Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng lúa bao thai tại xã phượng tiến, huyện định hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.89 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

LƯƠNG VĂN ĐÔN
Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA BAO
THAI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI
NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: chính quy

Chuyên ngành

: kinh tế nông nghiệp

Khoa

: kinh tế –phát triển nông thôn

Khóa học

:2009-2013

Giảng viên hướng dẫn: CN. Đỗ Trung Hiếu

Thái nguyên -2013
1



PHẦN

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là ở
các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát
triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớn nhưng khối lượng sản
phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có
thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào đã có sự an toàn lương thực. Nếu
không đảm bảo an toàn lương thực thì khó có thể ổn định về chính trị và thiếu sự
đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô,
lúa mì, sắn và khoai tây. Lúa đứng thứ hai về diện tích và sản lượng.
Lúa gạo còn là nguồn lương thực cho hơn nửa dân số thế giới. Trong khi dân
số thế giới tiếp tục tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm theo thời gian
thì việc tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của con người là một vấn đề
cấp bách cần được giải quyết để đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Đối với
người dân châu Á nói Chung hay người dân Việt Nam nói riêng thì cây lúa là cây
lương thực hàng đầu. Lúa gạo có vai trò quan trọng trong đời sống con người, gắn
liền với bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Ngoài ra lúa còn làm thức ăn cho gia súc,
làm nguyên liệu cho công nghiệp hay lúa là hàng hóa để xuất khẩu… Từ ngàn đời
nay, cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt Nam. Đồng thời cũng trở
thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước, nó đã trở thành một
nét đẹp văn hóa truyền thống ở nước ta.
Lúa Bao Thai không chỉ là đặc sản của mảnh đất Định Hóa ATK mà còn là
đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Giống lúa được nhân dân Định Hóa trồng từ lâu đời.
Để phát triển giống lúa đăc sản này đã có nhiều dự án mô hình trồng và phát triển

giống lúa này ở đia phương. Với mục đích tăng năng suất, duy trì chất lượng và
phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa
phương”. Phượng Tiến là một trong những xã có diện tích trồng giống lúa Bao
Thai tương đối lớn.
2


Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của mô hình và nhu cầu hoàn thành
chương trình đào tạo của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng lúa Bao Thai tại xã Phượng
Tiến, huyện Định Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
-Đánh giá thực trạng mô hình sản xuất lúa Bao Thai tại xã Phượng Tiến,
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá mức độ tham gia của người dân đối với mô hình.
- Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa Bao Thai tại xã Phượng Tiến,
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
-Phân tích tính bền vững của mô hình
-Đánh giá khả năng nhân rộng của mô hình
-Tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình, đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn sản xuất.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp sinh viên có cơ hội được tiếp xúc với thực tế để có thêm kinh nghiệm,
bổ sung những kiến thức còn thiếu, vận dụng những kiến thức về kỹ thuật chuyên
môn cũng như nghiệp vụ khuyến nông vào trong sản xuất.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đưa ra một số bảng tổng hợp về tình hình sản xuất lúa Bao Thai tại địa
phương. Rút ra nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn trở

ngại trong quá trình sản xuất. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của
mô hình.

Chương 1
3


Tổng quan tài liệu
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lý luận chung về mô hình
* Khái

niệm mô hình:

Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa dạng và
phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên cứu để
tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có những ưu điểm riêng
được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Mô hình là một trong những
phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội dung
và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là cùng hình
dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô
phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu.
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn
giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu.
Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu về một hệ
thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Người ta thường có chung một quan điểm và đều được thống nhất đó là: Mô
hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh

những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên
cứu
*Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động
của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sự phát
triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu trong nền sản xuất. Từ
những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng những công cụ sản xuất hiện đại

4


làm giảm hao phí về sức lao động trên một đơn vị sản phẩm, đó là mục tiêu quan
trọng của nền sản xuất hiện đại.
Mô hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế của sản xuất, nó thể hiện
được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản
xuất, do đó mà mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của
các điều kiện sản xuất trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản
phẩm và lợi ích ích kinh tế.
*Mô

hình trồng trọt

Mô hình trồng trọt là mô hình tập trung vào các đối tượng cây trồng trong
sản xuất nông nghiệp, là mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về
cây trồng như: lúa, ngô, rau, khoai tây, lạc…
Mô hình trồng trọt giúp hoàn thiện quá trình nghiên cứu của nhà khoa học
trong lĩnh vực nông nghiệp. Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa là nhà thực
nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến bộ kỹ thuật mới
vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này cho các nông dân khác

cùng làm theo. Mô hình trồng trọt cần được thực hiện trên chính những thửa ruộng
của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện,
còn nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông đóng vai trò là người hỗ trợ thúc đẩy
để giúp nông dân thực hiện và giải quyết những khó khăn gặp phải.
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên
cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh
giá tối ưu hóa hệ thống. Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của số
liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức
tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định tốt nhất về
quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có thể
đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật nuôi
tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối
đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.

5


1.1.2 Đánh giá khuyến nông
Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của mô
hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Đáng giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản và
những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không.

+ Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống các kết
quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể làm chậm tiến
độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa học,
lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
1.1.3 Hiệu quả
1.1.3.1 Hiệu quả kinh tế
* Một

số lý luận chung về hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng của hoạt
động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường khai
thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để phục vụ cho
lợi ích của con người.
6


- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực
nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói cách
khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào để
chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực
đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan hệ này là
thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này, hiện nay có

nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái quát hiệu quả
kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả
đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này cần xét cả về tương
đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Một
phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật hiệu quả kinh tế cao là đạt
được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối (thương
số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với cách biểu
hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lức sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy
mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là không thể
hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã
hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ
không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích và yêu cầu
của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá theo những
góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện những
yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các nguồn lực xã
7


hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương
quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế

không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng các
nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững. Điều
đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế
vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ.
GO = ∑PiQi
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường
xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc
BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.
IC = ∑Ci
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của doanh
nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO – IC
Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.

8


+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuý của
người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất 1
đơn vị diện tích trong một vụ lúa
MI = VA – (A + T)
Trong đó: VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

+ Lợi nhuận:
TPr = GO – TC
Trong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối
lượng sản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha)
GO/sào hoặc GO/ha
+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí: GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công Lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một công Lao động: VA/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết
quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả Thu được/Chi phí sản xuất
Hay

H = Q/C

Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả Thu được
9


C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết
quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất

Hay
* Hiệu

H=Q-C

quả môi trường

- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thống các
kết quả và hiệu quả của mô hình. Nó cũng điều tra những vấn đề có thể làm chậm
tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoa học,
lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ mô hình
nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người dân
trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập. Không ngừng nâng cao
mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiện công bằng xã hội.
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Một số đặc tính nông học của cây lúa Bao Thai
- Là giống lúa có tính cảm quang, chỉ gieo cấy vụ Mùa.
- Thời gian sinh trưởng 160 - 170 ngày.
- Cây cứng, đẻ khoẻ. Cao cây từ 90-100 cm, bông dài 19 - 20 cm. Khối
lượng 1000 hạt 23 -25 gram, vỏ trấu màu sẫm, phẩm chất gạo ngon.
- Năng suất trung bình 30- 35 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 45 - 50 tạ/ha.
lạnh khá nên thích hợp cấy ở các tỉnh miền núi Trung du phía Bắc

10



1.2.2 Giá trị kinh tế của lúa Bao Thai
- Lúa Bao Thai là giống lúa đặc sản của Huyên Định Hóa. Đươc sử dụng cho
các bữa ăn hằng ngày. Hạt to, cơm ngon, dẻo, có mùi thơm đăc trưng của gạo Bao
Thai. Do vậy, các loại bánh tẻ như bánh giò, bánh quấn, bún, phở…đều được sử
dụng bằng loại gạo Bao Thai. Chính vì vậy mà gạo Bao Thai bán ra thị trường luôn
được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn cao hơn là gạo Khang Dân hay gạo
Lai.
- sản xuất lúa Bao Thai mang lại lợi nhuận cho người dân tương đối so với
sản xuất lúa Khang Dân, nếp Trắng.
- ngoài ra, sau khi thu hoạch bộ phận còn lại của lúa còn được phơi khô làm
thức ăn dự trữ cho trâu, bò. Hoặc băn ra làm chất đôn chuồng.
- Như vậy giống lúa Bao Thai không chỉ mang lại giá trị, giá trị sử dụng rất
tốt mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân tăng hiệu quả sử
dụng đất và góp phầm tăng thu nhập cho nông dân.
1.2.3Tình hình trồng lúa Bao Thai của Huyện Định Hóa
Lúa Bao Thai là giống lúa đặc sản của huyện Định Hóa, giống lúa này đã
được người dân địa phương trồng từ rất lâu đời theo kinh nghiêm của những người
đi trước truyền lại. Chính vì canh tác theo phương thức truyền thống dựa trên kinh
nghiệm nên năng suất chỉ đat 140-150kg/sào. Phẩm chất của lúa ngày càng giảm
do sự thoái hóa giống. Tuy vậy, một vài năm gần đây được sự chú ý của lãnh đạo
cấp trên nên giống lúa Bao Thai đã có góc nhìn khác. Do hương vị và phẩm chất
vốn có cho nên nhiều người dân trên địa bàn Huyện vẫn tiếp tục trồng, hiện nay
diện tích trồng lúa Bao Thai đã tăng lên. Không chỉ ở địa bàn huyện Định Hóa mà
còn lan ra một số xã lân cận (Yên Trạch, Yên Đổ) của huyện Phú Lương.

11


Chương 2


Đối tượng nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các hộ nông dân trồng lúa Bao Thai trên địa bàn
xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: các xóm thực hiện mô hình trồng lúa Bao Thai trong toàn xã.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng lúa
- Phạm vi không gian: Tiến hành nghiên cứu tìm hiểu và thu thập thông tin
tại địa bàn xã Phượng Tiến
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1/ 2013 đến tháng 4/ 2013.
Số liệu nghiên cứu là số liệu của 3 năm 2010- 2012, số liệu điều tra là số liệu hộ thể
hiện năm 2013
2.3 Nội dung nghiên cứu

-

Thực trạng của mô hình trồng lúa Bao Thai trên địa bàn xã Phượng Tiến huyện
Định Hóa.
Hiệu quả mô hình sản xuất mang lại
Tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

* Điều

tra số liệu thứ cấp

12


Sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của xã, Phòng Nông
nghiệp & PTNT huyện Định Hóa để có số liệu cần thống kê. Tham khảo các tài
liệu là các văn bản, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sách
của Nhà nước có liên quan đến vấn đề phát triển, phục tráng các giống lúa đặc sản.
* Điều tra số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi đã định sẵn, phỏng vấn các
hộ nông dân tham gia mô hình trên địa bàn xã. Với những thông tin như diện tích,
năng suất, sản lượng, các khoản chi phí, giá tiêu thụ và một số thông tin khác có
liên quan.
Số phiếu điều tra: 40 phiếu
Địa điểm điều tra: 3 xóm: xóm Nạ Què, Nạ Liền và xóm Pa Goải thuộc xã
Phượng Tiến.
Chọn mẫu điều tra: chọn ngẫu nhiên không trùng lặp
Cách chọn mẫu:
Trước tiên chọn ra 3 trên tổng số 15 xóm trên địa bàn xã. Hầu hết tất cả các
xóm đều tham gia vào mô hình sản xuất lúa Bao Thai của đia phương. Nhưng 3
xóm này có diện tích tham gia lớn, tập chung trên 1 cánh đồng.
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cưu, tiến
hành tổng hợp và phân tích.
* Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra tổng hợp từng nội dung.
* Xử lý định tính, định lượng dựa trên phần mền xử lý số liệu excel
2.4.3 Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác
nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu,
các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương
tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.


13


Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động
tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình
quân chung để xem xét.

Chương 3

Kết quả và thảo luận
14


3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội xã Phương Tiến
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 vị trí địa ly
- Xã nằm ở phía đông khu vực giữa của huyện và tiếp giáp với thị trấn chợ --Chu, cách trung tâm huyện Định Hóa 5km
- Phía tây bắc giáp xã Bảo Cường
- Phía đông bắc và đông tiếp giáp xã Tân Dương
- Phía đông nam giáp xã Yên Trạch của huyên Phương Tiến
- Phía nam tiếp giáp với xã Trung Hội.

Hình 4.1 bản đồ hành chính huyện Định hóa.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Phượng Tiến là 1 xã nằm trọng địa hình trung du miền núi nên có những đặc
điểm chung của vùng miền. Với những dãy núi đá với độ cao trung bình từ 20015


400m so với mực nước biển. Địa hình núi cao bao quanh, bên dưới là những cánh

đồng nhỏ bị chia cắt nhau bởi những đồi núi thấp.
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khi tượng thủy văn Thái Nguyên qua một
số năm gần đây cho thấy xã Phượng Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thời tiết chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
0

- Nhiệt độ không khí: Trung bình năm 22 C
- Độ ẩm không khí: Trung bình 82%/ năm
- Lượng mưa trung bình năm là 2,097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6%
lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xảy ra lũ.
3.1.1.4 Đặc điểm gió
Hướng gió chủ yếu vào mùa mưa là gió Đông Nam, vào mùa khô là gió
Đông Bắc.
- Số ngày có sương mù trong năm khoảng 6 – 8 ngày.
3.1.1.5 Thủy văn
Phượng Tiến có một đoạn sông Chợ Chu chảy qua ở khu vực ranh giới phía
bắc của xã, ngoài ra, có một khe suối chảy từ khu vực phía nam Phượng Tiến cũng
hợp lưu vào dòng chính sông Chợ Chu trên địa bàn
Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều ao, hồ nước lớn phục vụ cho tưới tiêu vào
mùa khô.một số hồ lớn như hồ Thắm Phả, hồ Keo Pụt, hồ Paac xoong….
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của xã Phượng Tiến
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai.
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là yếu tố quan trọng không thể thiếu
được. Nó vừa là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất và không thể thay thế
được bởi cây trồng muốn sinh trưởng và phát triển được phải hút nước và chất
dinh dưỡng từ đất. Với đặc điểm địa hình như trên, đất đai của xã chủ yếu là đất
nông nghiệp chiếm 79.12% tổng diện tích đất tự nhiên của xã (năm 2012).
* Đất nông nghiệp
16



-

-

-

Nhóm đất nông nghiệp của xã so với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm
79.19% năm 2010 tương đương 1640.11 ha. Diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm
không biến động nhiều, có xu hướng giảm nhẹ. Qua 3 năm tỷ lệ giảm chỉ là
0.086% tương đương 1.42 ha.
Trong nhóm đất nông nghiệp được chia thành 3 loại đất là đất sản xuất
nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
Nhóm đất nông nghiệp thì sản xuất nông nghiệp có 420.19 ha (năm 2010) chiếm
25.62 diện tích đất nông nghiệp. Qua 3 năm số diện tích này thay đổi có xu
hướng giảm. Năm 2012 diện tích còn lại là 418.53 ha tức là giảm 1.66 ha so với
năm 2010. Trong đó đât trồng lúa là 226.57 ha (năm 2010) chiếm 81.11% diện
tích đất trồng cây hàng năm. Diện tích đất còn lại cho các cây trồng hang năm
khác và các loại cây lâu năm. Diên tích ít thay đổi qua 3 năm.
Đất lâm nghiệp là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất với 1106.32 ha chiếm
67.44% diện tích đất nông nghiệp (năm 2010) diện tích này không thay đổi nhiều
trong 3 năm. Năm 2012 diện tích này giảm xuống còn 1106.24 ha giảm 0.08 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản 113.92 ha năm 2010. Diện tích này được dữ nguyên qua
3 năm không thay đổi chiếm 6.92% diện tích đất nông nghiệp.
Như vậy chúng ta thấy trong loại đất nông nghiệp thì nhóm đất lâm nghiệp
chiếm diện tích lớn nhất. Diện tích đất trồng lúa chỉ chiếm 10.93% diện tích đất
tự nhiên và có xu hướng ổn định trong 3 năm

Chỉ tiêu


Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
1.1Đất sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
+ Đất trồng lúa
+ Đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
1.2. Đất lâm nghiệp
- Đất rừng sản xuất

Năm 2010
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
2071.19
100
1640.11
79.19
420.19
25.62
279.53
66.52
226.57
81.11
52.96
18.89
140.66
33.48

1106.32
67.44
1097.24
99.18
17

Năm 2011
Năm 2012
So
Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu
2011/2
(ha)
(%)
(ha)
(%)
2071.19
100 2071.19
100
1
1639.07
79.14 1638.69
79.12
99
418.86
25.56
418.53
25.55
99
279.33
66.69

279.13
66.69
99
226.35
81.10
226.33
81.09
99
52.98
18.9
52.80
18.91
100
139.53
33.31
139.40
33.01
99
1106.29
67.49 1106.24
67.50
1
1097.21
99.18 1097.16
99.18
1


- Đất rừng đặc dụng
1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

2. Đất phi nông nghiệp
2.1. Đất ở
2.2. Đất chuyên dùng
2.3. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.4. Đất sông suối và mặt nước
chuyên dụng

9.08
113.92
173.07
63.75
93.21
4.16

3. Đất chưa sử dụng
- Đất bằng chưa sử dụng
-Đất đồi chưa sử dụng
-Đất núi đá không có rừng cây

258.01
10.06
3.87
244.08

11.95

0.08
6.95
8.36
36.83

53.86
2.40
6.91
12.46
3.9
1.47
94.6

9.08
113.92
174.11
64.13
93.87
4.16
11.95
258.01
10.06
3.87
244.08

0.82
6.95
8.40
36.83
53.92
2.39
6.86
12.46
3.90
1.47

94.6

9.08
113.92
174.49
64.36
94.02
4.16
11.95
258.01
10.06
3.87
244.08

Bảng 4.1 tình hình sử dụng đất của xã Phượng Tiến qua 3 năm 2010-2012

18

0.82
6.95
8.42
36.88
53.89
2.38

1
1
10
10
10

1

6.85
12.46
3.9
3.87
94.6

1
1
1
1


* Đất phi nông nghiệp
-

Đất phi nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên chiếm 8.36% tương đương
173.07 ha (năm 2010). Diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần, qua
3 năm tỷ lệ này là 0.27% tương đương 0.47 ha qua 3 năm. Lý do là mở rộng các
công trình phúc lợi xã hội và đặc biệt là do dân số tăng cần mở rộng diện tích nhà
ở.
* Đất chưa sử dụng

-

Diện tích đất chưa sử dụng của xã là tương đối lớn 258.01 ha chiếm 12.46% diện
tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 10.06
ha chiếm 3.9% diện tích đất chưa sử dụng (năm 2010). Do đặc điểm của địa hình
nên phần lớn đất chưa sử dụng là núi đá không có rừng cây. Diện tích này là

244.08 ha chiếm 94.6%. diện tích này không thay đổi qua 3 năm.
Nhìn chung trong thời gian qua các cấp chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn
nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp bằng
cách tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp tới người nông
dân. Hướng dẫn người dân sử dụng các công thức luôn canh, tăng vụ để năng suất,
sản lượng những năm gần đây tăng góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đặc
biệt là khuyến khích người dân tích cực trồng cây trên diện tích đất núi đá để nâng
cao thu nhâp.
3.1.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số và lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng của các
quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến các quá trình phát triển của
các ngành nghề trong xã hội.
Theo thống kê của xã năm 2012 tổng dân số của xã Phượng Tiến là 3858
khẩu với 1027 hộ. Trong đó
Nữ là 1841 người, chiếm 47.72% tổng dân số
19


Nam là 2017 người, chiếm 52.28% tổng dân số
Số người trong độ tuổi lao động là 2148 người chiếm 55.68% tổng dân số
toàn xã. Trong đó lao động nữ là 1109 người chiếm 51.63% tổng số lao động
Trình độ văn hóa: không đồng đều
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động là: 24.5%
Tình hình lao động trong độ tuổi đang đi làm việc ngoài địa phương: công
việc không ổn định, thu nhập còn thấp, công việc còn mang tính thời vụ.
Mật độ dân cư là 190 người/km2 phân bố không đều trên địa bàn xã, chỉ tập
trung ở khu vực bằng phẳng, giao thông đi lại thuận tiện. Đặc biệt là 2 xóm là Hợp
Thành là xóm Pải
3.1.2.3 Cơ sở vật chất hạ tầng
Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nước, trong những năm qua

cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Phượng Tiến đã có nhiều thay đổi đáng kể, như hệ
thống điện , mạng lưới giao thông, công trình công cộng, các công trình thủy lợi
được xây dựng và nâng cấp. Điều đó được thể hiện như sau:
* Công trình công cộng
- giáo dục
+ trường mầm non : số phòng 7: đạt chuẩn 7; số phòng chức năng đã có 4
phòng còn thiếu 3 phòng ; diện tích sân chơi, bãi tập đã có 560m2 còn thiếu 240m2.
+ Trường tiểu học: số phòng 14 đã đạt chuẩn quốc gia, số phòng chức năng
đã có đủ, số diện tích sân chơi, bãi tập đã có 3126m2
+ Trường trung học cơ sở: số phòng học 12; số phòng chức năng 5 phòng;
diện tích sân bãi đã có 4985m2
* Cơ cở vật chất văn hóa
+ trụ sở xã được xây dựng và đi vào sử dụng năm 2008 gồm 17 phòng làm
việc, 1 hội trường 3 gian
+ Nhà văn hóa thôn: có 12/15 xóm có nhà văn hóa
+ Sân thể thao trong địa bàn xã có tổng cộng 3 sân. Chưa đạt chuẩn
* Bưu điện
20


Số lượng chỉ có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, điểm truy cập internet
1 điểm.
* Nhà ở dân cư
+số nhà tạm, dột nát 446 hộ chiếm 45.4%
+số nhà kiên cố và bán kiên cố 651 hộ chiếm 54.6%
* Điện
+ Số trạm biến áp: 4
+ Số km đường dây hạ thế: 30.5 km
+ Số hộ và tỷ lệ hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn: 99.8%
* Giao thông

+ Tổng số Km đường giao thông trong xã 52.9 km trong đó
Đường trục liên xã 9.5 km đã được dải nhựa
Đường trục liên xóm 16.6 km (cứng hóa7.3 km = 43.9%)
Đường ngõ xóm 10.4 km
Đường trục chính nội đồng 16.4 km
* Thủy lợi
Gồm 7 hồ, 3 đập, 1 trạm bơm chủ động tưới tiêu cho 226.35 ha. Có 45.7 km
kênh mương nội đồng trong đó đã cứng hóa 5.2 km đạt tỷ lệ 11.37%.
3.1.2.4 Hiện trạng kinh tế xã hội của xã
Thu nhập của người dân trên địa bàn xã chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp và chăn nuôi. Năm 2012 sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi
của xã thu được kết quả như sau:
+ Sản xuất nông nghiệp
Vụ xuân
21


Lúa vụ xuân: tổng diện tích toàn xã là: 221ha, năng suất trung bình đạt:
56.5tạ/ha, sản lượng thu được: 1248.65 tấn.
Cây ngô xuân: Tổng diện tích: 30ha, năng suất trung bình đạt: 41tạ/ha, sản
lượng thu được: 123tấn
Vụ mùa
Lúa vụ mùa: tổng diện tích toàn xã là: 226 ha, năng suất trung bình đạt:
51.87ta/ha, sản lượng thu được: 1172.26 tấn
Cây ngô: diện tích: 36ha, năng suất: 41tạ/ha, sản lượng đạt: 147.6tấn
Cây rau màu khác: diện tích: 7 ha
+ Sản xuất lâm nghiệp
Trên địa bàn xã có 2 doanh nghiệp chế biến lâm sản, cho nên việc quản lý
khai thác gõ trên địa bàn được đảm bảo đúng luật, có quy hoạch. Không có
hiện tượng khai thác bừa bãi

Hàng năm, có khoảng 15ha rừng được trồng mới.
Diện tích trồng cây chè trên địa bàn không nhiều có khoảng 15ha với năng
suất trung bình đạt 65- 70 tạ/ha. Sản lượng đạt 1050 tạ
+ Chăn nuôi
Tổng đàn trâu: 453 con
Tổng đàn bò: 5 con
Tổng đàn lợn cả năm: 6050 con
Đàn gia cầm: 24858 con
+ Văn hóa thông tin
- Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Tổ chức các cuộc thi, các giải thi đấu bóng đá, các buổi văn nghệ, các trò
chơi dân gian. Phục vụ cho nhân dân trên địa bàn xã. Treo băng zôn khẩu hiệu
22


tuyên truyền các ngày lễ, các phong trào chủ trương chính sách của đảng, các
chương trình phòng chống dịch bệnh…
+ Công tác y tế: trạm y tế gồm 1 Bác Sĩ, 1 kỹ thuật viên, 5 y tá. Mỗi xóm còn có
1 y tế thôn bản, phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trong địa bàn xã.
Hầu hết người dân đều là người dân tộc nên mọi người trên địa bàn xã đề
được nhà nước phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và
lao động của xã Phượng Tiến ảnh hưởng đến sản xuất
* Thuận lợi
-

-

-


-

Xã Phượng Tiến là xã nằm gần với trung tâm huyện Định hóa, đường
giao thông đi lại thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao
lưu buôn bán, trao đổi hang hóa với các nơi khác.
Xã có nguồn nhân lực dồi dào 2148 người trong độ tuổi lao động chiếm
55.58% dân số. Đây được co như là ngồn tài nguyên quan trọng cần được
khai thác có hiệu quả
Phượng Tiến là một xã miền núi có địa hình đa dạng, thuận lợi cho phát
triển các loại hình sản xuất kinh tế nông lâm nghiệp. Có thể phát triển các
loại hình kinh tế như VAC, VAC-R…
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hầu như đã hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho xã phát
triển về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội.

* Khó khăn
-

-

-

Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích
sử dụng.
Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và
sản xuất còn yếu kém.
Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ
thông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiêm truyền thống, chưa
được đào tạo chuyên sâu.

Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợ
sản xuất dẫn đến tình trạng phát triển sản xuất manh mún.

23


Xã chưa có chợ nên việc trao đổi giao lưu buôn bán của người dân trong
xã hết sức khó khăn, nông sản làm ra dễ bị lái buôn ép giá.
3.2 Thực trạng mô hình sản xuất lúa Bao Thai qua 3 năm 2010 – 2012
Mô hình sản xuất lúa Bao Thai được phòng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Định Hóa đưa vào thực hiện tại xã bắt đầu từ năm 2008 với tên dự án
“xây dựng mô hình phát triển vùng sản xuất lúa Bao Thai đặc sản tại xã Phượng
Tiến, huyên Định Hóa” dự án được chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008: Thực hiện mô
hình duy trì, chon lọc giống lúa Bao Thai trên diện tích 1.5ha
+ Giai đoạn 2: từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009: Thực hiện mô
hình sản xuất với quy mô 20ha
Sau gần 5 năm khi mô hình đi vào sản xuất thì diện tích tham gia mô hình
không ngừng tăng lên qua các năm.
-

Bảng 3.2: Số hộ và diện tích tham gia mô hình trồng lúa Bao Thai theo
xóm, qua 3 năm 2010 - 2012
1.

Xóm

Hợp Thành
Pải
Nạ Què

Nạ Liền
Pa Goải
Pa Chò
Nà Lang
Héo
Nạ Poọc
Cấm
Đình
Phỉnh

Năm 2010
Năm 2011
Hộ
Diện
Hộ
Diện
Số
Số
tham tích
tham tích
hộ
hộ
gia
(ha)
gia
(ha)
10
30
2.1 114
36

2,3
9
93
34
2,8 97
33
2,8
52
23
1,8 53
27
2,1
48
22
1,6 52
28
2,4
68
34
2,5 68
34
2,5
64
33
1,9 69
33
1,9
56
24
1,5 58

26
1,5
62
26
1,5 65
26
1,5
62
23
1,3 67
23
1,6
63
37
2,2 64
37
2,4
47
35
2,2 50
30
2,0
44
28
1,4 48
28
1,4
24

Năm 2012

Hộ
Diện
Số
tham tích
hộ
gia
(ha)
120

44

2,8

101
58
55
72
73
63
69
71
67
54
51

38
40
35
37
35

30
34
33
40
35
33

3,2
2,5
2,2
2,6
2,4
1,9
1,9
2,1
2,4
2,2
1,6


Mấu
Nạ Á
Tổ
Tổng số

48
50
55
92
1


19
21
22

0,7
1,3
1,3

50
53
58

24
21
22

1,6
1,4
1,3

55
27
1,6
57
28
1,7
61
30
1,8

102
411
26,1 966 428
28,7
514
31,0
7
(Nguồn: phòng nông nghiệp và PTNT huyện Định Hóa)

Những năm bắt đầu thực hiện mô hình với diện tích nhỏ nhằm phục tráng lại
cây lúa Bao Thai tại xã Phượng Tiến. Những năm trở lại đây diện tích trồng lúa
Bao Thai tham gia vào mô hình ngày càng tăng. Theo bảng trên ta có thể dễ dàng
nhận thấy diện tích và số hộ tham gia vào mô hình trong 3 năm trở lại đây. Năm
2010 số hộ tham gia vào mô hình của toàn xã là 411 hộ với diện tích là 26,1 ha.
Năm 2011 mô hình đã tiếp tục được triển khai và được bà con nhân dân trong
địa bàn xã đón nhận nhiệt tình. Với 428 hộ tham gia vào mô hình canh tác trên
diện tích 28,7 ha. Thu hút 44,3% số hộ trong đia bàn xã. Con số này nói lên sự
thành công của mô hình.
Năm 2012 trên cơ sở thành công của những năm trước đó. Phòng Nông
nghiệp & PTNT đã phối hợp cùng các ban ngành có liên quan tiếp tục triển khai
mô hình. Mô hình đã không ngừng phát triển, với sự tham gia của 514 hộ tham gia
vào mô hình trên diện tích là 31ha. Chiếm 50% số hộ trong địa bàn toàn xã.
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy diện tích và số hộ tham gia mô hình
không ngừng tăng lên, điều này cho thấy kết quả của mô hình rất được nhân dân
tin tưởng và có khả năng triển khai nhân rộng trong thực tiễn sản xuất của nhân
dân.
3.3 Đánh giá hiệu quả mô hình
3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà sản xuất nào và
nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên mảnh đất của mình họ phải tính

toán kỹ để đưa ra quyết định trồng loại cây gì để đạt được hiệu quả kinh tế cao
nhất. Trước đây vào vụ mùa hàng năm, trên những thửa ruộng trồng lúa, người
nông dân xã Phượng Tiến thường trồng những giống lúa như Bao Thai cũ, Khang
dân 18, lúa nếp thấp, nếp trắng…
25


×