Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Mô Hình Trồng Rau, Quả Thủy Canh Công Nghệ Cao Của Các Hộ Gia Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ HIÊN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG RAU, QUẢ
THỦY CANH CÔNG NGHỆ CAO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI
TỈNH THÁI NGUYÊN DO TRUNG TÂM ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ
VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU THỊ HIÊN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG RAU, QUẢ
THỦY CANH CÔNG NGHỆ CAO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI
TỈNH THÁI NGUYÊN DO TRUNG TÂM ƯƠM TẠO CÔNG NGHỆ
VÀ HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K47 - KTNN

Khoa


: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Vũ Thị Hải Anh

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Với phương châm: “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà
trường gắn liền với xã hội”. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng năm tổ
chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội quý báu để sinh viên
tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra trường. Được vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp
“Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng rau, quả thủy canh công nghệ cao của
các hộ gia đình tại tỉnh Thái Nguyên do Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Hỗ
trợ khởi nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chuyển giao công
nghệ”.
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khóa luận. Vì vậy, khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê bình từ quý thầy,
cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ

nhiệm khoa Kinh tế và PTNT. Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của cô ThS. Vũ
Thị Hải Anh - giảng viên khoa Kinh tế và PTNT là người đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn thầy Nguyễn Thế Hùng - phó hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, thầy Hà Việt Long - giảng viên giảng dạy môn nông nghiệp công
nghệ cao - khoa Nông học và các thầy cô, các bạn sinh viên trong Trung tâm Ươm
tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thực tập tại Trung tâm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019
Sinh viên

Lưu Thị Hiên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của Thành Phố Thái Nguyên năm 2017 .........41
Bảng 4.2: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đã đạt được của Thành phố Thái Nguyên
2016 - 2017 ..............................................................................................43
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của tỉnh Thái Nguyên năm 2017 .....46
Bảng 4.4: Lý do trồng RTC của các hộ điều tra năm 2018 (n= 20)..........................46
Bảng 4.5: Diện tích RTC của các hộ điều tra (n=20) ................................................48
Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ RTC tại Thái Nguyên năm 2018 .................................50
Bảng 4.7: Ý kiến về chất lượng RTC của các hộ điều tra .........................................51
Bảng 4.8: Ý kiến của người dân về sự hài lòng về tình hình chuyển giao công nghệ
của chuyên gia trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ........................52
Bảng 4.9: Chi phí lắp đặt bình quân 4 giàn rau thủy canh/hộ ...................................54
Bảng 4.10: Kết quả sản xuất của trung bình 4 giàn RTC/hộ sản xuất năm 2018 (tính
cho 1 vụ rau, quả) ....................................................................................55

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của RTC trên 4 giàn trung bình của 1 hộ năm 2018
(rau muống) .............................................................................................57
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của RTC trên trung bình 4 giàn của 1 hộ (rau cải mơ 1 vụ) .........................................................................................................58
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của RTC trên trung bình 4 giàn của 1 hộ (dưa chuột - 1 vụ)... 59
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế của RTC trên trung bình 4 giàn của 1 hộ (cà chua - 1 vụ) ... 60


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Bản đồ hành chính Thành Phố Thái Nguyên ............................................38


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

Nguyên nghĩa

Từ viết tắt

1

AVRDC

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Châu Á

2


BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CNC

Công nghệ cao

4

DN

Doanh nghiệp

5

ĐVDT

Đơn vị diện tích

6

GS.TS

Giáo sư - Tiến sĩ

7


FAO

Tổ chức Nông lương quốc tế

8

HTX

Hợp tác xã

9

HQ

Hiệu quả

10

HQKT

Hiệu quả kinh tế

11

NFT

Kỹ thuật thủy canh tuần hoàn

12


PTNT

Phát triển nông thôn

13

TX

Thị xã

14

TP

Thành phố

15

ThS

Thạc sĩ

16

TS

Tiến sĩ

17


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

18

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

19

UBND

Uỷ ban nhân dân

20

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

21

RAT

Rau an toàn

22


RTC

Rau thuỷ canh


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học ...................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................4
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................5
2.1.1. Các lý thuyết về đánh giá ..................................................................................5
2.1.2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................7
2.1.3. Hiệu quả kỹ thuật ............................................................................................13
2.1.4. Hiệu quả phân bổ ............................................................................................13
2.1.5. Giới thiệu chung về thủy canh ........................................................................14
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................21

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam ......................21
2.2.2. Tình hình sản xuất và ứng dụng kỹ thuật thủy canh trong nước và thế giới...25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................32
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................32
3.4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................32
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................33
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh mô hình sản xuất RTC của các hộ điều tra ..................33
3.5.2. Chỉ tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích ...........................................34
3.5.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất rau thủy canh ....................................34
3.5.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất RTC ................................................35
3.5.5. Chi phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích ...............................................36
3.5.6. Lợi nhuận bình quân .......................................................................................36
3.5.7. Các chỉ tiêu về sâu bệnh ..................................................................................37
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................38
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................38
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Thái Nguyên..............................................38
4.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................40
4.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên .................................42
4.2. Đánh giá thực trạng sản xuất RTC tại tỉnh Thái Nguyên...................................45
4.2.1. Thực trạng hiệu quả kinh tế sản xuất rau nói chung và RTC trên địa bàn Thái Nguyên ... 45

4.2.2. Thị trường tiêu thụ RTC khi trồng rau của các hộ ..........................................49
4.3. Hiệu quả sản xuất RTC trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .....................................53
4.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số loại RTC trồng chính của các hộ điều tra.... 53
4.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường ............................................................61
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất RTC ..........................................61
4.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ ảnh hưởng tới sự phát
triển rau thủy canh tại tỉnh Thái Nguyên ..................................................................62
4.4.1. Thuận lợi .........................................................................................................62


vii

4.4.2. Khó khăn .........................................................................................................62
4.5. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất rau thủy canh, tạo việc
làm và nâng cao thu nhập cho người trồng RTC ......................................................62
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................65
5.1. Kết luận ..............................................................................................................65
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất chủ
yếu, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy

việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm, chú trọng. Trong
đó, sản xuất rau an toàn (RAT) cũng là một vấn đề hết sức cần thiết và đáng lưu tâm
cho cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. Tuy nhiên, có hai yếu tố hạn chế
chính và cản trở nhất của sản xuất rau hiện nay là giải quyết đủ rau trái vụ và đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Vào chính vụ, giá rau thường rất rẻ, giá
các loại rau sản xuất theo quy trình an toàn bị giảm hẳn, thu nhập của người sản
xuất rau giảm sút, có doanh nghiệp (DN) thậm chí bị thua lỗ và phá sản, do đó chưa
thúc đẩy được mạng lưới sản xuất rau an toàn và hình thành các vùng sản xuất rau
tập trung. Vào lúc trái vụ, lượng rau thường không đủ, người trồng sử dụng nhiều
nước phân, phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật và điều hòa sinh trưởng nên giá
cao và thường chất lượng rau chưa đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP.
Bên cạnh đó, việc sản xuất rau theo phương pháp truyền thống ở nước ta đã
gây tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng (ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm đất), việc sử dụng ngày càng tăng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV),
thuốc kích thích sinh trưởng và sử dụng phân hoá học ngày càng nhiều đã làm cho
sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm rau của nước ta không đảm bảo an
toàn. Vấn đề ngộ độc rau không đảm bảo VSATTP diễn ra hàng ngày. Khi dùng rau
không an toàn có thể gây ra các bệnh cấp tính và mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe người tiêu dùng như bệnh ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp… Do đó
vấn đề về RAT cho người tiêu dùng hiện nay trở thành vấn đề mang tính cấp bách
trong các chương trình VSATTP của toàn xã hội mang tầm quốc gia.
Tỉnh Thái Nguyên có truyền thống trồng rau từ lâu đời. Một số loại rau chính
được trồng nhiều trên địa bàn xã như: bắp cải, su hào, cà chua. Ngoài ra còn có:
khoai tây, súp lơ, cải làn, bầu, bí, mướp, rau muống, rau ngót… Các loại rau này
phù hợp với điều kiện đất đai cũng như khí hậu của xã. Mặc dù mỗi ngày Thành


2

phố Thái Nguyên tiêu thụ khoảng 25 tấn rau các loại, nhưng trên thực tế, nghề trồng

rau của thành phố vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ cả về số lượng lẫn chất
lượng. Chính vì vậy Thành phố đã và đang triển khai thực hiện nhiều mô hình rau
sạch trên địa bàn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trồng rau an toàn như trồng
trên đồng ruộng, nhà kính, trồng rau ở vùng ngập nước, VIETGRAP, thủy canh,…
trong đó trồng rau thủy canh là một trong những phương pháp với nhiều ưu thế
được các nước trên thế giới và Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận. Một số tỉnh đã làm
theo phương pháp này mang lại những hiệu quả đáng kể: Đà Lạt, Tam Đảo, Hà Nội,
Sơn La, Yên Bái… Thái Nguyên mới tiếp cận trong 2 năm gần đây và Trường Đại
học Nông Lâm là đơn vị tiên phong triển khai mô hình này trong phạm vi trường và
chuyển giao tới các hộ dân trong toàn tỉnh. Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên xây dựng nhà kính mô hình trồng rau thủy canh là nơi nghiên cứu chuyển
giao khoa học công nghệ và là nơi cung cấp rau sạch cho cán bộ, giáo viên trong
trường và một số đơn vị kinh doanh, siêu thị,... do các chuyên gia, giảng viên đã có
nhiều năm học tập tại nước ngoài với nhiều kinh nghiệm. Từ đó đã phát triển mô
hình quy mô lớn nhỏ cho các hộ nông dân, hợp tác xã (HTX), trang trại toàn tỉnh
cũng như các thành phố lớn trong khu vực Miền Bắc. Chúng ta đã có nhiều cải tiến
và giải pháp được đưa ra, song mỗi quy trình đều có những ưu, nhược điểm, nhưng
đến thời điểm hiện nay thì phương pháp trồng RTC đang là hướng phát triển hiện
đại và tối ưu nhất như: Rau sạch đảm bảo an toàn cho bữa ăn; vừa trồng vừa trang
trí cảnh quan cho nhà; trồng được nhiều loại rau từ rau ăn lá, rau gia vị đến rau ăn
quả hữu cơ; rau còn giúp thư giãn, giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi; dạy
con cháu những kiến thức thực tế làm rau tại nhà. Từ những thực trạng trên cho
thấy, việc lựa chọn giải pháp trồng rau thủy canh góp phần giải quyết phương pháp
truyền thống của sản xuất rau nước ta hiện nay. Thủy canh giải quyết tốt nhu cầu
trồng rau sạch tại nhà ở thành thị vì vậy đang được mọi người chú ý đến nhiều hơn.
Tuy nhiên chưa có một báo cáo nào của Tỉnh cho thấy hiệu quả của mô hình này
nên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng
rau, quả thủy canh công nghệ cao của các hộ gia đình tại tỉnh Thái Nguyên do
Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Hỗ trợ khởi nghiệp Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên chuyển giao công nghệ”.



3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu hiệu quả kinh tế RTC tại các hộ gia đình và các mô hình trồng RTC
trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển
sản xuất RTC trong toàn tỉnh Thái Nguyên và góp phần nâng cao chất lượng rau
cho các hộ gia đình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa được những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến khóa luận.
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế sản xuất RTC tại các hộ gia đình và các mô
hình trồng RTC trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ
trồng RTC trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ RTC CNC tại tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản và
những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhà trường, đồng
thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức
đã học về quy trình sản xuất rau, quả bằng phương pháp thủy canh vào thực tiễn và
là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy được những kiến thức cơ bản cần bổ sung để
phù hợp với thực tế công việc sau này.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập, nghiên
cứu của sinh viên. Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khả năng vận

dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và định hướng những ý
tưởng khởi nghiệp trong điều kiện thực tế.
- Đây là khoảng thời gian để mỗi sinh viên có cơ hội được thực tế vận dụng
kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.


4

- Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành và
sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp các hộ gia đình chủ động sản xuất rau, quả ngay tại nhà bằng phương
pháp thủy canh, đáp ứng nhu cầu rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả gia
đình, tiết kiệm và tiện lợi.
Ứng dụng kiến thức công nghệ cao vào thực tế cuộc sống một cách thiết thực
và hiệu quả nhất.
Làm cơ sở cho việc tham khảo, chuyển giao công nghệ trồng RTC tại khu
vực Thành phố Thái Nguyên và các tỉnh trong cả nước.
Mang đến cho người dân cái nhìn mới cụ thể hơn về kỹ thuật trồng RTC và
những ưu điểm nổi bật của công nghệ trồng RTC.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các lý thuyết về đánh giá
2.1.1.1. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiện, các

kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được trong mối quan hệ với nhiều
yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của gia đình,
thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá quá trình sản xuất người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không?
+ Mức độ đạt được so với mục tiêu thông qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống các
kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất. Đồng thời phân tích những vấn đề có
thể làm chậm tiến độ thực hiện sản xuất nếu như các vấn đề này không được giải
quyết kịp thời.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa học,
lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo đếm định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.[1]
2.1.1.2. Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều loại khác nhau. Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 2 loại
chính như sau:
∗ Đánh giá tiền khả thi/khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay sản xuất, để
xem xét liệu hoạt động hay sản xuất có thể thực hiện được hay không trong điều
kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện. Tổ


6

chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện hay hoạt động để làm căn cứ cho
phê duyệt xem hoạt động sản xuất có được đưa vào thực hiện hay không?
* Đánh giá thực hiện

- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá
toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công
việc ở từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho
dài hạn. Tùy theo hoạt động sản xuất mà có thể định ra các khoảng thời gian để
đánh giá định kỳ, có thể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần. Mục đích của
đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, những khó khăn, thuận lợi trong
một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điều chỉnh phù hợp cho những giai
đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc hoạt động. Đây là
đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của sản xuất.
Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực
hiện. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chế, nguyên nhân của
từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho sản
xuất hay hoạt động khác phù hợp hơn.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiện các nội dung hay nói cách khác là xét xem hoạt động có đúng thời gian dự
định hay không, nhanh hay chậm thế nào….
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh phí
chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều chỉnh và
rút kinh nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp thực hiện
giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp
các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết hợp giữa các mô
hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật: Là xem xét lại các kỹ thuật mà sản xuất đã đưa vào có
phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo theo đúng quy
trình kỹ thuật đã đặt ra không.


7


- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môi trường
là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề
môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả sản xuất có thể
áp dụng rộng rãi, đại trà hay không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì không.[1]
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ là phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tế sản
xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương
án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau:
HQ tổng hợp, HQKT, HQ chính trị xã hội, HQ trực tiếp, HQ gián tiếp, HQ
tương đối và hiệu quả tuyệt đối… Ngày nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án
phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, đòi hỏi phải xem xét
HQKT trên nhiều phương diện.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi sự lựa
chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
nhà nước” [4]. Còn theo P.Samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của
loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có HQ nằm trên giới hạn khả năng sản xuất
của nó” [3]. Thực chất của hai quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của doanh nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội, trên góc độ này
rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực
trên đường giới hạn khả năng sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính được
HQKT một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một phạm trù kinh tế
trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối”.
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ
thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, như vậy HQ kỹ thuật liên

quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.


8

HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản
phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng
chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào, đầu ra, người ta
sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỷ lệ nhất định để đạt được lợi nhuận tối đa.
Thực chất của HQ phân phối, chính là HQ kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố
đầu vào và đầu ra, hay chính là hiệu quả về giá.
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “HQKT là phạm trù kinh tế khách quan phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Mục tiêu ở
đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh nghiệp. Tuy nhiên
mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này
doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực sản xuất (lao
động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn…).
Như vậy, mặc dù còn nhiều những quan điểm khác nhau về khái niệm HQKT
nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm trù phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến
hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận [1].
2.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường đang
khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh doanh để
tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là tìm
kiếm lợi nhuận, nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất, đó là sự kết hợp các yếu
tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài
ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào

trong sản xuất, vốn, chính sách…. quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu
cầu của xã hội về hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như
vậy mới nâng cao được HQKT[1].
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và yếu tố
đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết quả là một đại
lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào
từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT không nên chỉ quan tâm đến quan hệ so


9

sánh (phép chia) mà nên xem xét đầy đủ các mối quan hệ tuyệt đối (phép trừ) và
nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt đối.
HQKT ở đây được hiểu bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ xuất
lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
Quy luật cung - cầu
Quy luật tăng năng suất cận biên giảm dần.
HQKT là đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích được tạo ra
như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy HQKT liên quan trực tiếp đến
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là rất
đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí vật
chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất, việc đánh giá phần lớn phụ
thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và khối lượng
đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc đánh giá
HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản xuất khác nhau
thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các yếu tố tham gia sản
xuất, xác định các yếu tố đầu ra: Các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mục tiêu
chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra được trao đổi trên thị trường,

các kết quả được là: Khối lượng, sản phẩm, lợi nhuận… Xác định các yếu tố đầu
vào: Đó là những yếu tố chi phí vật chất, công lao động, vốn….[1].
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường, việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân bổ
chi phí, hạch toán chi phí…Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các kết quả
về mặt xã hội, về môi trường sinh thái, độ phì của đất…không thể lượng hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế
xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về chất, tinh thần của mọi cá nhân, tổ
chức trong xã hội, muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không ngừng


10

cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho phù hợp
nhất để không ngừng nâng cao HQKT của quá trình sản xuất.
Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa phạm
trù kết quả và hiệu quả.
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình kinh
doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó [8]. Như vậy kết quả thể hiện
bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng
tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn,
tạ, kg, m2 , m3 , lít…các đơn vị giá trị có thể đồng, triệu đồng, ngoại tệ…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng các đơn vị
hiện vật và các đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính toán trình
độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối: Tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là tuyệt đối: Phạm trù này chỉ phản ánh
mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang tính chất là kết quả của quá trình

kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi dụng nguồn lực sản xuất [1].
2.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi khác
nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản xuất càng
khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó, để nghiên cứu
đúng HQKT thì cần phân loại HQKT.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo các
khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân: Là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội của
một quốc gia.
- HQKT ngành: Là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất
định như công nghiệp, nông nghiệp…
- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình…


11

- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại.
- HQ kinh tế - xã hội: Phản ánh mối quan hệ giữa kết quả tổng hợp về mặt
kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ môi trường,
lợi ích cộng đồng…
- HQ phát triển và bền vững: Là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do tác
động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tế
- xã hội lâu dài [1].

* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng tác
động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
HQ sử dụng đất đai.
HQ sử dụng lao động.
HQ sử dụng yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn…
HQ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân…[5].
2.1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Trong các nguồn lực sản xuất xã hội là phạm trù khan hiếm: Càng ngày
người ta sử dụng càng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất
phục vụ cho nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực giảm thì
nhu cầu của con người càng đa dạng và tăng không giới hạn, điều này phản ánh quy
luật khan hiếm buộc người sản xuất phải trả lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh
nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm với chất lượng và số lượng phù hợp, giá cả
hợp lý [1].
Mặt khác, kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa ngày càng hội nhập
DN phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh
tranh DN cần phải luôn tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh: Chất lượng và sự khác
biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng, để duy trì lợi thế về giá cả, DN phải tiết kiệm
các nguồn lực sản xuất hơn các doanh nghiệp khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao, DN mới có khả năng đạt được điều này.


12

HQKT là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các
nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài
của doanh nghiệp. HQ kinh doanh cao, càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm nguồn
lực sản xuất. Vì vậy, nâng cao HQKT là đòi hỏi khách quan để DN thực hiện mục
tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận [1].

2.1.2.5. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được chi phí đó, hay nó
là mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra.
2.1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
Để đạt được mục tiêu kinh tế và HQKT cho các ngành sản xuất-kinh doanh
thì cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Các yếu tố như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ kĩ thuật, lực lượng lao
động xã hội và sản xuất... là những yếu tố tác động trực tiếp đến sản xuất - kinh
doanh. Với sản xuất nông nghiệp cũng vậy, các yếu tố tác động được thể hiện:
- Yếu tố con người: Đây là nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất của các ngành sản xuất kinh doanh. Trong nông nghiệp, con người là
nhân tố quyết định đến sản xuất, bố trí cây trồng vật nuôi, chuyển giao KHKT vào
sản xuất để mang lại HQKT cũng như HQXH cao nhất.
- Điều kiện tự nhiên: Với sản xuất nông nghiệp đặc điểm nổi bật nhất là điều
kiện tự nhiên, đó chính là đất đai, thời tiết, khí hậu và thủy văn… Do đó để đem lại
HQKT cao phải hiểu rõ điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất.
- Yếu tố thị trường: Thị trường luôn là khâu cuối cùng cho mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ RTC vẫn còn
khó khăn vì giá thường cao hơn so với giá rau truyền thống nên có những hộ không
có điều kiện để mua.
- Yếu tố khoa học công nghệ: Các tiến bộ kỹ thuật về giống, máy móc công
cụ, phân bón, bảo vệ thực vật,… Hiện nay việc áp dụng các công nghệ vào sản xuất
RTC mang lại những hiệu quả đáng kể và giúp người dân trồng rau nhàn dỗi hơn.


13

2.1.3. Hiệu quả kỹ thuật
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả kỹ thuật được hiểu là trình độ kỹ

thuật của người sản xuất trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản
xuất. Hiệu quả kỹ thuật được xác định bằng tỷ số giữa năng suất thực tế đạt được
của người sản xuất so với mức năng suất cao nhất có thể đạt được tại mỗi mức đầu
vào nhất định trong điều kiện công nghệ sản xuất và giá cả các yếu tố đầu vào, đầu
ra không đổi.
Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình
hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này liên quan đến phương diện vật chất
của sản xuất đem lại cho bao nhiêu đơn vị sản xuất.
Hiệu quả kỹ thuật thường được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2…Xn ). Nó liên quan đến phương diện của sản xuất. Nó phụ thuộc
nhiều vào bản chất kỹ thuật, trình độ công nghệ sản xuất, khoa học kỹ thuật được áp
dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, kỹ năng của người sản xuất trong quá
trình sản xuất.
2.1.4. Hiệu quả phân bổ
Theo Nguyễn Tiến Mạnh (1995), hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu để đánh giá
hiệu quả trong yếu tố sản xuất và giá đầu vào, được tính để phản ánh giá trị sản
phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất
của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của yếu tố
đầu ra, vì thế nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống
như các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận, điều đó có nghĩa là giá
trị biên của sản phẩm phải tính bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào
sản xuất. Như vậy: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó đạt hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá
trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai yếu tố trên thì mới là điều kiện cần chứ chưa phải điều kiện đủ
để đạt được hiệu quả kinh tế, chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu
trên thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.


14


Vì vậy khi nhấn mạnh HQKT cần phải đồng thời quan tâm đến giải quyết
những vấn đề xã hội và môi trường, tạo nên môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh,
môi trường sinh thái phát triển bền vững.
2.1.5. Giới thiệu chung về thủy canh
2.1.5.1. Khái niệm về thủy canh
Thủy canh (Hydroponics) là hình thức canh tác trồng cây trong dung dịch, là
biện pháp kỹ thuật trồng cây không dùng đất. Cây trồng được trồng trên hoặc trong
dung dịch dinh dưỡng, sử dụng dinh dưỡng hòa tan trong nước dưới dạng dung dịch
và tùy theo từng kỹ thuật mà toàn bộ hoặc một phần bộ rễ cây được ngâm trong
dung dịch dinh dưỡng. Trồng cây trong dung dịch đã được đề xuất từ lâu đời bởi
các nhà khoa học như Knop, Kimusa... (Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch,
1994) [10], [11].
* Lợi ích của kỹ thuật trồng thuỷ canh
- Trồng rau ứng dựng kỹ thuật thủy canh cũng như đối với các loại cây trồng
khác là có thể chủ động điều chỉnh dinh dưỡng cho cây, các loại dinh dưỡng được
cung cấp theo nhu cầu của từng loại rau; đồng thời có thể loại bỏ được các chất có
hại cho cây và không có các chất tồn dư của vụ trước.
- Tiết kiệm nước do cây sử dụng trực tiếp nước trong dụng cụ đựng dung
dịch, nước không bị thất thoát do ngấm vào đất và bốc hơi.
- Giảm chi phí nhân công do giảm được một số khâu như: không phải làm
đất, không phải làm cỏ, không phải vun xới và không phải tưới nước.
- Dễ thanh trùng vì chỉ cần rửa bằng formaldehyt loãng và nước lã sạch.
- Không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không có vi sinh vật gây hại… và
điều chỉnh được dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm rau an toàn đối với người sử dụng.
- Trồng được rau trái vụ do điều khiển được các yếu tố môi trường tác động
như: điều chỉnh được dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng…
- Nâng cao được năng suất và chất lượng rau do cung cấp đầy đủ các yêu cầu
dinh dưỡng đối với rau, không bị sâu, bệnh hại và cỏ dại… Theo Lê Đình Lương
(1995), năng suất của cây trồng trong dung dịch có thể cao hơn so với trồng đất từ

25 - 500 % do có thể trồng được liên tục [7].


15

* Hạn chế của kỹ thuật thuỷ canh
- Chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống cao.
- Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Khi sử dụng kỹ thuật thủy canh yêu cầu
người thực hiện phải có kiến thức về sinh lý cây trồng, về hóa học và kỹ thuật trồng
trọt cao hơn vì tính đệm hóa trong dung dịch dinh dưỡng thấp hơn trong đất, nên
việc sử dụng quá liều một chất dinh dưỡng nào đó có thể gây hại thậm chí có thể
dẫn đến chết cây [14],[21]. Mỗi loại rau có yêu cầu về mặt dinh dưỡng khác nhau,
chính vì vậy mà việc nghiên cứu từng loại dinh dưỡng phù hợp với từng loại rau
gặp nhiều khó khăn, việc pha chế dung dịnh dinh dưỡng đối với người trồng rau lại
càng khó khăn, nên người trồng rau phải mua dung dịch dinh dưỡng của người sản
xuất với giá thành cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Sâu hại và dịch bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng: Canh tác thuỷ
canh tuy đã giảm được rất nhiều về mặt số lượng các nguồn bệnh mà ở địa canh
thường gặp phải, nhưng vấn đề bệnh cây trong kỹ thuật thuỷ canh vẫn xảy ra và
thỉnh thoảng tổn thất do bệnh gây ra còn lớn hơn nhiều so với địa canh vì trong
không khí luôn tồn tại mầm bệnh khi có điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sôi nảy nở.
Khi mầm bệnh đã xuất hiện thì trong thời gian rất ngắn chúng đã có mặt ở toàn bộ
hệ thống, đặc biệt càng nhanh với các hệ thống kín hoặc dùng lại dung dịch dinh
dưỡng [20].
Trong hệ thống thuỷ canh thì ẩm độ luôn gần như bão hoà, còn nhiệt độ
trong hệ thống thuỷ canh thường ổn định hơn nhiệt độ ngoài trời vài độ (ấm hơn về
mùa đông và mát hơn về mùa hè); do đó, môi trường thuỷ canh là nơi rất thuận lợi
cho sự sinh sôi phát triển nhanh của bệnh cây. Cây trồng trong hệ thống thuỷ canh
thường ít tiếp súc với ánh sáng trực xạ nên non yếu, mềm hơn, hàm lượng cellulose
ít, hàm lượng nước cao, các mô thịt lá xốp hơn nên dễ dàng xuất hiện những vết

thương do ngoại cảnh mang lại, đây là cơ hội để nhiễm bệnh và khi đã nhiễm thì
mức độ thiệt hại lớn hơn cây trồng ngoài đồng ruộng rất nhiều. Ngoài ra, canh tác
thuỷ canh còn có thể bị nhiễm những bệnh mới mà chưa thấy xuất hiện ở ngoài
đồng ruộng; ví dụ Phytopthoracryptogea phá hại cây rau diếp trong hệ thống thuỷ
canh mà chưa thấy trên đồng ruộng, Nguyễn Khắc Thái Sơn (1996) [9].


16

- Đòi hỏi nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn nhất định: Theo Midmore [21], thì
độ mặn trong nước cần được xem xét kĩ khi dùng cho thủy canh, tốt nhất là nhỏ hơn
2.500 ppm.
2.1.5.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu
Người đầu tiên nghiên cứu về thủy canh là Boyle (1666) [14], ông đã thử
trồng cây trong lọ còn chỉ chứa nước, cây vẫn sống. Tiếp theo, John Woodward
(1699) [14] đã trồng cây Bạc Hà trong nước có độ tinh khiết khác nhau. Ông nhận
thấy, cây sinh trưởng trong nước tự nhiên (không tinh khiết) tốt hơn trong nước cất
và cây sinh trưởng tốt nhất trong nước đục (dung dịch đất). Do đó, ông kết luận
rằng: Sinh trưởng của cây nhờ các chất lấy từ đất, trong nước có chứa đất tốt hơn
nước không có đất. Năm 1804, Desaussure đã đề xuất rằng: cây hấp thụ các nguyên
tố hóa học từ nước, đất và không khí. Nhận định này bị thay đổi bởi Bowsingaul
(1802 - 1998) [14]. Trong các thí nghiệm của mình với cây trồng trong cát và các
giá thể trơ khác được tưới dung dịch hỗn hợp hóa học đã biết ông rút ra kết luận
rằng nước là yếu tố cần thiết cho chất sinh trưởng và cung cấp Hydrogen. Vật chất
khô trong cây gồm Hydrogen, các hợp chất Cacbon và Oxygen lấy từ không khí.
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thế kỷ 19, Sachs (1860) và Knop (1861) đã đề
xuất phương pháp trồng cây trong dung dich nước (tức là phương pháp nuôi cây
trong nước) có chứa các chất khoáng mà cây cần. Từ dung dịch đầu tiên dung trồng
cây do Knop sản xuất trài qua gần 70 năm nghiên cứu và cải tiến đến đầu những
năm 1930 W.F. Gericke ở trường Đại học California (Mỹ) đã tiến hành các thí

nghiệm trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng có chứa thành phần các nguyên tố
theo tỷ lệ nhất định mà cây cần, thuật ngữ “Hydroponics” ra đời từ đây và
Hydroponisc có thể định nghĩa là khoa học không dùng đất, hướng sử dung giá thể
trơ, như: cát, sỏi, than bùn, bọt đá, mùn cưa... được tưới dung dịch dinh dưỡng chứa
tất cả các nguyên tố thiết yếu mà cây cần cho sự sinh trưởng, phát triển. Phải đến
năm 1943 trước khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc rau mới được chính thức đưa
vào sản xuất hàng loạt trong dung dịch. Khi đó quân đội Mỹ ở Nhật Bản thiếu rau
xanh đã sử dụng phương pháp trồng hàng loạt rau trong dung dịch dinh dưỡng. Từ
đó tới nay, người ta liên tục nghiên cứu, cải tiến các hệ thống trồng cây trong dung


×