Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Triết học Mac:" Vận dụng phương pháp luận "Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến" để lý giải sự ra đời nhà nước và pháp luật".

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.1 KB, 12 trang )

ĐỀ BÀI: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của “ Nguyên
lý về mối liên hệ phổ biến” để lý giải sự ra đời của nhà nước và pháp luật.
MỞ ĐẦU
Cuộc sống của chúng ta ngày nay là kết quả của hàng ngàn những mối liên
hệ. Các sự vật, hiện tượng tồn tại không chỉ trong tự nhiên mà còn trong xã
hội, tư duy nhận thức. Trong đời sống, không gian nào cũng có mối liên hệ
,thời gian nào cũng có mối liên hệ, sự vật hiện tượng nào cũng có mối liên hệ
để tác động, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Chính vì thế trong triết
học Mác Lê – Nin, phép biện chứng duy vật đã nghiên cứu “ nguyên lý của
mối liên hệ phổ biến” chi phối sự vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng. Việc nghiên cứu nguyên lý này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn để
những mục đích hoạt động của con người đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt,
trong quá trình hình thành nhà nước và pháp luật, nguyên lý mối liên hệ phổ
biến được thể hiện rất rõ và có ý nghĩa lớn trong thực tế xã hội.
Nhà nước và pháp luật đều là hai yếu tố quan trọng của một đất nước, hai
yếu tố này luôn đi đôi song hành với nhau vậy giữa pháp luật và nhà nước có
mối liên hệ như thế nào? Mối liên hệ nội tại bên trong để dẫn đến sự ra đời
của nhà nước và pháp luật là gì?. Với mục đích nghiên cứu sâu hơn và hiểu rõ
hơn về vấn đề này, em xin được chọn làm đề bài số 3: Vận dung nội dung và
ý nghĩa phương pháp luận của “ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” để lý giải
sự ra đời của nhà nước và pháp luật.
NỘI DUNG
I. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA “ NGUYÊN LÝ
VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN”.
1. Một số khái niệm:
Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số chúng
nhất định sẽ làm đối tượng kia thay đổi.

1



Mối liên hệ dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố trong mỗi
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến giữa các mối liên hệ của các
sự vật, hiện tượng cụ thể tồn tại trong thế giới. Đồng thời, khái quát những
mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất như mối liên hệ giữa : cái chung và cái
riêng, nguyên nhân và kết quả, bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu
nhiên, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực, lượng và chất, mâu
thuẫn và đối lập,…..
Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế
giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Các sự vật, hiện
tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu,
song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống
nhất – thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại
biệt lập, tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn
nhau theo những quan hệ xác định (1).
Mối liên hệ phổ biến là khi quan niệm về sự liên hệ được mở rộng sang cho
tất cả các đối tượng tinh thần và giữa chúng vốn thuộc chủ thể với các đối
tượng khách quan
2. Tính chất của mối liên hệ
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ có ba tính chất
cơ bản:
+ Tính khách quan biểu hiện: các mối liên hệ là vốn có của mọi sự vật, hiện
tượng; nó không phụ thuộc vào ý thức của con người
+ Tính phổ biến biểu hiện: bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào, ở bất kỳ không
gian và ở bất kỳ thời gian nào cũng có mối liên hệ với những sự vật, hiện
tượng khác. Ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì bất kì một thành phần
nào, một yếu tố nào cũng có mối liên hệ với những thành phần, những yếu tố
khác
2



+ Tính đa dạng biểu hiện: sự vật, hiện tượng, không gian, thời gian khác nhau
thì các mối liên hệ biểu hiện khác nhau. Có thể chia các mối liên hệ thành
nhiều loại: mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu,
mối liên hệ thứ yếu,…..Các mối liên hệ này có vị trí vai trò khác như đối với
sự tồn tại và vận động của sự vật, hiện tượng
Cần phân biệt quan điểm toàn diên với quan điểm chiết chung và chống quan
điểm phiến diện, siêu hình, ngụy biện.
Sự phân chia từng mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên
(1)Xem: Giáo trình Triết học Mác Lênin, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội

hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến.
Tuy nhiên sự phân chia đó lại rất cần thiết vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và
vai trò xác định trong sự vận động và phát triên của sự vật => Con người phải
nắm bắt đúng các mối liên hệ để có cách tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu
quả cao nhất trong hoạt động của mình.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì các mối liên hệ là sự tác động qua lại, chuyên hóa, quy định lẫn nhau
giữa các sự vật, hiện tượng và mối liên hệ mang tính khách quan, phổ biến
nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải: tôn trọng quan
điểm toàn diện, phải trách cách xem xét phiến diện. Quan điểm toàn diện đòi
hỏi chúng ta phải:
 Nhận thức đúng về sự vật trên cơ sở mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác
động qua lại giữa


sự vật đó với sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp


 Biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý từ mối liên hệ bên
trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất
nhiên, lưu ý đến sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ để
3


hiểu rõ bản chất sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất trong các hoạt động
 Khi tác động vào sự vật, không những phải chú ý tới những mối liên
hệ nội tại của nó mà phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy
với sự vật khác. Đồng thời, phải biết sử dụng đồng bộ các biện
pháp, phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao
Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú – sự vật, hiện tượng khác nhau,
không gian, thời gian khác nhau các mối liên hệ biểu hiện khác nhau nên
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm
lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi:
Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện và
hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và
phát triển. Thực tế cho thấy rằng, một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học
trong điều kiện này, nhưng sẽ không là luận điểm khoa học trong điều kiện
khác.
II. VẬN DỤNG NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
“NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN” ĐỂ LÝ GIẢI VỀ SỰ RA
ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1.Khái quát sự ra đời của nhà nước và pháp luật
1.1. Sự ra đời của nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng .Xuất hiện từ nhiều
quan điểm khác nhau như thuyết thần học, thuyết gia trưởng, khế ước xã hội,
thuyết bạo lực … dẫn đến những cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nhà
nước. Trong đó được chia thành hai quan điểm chính

* Các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc của Nhà nước:
– Thuyết thần học : Cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội,
thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là
một sản phẩm của thượng đế.
4


– Thuyết gia trưởng: Cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát
triển của gia đình và quyền gia trưởng, thực chất nhà nước chính là mô hình
của một gia tộc mở rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng
được nâng cao lên – hình thức tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
– Thuyết bạo lực: Cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến
tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc
khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt –
nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
– Thuyết tâm lý: Cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con
người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
– Thuyết khế ước xã hội: Cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của
một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong
trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc về nhân
dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình , các quyền
tự nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ
nhà nước và ký kế khế ước mới.
* Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước: Học thuyết
Mác Lê – nin đã lý giải sự ra đời của học thuyết bằng phương pháp duy vật
biện chứng, trong các công trình nghiên cứu của mình, Ph.Ăngghen và
V.I.Lênin khẳng định rằng: Nhà nước là một hiện tượng xã hội mang tính lịch
sử, nó xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của đời sống xã hội khi xã
hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, trong xã hội xuất hiện chế độ tư
hữu và phân chia thành các giai cấp đối kháng. Nhà nước hình thành dựa vào

hai nguyên nhân cơ bản:
+ Nguyên nhân kinh tế: Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, và đến
giai đoạn nhất định thì chế độ tư hữu xuất hiện để thay thế cho chế độ công
hữu nguyên thủy đã tồn tại rất lâu trong hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của
loài người. Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, khả năng người này có thể
chiếm đoạt lợi ích kinh tế của người khác đã làm phát sinh những mâu thuẫn
5


và đối kháng, đòi hỏi phải có thiết chế nhà nước có đủ sức mạnh để duy trì
trật tự xã hội.
+ Nguyên nhân xã hội: Những thay đổi về kinh tế đã tác động làm biến đổi
quan hệ xã hội. Kết cấu xã hội thay đổi, chế độ thị tộc được xây dựng trên cơ
sở huyết thống bị phá vỡ; gia đình cá thể xuất hiện và dần dần thay thế chế độ
gia đình thị tộc. Sự xuất hiện giai cấp đã dẫn tới mâu thuẫn và đối kháng. Đấu
tranh giai cấp diễn ra không ngừng và ngày càng gay gắt, trật tự xã hội bị đe
dọa, đòi hỏi phải có nhà nước –“lực lượng này sinh từ xã hội” nhưng có vị
thế” tựa hồ như đứng trên xã hội”, có khả năng làm dịu bớt sự xung đột và giữ
cho sự xung đột đó diễn ra trong vòng “ trật tự”.
1.2. Sự ra đời pháp luật
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, cũng như nhà nước, pháp
luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của
thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào
xã hội. Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã
hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp. Như vậy, pháp luật ra
đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất
định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp
có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị - giai cấp để bảo vệ lợi ích
cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội. Theo
quan điểm Mác – Lênin thì, pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có

giai cấp, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan
( sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định) vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí nhà nước của giai cấp, lực
lượng thống trị). Tuy nhiên, khi nhà nước ra đời thì các hình thức tổ chức của
con người trước đó (thị tộc, bộ lạc) không còn tồn tại, nhưng khi pháp luật ra
đời, các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác vẫn song song cùng tồn tại
với nó.

6


2. Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong sự ra đời nhà nước và
pháp luật.
* Trong sự ra đời nhà nước, mối liên hệ giữa hình thái kinh tế và hình thái xã
hội có sự thống nhất nội tại với nhau. Như đã phân tích ở trên, theo quan điểm
của học thuyết Mác Lênin yếu tố kinh tế mà cụ thể là do chế độ tư hữu xuất
hiện và yếu tố xã hội mà cụ thể là do mâu thuẫn đối kháng giữa các giai tầng
trong xã hội chính là hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời nhà nước. Khi
xã hội nguyên thủy xuất hiện công cụ lao động, con người bắt đầu có tư liệu
sản xuất và sản phẩm. Của cải vật chất của cộng đồng dần trở thành sở hữu
riêng trong các gia đình do mức độ lao động. Khi phân hóa giàu nghèo trở nên
rõ nét, của cải tích tụ trong tay một số ít người dẫn đến mâu thuẫn giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Do đó có thể thấy sự thay đổi về yếu tố kinh tế dẫn đến sự
thay đổi về xã hội, hai yếu tố có sự tác động quy định, ảnh hưởng lẫn nhau.
Mối liên hệ này có tính phổ biến ở chỗ trong bất kì quá trình hình thành nhà
nước nào ở bất cứ đâu, ở trong không gian, thời gian nào , yếu tố kinh tế và xã
hội cũng đều là hai nguyên nhân cơ bản nhất để dẫn đến quá trình hình thành
nên một nhà nước. Bên cạnh đó, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động
qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã
hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã

hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một quy
luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao(1). Vì thế, mối liên hệ này
có thuộc tính khách quan.
Sự ra đời của pháp luật cũng phụ thuộc vào mối liên hệ giữa yếu tố kinh tế và
xã hội theo quan điểm của học thuyết Mác Lênin, pháp luật ra đời cùng với sự
ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước
cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã
(1)Wikipedia:hinh-thai-kinh-te-xa-hoi

7


hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước và pháp luật, để hướng dẫn cách
xử sự cho con người xã hội nguyên thủy sử dụng tập quán, đạo đức,….Khi
điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện mối quan hệ xã hội
mới đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh đó, nhà nước xuất hiện để tổ chức,
quản lý đời sống, nhà nước từng bước làm xuất hiện một công cụ điều chỉnh
quan hệ xã hội mới gọi là pháp luật bằng cách xây dựng hoặc thừa nhận và
đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của mình. Ở bất kỳ hệ thống pháp luật nào
đều xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội. Vì thế, mối liên hệ giữa hai yếu tố
kinh tế và xã hội mang tính phổ biến
* Mối liên hệ phổ biến không chỉ tồn tại bên trong quá trình hình thành nhà
nước và pháp luật, nó còn tồn tại trong sự tương hỗ, quy định ảnh hưởng và
hỗ trợ lẫn nhau trong sự ra đời nhà nước và pháp luật. Pháp luật và nhà nước
đều có tính khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống
xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật mà trong sự hình thành pháp luật,
nhà nước có vai trò như “ bà đỡ” làm cho pháp luật “ hiện diện” trong đời
sống với những hình thức nhất định.(1) Nhà nước giúp đảm bảo pháp luật được
áp dụng hiệu quả trong đời sống bằng quyền lực của mình. Đồng thời, pháp
luật cũng có vai trò như một công cụ hữa hiệu và quan trọng nhất giúp nhà

nước quản lý, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Mối liên hệ giữa nhà nước và
pháp luật phổ biến ở chỗ ở bất kỳ đất nước nào nhà nước và pháp luật đều
song hành, hỗ trợ và ảnh hưỡng lẫn nhau để cùng đưa xã hội theo một trật tự
nhất định
3. Ý nghĩa mối liên hệ phổ biến trong sự ra đời nhà nước và pháp luật
* Quan điểm toàn diện: Khi nghiên cứu sự ra đời của nhà nước và pháp luật,
để nhận thức đúng về nhà nước và pháp luật trong mối liên hệ qua lại giữa các
yếu tố kinh tế, xã hội, giữa các bộ phận như cơ quan nhà nước của nhà nước
hay các quy phạm pháp luật của pháp luật. Có thể xem xét sự tác động qua lại
giữa nhà nước và pháp luật trong cả mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp. Đồng
thời, phân biệt mối liên hệ giữa kinh tế và xã hội là mối liên hệ bản chất và
8


mối liên hệ giữa pháp luật và nhà nước là mối liên hệ tất nhiên. Từ đó, có
những phương pháp tác động phù hợp để nhà nước và pháp luật hoạt động
hiệu quả cao nhất trong quá trình điều chỉnh quan hệ xã hội.
* Quan điểm lịch sử - cụ thể: Khi nhận thức về nhà nước và pháp luật, ta nhận
thấy điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể ra đời, tồn tại và phát triển của nhà
nước và pháp luật là khi xuất hiện xã hội có giai cấp, chế độ tư hữu ra đời
4. Liên hệ sự vận dụng nguyên lý tới hoàn cảnh xã hội ở Việt Nam hiện
nay
Nhà nước Việt Nam thể hiện rõ nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Nhà nước
được ra đời dựa vào sự thay đổi, tác động qua lại của hình thái kinh tế xã hội.
Bản chất của nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, tức là coi pháp luật có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống xã
hội. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng nhau
phát triển, quản lý xã hội một cách hiệu quả nhất.
Dựa trên quan điểm toàn diện, để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt, chúng ta phải phát huy nội

lực của đất nước ta, mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách
do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa
kinh tế đưa lại.
Dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể khi xác định đường lối chủ trương trong
thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước, Đảng và nhà nước cần phân tích tình
hình cụ thể của đất nước ta cũng như bối cảnh lịch sử quốc tế trong các thời
kỳ cụ thể, trong từng giai đoạn để có thể bổ sung, điều chỉnh đường lối chủ
trương sao cho phù hợp.
KẾT LUẬN
Thông qua những phân tích, vận dụng, đánh giá, liên hệ của bản thân về sự
vận dụng nội dung và ý nghĩa mối liên hệ phổ biến trong triết học Mác Lênin
để lý giải sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Em đã có sự nhìn nhận có
9


chiều sâu và hệ thống hơn về vấn đề này, mối liên hệ phổ biến tồn tại bên
trong nhà nước, pháp luật để quyết định sự ra đời và phát triển của chúng,
đồng thời mối liên hệ ấy còn có trong sự tác động qua lại giữa nhà nước và
pháp luật. Việc tìm hiểu, nhận thức và vận dụng nguyên lý này vào thực tế có
ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với bản thân em mà còn đối với tất cả mọi người
trong xã hội để chung tay xây dựng nên một nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đúng nghĩa, đảm bảo cho các hoạt động của nhà nước và xã hội diễn ra
có hiệu quả.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình triêt học Mác Lê-nin, NXB. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006

2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB. Tư pháp, Hà Nôi, 2019
3. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Câu hỏi và bài tập triết học Tập 2 : chủ nghĩa
duy vật biện chứng, Hà Nội, 1986
4. PGS.TS Nguyễn Văn Động, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, NXB. Tư pháp
5. V.I Leenin, C.Mác, Toàn tập, tập 26, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005

Tài liệu internet
1. />2. />
11


3. />%E1%BA%BF-x%C3%A3_h%E1%BB%99i

12



×