giữa các thành phần của chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Sự hài
lòng của khách hàng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, chất
lƣợng dịch vụ, giá cả, yếu tố tình huống, yếu tố cá nhân. Đây cũng là hƣớng gợi mở
để có những nghiên cứu tiếp theo.


ABSTRACT
It can be said that the factor directly affecting the tourism industry is the tourist
satisfaction for the service quality. Dong Nai province has implemented many
measures to improve the tourist satisfaction when visiting historical and cultural sites.
However, in-depth studies of tourist satisfaction associated with historical and cultural
sites are still open issues and need clarification.
Based on the theoretical approach to the factors affecting tourist satisfaction, the
research model offers 5 factors and 19 observed variables, namely: Facilities, Capacity
service, Response, Empathy, Trust.
After researching, the thesis has achieved some following results:
Firstly, systematize the theoretical basis of the factors affecting tourist
satisfaction, propose a model to study the factors affecting the satisfaction of domestic
tourists aged 15-18 for the service quality at the cultural and historical sites of Dong
Nai province.
Secondly, in order to accomplish the above objective, the author used the
following two research methods in this thesis: (1) Qualitative research with group
discussion technique; (2) Quantitative research with actual survey of 200 customers.
The author conducted the survey and processed the data using SPSS 20.0, then
implemented analytical techniques to evaluate the impact of the factors.
The research results of the thesis show that there are 4 factors affecting the
satisfaction of domestic tourists for the service quality at the historical and cultural
sites of Dong Nai province: (1) Service capacity (+0.225); Response (+0.296); Trust
(+0.220); Facilities (+0.344). Quantitative research results have contributed to further
clarifying initial qualitative research results.

Thirdly, the research results are the basis for proposing recommendations and
solutions to improve the service quality at the cultural and historical sites of Dong Nai
province, thereby increasing the satisfaction of domestic tourists.
The research results of the thesis are meant to refer to the state management
agencies and enterprises in Dong Nai province in making policies to develop tourism
at the cultural and historical sites.


However, this thesis has only studied the relationship between the components of
service quality and customer satisfaction. Customer satisfaction is also affected by
many factors such as product quality, service quality, price, situational factors and
personal factors. This is also a suggestive way for further research.


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN
CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài
Thực tế minh chứng Di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) tạo sức hấp dẫn to lớn
cho điểm đến du lịch. DTLSVH là động cơ thôi thúc chuyến đi, là môi trƣờng tƣơng
tác và là những trải nghiệm đáng giá cho du khách, qua đó trở thành tài nguyên, nguồn
lực chiến lƣợc cho phát triển du lịch. Cũng chính sức cuốn hút ấy của DTLSVH đã tạo
nên những làn sóng đầu tƣ vào du lịch di tích, những dòng khách du lịch tấp nập đổ
về. Điều đó mang lại không chỉ những kết quả tăng trƣởng lan tỏa nhiều mặt về kinh
tế xã hội, mà còn bảo tồn chính DTLSVH.
Trên thế giới, du lịch, tham quan DTLSVH đã từ lâu và sẽ mãi mãi là trƣờng
phái hay dòng sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ
có chiều sâu văn hóa đo bằng hệ thống di tích dày đặc nhƣ nƣớc ta thì du lịch di tích
trở thành một trong những thế mạnh nổi trội. Ngày nay, du lịch di tích thu hút du
khách tìm đến những giá trị về nguồn, tìm hiểu, tƣơng tác, trải nghiệm để thẩm thấu

những giá trị DTLSVH đậm đà bản sắc dân tộc. Ở nƣớc ta, chủ trƣơng phát triển du
lịch trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị DTLSVH truyền thống tốt đẹp của dân
tộc đã đƣợc thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Du lịch văn hóa vì vậy là một dòng sản phẩm
chủ đạo của du lịch Việt Nam, từ tham quan DTLSVH, hệ thống bảo tàng, các công
trình văn hóa, hoạt động nghệ thuật, cho tới tìm hiểu, tƣơng tác, trải nghiệm văn hóa,
lễ hội, lối sống địa phƣơng, thƣởng thức ẩm thực, sản vật vùng miền…
Tính đến thời điểm tháng 10/2019, tỉnh Đồng Nai có 57 DTLSVH đƣợc xếp hạng,
với đầy đủ các loại hình: di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích kiến trúc và di tích truyền
thống đấu tranh cách mạng, trong đó có: 02 di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt, 29 di
tích xếp hạng cấp Quốc gia và 26 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Những DTLSVH không chỉ
góp phần tạo cho Đồng Nai có một kho tàng văn hóa đa dạng, độc đáo, giàu giá trị mà còn
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của tỉnh Đồng Nai, thể hiện ở tần suất
xuất hiện cao trong các chƣơng trình tham quan của các công ty du lịch. Tuy nhiên, sự
cạnh tranh mạnh mẽ giữa các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế đặt ra yêu cầu nâng cao
chất lƣợng dịch vụ du lịch nhằm gia tăng tỷ lệ khách du lịch đến tham quan và quay trở
lại Đồng Nai trong tƣơng lai. Muốn vậy, cần thực hiện đồng bộ ở các khâu, các lĩnh vực
du lịch. Trong đó, không thể thiếu việc nâng cao


2

mức độ sự hài lòng của du khách khi tham quan các điểm du lịch, cụ thể nhƣ các
DTLSVH.
Mặt khác, theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai,
tình hình thu hút khách du lịch đến tham quan các DTLSVH có nhiều biểu hiện thiếu
bền vững, ảnh hƣởng tiêu cực đến bối cảnh phát triển du lịch của tỉnh, làm giảm sút
mức độ hài lòng của du khách, cụ thể nhƣ: tăng giá bất thƣờng vào mùa cao điểm; các
hành vi chèo kéo khách thiếu văn minh; HDV chƣa đủ sâu sắc về kiến thức; cách thức
trƣng bày chƣa lôi cuốn…

Hơn nữa, về mặt lý luận, những nghiên cứu chuyên sâu về sự hài lòng của
khách du lịch gắn với các điểm DTLSVH ở tỉnh Đồng Nai vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ và
cần đƣợc làm rõ.
Chính bởi các lý do nhƣ trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Sự hài lòng
của du khách nội địa độ tuổi từ 15 đến 18 đối với chất lƣợng dịch vụ tại các
DTLSVH tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý công.
1.2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đó đến sự
hài lòng của khách du lịch nội địa, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lƣợng dịch vụ du lịch tham quan các DTLSVH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Khám phá các yếu tố các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch
nội địa khi tham quan các di tích, di tích, địa danh lịch sử, văn hóa;
- Thực hiện các kiểm định để chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của
khách nội địa khi đến tham quan tại các DTLSVH tỉnh Đồng Nai;
- Đề ra một số giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa
đối với chất lƣợng dịch vụ tại các DTLSVH tỉnh Đồng Nai.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả xác định cần phải trả lời các
câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu 1. Sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ tại các
DTLSVH tỉnh Đồng Nai chịu tác động bởi những nhân tố nào và mức độ tác động ra sao?


3

Câu 2. Cần có những giải pháp gì để nâng cao sự hài lòng của du khách nội địa
đối với chất lƣợng dịch vụ tại các DTLSVH tỉnh Đồng Nai trên cơ sở các nhân tố tác

động đã nghiên cứu?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ tại các DTLSVH
tỉnh Đồng Nai.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nhƣ đã nói, hiện tại Đồng Nai có 57 DTLSVH trải rộng
trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào mức độ quan tâm của khách du lịch, tác giả tiến hành
nghiên cứu khảo sát 12 DTLSVH, trong đó, để đảm bảo tính đại diện, việc lựa chọn 12
DTLSVH đáp ứng các yêu cầu sau: (1) có đủ yếu tố lịch sử, văn hóa; (2) có đủ các loại
di tích: quốc gia đặc biệt, quốc gia và cấp tỉnh. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1 Các DTLSVH tiến hành khảo sát
Số chọn

Tên DTLSVH
Khu Danh thắng Bửu Long;
Đền thờ Nguyễn Tri Phƣơng;
Biên Hòa
5
Thành cổ Biên Hòa;
Đền thờ Hùng Vƣơng;
Văn miếu Trấn Biên
1
Đình Xuân Lộc - Chùa Xuân Hòa
Long Khánh
1
Địa đạo Nhơn Trạch
Nhơn Trạch
1
Căn cứ Trung ƣơng Cục miền Nam

Vĩnh Cửu
Địa điểm thành lập Đoàn 125 - Tiền thân của lực lƣợng vũ
Cẩm Mỹ
1
trang đoàn kết cứu nƣớc Campuchia
1
Căn cứ Rừng Lá
Xuân Lộc
1
Vƣờn Cao su Đầu tiên
Thống Nhất
1
Danh thắng VQG Cát Tiên
Tân Phú
Tổng
12
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng với số liệu thứ cấp đƣợc thu thập ở
giai đoạn 2015 - 2018 và số liệu sơ cấp đƣợc thu thập ở năm 2019.
- Phạm vi nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các nhân tố có
tác động tới sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ tại các
DTLSVH tỉnh Đồng Nai.


4

- Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Vì giới hạn về nguồn lực nghiên cứu, đề tài
chỉ tập trung khảo sát sự hài lòng của đối tƣợng học sinh THPT từ 15 đến 18 tuổi. Sở
dĩ đề tài lựa chọn khảo sát học sinh THPT 15-18 tuổi bởi các lý do nhƣ sau:
Thứ nhất: Tác giả đã trao đổi và xin ý kiến thống nhất của các chuyên gia tham

gia tƣ vấn về đối tƣợng khảo sát.
Thứ hai, đối tƣợng này thƣờng đƣợc nhà trƣờng tổ chức những chuyến đi
mang tính chất “về nguồn”, tham quan học tập lịch sử, văn hóa.
Thứ ba, đối tƣợng này chƣa đƣợc các nghiên cứu trƣớc tập trung khảo sát.
Thứ tƣ, trong ý tƣởng kết hợp du lịch, tham quan với bảo tồn, phát huy các
DTLSVH, đối tƣợng học sinh từ 15-18 tuổi có vai trò quan trọng trong cộng đồng địa
phƣơng nơi có DTLSVH. Do vậy, cần có những nghiên cứu để nâng cao mức độ hài
lòng khi tham quan các DTLSVH tại tỉnh nhà, từ đó sẽ tạo ra đƣợc động lực và nguồn
lực bảo tồn và phát huy các di tích này.
Thứ năm, do các giới hạn về nguồn lực nghiên cứu về thời gian, kinh phí, mức
độ tiếp cận, nên học viên tập trung vào đối tƣợng này để dễ tiếp cận hơn và kết quả
mang tính đại diện đáng tin cậy.
1.3.3. Giới hạn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung với đối tƣợng là học sinh lứa tuổi 15 - 18 nên
chƣa đảm bảo nghiên cứu đầy đủ, rộng rãi của các đối tƣợng, lứa tuổi khác.
Điều kiện nghiên cứu (thời gian, kinh phí) giới hạn, nên chỉ nghiên cứu 12/57 di
tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Mặc dù 12 di tích lịch sử đƣợc lựa chọn đã
đảm bảo đƣợc tính đại diện, tính đặc trƣng tƣơng đồng với các di tích, tuy nhiên vẫn
chƣa đánh giá đầy đủ, chi tiết đối với các di tích lịch sử còn lại.
1.4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn tiếp cận nghiên cứu theo quan điểm của ngƣời nghiên cứu về của du
khách nội địa từ 15 đến 18 tuổi đối với chất lƣợng dịch vụ tại các DTLSVH tỉnh Đồng
Nai để chỉ ra những điều cần thiết cho các nhà quản lý nhà nƣớc về du lịch của Đồng
Nai, cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh du lịch di tích để mang lại sự hài lòng
cao nhất cho đối tƣợng khách này nhằm đạt hiệu quả trong việc giáo dục truyền thống
văn hóa lịch sử và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tƣơng ứng với cách tiếp cận, luận văn sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu sau:


5


1.4.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa
các nghiên cứu khảo sát về sự hài lòng để rút ra các nhân tố cơ bản tác động đến mức
độ cảm nhận của khách hàng đang sử dụng dịch vụ du lịch. Từ đó tác giả xây dựng
bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu.
Nghiên cứu định tính là một phƣơng pháp tiếp cận nhằm khám phá những đặc
điểm văn hóa và hành vi của con ngƣời từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Qua đó,
nghiên cứu định tính có thể giúp phát hiện những chủ đề mới, phát hiện các biến quan
sát mới mà các nhà nghiên cứu trƣớc có thể chƣa đề cập do đó tránh đƣợc sự trùng
lặp. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập
thông tin đƣợc chuẩn bị trƣớc, nhƣng khi những thông tin mới xuất hiện trong quá
trình thu thập chúng có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Tác giả dựa trên cơ sở các mô hình nghiên cứu trƣớc đây đã công bố và đƣợc
trình bày trong phần các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về sự hài lòng
khách hàng. Trong lĩnh vực du lịch, thang đo sử dụng để đánh giá sự hài lòng của du
khách với dịch vụ du lịch điểm đến nào đó thƣờng là SERVQUAL và có thể bổ sung
hoặc thay đổi một số yếu tố để phù hợp với đặc điểm, văn hóa ở mỗi vùng miền khác
nhau. Do vậy việc điều chỉnh các biến quan sát của thang đo là đặc biệt quan trọng để
phù hợp với địa bàn nghiên cứu, đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đạt độ tin cậy cao.
Kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung đƣợc tiến hành gồm 07 ngƣời là các chuyên
gia, các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, quản lý khu du lịch
tại các DTLSVH ở tỉnh Đồng Nai (bảng câu hỏi phỏng vấn và danh sách chuyên gia
kèm theo trong phụ lục 1 và 3). Sau đó dựa vào câu hỏi đã hiệu chỉnh, tiến hành phỏng
vấn thử 30 khách du lịch và tham khảo ý kiến chuyên gia để hiệu chỉnh từ ngữ bảng
câu hỏi lần hai. Ứng dụng phƣơng pháp nghiên cứu khám phá, từ thang đo sơ bộ đề
xuất ban đầu, tác giả đã loại bỏ một số biến trùng lặp, điều chỉnh và bổ sung thêm các
biến mới xác định có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách, đồng thời phù hợp với
tình hình thực tiễn tại các DTLSVH ở tỉnh Đồng Nai.
1.4.2. Nghiên cứu định lƣợng

Mục đích của việc sử dụng phƣơng pháp định lƣợng: (1) Đánh giá mức độ
chính xác của thang đo trong nghiên cứu chính thức; (2) Đánh giá mức độ quan trọng


6

của các yếu tố ảnh hƣởng nghiên cứu định lƣợng; (3) Kiểm tra có sự khác biệt hay
không về các yếu tố nhân khẩu của KDL nội địa.
Sau khi nghiên cứu định tính tác giả tiến hành nghiên cứu định lƣợng là lƣợng
hóa các yếu tố khảo sát khách du lịch. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa trên thang đo
Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng đến “sự
hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch tại các DTLSVH ở tỉnh Đồng Nai”.
Nghiên cứu chính thức khảo sát thực tế 200 khách hàng đã và đang sử dụng
dịch vụ du lịch tại các DTLSVH ở tỉnh Đồng Nai. Mẫu đƣợc điều tra tại nhiều
DTLSVH khác nhau ở tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu này đƣợc sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu
chính thức đƣợc áp dụng là phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với phƣơng pháp lấy
mẫu thuận tiện. Đây là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp
cận với các đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà
nghiên cứu có thể chọn các đối tƣợng mà họ có thể tiếp cận đƣợc (Thọ, 2011). Ƣu điểm
của phƣơng pháp này là dễ tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu và thƣờng sử dụng khi bị giới
hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là không xác
định đƣợc sai số do lấy mẫu. Kích thƣớc mẫu thƣờng tùy thuộc vào các phƣơng pháp
ƣớc lƣợng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.

Kích cỡ mẫu: Theo nhiều nghiên cứu, mô hình nghiên cứu có độ phù hợp thực
tiễn cao cần khối lƣợng mẫu đủ lớn. Theo Hair và cộng sự (2009), kích thƣớc mẫu tối
thiểu cần dựa vào quy tắc 5/1, tức là mỗi một thành tố trong bảng hỏi để thu thập số
liệu từ đối tƣợng nghiên cứu cần phải có 5 bảng hỏi đƣợc điền thông tin đầy đủ từ đối
tƣợng phỏng vấn. Do đó, bảng hỏi sử dụng trong nghiên cứu này dự kiến có 35 thành

tố (items) vì vậy, kích cỡ mẫu cần thiết sẽ là: 19 x 5 = 95. Số lƣợng bảng câu hỏi đƣợc
dự kiến phát ra là 200 bản.
Thu thập dữ liệu: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này
là phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Bảng khảo sát đƣợc in ra giấy, tác giả và nhóm
cộng tác viên đã phỏng vấn từng đối tƣợng khách du lịch nội địa tại các DTLSVH ở
tỉnh Đồng Nai.
Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành
phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính
cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng nhƣ sự yêu cầu


7

chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả và cộng tác viên đã
giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tƣợng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của
từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, cộng tác viên và nhóm nghiên cứu rà soát nhanh
tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chƣa đƣợc trả lời thì sẽ đề nghị phỏng
vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, nhóm nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu.
Những bảng câu hỏi chƣa đƣợc trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị
sai lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc
những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và
hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác).
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này góp phần giúp cho:
- Các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch và văn hóa hiểu rõ hơn về các nhân
tố có tác động tới sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ tại các
DTLSVH tỉnh Đồng Nai, để hoạch định chiến lƣợc và đề xuất những chính sách thúc
đẩy loại hình du lịch mới này phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh.
- Đặc biệt giúp doanh nghiệp du lịch hiểu rõ hơn các nhân tố tác động tới các

nhân tố có tác động tới sự hài lòng của du khách nội địa đối với chất lƣợng dịch vụ tại
các DTLSVH tỉnh Đồng Nai để vận dụng vào thực tiễn kinh doanh, xem xét nhân tố
nào tác động mạnh để từ đó có những quyết định về sản phẩm dịch vụ hay điều chỉnh
sản phẩm dịch vụ, điều chỉnh cách thức cung cấp sao cho phù hợp để mang lại sự hài
lòng cho khách nhằm đáp ứng đúng các nhu cầu của khách du lịch nội địa, giúp doanh
nghiệp khai thác đạt hiệu quả cao hơn đối với loại hình du lịch đầy tiềm năng này.
1.6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Giới thiệu nghiên cứu
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chƣơng 3. Quy trình và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4. Tổng quan tỉnh Đồng Nai và du lịch tỉnh Đồng Nai
Chƣơng 5. Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp.


8

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN
CỨU 2.1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động du lịch tại các DTLSVH
2.1.1. Khái niệm và phân loại DTLSVH
DTLSVH chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài
năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phƣơng, mỗi quốc gia. DTSLVH
là tài nguyên nhân văn quý giá đƣợc hình thành, bảo tồn, tôn tạo của nhiều thế hệ ở
các địa phƣơng và các quốc gia. DTSLVH là khách thể của hoạt động du lịch.
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về DTLSVH. Xem xét
DTLSVH với tƣ cách là tài nguyên du lịch nhân văn với các giá trị nhân văn vật thể
và phi vật thể có một số khái niệm tiêu biểu nhƣ sau:
Theo Hiến chƣơng Vơnidơ - Italia (1964), “Di tích lịch sử không chỉ là một
công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích
của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái

niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những
công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp đƣợc một ý nghĩa văn
hoá” (trích theo Bùi Thị Hải Yến (2007)).
Theo Đạo luật 16 về di tích lịch sử của Tây Ban Nha (1985), di tích lịch sử văn
hoá đƣợc gọi là di tích lịch sử: “Di tích lịch sử bao gồm các bất động sản và các động
sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học
hoặc kỹ thuật, cũng kể cả di tích tự nhiên và thƣ mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo
cổ, các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vƣờn có giá trị nghệ thuật lịch sử
hay nhân chủng học” (trích theo Bùi Thị Hải Yến (2007)).
Theo công ƣớc về việc bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới của
UNESCO (1971), DTLSVH là: 1) Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc
hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ học, các văn
bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch
sử, nghệ thuật hay khoa học; 2) Các quần thể: Các nhóm công trình xây dựng đứng
một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, nghệ thuật
hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng
vào cảnh quan; và 3) Các thắng cảnh: Các công trình của con ngƣời hoặc những công
trình của con ngƣời kết hợp với công trình của tự nhiên, cũng nhƣ các khu vực, kể cả


9

các di chỉ khảo cổ học, có một giá trị quốc tế đặc biệt về phƣơng diện lịch sử, thẩm
mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Theo Luật Di tích văn hoá Việt Nam (2001) và Luật Di tích văn hoá bổ sung và
sửa đổi của Việt Nam (2009) thì DTLSVH là công trình xây dựng, địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học. DTLSVH phải có một trong các tiêu chí sau: 1) Công trình xây dựng, địa
điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hoá tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phƣơng; 2)
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc,

danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hƣởng tích cực đến phát triển của quốc gia hoặc
của địa phƣơng trong các thời kỳ lịch sử; 3) Địa chỉ khảo cổ học có giá trị tiêu biểu; 4)
Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa
điểm cƣ trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ
thuật (Quốc hội, 2001).
Qua những khái niệm trên về di tích lịch sử văn hóa, ta có thể rút ra đặc điểm
chung của DTLSVH nhƣ sau:
Thứ nhất, di tích là một không gian vật chất cụ thể, khách quan nhƣ công trình,
địa điểm, các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm và cảnh quan thiên
nhiên có sự kết hợp với các công trình kiến trúc hoặc địa điểm ghi dấu hoạt động của
con ngƣời nằm trong khu vực cảnh quan thiên nhiên đó. Di tích tồn tại cụ thể trong
một không gian và thời gian, các di tích có quy mô, kiến trúc khác nhau.
Thứ hai, di tích không chỉ kết tinh những giá trị lao động xã hội của con ngƣời
trong lịch sử sáng tạo mà còn kết tinh những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, khoa
học. Điều này hết sức quan trọng, khẳng định trƣớc hết nó thuộc về sở hữu của ngƣời
lao động sáng tạo ra nó, nhƣng nó là tài sản của quốc gia vì bản thân nó đã chứa đựng
những giá trị điển hình của xã hội.
Thứ ba, di tích bao gồm những bộ phận cấu thành: Môi trƣờng, cảnh quan thiên
nhiên xen kẽ, hoặc bao quanh di tích; những công trình, địa điểm liên quan tới sự kiện
lịch sử; hoặc nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa và những giá trị văn hóa tinh thần
hay còn gọi là văn hóa phi vật thể gắn với công trình, địa điểm đó.
Với các đặc điểm này, khái niệm DTLSVH theo Luật Di tích Việt Nam phản
ánh đầy đủ nhất đặc điểm, nội dung giá trị của DTLSVH và đƣợc lựa chọn phục vụ
nghiên cứu.


10

Phân loại DTLSVH nhằm thống kê, đánh giá đúng hiện trạng, giá trị kho tàng
di tích văn hoá cả vật thể và phi vật thể góp phần nghiên cứu khoa học, bảo tồn, tôn

tạo, khai thác và phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hoá phục vụ du lịch. Luận
văn tập trung vào hai cách phân loại DTSLVH đó là phân loại theo tính chất và phân
loại theo tiêu chí xếp hạng.
Phân loại di tích theo tính chất của di tích: Theo cách phân loại này di tích lịch
sử văn hóa bao gồm: DTLSVH khảo cổ, di tích lịch sử, DTLSVH nghệ thuật.
- DTLSVH khảo cổ: di tích khảo cổ là những công trình, địa điểm tồn tại trên mặt
đất, trong lòng đất hoặc dƣới nƣớc mà ở đó lƣu giữ những di vật, mọi vết tích sinh tồn
trong những cấu trúc đã bị hoang phế có liên quan tới quá trình tồn tại và phát triển của
một tộc ngƣời, một cộng đồng cƣ dân ở những thời điểm xa xƣa của lịch sử. Di tích khảo
cổ còn đƣợc gọi là: “di chỉ khảo cổ học” đây là một thuật ngữ khoa học về

khảo cổ để chỉ các đối tƣợng hoạt động của khảo cổ học. Thông qua các đối tƣợng
này, các nhà khảo cổ tiến hành thăm dò, khai quật, nghiên cứu về các dấu tích vật chất.
Từ đó, tìm hiểu về xã hội mà cộng đồng dân cƣ đã sống trong những thời điểm nhất
định của lịch sử đã trải qua trong quá khứ.
Có nhiều loại di tích khảo cổ, quan trọng nhất là di tích nơi cƣ trú thời cổ và mộ
táng cổ. Di tích nơi cƣ trú cổ bao gồm: di tích di chỉ hang động, di chỉ phù sa, đống vỏ
sò; di chỉ cƣ trú không thành lũy, di chỉ cƣ trú có thành lũy; di tích mộ táng bao gồm:
di chỉ mộ thuyền, di chỉ mộ chum vò, di chỉ hầm mộ, di chỉ mộ hợp chất.
- Di tích lịch sử: di tích lịch sử là những khu vực, địa điểm, các công trình với
quy mô và tính chất khác nhau, ở đó lƣu giữ và ghi lại những dấu ấn về các sự kiện,
nhân vật lịch sử tiêu biểu có tác động, ảnh hƣởng sâu sắc, trực tiếp hoặc gián tiếp đến
tiến trình lịch sử dựng nƣớc, giữ nƣớc và phát triển của địa phƣơng, đất nƣớc và dân
tộc.
Di tích lịch sử là những di tích mang trong mình những nội dung chủ yếu liên
quan đến các nhân vật và sự kiện tiêu biểu trong tiến trình lịch sử dựng nƣớc và giữ
nƣớc của dân tộc. Dựa trên nội dung giá trị lịch sử di tích đó mang chở, có thể phân
loại di tích lịch sử nhƣ sau: Những di tích ghi dấu các sự kiện chính trị đặc biệt quan
trọng, những di tích ghi dấu chiến công của quân và dân, những di tích ghi dấu chứng
tích chiến tranh, những di tích lƣu niệm danh nhân, anh hùng liệt sĩ.



11

- Di tích kiến trúc nghệ thuật: di tích kiến trúc nghệ thuật là những công trình
kiến trúc, điêu khắc với quy mô và tính chất khác nhau; các tác phẩm nghệ thuật của
nhiều thời đại..., chúng đƣợc tạo dựng để phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng các nhu
cầu sinh hoạt tôn giáo - tín ngƣỡng, văn hóa - xã hội của các tầng lớp nhân dân.
Di tích kiến trúc nghệ thuật là những di tích gắn với những công trình xây dựng,
kiến trúc điển hình. Dựa vào thực tế tồn tại, có thể chia hệ thống di tích kiến trúc nghệ

thuật ở Việt Nam thành các nhóm di tích sau đây: nhóm di tích tôn giáo, tín ngƣỡng,
nhóm di tích kiến trúc quân sự, nhóm di tích kiến trúc dân sự. Nhóm di tích tôn giáo,
tín ngƣỡng gồm: di tích đình làng, di tích chùa tháp Phật giáo, di tích gắn với Nho
giáo, di tích gắn với Đạo giáo, di tích đền thờ, di tích nhà thờ, di tích gắn với các tín
ngƣỡng dân gian truyền thống. Nhóm di tích kiến trúc quân sự gồm: di tích thành lũy
quân sự - kinh đô cổ; di tích trấn thành, tỉnh thành, đồn binh, chiến lũy quân sự cổ.
Nhóm di tích kiến trúc dân sự gồm: di tích cung điện, dinh thự; di tích kiến trúc Chăm
Pa, di tích kiến trúc làng cổ, di tích phố cổ, di tích nhà cổ, di tích lăng mộ.
Theo tiêu chuẩn xếp hạng DTLSVH: các di tích lịch sử văn hoá tuỳ theo giá trị
đã đƣợc các tổ chức quốc tế, các quốc gia xếp hạng ở các cấp khác nhau. Việc phân
loại theo cách này giúp hiểu đúng, đầy đủ hơn về di tích lịch sử văn hoá để quản lý, sử
dụng, khai thác, phát huy giá trị phục vụ du lịch và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.
Theo tiêu chuẩn xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Việt Nam, DTLSVH đƣợc xếp
thành hạng: di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, và di tích văn
hoá thế giới.
Di tích cấp tỉnh; là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phƣơng, bao gồm: 1)
Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa
phƣơng hoặc gắn với nhân vật có ảnh hƣởng tích cực đến sự phát triển của địa
phƣơng trong các thời kỳ lịch sử; 2) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến

trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cƣ trú có giá trị trong phạm vi địa phƣơng;
3) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phƣơng; và Cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ
thuật có giá trị trong phạm vi địa phƣơng.
Di tích quốc gia: là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: 1) Công
trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn
với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa


12

học nổi tiếng có ảnh hƣởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; 2) Công
trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cƣ
trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; 3)
Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo
cổ; 4) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học
về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
Di tích quốc gia đặc biệt: là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia,
bao gồm: 1) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bƣớc chuyển
biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân
tiêu biểu có ảnh hƣởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc; 2) Công trình kiến
trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cƣ trú có giá
trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam; 3) Địa
điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan
trọng của Việt Nam và thế giới; 4) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có
sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị
đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý,
đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới”.
Di tích văn hoá thế giới: Các di tích văn hoá ở các nƣớc muốn đƣợc UNESCO

công nhận là di tích văn hoá thế giới phải đáp ứng 6 tiêu chuẩn do ủy ban di tích thế
giới của UNESCO đƣa ra: 1) Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng
đầu của tài năng con ngƣời; 2) Có ảnh hƣởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ
thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một
khung cảnh văn hoá nhất định; 3) Chứng cứ xác thực cho một nền văn minh đã biến
mất; 4) Cung cấp một vị trí hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc hoặc kiến trúc
phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định; 5) Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể
loại nhà truyền thống, nói lên đƣợc một nền văn hoá đang có nguy cơ huỷ hoại trƣớc
những biến động không cƣỡng lại đƣợc; 6) Có mối quan hệ trực tiếp với những sự
kiện, tín ngƣỡng, đáp ứng đƣợc những tiêu chuẩn xác thực về ý tƣởng sáng tạo, về
vật liệu và các tạo lập cũng nhƣ về vị trí.


13

2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của DTLSVH
Nghiên cứu đặc điểm của DTLSVH là cơ sở để có thể sử dụng, bảo vệ và phát
triển các DTLSVH đạt đƣợc hiệu quả bền vững. DTLSVH có những đặc điểm chung
của tài nguyên du lịch nhân văn và có một số đặc điểm riêng.
DTLSVH phản ánh trung thực quá trình phát triển lịch sử, kinh tế - xã hội của
mỗi dân tộc, mỗi địa phƣơng: DTLSVH là sản phẩm do lao động của con ngƣời trong
quá khứ để lại và là bằng chứng vật chất sinh động phản ánh trung thực quá trình ra
đời trong lịch sử của sản phẩm đó. Thông qua DTLSVH để trả lời các câu hỏi: đối
tƣợng đƣợc tạo ra trong hoàn cảnh nào? với mục đích gì? Đối tƣợng đƣợc tạo ra bằng
cách nào và ai tạo ra? Nghiên cứu điều đó sẽ phát hiện ra lịch sử phát triển kinh tế - xã
hội của thời kỳ sản phẩm đó ra đời.
DTLSVH phản ánh tính đa dạng về văn hóa của các dân tộc: mỗi quốc gia
thƣờng có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Mỗi dân tộc có lịch sử, văn hóa,
khoa học phát triển khác nhau. Nghiên cứu các DTLSVH do các dân tộc khác nhau
sáng tạo ra trong quá khứ không những thấy đƣợc sự phát triển về lịch sử, văn hóa,

khoa học của từng dân tộc, mà còn thấy đƣợc tính đa dạng về văn hóa của mỗi quốc
gia.
Các DTLSVH đều bao gồm hai mặt giá trị tiêu biểu, giá trị văn hóa vật thể và
giá trị văn hóa phi vật thể: giá trị vật thể của DTLSVH là cái nhìn thấy, tồn tại trong
một không gian vật chất nhất định nhƣ đình, chùa, lăng tẩm, thành quách, tháp, địa
đạo, tƣợng, cây cối. Giá trị văn hóa tinh thần (phi vật thể) gắn với DTLSVH là cái mà
chúng ta chỉ nhận thấy thông qua các hoạt động tái hiện nó của con ngƣời nhƣ lễ hội,
ca, múa, nhạc, các ghi chép về bản thân DTLSVH đó.
Yêu cầu đƣợc bảo tồn: DTLSVH do con ngƣời sáng tạo ra nên chịu sự tác động
của thời gian, thiên nhiên và do chính con ngƣời. DTLSVH dễ bị suy thoái, hủy hoại,
bị xuống cấp biến dạng nhanh và không có khả năng tự phục hồi. Những giá trị phi
phật thể gắn với DTSLVH nhƣ các nghi lễ, lễ hội,…khi không đƣợc bảo tồn và phát
huy giá trị sẽ bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, để có thể khai thác DTLSVH phục vụ
du lịch cần có sự quan tâm đầu tƣ cho bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của
DTLSVH thƣờng xuyên, khoa học và hiệu quả.
Sự quản lý của nhà nƣớc: trong quá trình khai thác kinh doanh du lịch, khách du
lịch đƣợc đƣa đến các DTLSVH để họ trải nghiệm, thẩm định, thƣởng thức, cảm nhận


×