Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÊ TÔNG THÉP NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.25 KB, 16 trang )

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
THEO SẢN PHẨM Ở CÔNG TY BÊ TÔNG THÉP NINH BÌNH
1. TẠO NGUỒN TIỀN LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN
TRONG DOANH NGHIỆP
Cái khó nhất đối với doanh nghiệp là vấn đề tạo nguồn tiền
lương, tăng thu nhập cho người lao động mà vẫn không vi phạm
các chế độ chính sách, bảo tồn vốn và phát triển doanh nghiệp. mọi
thủ pháp tạo nguồn tiền lương cũ không hợp lý sẽ không thực hiện
được như : hưởng chênh lệch giá, tính vào giá thành mức khấu hao
thấp, giảm tổng thu và tổng chi, tranh thủ lợi thế so với các doanh
nghiệp khác về chính sách chế độ…
Như vậy nhằm mục đích củng cố và hoàn thiện công tác trả
lương theo sản phẩm của Công ty Bê tông thép Ninh Bình . Công ty
có thể áp dụng một số giải pháp chung như sau:
Một là, mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng sản phẩm tiêu
thụ
Hai là, cải tiến cơ cấu sản phẩm tức là sản xuất những mặt
hàng để tiêu thụ có lợi . Muốn làm được điều đó thì Công ty cần
phải thành lập phòng nghiên cứu thị trường để sản phẩm của
doanh nghiệp sản xuất ra trong một thời kì nhất định phải phù hợp
với nhu cầu của thị trường. Doang nghiệp cần nghiên cứu kỹ các
mặt hàng sản xuất như bê tông, thép và luôn chú ý cải tiến thay đổi
mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Ba là, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành , giảm giá
bán. Đó là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp trong cạnh tranh
Bốn là, khai thác mọi nguồn tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp
như tài sản cố định, trước hết là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,
lao động trên cơ sở phát triển sản xuất chuyên môn hóa kết hợp với
kinh doanh tổng hợp, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp
Năm là, quản lý tốt lao động, xử lý có kết quả số người dư thừa,
giảm biên chế bộ máy quản lý hành chính


Sáu là, áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Sáu là, nâng cao mức sống của người lao động. Sử dụng có hiệu
quả đòn bẩy tiền lương, phân phối hợp lý quỹ tiền lương trong nội
bộ nhằm bảo đảm vừa kích thích sản xuất phát triển vừa thực hiện
công khai công bằng và dân chủ trong nội bộ doanh nghiệp
2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC
TRONG DOANH NGHIỆP
Định mức lao động giữ một vị trí quan trọng, nó không chỉ là cơ sở của
tổ chức lao động khoa học mà còn là cơ sở để trả lương chính xác, thực hiện
nguyên tắc phân phối theo lao động.
Qua nghiên cứu hệ thống định mức của Công ty Bê tông - Thép Ninh
Bình
có thể thấy Công ty đã xây dựng mức cho tất cả các loại sản phẩm, bán thành
phẩm ở từng công đoạn sản xuất. Thực tế, trong quá trình sản xuất có những
cải tiến hoặc đầu tư mới làm nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị,
do đó việc điều chỉnh và xây dựng mới hệ thống định mức của Công ty là rất
cần thiết, làm cơ sở để hoàn thiện các hình thức trả lương cho các bộ phận sản
xuất.
Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng định mức:
* Đội ngũ làm công tác định mức: Phải đáp ứng các yêu cầu:
- Hiểu biết về các loại máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong Công
ty: số lượng, chất lượng, công suất, tình trạng sử dụng..., đồng thời nắm vững
các bước công việc của từng công đoạn trong tiến trình sản xuất.
- Kết hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật và thống kê phân xưởng để biết rõ
tình trạng máy móc thiết bị và kiểm tra việc thực hiện định mức đề ra để có
những sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp.
* Phương pháp xây dựng: Do đặc điểm sản phẩm của Công ty nên sử
dụng kết hợp phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp có căn cứ
kỹ thuật, trong đó Công ty nên tăng cưởng sử dụng phương pháp có căn cứ kỹ
thuật để đảm bảo tính khách quan và tiên tiến.

- Chụp ảnh thời gian ngày làm việc giúp cán bộ định mức phân tích tình
hình sử dụng thời gian làm việc trong ngày của công nhân. Từ đó, phát hiện ra
các loại thời gian lãng phí, tìm nguyên nhân và đề ra các biện pháp loại trù. Dựa
vào sự phân tích đó để xác định các loại thời gian trong ngày làm việc hợp lý như:
Thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian nghỉ ngơi và thời gian tác
nghiệp.
- Bấm giờ công việc giúp cho cán bộ định mức xác định thời gian tác
nghiệp sản phẩm, phát hiện nguyên nhân gây lãng phí và hao phí thời gian thông
qua sự nghiên cứu các hoạt động cuả công nhân khi trực tiếp thực hiện công việc
đó.
Khi quan sát, ghi chép phải khách quan, tránh làm ảnh hưởng đến đối
tượng được quan sát, cần có cán bộ kỹ thuật để quan sát tính hợp lý của các
thao tác và máy móc thiết bị.
Sau khi đã có tài liệu ghi chép cần tổng hợp, phân tích để xây dựng các
mức hợp lý.
Mức sản lượng ca/1CN =
Thời gian tác nghiệp ca
Thời gian tác nghiệp sản xuất
Các mức được xây dựng sẽ có tác dụng tích cực trong sản xuất nếu đi đôi
với việc xây dựng các tiêu chuẩn và quản lý chất lượng sản phẩm. Việc rà soát,
xây dựng lại hệ thống định mức của Công ty sẽ đem lại những hiệu quả sau:
- Chất lượng mức được nâng cao vì mức được điều chỉnh phù hợp với
năng lực làm việc thực tế của công nhân và máy móc thiết bị.
- Việc lập kế hoạch và tổ chức sản xuất (bố trí lao động, thời gian thực
hiện) sát với thực tế.
- Hệ thống định mức có căn cứ khoa học là cơ sở để Công ty thực hiện có
hiệu quả các hình thức tiền lương đặc biệt là tiền lương sản phẩm.
3.Phân công bố trí lao động.
Phân công bố trí lao động phù hợp là một biện pháp hiệu qủa để khai
thác tiềm năng của con người, giúp cho người lao động nhận được tiền công

thoả đáng tương ứng với số lượng và chất lượng lao động đã hao phí.
Do đó, Công ty cần thiết phải tiến hành sắp xếp lại lao động sản xuât
theo cách:
- Bố trí những công nhân có trình độ lành nghề, bậc thợ cao đảm nhận
những công việc đòi hỏi kỹ năng cao và kinh nghiệm, có tính chất quyết định
đến toàn bộ quy trình sản xuất.
- Những công việc đơn giản hơn được giao cho công nhân bậc thợ thấp
và công nhân mới tuyển dụng.
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa nên đánh giá mức độ phức tạp của
các công việc trong Công ty không gặp nhiều khó khăn, vì vậy ván đề còn lại là
xác định cấp bậc công nhân. Công ty có thể căn cứ vào quy định trình độ lành
nghề của công nhân trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật tổ chức thi tay nghề, thi
nâng cấp bậc để xác định cấp bậc công nhân.
Nội dung thi gồm hai phần:
+ Phần lý thuyết: Tương ứng với những hiểu biết chung về chính sách,
nhiệm vụ sản xuất và những công việc của Công ty, yêu cầu chung về trình độ
chuyên môn, và quan trọng hơn là những kiến thức cụ thể về nghề ở mỗi cấp
bậc công nhân mà người lao động trong Công ty phải biết.
+ Phần thực hành công việc trên máy: Đó là những kỹ năng thực hành
thể hiện trong những thao tác, động tác đối với công việc cụ thể.
Cán bộ phòng tổ chức trong quá trình đào tạo, huấn luyện dạy nghề cần
phát hiện ra những học viên, công nhân có năng lực để bồi dưỡng thêm kiến
thức và tay nghề cho người lao động trong Công ty.
Lao động có tay nghề cao và được phân công bố trí hợp lý có tác dụng:
- Nâng cao năng suất lao động của cá nhân và phân xưởng, từ đó hoàn
thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất.
- Làm cho sản xuất ổn định, do đó nguồn nhân lực trong Công ty cũng
được ổn định, Công ty có thể tạo ra việc làm thường xuyên cho công nhân,
giảm nhu cầu tuyển dụng thêm lao động và mức tiền lương bình quân sẽ tăng
lên tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Giúp Công ty sản xuất được những mặt hàng có chất lượng tốt, quy
trình công nghệ phức tạp. Nhờ vậy, có doanh thu và lợi nhuận cao, người lao
động sẽ được phân chia lợi nhuận dưới dạng tiền thưởng hoặc các khoản phúc
lợi.
Vấn đề thời gian làm việc: Đối với lao động nữ, việc bố trí 2 ca sản xuất
một ngày gây cho họ khá nhiều khó khăn để sắp xếp công việc trong gia đình
và hoàn thành nhiệm vụ ở Công ty. Nếu Công ty có đủ máy móc để bố trí ngày
làm một ca thì có lợi rất nhiều, đó là:
- Người lao động toàn tâm toàn ý vào công việc.
- Có thể bố trí làm thêm từ 2- 4 giờ một ngày mà không ảnh hưởng
nhiều đến tinh thần và sức khoẻ người lao động. Hơn nữa, mức thu nhập của
họ tăng đáng kể do tiền công làm thêm luôn được trả cao.
Để giải quyết được vấn đề này, cấp lãnh đạo Công ty phải đề ra một chiến
lược đầu tư dài hạn để mua sắm, trang thiết bị mới thêm nhiều máy móc thiết bị và
dây chuyền sản xuất.
4. Tăng cường chế độ trả lương luỹ tiến
Chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến chỉ áp dụng hạn chế ở những khâu
yếu trong sản xuất, khi sản xuất đang cần phải tiến hành khẩn trương để hoàn
thành nhiệm vụ... Trên thực tế, Công ty Bê tông thép Ninh Bình chưa áp dụng
hình thức nàytrong suốt quá trình sản xuất kinh doanh vì thế chưa khuyến
khích được công nhân tăng sản lượng trong những giai đoạn nước rút trong
cạnh tranh cũng như khi thực hiện hợp đồng. Xin đề nghị là chế độ trả lương
luỹ tiến không chỉ áp dụng đối với công nhân thuộc phân xưởng thép mà nên
áp dụng cả cho cả công nhân phục vụ sản xuất như công nhân vệ sinh công
nghiệp, công nhân thuộc tổ điện, công nhân tổ bơm nước, tổ bảo vệ... hiện nay
Công ty đang áp dụng chế độ lương khoán đối với công nhân phục vụ sản xuất
khiến tiền lương của họ phụ thuộc rất nhiều vào công nhân trực tiếp sản xuất
như vậy sẽ không khuyến khích họ tăng trách nhiệm đối với sản phẩm . Không
những thế khi áp dụng chế độ lương luỹ tiến còn tăng khả năng giảm bớt số
lao động dư thừa đồng thời có thể sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong Công

ty.
Vì thế trong những điều kiện cần thiết thì doanh nghiệp nên áp dụng chế độ
lương luỹ tiến như là một đòn bẩy kinh tế tương tự như tiền thưởng nhưng nó
lại gắn trực tiếp với lượng sản phẩm phụ trội do tăng cường độ lao động đem
lại.
Điều kiện áp dụng
- Hệ số tăng của đơn giá sản phẩm luỹ tiến phải được xây dựng một cách
hợp lý và Công ty chỉ sử dụng một hệ số tăng đơn giá sản phẩm luỹ tiến cho các
mức sản lượng vượt mức khác nhau. Do đó, cần nghiên cứu áp dụng chế độ

×