Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

GIÁO dục NHÂN CÁCH TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 183 trang )

MỤC LỤC
CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH ............................... - 2 1. Khái niệm về nhân cách và các quan điểm khác nhau về nhân cách:.................... - 2 1.1 Khái niệm về nhân cách ..................................................................................... - 2 1.2. Các quan điểm khác nhau về nhân cách………………………………….......5
2. Cấu trúc của nhân cách…………………………………………………………7
3. Bản chất của nhân cách…………………………………………………….........14
4. Đặc điểm của nhân cách…………………………………………………………17
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của nhân cách………21
CHƢƠNG 2: NHÂN CÁCH VÀ VẤN ĐỀ GDNCTE THEO QUAN ĐIỂM
CỦA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ PHƢƠNG TÂY…………………………………..25
I. Nhân cách và vấn đề gdncte theo quan điểm phƣơng đông…………………25
1.1. Cơ sở triết học của nhân cách phương đông…………………………………..25
1.2. Các tư tưởng phương đông về nhân cách……………………………………29
1.3. Một vài đặc điểm của nhân cách phương đông và gdncte theo quan điểm
phương đông………………………………………………………………………37
II. Nhân cách và vấn đề gdncte theo quan điểm phƣơng tây…………………..40
2.1. Học thuyết của Freud về Eros và Thanato…………………………………….40
2.2. Học thuyết của Abraham Maslow……………………………………………..46
2.3. Lý luận về nhân cách và gdncte theo quan điểm của Liên Xô………………...51
III. Lý luận về nhân cách và gdncte theo quan điểm của Việt Nam…………..61
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TIỀN ĐỀ CÁC NHÂN CÁCH CỦA
TRẺ ẤU NHI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
CỦA TRẺ MẪU GIÁO…………………………………………………………...72
I. Khái niệm về nhân cách trẻ em…………………………………………………..72
II. Đặc điểm phát triển các tiền đề nhân cách của trẻ ấu nhi……………………….72
III. Đặc điểm phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo………………………………77
CHƢƠNG 4: GIÁO DỤC NHỮNG CƠ SỞ BAN ĐẦU NHÂN CÁCH
TRẺ MẦM NON………………………………………………………………….83
I. Giáo dục ý thức và tự ý thức cho trẻ mầm non…………………………………..83
II. Giáo dục tình cảm và ý chí cho trẻ mầm non…………………………………...91
III. Giáo dục tính cách cho trẻ mầm non…………………………………………...98
IV. Giáo dục nhu cầu và động cơ cho trẻ mầm non………………………………110
V. Giáo dục hành vi xã hội và kỹ năng sống cho trẻ mầm non…………………..123


VI. Giáo dục ngôn ngữ mạch lạc, tính có chủ đích trong hoạt động nhận thức và
năng lực sáng tạo cho trẻ mầm non……………………………………………….132
VII. Giáo dục tính tự tin cho trẻ mầm non………………………………………..138
TIỂU LUẬN: ảnh hƣởng của sự bạo hành không cố ý của cha mẹ đến
sự phát triển nhân cách trẻ em…………………………………………………168

-1-


CHƢƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN CÁCH
Vấn đề nhân cách được coi là một trong những vấn đề cơ bản song cũng là
một vấn đề phức tạp nhất của khoa học tâm lý nói riêng và khoa học xã hội và nhân
văn nói chung. Giải quyết đúng vấn đề nhân cách sẽ cho phép giải quyết được
những vấn đề khác của tâm lý học và của nhiều lĩnh vực đời sống như giáo dục, y
tế…Đó là vì nhân cách là đỉnh cao nhất của sự phát triển tâm lí của con người, của
tự ý thức và tự điều chỉnh bản thân con người.
Vậy, nhân cách là gì? Nhân cách có những đặc điểm nào? Nhân cách được
cấu trúc như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách?
1. KHÁI NIỆM VỀ NC VÀ CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ NC:
1.1 Khái niệm về nhân cách
Cho tới nay vẫn chưa có một sự diễn đạt thống nhất và được thừa nhận rộng
rãi về nhân cách trong khoa học tâm lý.Ngay từ những năm 1949, G.Allpon đã dẫn
ra được trên 50 định nghĩa khác nhau về nhân cách trong tác phẩm của nhiều nhà
nghiên cứu. Tới nay số định nghĩa về nhân cách đã đạt tới mức trên 100 và chắc
chắn sẽ còn tiếp tục thêm nữa.
Hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm
lý. Đó là thuyết phân tâm của S.Freud, thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler…
Các nhà tâm lý học theo quan điểm Mac xít đều cho rằng khái niệm nhân
cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lý. Tuy nhiên điều đó

không loại trừ việc mỗi khoa học tiếp cận vấn đề nhân cách theo góc độ của mình,
trong số đó có khoa học tâm lý. Rõ ràng là một người chỉ trở thành nhân cách khi đã
có tâm lý và ý thức. Dưới đây là một số định nghĩa về nhân cách của những nhà tâm
lý học theo quan điểm Mac xít được sử dụng rộng rãi:
- X.L.Rubinstein đã viết: Con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ
của mình với những nhân cách xung quanh một cách có ý thức. Nhân cách như là
bộ mặt của từng người, nói lên lập trường thế giới quan của người ấy.
- Theo A.V. Petrovxki nhân cách là chủ thể của nhận thức và cải tạo tích
cực hiện thực.
- A.G. Covaliov xem nhân cách là một cá thể có ý thức, chiếm một vị trí nhất
định trong xã hội và thực hiện một vai trò nào đó trong xã hội.
- E.V. Sorokhova nhấn mạnh: nhân cách là một con người với tư cách là một vật
mang toàn bộ những thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định các hình thức hoạt
động và hành vi có ý nghĩa xã hội.
- V.N. Miasaev thì chú trọng tới khía cạnh thái độ trong nhân cách, thái độ
đối với người khác, với bản thân, với thế giới bên ngoài.
- Nhân cách là sự tổng hòa không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là
những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ
mặt tâm lý – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. (Nguyễn Quan
Uẩn).
- Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu
hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

-2-


- Nhân cách là tổ hợp, là hệ thống các thuộc tính tâm sinh lý chứ không phải là một
vài thuộc tính. Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của một cá nhân được thể hiện
qua hành vi của cá nhân khi hoạt động và giao tiếp với người khác. Những hành vi
đó được xã hội nhận xét, đánh giá so với chuẩn mực giá trị của xã hội trong từng

giai đoạn lịch sử.
Nhân cách của một người là “độc nhất vô nhị”. Không thể có trường hợp
nhân cách của hai người hoàn toàn giống nhau ngay cả là hai anh/chị em sinh đôi.
Tính chủ thể thể hiện ở chỗ con người có khả năng tiếp nhận và chọn lọc những gì
phù hợp với mình. Cá nhân sống trong xã hội nào thì lĩnh hội nền văn hóa xã hội
của xã hội ấy. Con người sinh sống trong những hoàn cảnh, môi trường gia đình và
môi trường xã hội khác nhau nên có những bản sắc độc đáo, riêng biệt.
Hệ thống các đặc điểm tâm-sinh lý của cá nhân phù hợp ở mức độ nào so với
chuẩn mực xã hội sẽ quy định mức độ giá trị xã hội của cá nhân đó. Vì vậy, nhân
cách là những gì tinh túy nhất mà cá nhân đó đã lĩnh hội, tích lũy được thông qua
quá trình sống. Những thuộc tính tâm sinh lý của nhân cách thường biểu hiện qua 3
cấp độ: cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân.
Với cấp độ cá nhân, nhân cách được xem xét trong một con người cụ thể, thể
hiện bản sắc đặc trưng, cái riêng so với những người khác. Nhân cách ở cấp độ cá
nhân chủ yếu phản ánh cái tôi của cá nhân đó.
Nhân cách cũng tồn tại ở cấp độ liên cá nhân khi chúng ta đóng vai trò là chủ
thể tác động đến các khách thể thông qua hoạt động giao tiếp. Trong quá trình giao
tiếp, nhân cách của cá nhân ảnh hưởng đến những người khác, đồng thời cá nhân
cũng điều chỉnh nhân cách của bản thân khi lĩnh hội được những cái mới từ người
khác. Nhân cách của một người sẽ được xem xét, đánh giá trong mối liên hệ với các
cá nhân khác.
Nhân cách tồn tại ở cấp độ siêu cá nhân khi những tư tưởng, quan điểm của
cá nhân ấy ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều thế hệ mặc dầu cá nhân đó không còn
tồn tại.
- Khái niệm nhân cách trong triết học Mác – Lênin: Nói lên trình độ phát triển và
trưởng thành về chất lượng xã hội của con người.
Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là
nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm
chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác
biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương thức biểu hiện của gống loài còn nhân

cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.
Nhân cách biểu hiện cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp các yếu tố sinh
học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng có của cá nhân, đóng vai trò chủ thể tự ý
thức, tự đánh giá, tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát
triển phụ thuộc vào 3 yếu tố sau đây. Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh
học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh.
Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân
cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với
mỗi cá nhân. Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thề giới quan cá nhân, bao gồm
toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị…Yếu tố
quyết định để hình thành thế giới quan cá nhân là tính chất của thời đại; lợi ích, vai
trò địa vị cá nhân trong xã hội; khả năng thẩm định giá trị đạo đức – nhân văn và
-3-


kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Dựa trên nền tảng của thế giới quan cá nhân để hình
thành các thuộc tính bên trong về năng lực, về phẩm chất xã hội như năng lực trí
tuệ, chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ.
- Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhân cách:
+ Nhân cách là tư cách làm người. Tư cách làm người có nội dung là: những thuộc
tính tâm lý ổn định của mỗi cá nhân, mối quan hệ cá nhân với xã hội, với người
khác và mối quan hệ của cá nhân với công việc.
+ Nhân, nghĩa, trí, dũng và liêm là những phẩm chất nhân cách cốt lõi.
+ Cái “tâm” là cơ sở của nhân cách. Cái tâm được hiểu như là những phẩm chất tâm
lý từ nhận thức, tính cảm đến ý chí của nhân cách. Nó bao trùm toàn bộ các hiện
tượng tâm lý con người.
* Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng các tác giả đều nhấn
mạnh đến tính xã hội của con người:
Nhân cách là chủ thể trong các hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng.

Nhân cách là tổ hợp những điều chỉnh với những tác động từ bên ngoài.
Nhân cách là một con người cụ thể, là thành viên của một xã hội, một dân tộc,
một quốc gia, của một thời đại lịch sử.
Nhân cách có những đặc thù cá biệt và cũng có những nét tương đồng chung của
dân tộc, thời đại vì nhân cách phản ánh trình độ phát triển của dân tộc, thời đại.
Triết học Mác đã tiếp cận nhân cách như một quá trình mở rộng và đi sâu từ
con người hiện thực, từ bản chất xã hội, quan hệ xã hội đến hệ thống các giá trị
và chức năng xã hội của con người.
Khái niệm nhân cách bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư
cách là thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người–
người, của hoạt động có ý thức và giao lưu.
Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt
của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các
yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên.
Nhân cách chính là chất lượng xã hội của con người. Giá trị xã hội của
nhân cách được tạo lập từ các phẩm chất và năng lực của con người, kết quả
của giáo dục và tự giáo dục.
Mỗi cá nhân “dấn thân ”vào cuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị
văn hoá của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự
đánh giá, tự tạo nên thế giới riêng của mình. Đó là quá trình xã hội hoá cá nhân
và cá nhân hóa xã hội.Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức
về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, nhiệm vụ và trách
nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.
Mô hình nhân cách con người phát triển toàn diện bao gồm nhiều mặt,
nhiều khía cạnh, song có thể khái quát thành ba mặt cơ bản: phẩm chất đạo đức,
tri thức khoa học và năng lực nghề nghiệp, chuyên môn. Kết hợp ba nội dung
giáo dục trên chính là hướng tới việc hình thành ba mặt cơ bản trong nhân cách
con người phát triển toàn diện.
Như vậy, nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người
thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy

với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng
cao thì nhân cách càng lớn.

-4-


1.2. Các quan điểm khác nhau về nhân cách:
1.2.1. Quan niệm nhân cách ở Việt Nam
- Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực hoặc
là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao động).Nhân cách được
hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người
- Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu nước, tinh
thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động.
- PGS. Nguyễn Ngọc Bích và GS. Trần Văn Giàu: Yêu nước, cần cù, anh hùng, lạc
quan, sáng tạo, thương người, vì nghĩa. Và đưa thêm sự thích ứng, hòa nhập với
người khác trong và ngoài cộng đồng của mình, hòa nhập với thiên nhiên…
- Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người.
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu
hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải
các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người
như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách
làm người của mỗi cá nhân.
1.2.2. Những quan điểm cơ bản của các trƣờng phái tâm lý học về nhân cách
- Quan điểm sinh vật hoá bản chất nhân cách: Nhân cách được coi là bản năng tình
dục (S.Phơrơt) là đặc điểm hình thể (Krestchmer), siêu đẳng, bù trừ (Atle), vô thức
tập thể (K.Jung) là các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao (những người qúa tôn sùng
học thuyết Paplôp). Thực chất của các quan điểm trên dù hình thức biểu hiện ở mỗi
người có khác nhau, nhưng đều sinh vật hoá bản chất nhân cách, đều mang quan
điểm duy tâm siêu hình.
- Trường phái nhân văn: Trường phái này nhấn mạnh nhân cách là nhân tính con

người. Đại diện của trường phái này là C.Rôgiơ, A.Matxlâu, G.Ônpooc…. Những
người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con
người, đến những đặc tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con người.
A.Matxlâu cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng con người. Những nhu cầu tiếp
xúc, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người.
Nhân cách là động cơ tự điều hành (G. Ônpooc), là nhu cầu (A.Murây), là tương tác
xã hội (G.H.Mít) là lo lắng (K.Hoocnây). Những quan điểm này đều đề cao tính
chất tự nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất xã hội của nhân cách.
- Nhân cách được hiểu là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân: Các mối quan hệ
xã hội của cá nhân như trong quan hệ gia đình, nhà trường, cơ quan công tác, nghề
nghiệp, bạn bè… là chuẩn để đánh giá nhân cách. Về thực chất, quan điểm này đã
xã hội hoá nhân cách một cách giản đơn.
- Nhân cách theo Platônôp là con người có ý thức, có lý trí và ngôn ngữ, là con
người lao động.
- Nhân cách được hiểu như cá nhân của con người với tư cách là chủ thể của mối
quan hệ và hoạt động có ý thức. Hiện nay quan điểm này được đa số các nhà tâm lý
học xã hội chấp nhận, coi nhân cách là cá nhân là cá thể so với tập thể và xã hội.
- Nhân cách được hiểu như là các thuộc tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như
là các thuộc tính ổn định, các thuộc tính sinh vật hoặc thuộc tính xã hội. P.Buêva
cho rằng nhân cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã hội của nó. Nhân
cách là toàn bộ những đặc tính và những quy luật cá nhân (H.Hipsô, M.Phorvec), là
tổng số những những đặc điểm cá nhân con người mà không người nào giống người
nào (E.P.Hôlenđơ). Nhân cách là tâm thế (Uzơnatze) là thái độ (V.N.Miaxisev), là
-5-


phương thức tồn tại của con người tong xã hội, trong điều kiện lịch sử cụ thể
(L.I.Anxưphêrôva). Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái đơn nhất trong nhân
cách, chưa thể hiện tính toàn diện trong định nghĩa về nhân cách.
- Nhân cách được hiểu như cấu trúc hệ thống tâm lý cá nhân. Trong hàng chục năm

lại đây, nhiều nhà tâm lý học đều có xu hướng kiểu nhân cách là cấu trúc, hệ thống
tâm lý (A.N.Lêônchiep, K. Obuchowxki). Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được
hình thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con
người đó (A.N.Lêônchiep). Với quan niệm bản chất nhân cách là một hệ thống tổ
chức. K.Ôbuchôpxki đã định nghĩa như sau: “Nhân cách là sự tổ chức những thuộc
tính tâm lý của con người có tính chất, điều kiện lịch sử xã hội, ý nghĩa của nó cho
phép giải thích và dự đoán hành động cơ bản của con người”.
- Quan điểm phương Đông về nhân cách:
+ Tính cách của con người chịu ảnh hưởng của ngũ hành và chia ra loại người:
Kim, Hỏa, Thổ, Mộc và Thủy.
+ Người mệnh Kim ăn ở có nghĩa khí, nếu Kim vượng thí tính cách cương trực.
+ Người mệnh Hỏa thì lễ nghĩa, đối với mọi người nhã nhặn, lễ độ, thích nói lý luận
nhưng nếu Hỏa vượng thì nóng nảy, vội vã, dễ hỏng việc.
+ Người mệnh Thổ trọng chữ tín, nói là làm; nếu Thổ vượng thì hay trầm tĩnh,
không năng động, dễ bỏ thời cơ.
+ Người mệnh Mộc hiền từ, lương thiện, độ lượng; Mộc vượng thì tính cách bất
khuất.
+ Người mệnh Thủy thí khúc khuỷu, quanh co, nhưng thông suốt; nếu Thủy vượng
thì tính tình hung bạo, dễ gây tại họa.
+ Người Phương Đông đánh giá con người qua chất là chủ yếu, lượng là phụ.
+ Người phương Đông lâm “Tâm thiện” là lý tưởng, đề cao sự hài hòa trong các
mối quan hệ.
+ Phương Tây tôn sùng tiến bộ, tôn sùng văn minh vật chất, đề cao sự thành đạt của
cá nhân.
+ Người phương Đông đề cao tính thiện, tính nhân, thích sự im lặng, nhẹ nhàng, đề
cao sự cân bằng không thái quá.
+ Mọi tu nhân, xử thế, chính trị đều hướng tới Thiện.
+ Biết đủ là giàu, giản dị ở vật chất, giản dị trong nội tâm, trong ngôn từ, trong quan
hệ với mọi người.
+ Khổng Tử: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó Nhân lá gốc và chỉ có người “Đại

nhân” mới có Nhân.
- Phân tâm học về nhân cách
+ Cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi, tương ứng với vô thức và siêu thức.
+ Cả ba khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng thái thăng bằng tương đối: Con
người lúc ấy ở trạng thái bình thường.
+ Cái siêu tôi thể hiện ở sự dạy dỗ, quy định của bố mẹ, thể hiện trong truyền thống
của thế hệ trước truyền lại. [Freud (1856 – 1939)]
+ Khối vô thức là khối bản năng, trong đó bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm.
Khối vô thức (id) là thùng năng lượng tâm thần chất chứa những khát vọng bản
năng sôi sục.
+ Hoạt động của khối vô thức theo nguyên tắc khoái cảm đòi hỏi sự thỏa mãn ngay
lập tức những khát vọng bản năng, là cái ngấm ngầm điều khiển, điều chỉnh hành vi
con người.
-6-


+ Khối ý thức: cái “tôi” (ego): Hình thành do áp lực thực tại bên ngoài đến toàn bộ
khối bản năng. Nó đảm bảo các chức năng tâm lý như chú ý, trí nhớ…Hoạt động
cảu cái tôi theo nguyên tắc thực tại. Nhiệm vụ của cái tôi lá làm cho cái ấy thỏa mãn
mà không làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất.
+ Siêu tôi (super ego): Tổ chức bên trong. Bao gồm tất cả phạm trù xã hội, đạo đức,
nghệ thuật, giáo dục. Siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt.
- Nhân cách trong Phật giáo:
Ta thấy nhân cách được bàn không chỉ khởi từ bản năng, dục tính mà còn được đào
sâu hơn, mở rộng hơn khi xét đến con người ngũ uẩn.
+ Con người ngũ uẩn:
Ngũ uẩn gồm sắc (vật chất, hình tướng), thọ (cảm nhận, cảm giác khi tiếp
xúc với các sự vật, đối tượng), tưởng (suy nghĩ, so sánh, đối chiếu), hành (vận động,
hành động của thân, miệng, ý), thức (cái biết do các quan năng mang lại). Con
người theo Phật giáo là tập hợp của 5 thành tố trên, ngoài ra không có gì khác. Tập

hợp là một từ bao hàm trong nó ý nghĩa hữu vi, bị điều kiện hay bị chi phối bởi
nhân duyên. Mỗi một thành tố tự nó cũng là do nhân duyên, tức là không có cái sắc
nào tự đứng một mình, không có cái thị nào, tưởng nào, hành nào, thức nào tự thành
lập mà không có sự hiện diện, hỗ trợ của các thành tố khác. Tóm lại, tất cả các
thành tố và tập hợp các thành tố đều do nhân duyên, như vậy lý duyên khởi là yếu
tính của sự thành lập ngũ uẩn. Và đã như vậy thì tập hợp ngũ uẩn hay con người xét
cho cùng không thể hàm chứa một ngã tính nào cả. Không có ngã tính, không có
ngã thì cái gọi là nhân cách con người chỉ là cái tạm thời, quy ước mà thôi.
+ Nhân cách:
Bản chất tối hậu của con người là vô ngã, nhưng vì con người là con người
của cõi hữu vi, mọi người đều có tâm lý, thái độ, hành xử, tư duy… giống và khác
với những người khác nên chúng ta phân biệt nhân người nói chung và nhân cách
của một người nói riêng.
Con người là tập hợp duyên khởi, cụ thể là tập hợp ngũ uẩn, tức là một sự
khổ theo quan điểm của đạo Phật. Con người tự nhận mình có ngã là do thói quen từ
vô thỉ, thói quen chấp trước, phân biệt, cho rằng cái tập hợp ngũ uẩn là ngã. Cái
thức (A lại da) mang các chủng tử được huân tập từ bao đời kiếp được nhân là một
ngã linh hồn. Cái hoàn cảnh chung của cái sức sống tương tục, hay nói khác đi, là
nghiệp hay nghiệp lực của thế giới này (hay cộng nghiệp) khiến cho người ta có
những thái độ hành xử, tư duy giống nhau như đau buồn trước sự mất mát, giận dỗi
khi bị xúc phạm, vui mừng khi xứng ý. Như vậy, nghiệp đã tạo ra nhân cách, hay
nói cách khác đi, nhân cách của một người chính là nghiệp của người ấy.
Từ những quan niệm trên, chúng ta thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có một
trường phái nào giải quyết một cách thoả đáng, một cách toàn diện về vấn đề bản
chất nhân cách. Vấn đề nhân cách vẫn luôn luôn là vấn đề nóng bỏng và hết sức
quan trọng trong các khoa học về con người nói chung và tâm lý học nói riêng.
2. CẤU TRÖC CỦA NHÂN CÁCH
Các nhà khoa học thường nói nhân cách là một cấu tạo tâm lý. Việc xác định
đúng và đủ các thành phần cấu trúc của nó là một yêu cầu về lý luận và phương
pháp.

Nói đến cấu trúc nhân cách là nói đến các thành tố của nhân cách tạo thành
một hệ thống có một cấu tạo trung tâm (còn gọi là hạt nhân của nhân cách) và hệ
thống quan hệ giữa các thành tố. Các thành tố của nhân cách được xây dựn nên từ tổ
-7-


hợp các tính chất của kiểu loại thần kinh, các quá trình nhận thức, các thái độ xúc
cảm, tình cảm và hành động…đã trở thành thái độ của con người mang nhân cách
đó. Động cơ là hạt nhân của nhân cách, động cơ có thể là sự thích thú, ham mê, ước
mơ, sự khích lệ, sự đánh giá ….một động cơ có thể có nhiều mức độ.
2.1. Simon. Freurd
Theo quan niệm này, có sự sắp xếp các tính chất, thành phần của nhân cách
thành một chỉnh thể trọn vẹn tương đối ổn định trong mối quan hệ nhất định. Quan
niệm này liên quan chặt chẽ đến với học thuyết phân tâm của Freud về nhân cách.
Theo ông, con người cấu tạo bởi ba khối: vô thức, ý thức và tiền ý thức. Khối vô
thức là khối bản năng trong đó bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm. Khối thứ 2
giữ vai trò quá độ từ khối thứ nhất và khối thứ 3. Khối thứ 3 là ý thức bao gồm
nhữn cái mà con người biết được một cách công khai, rõ ràng gồm những thể chế
chuẩn mực xã hội, đòi hỏi con người phải tuân theo, phải thực hiện. Tương ứng với
ba khối này, cấu trúc nhân cách gồm có ba phần: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi.
“Cái ấy” là cái thùng chứa năng lượng tâm thần, là cái chảo sục xôi những
khát vọng, bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Phạm vi của cái ấy trong
vô thức là phần nhân cách tối tăm nó rất mù quáng và ác độc. Mục đích của nó là
thỏa mãn các bản năng và khoái cảm của con người một cách tức thời mà không cần
biết đến hậu quả.
“Cái tôi” được hình thành do áp lực thực tại bên ngoài tới toàn bộ khối bản
năng, bao hàm cả ý thức, tiền ý thức và một phần của vô thức. Cái tôi thể hiện cá
tính tâm lý của mỗi người trong các hoạt động ý thức và những hoạt động trí tuệ
cho phép kiềm chế và kiểm xoát nhưng mong muốn của cái ấy. Freud cho rằng bản
ngã (cái tôi) như là một người cưỡi ngựa nếu anh ta còn ở trên lưng ngựa thì buộc

phải điều khiển con ngựa đến nơi mình muốn đến….
“Cái siêu tôi” nằm trong cả ba lát cắt vô thức, tiền ý thức, và ý thức. Cái siêu
tôi là thành phần xã hội, được hình thành do kết quả nhập tâm của những lời dạy
bảo của gia đình, ảnh hưởng của nần giáo dục, của nền văn hóa, khối này hoạt động
theo nguyên tắc phê phán và kiểm duyệt. Cái siêu tôi đấu tranh để cho các hành vi
được hoàn thiện băng cách xác định giá trị hành vi hoặc tỏ thái độ đối với hành vi
Cả ba khối này được chuẩn mực ở trạng thái thăng bằng tương đối, lúc đó
nhân cách phát triển bình thường.
Freud nhấn mạnh rằng, những cấu trúc của giả thuyết này, không phải là cấu
trúc thật sự, nằm trong bộ não. Trong việc đề xướng một mô hình mới của nhân
cách, Freud không bỏ qua khái niệm động cơ thúc đẩy của vô thức. Một mối quan
hệ đồng nhất giữa chiều hướng của sự nhận thức và mô hình cấu trúc mới của tình
thần. (Barry D. Smith và Harold J.Vetter)
2.2 Cấu trúc nhân cách phổ biến ở Phương Đông.
Nhân cách có cấu trúc gồm hau mặt lớn là đức và tài. Hai mặt này có quan hệ
chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Phát triển đến mức độ thì đức và tài
hòa với nhau là một. Nói cách khác, nhân cách có cấu tạo gồm hai mặt phẩm chất
và năng lực. Phẩm chất là nói đến đạo đức và năng lực là nói đến tài năng của con
người.
Cấu trúc nhân cách chịu ảnh hưởng một số triết học lớn như: Nho giáo, Lão
giáo, Phật giáo. Hai mặt trên quan hệ lồng ghép vào nhau để tổ hợp nên nhân cách
con người.

-8-


Phẩm chất (Đức)
- Phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị
như thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, lập
trường…)

- Phẩm chất cá nhân (đạo đức tư cách:
cái nết, cái thói…)

Năng lực (Tài)
- Năng lực xã hội hóa: khả năng thích
ứng, hòa nhập, tính mềm dẻo cơ động,
linh hoạt trong cuộc sống.
- Năng lực chủ thể hóa: Khả năng thể
hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng thể
hiện cái riêng, cái “bản lĩnh” của cá
nhân.
- Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự - Năng lực hành động: khả năng hành
chủ, tính kỷ luật, tính quả quyết, tính phê động có mục đích, chủ động, tích cực, có
phán…
hiệu quả.
- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, - Năng lực giao lưu: khả năng thiết lập
tính khí….
và duy trì các mối quan hệ với người
khác.
2.3. Erikson
Erikson chú trọng tập trung vào bản ngã (cái tôi) như một yếu tố cốt lõi trong
nhân cách con người. Bản ngã là nhân tố cơ bản hơn là xung động bản năng. Bản
ngã bao gồm niềm tin hy vọng và tình yêu và những phẩm chất tốt khác. Hơn nữa,
bản ngã có phương hướng đảm nhận giải quyết vấn đề, định hướng vấn đề trong
cuộc sống, tìm kiếm những giải pháp mới và tốt hơn cho cả vấn để mới và cũ.
Chính sự đề cao về bản ngã tích cực năng động Erikson đã được biết đến như là một
nhà tâm lý học bản ngã.
Bản ngã trong học thuyết của Erkson khác với bản ngã trong học thuyết của
Freud không chỉ về bản chất mà còn về tiến trình phát triển của nó. Freud nhấn
mạnh thời niên thiếu trong cuộc đời mỗi người và tập trung vào nguồn gốc triết học

của bản ngã chịu ảnh hưởng từ bố mẹ.
Erikson chú trọng đến cả quãng đời của mỗi cá nhân, và quan niệm nhân tố
quan trọng trong quá trình phát triển bản ngã đó là môi trường văn hóa xã hội rộng
lớn. Con người và mội trường xã hội có ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt cuộc đời
mỗi người, đây là ảnh hưởng đa chiều giữa con người và môi trường xung quanh.
Môi trường đã góp phần tạo nên sự phát triển nhân cách, trong khi nhân cách tác
động đến môi trường để tạo ra sự tiến hóa xã hội từng bước như chúng ta đã biết
trong lịch sử.
2.4. Carl Jung

-9-


Carl Jung sinh năm 1875 tại Kesswyl, Thụy Sĩ. Học thuyết tâm lý học của ông là
một sự tương tác của các lực lượng đối lập và cuộc đời ông cũng vậy.
Tinh thần hay nhân cách là một tổng thể được kết cấu một cách năng động, bao hàm
một thể thống nhất, đồng
thời cũng bao hàm cả sự
phân cực gây chia rẽ của
các phần phụ phong phú
và tương tác một cách
phức tạp của nó. Nó vừa
thuộc ngôi vị vừa thuộc
phi ngôi vị, vừa có thức và
vô thức, vừa hướng nội
vừa hướng ngoại, vừa công
vừa tư. Nó là một hệ thống
năng lượng, không ngừng
tăng giảm, liên tục giao
động và thay đổi. Tuy

nhiên, một phần thuộc di
truyền, được kết cấu ở
mức độ cao và nhất quán
theo thời gian.
Ý thức: bản chất của ý
thức là bản ngã bao gồm tư
tưởng tình cảm, sự đánh
giám cảm giác, tri giác, và
các ký ức tích cực. Chức
năng của bản ngã vừa
hướng ngoại vừa hướng nội. Qua bản ngã đứa trẻ phải đưa ra nhiều thỏa hiệp giữa
các ước muốn cá nhân và yêu cầu xã hội để hòa nhập với xã hội. Cá tính sẽ được
hình thành xung quanh bản ngã, cá tính là mặt nạ xã hội, một nhân cách tập thể mà
cá nhân sống phía sau nó.
Vô thức cá nhân: ở mức độ cận ý thức của nhân cách, một vùng tranh tối tranh
sáng quan trọng nằm ở giữa bản ngã ý thức và vô thức tập thể sâu xa hơ, Jung gọi là
vô thức cá nhân. Vùng này gồm những kinh nghiệm trước kia là ý thức nhưng đã bị
suy thoái hay bỏ quên, cũng như những kinh nghiệm trước kia thuộc tiềm thức hay
ở dưới ngưỡng ý thức lúc chúng bắt đầu xảy ra
Phức cảm là thành phần chủ yếu của vô thức cá nhân, khi cá nhân tương tác với môi
trường đạt được nhiều kinh nghiệm khác nhau, anh ta thấy rằng các cuộc tiếp xúc
theo kinh nghiệm với các đối tượng nào đó và các quan niệm được lặp đi lặp lại có
tầm quan trọng chính trong đời sống. Kết quả là, cá nhân bắt đầu thu thập nhiều loại
kinh nghiệm có liên quan xung quanh các hiện tượng cốt lõi này.
Vô thức xã hội: quan niệm về vo thức xã hội là một trong những phần đóng góp
vào học thuyết nhân cách gây nhiều tranh cãi nhất. Nó bao gồm tất cả các kinh
nghiệm được tích lũy về con người từ thời trước khi có con người, cung cấp những
điều mà trong thực nghiệm thường được lặp đi lặp lại, mà ông gọi là những vất tích
kí ức trên vỏ não


- 10 -


Các nguyên mẫu: vô thức xã hội gồm các hình thức tư tưởng phổ quát được truyền
đi theo di truyền. Một trong những tiềm năng ý niệm phổ quát này là một nguyên
mẫu và có nghĩa là một nguyên mẫu mà từ đó, các bản sao có thể được sinh ra. Các
nguyên mẫu hoạt động bằng cách sản xuất các hình ảnh trong ý thức của các hình
thức nguyên mẫu tồn tại trong vô thức. Có những hình ảnh nguyên mẫu tương ứng
với hầu hết tất cả các tình huống của con người bình thường và các quan niệm trừu
tượng, thậm chí cá tính được dựa trên một nguyên mẫu. Bản chất của nguyên mẫu
là phổ quát và di truyền, chúng cũng không hành động biệt lập với nhau, hay biệt
lập với thực tại.
2.5. Một số cấu trúc nhân cách của các nhà tâm lý học Xô viết.
Các nhà tâm lý học Xô viết coi cấu trúc nhân cách là một tổ hợp các thuộc
tính tâm lý chứ không phải là sự cộng lại đơn giản máy móc các thuộc tính tâm lý
và sự hình thành nhân cách là sự hình thành trọn vẹn các thành phần tâm lý tron mối
quan hệ lẫn nhau. Hai là xác lập cấu trúc nhân cách trên cơ sở cuộc sống thực và
hoạt động thực của con người, với các nguyên tắc cụ thể đã đưa ra nhiều mô hình
cấu trúc nhân cách
- B.G.Ananhiev trên cơ sở hai nguyên tắc, nguyên tắc thứ bậc và nguyên tắc
phối thuộc đã đưa ra cấu trúc nhân cách bốn thành phần: ba thành phần cũ là các
hiện tượng tâm lý cơ bản (quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý) còn
thành phần thứ tư là quá trình chung của sự hình thành động cơ hành động, trong đó
có nhu cầu và tâm thế.
- K.K.Platonov cho rằng cấu trúc hệ thống của nhân cách gồm bốn thành
phần cơ bản:
Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan.
Tiểu cấu trúc vốm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Tiểu cấu trúc về các quá trình tâm lý cá nhân: cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy.
Tiểu cấu trúc gồm có nguồn gốc sinh học, bao gồm, khí chất, giới tính, lứa tuổi…

Quan niệm của Kovaliov
Cấu trúc của nhân cách bao gồm: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý
và các thuộc tính tâm lý cá nhân. Quan niêm cấu trúc nhân cách gồm ba lĩnh vực cơ
bản: nhận thức (tri thức và năng lực trí tuệ), tình cảm (rung cảm và thái độ), hành
động ý chí (phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen….)
2.6. Quan niệm của các nhà tâm lý học Liên Xô cũ và các nước xã hội chũ nghĩa
Cấu trúc nhân cách gồm 4 thuộc tính, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và có tác
động qua lại lẫn nhau, đó là xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực.
Đối chiếu với cách hiểu nội hàm khái niệm “nhân cách” thì ở đây không thể
xem “khí chất ” là bộ phận hợp thành nhân cách – cho dù sự liên quan, có ảnh
hưởng đến nhân cách của nó là không thể phủ nhận được. J.Strelau cũng khẳng định
qua nghiên cứu của mình rằng thực ra, khí chất và nhân cách khác nhau về nguyên
tắc. Trong khi khí chất là kết quả của sự tiến hóa sinh học thì nhân cách được quy
định bởi các quan hệ xã hội tiêu biểu cho con người. Ông cũng cho biết nhiều nhà
tâm lý học Mĩ hoặc phủ nhận khái niệm khí chất hoặc không thích đề cập
2.7. Cấu trúc nhân cách của các nhà tâm lý học phương Tây
- Nhóm 1: các thuyết về kiểu – nhân cách có thể được phân loại thành một số
ít nhóm hoặc kiểu như thuyết bốn tính cách của Hippocrate, chỉ bào kiểu MyersBiggs, các kiểu ngoại hình của Sheldon.
- 11 -


- Nhóm 2: các thuyết về nét nhân cách - ứng xử con người có thể được cấu
trúc bởi các phân loại và cách đặt tên những đặc trưng nhân cách có thể quan sát
thấy như thuyết tiếp cận của Allport, tôn ti kiểu nhân cách Eysenck, năm chiều kích
thước lớn về nhân cách
- Nhóm 3: các thuyết tâm động. Nhân cách được nhào nặn và ứng xử, được
thúc đẩy bởi các lực nội tại, như thuyết phân tâm học của Freud, thuyết siêu đẳng và
bù trừ của Alferd Adler, tâm lý học phân tích của C.G.Jung
- Nhóm 4: các thuyết nhân văn. Nhân cách được điều khiển bởi nhau cầu phát
huy các tiềm năng bản thân, như thuyết tiếp cận lấy cá nhân làm trung tâm Carl

Rogers.
- Nhóm 5: thuyết học tập và nhận thức xã hội. Nhân cách được nhào nặn bởi
trường học hoặc các lối tư duy với thuyết xây dựng nhân cách của George Kelly
- Nhóm 6: thuyết nhận thức và học tập xã hội với các thuyết nhận thức và học
tập xã hội của Mischel.
* Thuyết bốn tính cách của Hippocrate
Ông là thấy thuốc người Hy Lạp, ông quan niệm con người chứa bốn thể dịch cơ
bản gọi là tính cách, mỗi tính cách kết hợp với lại khí chất đặc thù. Nhân cách một
con người phụ thuộc vào tính khí nào chiếm trong cơ thể người đó. Ông phân loại
bốn tính khí của cơ thể song song với những khí chất của nhân cách:
Máu = khí chất hăng hái: vui vẻ chủ động
Đờm dãi = khí chất lạnh lùng: vô cảm và uể oải
Mật đen = khí chất u sầu: buồn rầu và ủ rũ
Mật vàng = khí chất cấu bẳn: dễ cáu kỉnh và hưng phấn
Hệ bốn tính cách của ông tồn tại trong nhiều thế kỉ và không dựa trên cơ sở khia
học nào mà chỉ dựa vào những nhận dạng cảm tính bên ngoài con người do nhân
cách và tính khí không chịu sự điều khiển của các thể dịch trong cơ thể. Quan niệm
về cấu trúc nhân cách này chỉ được xem là sự gợi ý tiềm hiểu các thành phần trong
cấu trúc nhân cách.
* Thuyết nhân cách của H.J.Eysenck
Ông là một chuyên gia hàng đầu về lý thuyết nhân cách, dựa trên các trắc nghiệm
nghiên cứu của mình đả kết luận có ba chiều kích nhân cách rộng lớn: hướng ngoại,
nhiễu tâm (ổn định hoặc mất ổn định) và loạn tâm (tư duy thực tiễn hoặc không
thực tiễn). Sự khác biệt nhân cách là dựa trên ba chiều kích căn bản do sự khác biệt
về gen sinh học giữa con người gây ra.
* Thuyết tiếp cận nhân cách của Gordon Allport
Ông là một trong những lý thuyết gia nổi tiếng về nhân cách con người. Theo ông
mỗi con người có một nét nhân cách đặc trưng độc đáo riêng cũng như có một số
nét đặc trưng chung cùng tạo thành một tổ hợp độc nhất vô nhị về nhân cách.
Ông nhìn các nét nhân cách như là các khối kiến thức tạo nên nhân cách nối kết và

hợp nhất các phản ứng của một cá nhân. Ông cho rằng có 3 loại nét nhân cách:
- Nét căn bản là một nét nhân cách như một trục mà xung quanh đó, một cá
nhân tổ chức ra cuộc sống của mình.
- Nét nhân cách trung tâm được xem là một đặc trưng chính của một cá nhân
như tình thật thà, tính lạc quan…

- 12 -


- Nét nhân cách thứ yếu là một nét nhân cách cụ thể giúp ta tiên đoán đucợ
ứng xử của cá nhân, nhưng không mấy giúp ích để hiểu được nhân cách con người.
Sở thích về món ăn và trang phục là ví dụ cụ thể về nét nhân cách thứ yếu. Theo
Allport, những nét nhân cách này tạo ra cấu trúc nhân cách.
* Tâm lý học nhân văn của C.Roger
Ông là một đại diện của tâm lý học nhân văn. Quan niệm cấu trúc nhân cách của
ông gồm ba mặt:
- Nội dung đích thực của nhân cách
- Biểu tượng con người về cái Tôi – về bản thân họ
- Biểu tượng của con người về cái Tôi lý tưởng
Ba mặt trên của nhân cách không trùng nhau và có sự thống nhất, quá trình tác động
qua lại điều chỉnh mối quan hệ của ba mặt đó chính là động lực của sự phát triển
nhân cách
* Thuyết về nét nhân cách – năm chiều kích lớn của nhân cách
Thuyết này cho rằng ứng xử của con người có thể đucợ cấu trúc bởi cách đặt tên và
phân loại những đặc trưng nhân cách có thể quan sát thấy: dễ chan hòa, cẩn trọng,
ổn định cảm xúc, cởi mở, sáng tạo.
- Hướng ngoại – thích nói, năng nổ, quyết đoán và kín đáo dè dặt nhút nhát.
- Tính dễ thương, có thiện cảm, tử tế, trìu mếm và lạnh lùng, hay gây gổ, tàn
bạo.
- Tính chu đáo, ngăn nắp, thông cảm, thận trọng và rất cẩu thả, phù phiếm,

vô trách nhiệm.
- Tính ổn định cảm xúc. Bìn tâm, bình tĩnh, thỏa mãn và lo lắng, hay thay đổi
tính khí thất thường.
- Sẵn sàng được trải nghiệm. Có tính sáng tạo thông minh, không giáo điều
và giản đơn, nông cạn không thông minh
Các chiều kích nêu trên của nhân cách đều mang sắc thái lưỡng cực mặc dù chỉ
được gọi tên bằng một từ: mô tả cực “cao”. Còn một thuật ngữ đối lập là mô tả cực
thấp.
Thuyết về nét nhân cách – năm chiều kích lớn của nhân cách dễ hiểu mềm dẻo và
có thể thích hợp với nhiều cách tiếp cận khoa học. Năm chiều kích lớn có ý nghĩa
sâu rộng, hầu như bất cứ nét nhân cách nào có thể hình dung được cũng đều có thể
liên quan đến môt hoặc một vài chiều kích. Năm chiều kích là cơ sở khám phá các
nhân cách khác nhau của con người
Sự thống kê và phân tích các lý thuyết tâm lý học về nhân cách và cấu trúc nhân
cách trong tâm lý học cho thấy sự đa dạng phức tạp trong quan niệm về nhân cách.
Không có một lý thuyết thống nhất nào có thể bao quát được tòa bộ trong tâm lý
học và được đa số các nhà khoa học chấp nhận.
Giữa các lý thuyết về nhân cách có bốn sự khác biệt cơ bản quy định nội dung của
mỗi học thuyết và phương pháp tiếp cận nhân cách:
- Nhân cách được di truyền theo con đường sinh học hay đucợ tạo dựng bởi môi
trường khách quan bên ngoài.
- Nhân cách đượng hình thành bằng luyện tập, tình huống luyện tập hay theo cơ
chế di truyền bẩn sinh với vai trò quyết định của yếu tố tư chất trong sự hình
thành và phát triển nhân cách.

- 13 -


-


Nhấn mạnh vào quá khứ, hiện tại, tương lai trong sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Nhấn mạnh đến yếu tố ý thức hay vô thức trong nhân cách con người.

3. BẢN CHẤT CỦA NHÂN CÁCH:
Sự nhìn nhận bản chất nhân cách là trọng tâm đầu tiên của các nghiên cứu
trong lĩnh vực nhân cách. TLH đã nhanh chóng vượt ra ngoài khuôn mẫu cổ đại về
nhân cách như một hình ảnh xã hội bề ngoài mà cá nhân mang khi đóng vai trong
xã hội, một gương mặt xã hội quay về phía những người xung quanh. Nội hàm khái
niệm nhân cách trong các luận điểm của C. Rogers, G. Allport, E. Erikson, G.
Kelly, R.Cattell, A.Bandura, L.X. Vygotxky, X.L. Rubinstein hay A.N. Leontiev đã
trở nên rất rộng, rộng hơn nhiều nội dung khởi đầu “hình ảnh xã hội bên ngoài”. Nó
chứa đựng những nội dung quan trọng hơn, bản chất hơn và cố định hơn. Tuy nhiên
các nhà nhân cách học sử dụng những nội hàm khác nhau cho khái niệm nhân cách.
Việc định nghĩa nhân cách phụ thuộc vào định hướng lý luận của nhà nghiên cứu.
Các nhà nhân cách học có các quan điểm khác nhau về bản chất con người.
Chẳng hạn, một số nhà lý luận tin tưởng rằng nguồn gốc của các hành vi của
con người nằm sâu trong các động cơ vô thức mà bản chất thực sự của nó cá thể
không ý thức được, còn nguồn gốc sự động cơ hóa nằm ở quá khứ xa xưa.
Những người khác lại cho rằng con người ý thức được động cơ của mình ở
một mức độ tương đối cao, còn hành vi trước hết là kết quả của tình huống trước
mắt. Như vậy các luận điểm xuất phát về bản chất con người của các nhà lý luận là
khác nhau và do đó quan điểm của họ khác nhau.
Nhà lý luận có thể ý thức được và vạch rõ được ý nghĩa của các luận điểm
này nhưng cũng có thể không, hoặc đơn giản chỉ khái quát các luận cứ của mình
đến mức khó có thể nhận ra luận điểm xuất phát. Các luận điểm xuất phát ảnh
hưởng một cách sâu sắc và cơ bản đến quan điểm của nhà nghiên cứu về bản chất
nhân cách.
Ví dụ:
- A.Maslow tin rằng đa số các hành vi của chúng ta là kết quả của sự lựa chọn

có ý thức và tự do. Do đó, lý thuyết của ông hướng vào các phương diện “cấp cao”
của bản chất con người trong cách hiểu của ông - hướng vào chỗ con người có thể
trở thành ai. Lý thuyết nhân cách của ông được xâydựng tương ứng với luận điểm
xuất phát này.
- S.Freud cho rằng hành vi về cơ bản do các yếu tố phi lý tính, không ý thức
được quy định. Ý tưởng về việc hoạt động của con người ngay từ đầu đã được tiền
định được ông phát triển trong lý thuyết trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiểm
soát mọi hình thức hành vi của con người từ phía cái vôthức.
Như vậy, A.Maslow và S.Freud đã đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về bản
chất nhân cách.
Hiện nay, các nhà nhân cách học đang dừng ở việc thừa nhận nhân cách là
một khái niệm trừu tượng tập hợp nhiều phương diện khác nhau của con người: xúc
cảm, động cơ, suy tưởng, trải nghiệm, tri nhận và hành động. Không thể quy nhân
cách với tư cách một khái niệm về bất cứ một phương diện chức năng nào của cá
thể. Nội hàm khái niệm nhân cách rất rộng - nó bao trùm một phổ rộng các quá trình
- 14 -


tâm lý bên trong, các quá trình này quy định các đặc điểm hành vi của con người
trong các tình huống khác nhau. Do vậy không thể diễn tả được khái niệm này bằng
một nội hàm đơn giản nào đó.
Nhân cách là vấn đề được rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Khảo sát các công trình khoa học nghiên cứu về nhân cách, chúng ta thấy có nhiều
định nghĩa về nhân cách. Với mỗi ngành khoa học nghiên cứu khoa học, với mỗi
công trình nghiên cứu, tuỳ vào yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa
học lại xây dựng một định nghĩa khác nhau về nhân cách.
Tư tưởng về nhân cách đã được Arixtốt (384 - 322 TCN.) - nhà triết học cổ
Hy Lạp - bàn đến khi ông cho rằng, con người là một “động vật chính trị” (Joon
poltikon). ở đây, bước đầu Arixtốt đã thấy được vai trò của xã hội, của giáo dục tác
động đến sự phát triển của con người như là một nhân cách. Đến cuối thế kỷ XIX

đầu thế kỷ XX, hai nhà tâm lý học người Đức - Dilthey và Spranger mới đưa ra khái
niệm nhân cách. Theo các ông, nhân cách là cái mặt nạ có tính chất xã hội của cái
tôi bên trong. Khi nào cái mặt nạ đó trùng với cái tôi thì nhân cách phát triển chín
muồi. Thuật ngữ nhân cách (Personalyti) xuất phát từ tiếng Latinh cổ
đại Persona (cá tính) và tiếng Latinh trung cổ personalitas, nghĩa gốc của từ mặt nạ,
chỉ vẻ bên ngoài của một cá nhân. Tuy nhiên, nhân cách theo nghĩa là mặt nạ không
được sử dụng lâu dài vì đây là khái niệm bao hàm rất nhiều nghĩa, bao gồm những
đặc điểm bên trong, phẩm chất và diện mạo bên ngoài của một cá nhân mang nhân
cách. Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách, có thể nêu một số định
nghĩa tiêu biểu sau:
Theo thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud (1856 - 1939) - người được
nhận giải thưởng Goethe, bản chất nhân cách là thuộc tính sinh vật hay sinh vật hóa
thuộc tính nhân cách. Theo Phân tâm học, trước hết, Freud nhấn mạnh hành vi con
người do bản năng quyết định và chứng minh rằng hầu hết những khía cạnh trọng
yếu của hành vi bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những động cơ mà chúng ta không thể
nhận thức được.Thứ hai, thuyết nhân cách của Freud có cấu trúc xác định rõ ràng và
liên quan đến 3 ý niệm trọng yếu làxung đột bản năng, bản ngã và siêu ngã. Ba
thành tố này tham gia điều khiển hành vi con người. Thứ ba, mô hình nhân cách của
ông chia hệ thống phân loại biến thiên của sự nhận thức thành 3 giai đoạn: Nhận
thức, vô thức và tiền nhận thức. Ông chính là triết gia đầu tiên phát triển học thuyết
khoa học tâm lý về vai trò của vô thức và cũng là người đầu tiên đưa vô thức thành
thành tố trung tâm của nhân cách. Ông khẳng định: “Vô thức chứa đựng những ham
muốn đầy quyền năng... tồn tại toàn bộ bên ngoài trạng thái của ý thức nhưng lại
chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành vi quan trọng của con người” . Mặc dù có đóng
góp lớn cho khoa học, nhưng Freud lại quá chú trọng tác động của yếu tố sinh vật
đến hành vi con người mà không thấy được những tác động khác đến quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của con người. TrongTâm lý học phân tích, Carl Jung
(1875 - 1961) coi nhân cách là sự vô thức tập thể. Bản chất nhân cách là nhân tính

- 15 -



con người. Nhân cách được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Nhân cách là động cơ
tự động điều hành (G.Allport); là toàn bộ mối quan hệ của cá nhân người; nhân cách
được hiểu đồng nhất với khái niệm con người; nhân cách được hiểu như cá nhân
con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động có ý thức; nhân
cách được hiểu là một thuộc tính nào đó. Đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa nhân bản
triết học tư sản thế kỷ XX là M.Sêlơ - một nhà triết học Đức, cho rằng, “bản chất
vốn có của con người không gắn với tồn tại của nó về mặt sinh vật và xã hội mà
nằm trong tinh thần của nó, trong khả năng của con người trở thành nhân cách”.
Theo quan niệm của ông, con người không tồn tại thực mà chỉ là một bộ phận của
thực tại tinh thần. Nhìn chung, các học thuyết trên hoặc xem nhân cách như là sự
đáp ứng nhu cầu sinh học thuần túy, hoặc xem nhân cách chỉ có tính chất thuần túy
của cá nhân con người mà không thấy được vai trò quyết định của xã hội trong sự
hình thành và phát triển nhân cách con người.
Triết học Mác ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của
nhân loại. Theo đánh giá của V.I.Lênin, triết học Mác đã khắc phục được hai thiếu
sót lớn nhất của lịch sử triết học: Chủ nghĩa duy tâm “không thấy được” điểm xuất
phát là hiện thực khách quan và chủ nghĩa duy vật siêu hình “không thấy được” vai
trò tích cực của chủ thể con người. Chủ nghĩa Mác khẳng định: Con người là một
thực thể sinh vật - xã hội. Con người sinh ra và phát triển không chỉ tuân theo
những quy luật sinh học, mà còn chịu sự tác động của những quy luật xã hội. Sự
hoàn thiện bản chất xã hội trong mỗi con người cũng đồng thời là quá trình hoàn
thiện nhân cách. Trong quá trình này, cái sinh vật ngày càng được xã hội hóa, nhân
tính hóa nhiều hơn. Nhân cách được hình thành và phát triển trong quá trình sống,
lao động và trong các quan hệ giao tiếp của con người. Khi bàn về vấn đề con
người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý đến bản chất xã hội của
con người, lý giải các quan hệ xã hội tham gia vào sự hình thành bản chất ấy cũng
như vai trò của thực tiễn và hoạt động thực tiễn đối với sự bộc lộ những sức mạnh
bản chất Người tới sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Smirnov - nhà

triết học Liên Xô trước đây đã từng nói, con người được sinh ra, nhưng nhân cách
thì phải được hình thành.
Trong cách hiểu của người Việt Nam:
- Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người.
- Nhân cách được hiểu là con người có đức, có tài hay tính cách và năng lực, hoặc là
con người có các phẩm chất như: đức, trí, thể, mỹ, lao động.
- Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của mỗi cá nhân.
- Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, mối quan hệ giữa cá
nhân với các cá nhân khác, với tập thể, với xã hội, với thế giới xung quanh và mối
quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- 16 -


4. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH:
a) Tính thống nhất
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý, các thuộc tính này được sắp
xếp có hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau khi thể hiện qua
hành vi. Nói cách khác, nhân cách là một cấu trúc tâm lý, tức là một chỉnh thể thống
nhất các thuộc tính, đặc điểm tâm lý xã hội, thống nhất giữa phẩm chấy và năng lực,
giữa đức và tài.
Các phần tử tạo nên nhân cách liên hệ hữu cơ với nhau làm cho nhân cách
mang tính trọn vẹn X.L.Rubinstêin đã nhấn mạnh “Khi giải quyết bất cứ hiện tượng
tâm lý nào, nhân cách nổi lên như một tổng thể liên kết thống nhất của các điều
kiện bên trong và tất cả các điều kiện bên ngoài đều bị khúc xạ”.
- Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự thống nhất giữa ba cấp độ :
cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Đó chính là
sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động, giao tiếp của nhân cách.
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, các đặc điểm tâm lý,
là sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa nhận thức, tình cảm và ý chí… là
sự thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó. Đó không phải là phép cộng của

các nét, các thuộc tính và đặc điểm tâm lý mà là sự tổng hòa các đặc điểm thuộc
tính ấy
Do đó, khi đánh giá về nhân cách chúng ta cần đánh giá trong tính thống nhất
của nó chứ không tách riêng từng nét, từng thộc tính để đánh giá; khi rèn luyện và
hình thành nhân cách phải rèn luyện một cách đồng bộ, không giáo dục nhân cách
theo “từng phần”.
Ví dụ:
Một học sinh mới đi học, bé chưa biết chào cô, bé khóc và hay đánh bạn. Giáo
viên chưa thể kết luận được điều gì ở bé. GV không thể cho rằng bé thiếu lễ phép,
không có sự hòa nhã với bạn bè. Bởi bé cần thời gian để thích nghi với môi trường
mới. Chính cô giáo là người hỗ trợ và tạo điều kiện cho bé thích nghi. Giáo viên đề
ra biện pháp cụ thể nhằm giúp bé hòa nhập. Cụ thể như: Phối hợp với Phụ huynh
trong việc chuẩn bị tâm thế cho bé khi đến trường, kết hợp Phụ huynh dạy trẻ lễ
giáo; Cùng với các bạn trong lớp tạo không khí vui vẻ, hòa nhã để bé có niềm tin.
Và khi đánh giá bé cần đánh giá mọi mặt và đặt trong từng tình huống cụ thể.
Tránh đánh đồng đối với tất cả trẻ cũng như chỉ đánh giá cục bộ mà đưa ra quyết
định tổng thể.
b) Tính ổn định
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý. Thuộc tính tâm sinh lý mang
tính ổn định, bền vững, khó hình thành và khó mất đi. Trong thực tế, để hình thành
một thuộc tính không phải là hình thành được ngay mà phải cần có một khoảng thời
gian nhất định và ngược lại muốn loại bỏ thuộc tính đã xác lập cũng phải thế. Vì
thế, nhân cách mang tính ổn định.
- Những thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền
vững. Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý tạo thành bộ mặt tâm lý xã hội
- 17 -


của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của cá nhân đó. Vì thế, các đặc điểm
nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách khó hình thành và cũng khó mất đi.

- Trong thực tế, từng nét nhân cách (cá tính, phẩm chất) có thể thay đổi trong
quá trình sống của con người, nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo
thành một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định. Chính nhờ vậy, chúng ta mới có thể
dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong một tình huống, hoàn
cảnh nhất định nào đó.
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định của cá nhân tạo
nên bộ mặt tâm lý ổn định của nhân cách. Chính nhờ điều này mà chúng ta có thể
phân biệt nhân cách này với nhân cách khác, và còn có thể dự đoán được hành vi
của nhân cách trong tình huống này hay khác.
Do tính ổn định của nhân cách, khi đánh giá nhân cách, chỉ đánh giá những phẩm
chất hoặc những nét tính cách khá ổn định của nhân cách. Đồng thời, trong hình
thành hay điều chỉnh nhân cách cần chú ý không nóng vội, đòi hỏi kết quả nhanh
chóng.
Ví dụ:
Giáo viên rèn trẻ về lễ giáo, bé không thể thực hiện tốt ngay lập tức. Mà cần có
sự kiên trì của cô giáo, thường xuyên nhắc nhở lặp đi lặp lại nhiều lần. Phối hợp
cùng với gia đình và động viên khen ngợi kịp thời; đưa và chương trình giảng dạy
trong kế hoạch. Đồng thời, gia đình, giáo viên và bạn bè là tấm gương cho học sinh
noi theo. Chúng ta không nóng vội và đòi hỏi cao nơi trẻ. Sự tiếp nhân thông tin nơi
trẻ theo cơ chế nhập tâm từ ngoài vào trong. “ Gieo suy nghĩ gặt hành đồng, gieo
hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt số phận”
c) Tính tích cực
Nhân cách của cá nhân thể hiện tính tích cực khi: chủ động xác định mục
đích, thực hiện các hoạt động và giao tiếp; khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều
chỉnh của xã hội; vươn tới những giá trị cao đẹp hơn trong quá trình sống và làm
việc trong xã hội.
- Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thế,
tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách được
biểu hiện trước hết ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt động, tiếp đó là
sự chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hóa mục

đích. Ở đây, nhân cách bộc lộ khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều chỉnh của xã
hội. Đây cũng là biểu hiện của tính tích cực của nhân cách. Tùy theo mức độ và loại
hình hoạt động mà mục đích của nó được nhân cách xác định là nhận thức hay cải
tạo thế giới, nhận thức hay cải tạo chính bản thân mình.
- Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá
nhân thể hiện rõ nét tính tích cực của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách cũng
biểu hiện rõ trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó. Không chỉ thỏa mãn với
các đối tượng sẵn có, con người luôn luôn sáng tạo ra các đối tượng mới, các
phương thức thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Quá trình đó
luôn là quá trình hoạt động có mục đích, tự giác, trong đó con người làm chủ được
những hình thức hoạt động của mình.
Trong giáo dục và dạy học với đối tượng là học sinh, những nhân cách đang hình
thành và phát triển, cần chú trọng phát huy tính tích cực học tập của các em.

- 18 -


Tính tích cực là một thuộc tính đặc trưng của nhân cách. Cá nhân được thừa
nhận là một nhân cách khi cá nhân tích cực hoạt động và hoạt động của cá nhân
được đánh giá là hoạt động tích cực. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã
hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực hoạt động của
cá nhân.
Tính tích cực của cá nhân biểu hiện trong hoạt động như lựa chọn hoạt động
tích cực, xác định mục đích hoạt động đúng đắn và chủ động, tự giác, nỗ lực thực
hiện hoạt động, giao tiếp nhằm nhận thức và cải tạo thế giới và cải tạo chính bản
thân. Trong cuộc sống, tính tích cực của nhân cách luôn luôn cần được phát huy.
Đánh giá nhân cách là đánh giá tính tích cực và sản phẩm của tính tích cực ấy.
Ví dụ:
Nói về kĩ năng tự phục vụ, nếu bé tính tích cực trong hoạt tự phục vụ. Thì giai đoạn
đầu có thể bé chưa thể hoàn thành tốt phần kĩ năng được học tập từ người lớn.

Nhưng về sau bé sẽ nắm rõ được cách thực hiện và thực hiện tốt.
Điều quan trong ở đây là người giáo viên phải nắm được sự tích cực của trẻ,
sự ham thích học hỏi từ đó tạo điều kiện cho trẻ thử nghiệm trên chính hành động
của mình. Nếu giáo viên lo sợ tốn thời gian, lo sợ trẻ làm không được thì vô tình
làm thui rụi tính tích cực tự giác của trẻ. Mọi hoạt động, trò chơi là cái cớ để trẻ lĩnh
hội kĩ năng và kiến thức do đó chúng ta không nên quá quan trọng trong việc trẻ
chơi được gì? Học được gì? Mà quan trọng trẻ đã học và chơi như thế nào!
d) Tính giao tiếp
Nhân cách được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp với các
nhân cách khác. Giao tiếp giúp con người tham gia vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội
nền văn hóa, kinh nghiệm, tri thức, chuẩn mực đạo đức của xã hội đồng thời tác
động đến các nhân cách khác.
Nói cách khác, nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm
của xã hội. Vì thế, tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách. Tính tích cực của
nhân cách được biểu hiện trước hết ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt
động, tiếp đó là sự chủ động, tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện
thực hóa mục đích. Ở đây, nhân cách bộc lộ khả năng tự điều chỉnh và chịu sự điều
chỉnh của xã hội. Đây cũng là biểu hiện của tính tích cực của nhân cách. Tùy theo
mức độ và loại hình hoạt động mà mục đích của nó được nhân cách xác định là
nhận thức hay cải tạo thế giới, nhận thức hay cải tạo chính bản thân mình.
- Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá
nhân thể hiện rõ nét tính tích cực của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách cũng
biểu hiện rõ trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó. Không chỉ thỏa mãn với
các đối tượng sẵn có, con người luôn luôn sáng tạo ra các đối tượng mới, các
phương thức thỏa mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Quá trình đó
luôn là quá trình hoạt động có mục đích, tự giác, trong đó con người làm chủ được
những hình thức hoạt động của mình.
Trong giáo dục và dạy học với đối tượng là học sinh, những nhân cách đang hình
thành và phát triển, cần chú trọng phát huy tính tích cực học tập của các em
Ví dụ:

Giáo dục nhân cách cho trẻ, không phải đưa cho trẻ thật nhiều đồ chơi, cũng
không phải cứ mãi ngồi nào trẻ nghe những điều về lý thuyết con phải làm như thế
này hay như thế khác. Mà trẻ phải được tương tác với đồ chơi và được giao tiếp với
con người. Trẻ không thể thành người khi không giao tiếp với người. Ngay bản thân
- 19 -


người giáo viên khi dạy trẻ cũng là một hình thức giao tiếp giúp giáo viên học lại
nhiều điều từ trẻ. Công việc dạy học không diễn ra một chiều thầy dạy cho trò mà
có sự tác động qua lại trong việc tiếp nhận thông tin tri thức.
Học từ bạn, học từ cô, học từ gia đình là điều bé học mỗi ngày và ngược lại.
Tóm lại, nhân cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng mối quan hệ
giữa con người với con người từ những chuyện bình thường, mối quan hệ gia đình,
kết giao đến mối quan hệ xã hội, công tác, kinh doanh. Nhân cách thể hiện qua cách
ứng xử của con người đối với người khác cũng như đối với sự việc trong cuộc sống,
đồng thời nhân cách thể hiện trình độ văn hóa, nhân tính và nguyên tắc sống của
con người. Con người là một thực thể xã hội, vì vậy chất lượng mối quan hệ xã hội
có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng cuộc sống.
Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá thể hiện qua các
mối quan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức
về bản thân và xã hội. Nhân cách là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của
con người. Phía trước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường. Người
thiếu nhân cách sẽ mất phương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.
Những khiếm khuyết về nhân cách của con người có thể che giấu nhất thời
đối với một số người nào đó, nhưng không thể che giấu suốt đời. Và không thể nhìn
bề ngoài để đánh giá nhân cách con người. Nhân cách là phẩm chất bên trong, vô
hình, nhưng được thể hiện qua tính chính trực và các kỹ năng sống của con người.
Người có nhân cách tốt dễ thu nhận được cảm tình, lòng tin, sự tôn trọng và hợp tác
của người khác, vì vậy họ có nhiều bạn đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại,
người thiếu nhân cách là con người thiếu những kỹ năng sống thiết yếu, dẽ gặp thất

bại.
Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là rèn luyện nhân cách để hướng tới một
tương lai tốt đẹp.

- 20 -


5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA NHÂN CÁCH
5.1. Những yếu tố ảnh hƣởng
5.1.1. Yếu tố tự nhiên và nhân cách
Những đặc điểm giải phẩu sinh lí của cơ thể, của các giác quan, của não, đặc biệt là
của hệ thần kinh có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành nhân cách, Leonchiep
đã xác nhận : “sự vận hành của hệ thần kinh tạo thành một tiền đề không thể thiếu
đối với sự phát triển nhân cách”
Các yếu tố bẩm sinh di truyền nói riêng, yếu tố tự nhiên nói chung chỉ là tiền đề của
sự phát triển nhân cách, mà “tiền đề của sự phát triển nhân cách là không mang sắc
thái nhân cách” theo Leonchiep A.N(1989) “ Hoạt động-ý thức-nhân cách” NXB
giáo dục
Yếu tố di truyền chịu sự chiếu ước của điều kiện sống, của yếu tố xã hội. bản thân
yếu tố di truyền cũng biến đổi dưới tác động của môi trường và hoạt động của cá
nhân.Thực tế cuộc sống cho thấy những khuyết tật của hệ thần kinh và các giác
quan có ảnh hưởng nhất định đến tốc độ và chất lượng phát triển tâm lí, nhân cách(
trẻ thiểu năng, mù, điếc..) đối với trẻ em bình thường, những yếu tố trên đây là
những tiền đề, những điều kiện cần thiết cho sự phát triển tâm lí, nhân cách. Song
chúng không quy định sẵn nội dung mức độ, chiều hướng phát triển( năng lực, năng
khiếu, tài năng gì, hứng thú, sở thích, tính cách như thế nào..). vấn đề này
Leonchiep A.N cũng cho rằng “ những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao
của cá nhân sẽ không biến thành những đặc điểm nhân cách và cũng không quy
định nhân cách của người ấy”.

5.1.2. Yếu tố xã hội và nhân cách
Là những yếu tố bao gồm những tác động từ phía môi trường xã hội và
những hoạt động của chủ thể trong môi trường đó ở ở cấp độ vi mô.
Môi trường vĩ mô được hiểu là toàn bộ những sự kiện và hiện tượng của đời sống
xã hội diễn ra trong phạm vi rộng về không gian ( vượt quá giới hạn đại phương nơi
trẻ sốngvà kéo dài về thời gian( quá khứ: di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, hiện
tại: nền văn hóa vật chất và nền văn hóa tinh thần, tương lai: mô hình phát triển của
đất nước..)

- 21 -


Môi trường vi mô, đối với trẻ nhỏ là môi trường gia đình, có ảnh hưởng thường
xuyên, liên tục và trực tiếp.
Môi trường giáo dục của nhà trường, dưới sự hướng dẫn cảu các thầy cô giáo học
sinh tham gia các hoạt động học tập với tư cách là chủ thể nhằm lĩnh hội nội dung
hoạt động và nội dung của những quan hệ liên nhân cách diễn ra trong quá trình
hoạt động và giao tiếp. chỉ trong môi trường giáo dục của nhà trường , học sinh mới
có điểu kiện phát triển nhân cách toàn diện theo yêu cầu cảu mục tiêu giáo dục.
Tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp học sinh có cơ hội mở rộng phạm vi giao
tiếp và hoạt động tập thể, hoạt động xã hội có cơ hội mở rộng hiểu biết, rèn luyện
tính năng động, tháo vát, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp ứng xử..
Môi trường vi mô hay vĩ mô có là nguồn gốc là điều kiện cần thiết nhưng không
trực tiếp quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. Nó có ảnh hưởng xấu
hay tốt đến cá nhâ là do cá nhân đó bị cuốn hút bởi những tác động xấu hay tốt củ
môi trường, một khi chúng phù hợp với những giá trị mà cá nhân đó đang hướng
tới. về sự tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường, K.Marx đã xác nhận: hoàn
cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo ra hoàn cảnh
5.1.3. Hoạt động và nhân cách
Để tồn tại và phát triển con người cần vươn tới chiếm lĩnh những đối tượng thõa

mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân.Quá trình chiếm lĩnh đó diễn ra
trong hoạt động đối tượng mà con người với tư cách là chủ thể. K.Marx viết sự tiếp
thu một tổng thể những công cụ sản xuất cũng là sự phát triển một tổng thể những
năng lực trong bản thân cá nhân. Dưới sự hướng dẫn của người lớn trẻ em thực hiện
hoạt động, bằng hoạt động trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội-lịch sử từ nền văn
hóa đó, tạo nên sự phát triển tâm lí, nhân cách của bản thân.
5.1.4. Giao tiếp và nhân cách
Từ mối quan hệ hoạt động- nhân cách có thể khẳng định: tâm lí, nhân cách con
người chỉ được hình thành bởi hoạt động, trong hoạt động. Song, cuộc sống con
người có hai mặt: anh làm gì( hoạt động) và anh quan hệ với ai( giao tiếp) ( B.Ph.
Lomốp)
Giao tiếp cũng là hoạt động, giao tiếp và hoạt động luôn gắn bó mật thiết với nhau
trong cuộc sống mỗi cá nhân.

- 22 -


Giao tiếp là quá trình tác động qua lại, trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, nhận
thức lẫn nhau giữa các cá nhân trong quan hệ giao tiếp. Leonchiep A.N đã chỉ rõ: “
quá trình đứa trẻ lĩnh hội những hành động đặc thù của con người diễn ra trong giao
tiếp”.
Hoạt động đối tượng và giao tiếp luôn gắn quyện với nhau cùng quyết định sự hình
thành những phẩm chất nhân cách thiếu niên học sinh. Hoạt động đối tượng chủ yếu
hình thành những phẩm chất nhân cách có liên quan đến kết quả, hiệu quả của công
việc( tính kế hoạch, tính năng động, tính linh hoạt của tư duy, tính chuyên cần, tính
sáng tạo...). giao tiếp chủ yếu hình thành phẩm chất đạo đức của nhân cách, thể hiện
mối quan hệ người- người( tính tế nhị, tính chu đáo, tính tương trợ, cởi mở, thông
cảm.... hoạt động với đồ vật và giao tiếp hỗ trợ nhau, kế tiếp nhau làm cho sự phát
triển nhân cách diễm ra thuận lợi, cân đối, hài hòa giữa trí tuệ và tình cảm, giữa đức
và tài

5.1.5. Giáo dục và nhân cách
Nhân cách được hình thành bởi hoạt động và giao tiếp, nhưng hình thành theo xu
hướng nào một cách có chủ định và có hệ thống- đó là vai trò của giáo dục.
Giáo dục khác với những ảnh hưởng ngẫu nhiên của môi trường ở chỗ: có mục
đích, có kế hoạch, có chương trình và sử dụng những hình thức và phương pháp tác
động dựa trên cơ sở khoa học.
Giáo dục nhà trường: cung cấp tri thức khoa học cơ bản, hình thành học sinh những
năng lực và phmẩ chất trí tuệ, hứng thú, nhu cầu nhận thức, động cơ học tập...
Giáo dục xã hội: thông qua sách, báo, phim ảnh, đài truyền thanh, truyền hình, giao
tiếp xã hội..
Giáo dục gia đình: tổ chức cuộc sống, nề nếp, gia phong, mối quan hệ các thành
viên trong gia đình..
Như vậy giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định xu hướng hình thành và phát triển
nhân cách,
Tuy nhiên nhân cách học sinh không phải là sản phẩm trực tiếp của giáo dục. giáo
dục không vạn năng và học sinh không không chịu tác động của giáo dục một cách
thụ động. Hoạt động tích cực của chủ thể là yếu tố quyết định trực tiếp của sự hình
thành nhân cách.
5.2. Sự phát triển nhân cách
- 23 -


5.2.1. Các động lực thúc đẩy sự phát triển tâm lí, nhân cách
Mâu thuẫn
Mâu thuẫn giữa khả năng, trình độ đạt được ( thể chất, tâm lí) với những yêu cầu
của hoạt động( nhu cầu mới của trẻ)
Vd: dưới 1 tuổi: vốn từ-ít>< trình bày nguyện vọng, ý thích, nhu cầu..
Mâu thuẫn giữa yêu cầu mới của hoạt động với những kỹ năng, kỹ xảo chư được
hình thành
Vd: sự lúng túng, vụng về trong hoạt động tạo hình>< kỹ năng vẽ, nặn, xé, dán...

Mâu thuẫn giữa nề nếp, thói quen, tập quán cũ với những yêu cầu mới của hoàn
cảnh sống và hoạt động.
Vd: trẻ mẫu giáo bước vào lớp 1
Mâu thuẫn giữa các mặt đối lập nảy sinh trong quá trình phát triển của cá nhân.
Vd: trong thời kì chuyển tiếp từ thiếu niên sang tuổi trưởng thành” cảm nghĩ mình
không còn là trẻ con, mình là người lớn”>< sự chưa trưởng thành để tực khẳng
định, sự thừa nhận..=> sự thất thường, bất nhất
5.2.2. Các giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách
Giai đoạn thích ứng: nhờ quá trình thích ứng ở trẻ các chức năng tâm lí đơn giản bắt
đầu phát triển, đặc biệt là quá trình nhận thức cảm tính và những cảm xúc đa dạng
Giai đoạn cá nhân hóa: hiện tượng tự kỷ trung tâm là một biểu hiện khá rõ của quá
trình cá nhân hóa
Giai đoạn tích hợp: ở tuổi trưởng thành cá nhân không lĩnh hội những kinh nghiệm
xã hội- lịch sử một cách thu động mà chủ động tích hợp những kinh nghiệm đó trên
cơ sở “sàng lọc” và “nhào nặn” tạo nên bản sắc riêng, độc đáo thể hiện trong nhân
sinh quan, thế giới quan, niềm tin, lý tưởng.. của cá nhân

- 24 -


CHƢƠNG 2: NHÂN CÁCH VÀ VẤN ĐỀ GDNCTE THEO QUAN ĐIỂM
CỦA PHƢƠNG ĐÔNG VÀ PHƢƠNG TÂY
I. NHÂN CÁCH VÀ VẤN ĐỀ GDNCTE THEO QUAN ĐIỂM PHƢƠNG
ĐÔNG
1.1 Cơ sở triết học của nhân cách phƣơng Đông chính là triết học Ấn Độ và
triết học Trung Quốc cổ, trung đại
1.1.1 Triết học Ấn Độ cổ, trung đại
Nét đặc thù của nền triết học Ấn Độ là nền triết học chịu ảnh hưởng của những tư
tưởng tôn giáo có tính chất “hướng nội”. Vì vậy, việc lý giải và thực hành những
vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là

xu hướng trội của nhiều học thuyết triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Người ta phân chia quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn độ cổ,
trung đại thành ba thời kỳ chính:
Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Vê đa (thế kỷ XV – VIII tr.CN). Ở thời kỳ này, tư tưởng
thần thoại mang tính chất đa thần tự nhiên phát triển thành tư tưởng thần thoại có
tính chất nhất nguyên. Đồng thời với tư tưởng triết lý về các vị thần đã xuất hiện
một số tư tưởng duy vật, vô thần tản mạn, với những khái niệm, phạm trù triết học
duy vật thô sơ. Những tư tưởng trên biểu hiện trong kinh sách cổ có tính tổng hợp
tri thức và giáo lý tôn giáo lớn như kinh Vê đa, Upanisad, đạo Bàlamon…
Thời kỳ thứ hai là thời kỳ cổ điển, hay còn gọi là thời kỳ Bàlamon – Phật giáo (thế
kỉ VI tr.CN – thế kỉ VI). Hẹ tư tưởng chính thống thời kỳ này là giáo lý đạo
Bàlamon và triết lý Vê đa, Upanisad. Do có những biến động lớn về kinh tế, chính
trị, xã hội, tư tưởng, các trường phái triết học – tôn giáo thời kỳ này đã được chia
làm hai hệ thống: chính thống và không chính thống. Hệ thống chính thống thừa
nhận uy thế của kinh Vê đa, biện hộ cho giáo lý Bàlamon, bảo vệ chế độ đẳng cấp
xã hội, gồm sáu trường phái: Safmkhya, Veedanta, Nyaya, Vai‟sesika, Mimànsa,
Yoga. Hệ thống không chính thống phủ định uy thế kinh Vê đa, phê phán giáo lý
Bàlamôn, lên án chế độ đẳng cấp xã hội, gồm ba trường phái : Lokayata, Phật Giáo,
đạo Jaina.
Thời kỳ thứ ba gọi là thời kỳ sau cổ điển hay còn gọi là thời kỳ xâm nhập của Hồi
giáo (thế kỷ VIII – XVIII)

- 25 -


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×