Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THẠCH BÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 19 trang )

ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THẠCH BÀN
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Thạch Bàn là một doanh nghiệp Nhà nước có chiều dài phát
triển hơn 40 năm và là một doanh nghiệp lớn trong ngành vật liệu xây dựng.
Trong những năm qua công ty đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển
của Bộ xây dựng và nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, công ty là đơn
vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng của Bộ xây dựng. Quá
trình hình thành và phát triển của công ty kể từ ngày đầu thành lập đã trải
qua những giai đoạn phát triển khác nhau gắn liền với đặc điểm kinh tế xã hội
của nước ta trong từng thời kỳ.
a.Giai đoạn 1( từ 1959 đến 1964): Những ngày đầu thành lập công ty
Ngày 15 tháng 2 năm 1959, UBHC thành phố Hà Nội đã ra quyết định
thành lập "Công trường gạch Thạch Bàn" thuộc công ty sản xuất vật liệu kiến
trúc Hà Nội, nhằm phuc vụ cho nhu cầu xây dựng của Thủ đô. Đồng chí Lê Văn
Hiền là trưởng ban chỉ huy công truờng. Thời kỳ sơ khởi này, các khâu sản
xuất trên công trường hoàn toàn là lao động thủ công, mỗi nhóm thợ làm việc
trên một mảnh sân riêng.
Ngày 6 tháng 12 năm 1962, với quyết định số 1893/BKT của Bộ trưởng
Bộ Kiến trúc, xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã chính thức ra đời, giám đốc xí
nghiệp là đồng chí Vũ Đình Cừ. Những năm 1963- 1964, vẫn với quy mô sản
xuất nhỏ và công cụ lao động giản đơn, sản lượng toàn xí nghiệp đạt 3- 4 triệu
viên một năm.
Năm 1964, nhờ có Hội thi năng suất cao do Bộ Kiến trúc tổ chức, các
công cụ lao động được cải tiến thêm một bước đưa sản lượng của xí nghiệp lên
9 triệu viên /năm. Tháng 7 năm 1964, đồng chí Vũ Đức Bao nhận nhiệm vụ
quyền giám đốc xí nghiệp. Đến tháng 2 năm 1965, Bộ Kiến trúc bổ nhiệm đồng
chí Đinh Văn Roan làm giám đốc xí nghiệp mới. Từ những bước đi mạnh bạo,
quy trình sản xuất của Xí nghiệp gạch Thạch Bàn đã mang tính công nghiệp
với hệ thống máy móc được lắp đặt như: máy chế biến tạo hình, băng chuyền
vận chuyển gạch ra vào lò. Công việc đóng gạch thủ công từ đây chấm dứt.
b. Giai đoạn 2(từ 1964 đến1984): Trưởng thành qua thời kỳ chống Mỹ


Ngày 5 tháng 8 năm 1964, máy bay Mỹ ném bom miền Bắc, Xí nghiệp
gạch ngói Thạch Bàn nằm gần sân bay Gia Lâm nên cũng nằm trong vùng
trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ, nhiều CBCNV đã hăng hái lên đường
chiến đấu giải phóng miền Nam. Vượt lên mọi khó khăn, những người ở lại xí
nghiệp vừa tích cực tham gia chống chiến tranh phá hoại, vừa đẩy mạnh thi
đua sản xuất "mỗi người làm việc bằng hai".
Thời gian này, khâu khai thác nguyên vật liệu được cơ giới hoá, kỹ thuật
nung đốt hoàn thiện hơn so với trước đã làm tăng tỷ lệ thành phẩm loại A lên
80 đến 85%.Ngày 5 tháng 6 năm 1969, Bộ trưởng Bộ Kiến trúc ra quyết định
số 498/BKT tách Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi Công ty Kiến trúc khu
Bắc Hà Nội thành xí nghiệp trực thuộc bộ. Hàng loạt hạng mục công trình,
thiết bị của xí nghiệp được đầu tư xây dựng mới như lò đứng công suất 8- 10
vạn viên /mẻ, máy ép gạch EG5 của cơ khí Liên Ninh, máy đùn ép có hút chân
không của Tiệp Khắc công suất 5.000 viên một giờ và xây dựng đồng bộ hệ
thống tuynel sấy gạch gồm 10 hầm. Thêm vào đó, những nỗ lực phấn đấu của
CBCNV đã đưa năng suất của đơn vị lên 14- 15 triệu viên một năm và bước
đầu có lãi.
Tháng 7 năm 1970, Bộ xây dựng bổ nhiệm đồng chí Vũ Đức Bao làm
giám đốc xí nghiệp thay đồng chí Đinh Văn Roan được điều đi làm nhiệm vụ
mới. Từ năm 1971 đến năm 1978, đơn vị liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu kế hoạch cấp trên giao. Năm 1978 xí nghiệp đạt sản lượng 23 triệu viên,
đời sống CBCNV được cải thiện đáng kể.
Trong giai đoạn này, xí nghiệp đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng
một Huân chương Kháng chiến hạng Ba, một Huân chương Lao động hạng Nhì
và một Huân chương Lao động hạng Ba. Đảng bộ xí nghiệp liên tục được công
nhận là "Đảng bộ vững mạnh" của Thành uỷ Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1979 là thời kỳ khó khăn của đất nước: Chiến tranh hai đầu
biên giới, quốc tế bắt đầu cấm vận kinh tế Việt Nam. Song, CBCN Xí nghiệp
gạch Thạch Bàn vẫn vượt qua mọi khó khăn và giữ vững phong trào sản xuất.
Năm 1980, Nhà nước tặng thưởng CBCN Xí nghiệp Huân chương Lao động

hạng Nhất và Cờ Luân lưu của Chính phủ(1979-1980). Những năm 1981-1984,
phong trào sản xuất của Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn tuy gặp nhiều khó
khăn nhưng với truyền thống là đơn vị hàng đầu của Liên hiệp các Xí nghiệp
gạch ngói số 1, tập thể CBCN từng bước phấn đấu vượt qua thử thách, giữ
vững sản xuất.
c. Giai đoạn 3(từ 1985 đến 1990): Vững vàng trươc thử thách của nền kinh tế
thị trường
Năm 1985, Bộ trưởng Bộ xây dựng quyết định bổ nhiệm đồng chí
Nguyễn Thế Cường, một kỹ sư silicat, làm giám đốc xí nghiệp. Giám đốc
Nguyễn Thế Cường tiếp tục dẫn đầu đội ngũ bước vào cuộc chiến đấu mới.
Những năm 1985-1987, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của
nước ta, trong nội bộ xí nghiệp cũng có sự thay đổi theo cho phù hợp như: kiện
toàn lại tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý, bố trí cán bộ có năng lực vào
những vị trí chủ chốt phát huy được khả năng của từng người. Từ năm 1987,
bộ máy của xí nghiệp đã hoạt động với hiệu quả cao sau một thời kỳ chững lại.
Cũng năm này, xí nghiệp đã thanh toán món nợ có giá trị bằng một năm doanh
thu của những năm 1981-1985 để lại.
Cuối năm 1988, lãnh đạo xí nghiệp quyết định giảm biên chế gián tiếp,
áp dụng phương án "phân phối theo kết quả sản xuất". Xí nghiệp chú trọng
việc đầu tư trang thiết bị cho sản xuất. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn chú trọng
khai thác chất xám của các cơ quan khoa học kỹ thuật, như Đại học Bách Khoa
Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội để thúc đẩy quá trình sản xuất. Với số vốn tự
có khoảng 10 triệu đồng, xí nghiệp đã thử nghiệm sản xuất mặt hàng có giá trị
như bột màu từ ôxit crôm, các sản phẩm gạch men sứ và thiết bị cắt gạch tự
động... Đặc biệt việc áp dụng giải pháp pha than vào
đất, sản xuất gạch rỗng đã nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả
kinh tế. Tháng 9 năm 1990, Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói
sành sứ xây dựng chỉ định đồng chí Nguyễn Thế Cường làm tổ trưởng tổ
nghiên cứu và triển khai việc sản xuất gạch xuất khẩu cho Nam Triều Tiên tại
nhà máy gạch Hạ Long. Đây cũng là cơ hội để đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ

thuật tiếp cận với việc tổ chức sản xuất các sản phẩm có yêu cầu chất lượng
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
d. Giai đoạn 4( từ 1991 đến nay): Đầu tư phát triển và vươn lên tầm cao mới
Ngày 6 tháng 4 năm1991, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số
53/BXD-KH-XDCB phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư chiều sâu mở
rộng Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn , mở ra một thời kỳ mới trong sản xuất
kinh doanh của đơn vị. Ngày 1 tháng 7 năm 1991, công trình lò nung tuynel đã
chính thức được khởi công và tháng 2 năm 1992 hoàn thành.. Ngay năm đầu
tiên đi vào sản xuất, công suất đã đạt 25 triệu viên/năm, chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Trong các năm từ 1993 đến 1997 sản luợng liên tục
tăng cao: năm 1993, sản xuất đạt 28 triệu viên/ năm; năm 1995, đạt 31 triệu
viên/năm; năm 1997, đạt 34 triệu viên/năm.
Tháng 4 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tách Xí nghiệp
gạch ngói Thạch Bàn ra khỏi Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói sành sứ thành
đơn vị trực thuộc Bộ. Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra
quyết định số 480/BXD-TCLĐ đổi tên Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn thành
công ty Thạch Bàn . Từ năm 1996, công ty Thạch Bàn có 5 thành viên: nhà máy
gạch ngói, xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp kinh doanh, trung tâm tư vấn và chuyển
giao công nghệ và nhà máy gạch ốp lát granit Thạch Bàn. Tháng 4 năm 1997,
thực hiện chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Xây dựng quyết
định sát nhập công ty Thạch Bàn vào Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây
dựng.
Trong thời gian từ năm1992, đơn vị mở rộng hoạt động kinh doanh
sang các lĩnh vực hoạt động mới như: tư vấn, thiết kế, xây dựng và chuyển giao
công nghệ sản xuất gạch ngói nung bằng lò tuynel cho các đơn vị trong cả
nước. Năm 1993, Xí nghiệp gạch ngói Thạch Bàn đã mở rộng hoạt động của
mình trong lĩnh vực xây lắp và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói bằng
lò tuynel, góp phần thay đổi tận gốc nghề làm gạch ở Việt Nam. Từ năm 1993
đến năm 1998, đã có 32 đơn vị ở các địa phương hội đủ điều kiện đầu tư được
công ty Thạch Bàn giúp xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói

bằng lò nung tuynel, có hai công trình đạt Huy chương Vàng chất lượng cao
ngành xây dựng là Nhà máy gạch ngói Quất Lưu, Vĩnh Phú và Nhà máy gạch
Đông Văn, Thanh Hoá. Tổng công suất của các dây chuyền này đạt hơn 600
triệu viên QTC/năm.
Công ty cũng mạnh dạn cử cán bộ của mình ra nước ngoài tham quan
học tập, tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tiếp xúc với nền khoa học công nghệ
tiên tiến trên thế giới. Trong hai năm 1993, 1994, công ty đã cử các đoàn đi
khảo sát kỹ thuật ở các nước Anh, Đức, Italy, Trung Quốc, Malaisia, Singapore...
Tri thức tiếp nhận được từ các chuyến đi này đã giúp công ty có cái nhìn khái
quát về xu hướng phát triển công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng của thế giới
mà Việt Nam cần phải nhanh chóng tiếp thu. Phôi thai của Dự án nhà máy gốm
granit Thạch Bàn đã hình thành sau các chuyến đi này.
Với sự nhất trí cao của tập thể lãnh đạo công ty, dự án xây dựng nhà
máy gạch ốp lát granit tại Việt Nam được khẩn trương xây dựng từ tháng 9
năm 1994. Sau quá trình thẩm định dự án của các cấp, ngày 9 tháng 8 năm
1995 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 4625/KTN phê duyệt Dự án
đầu tư xây dựng Nhà máy gốm granit nhân tạo của công ty Thạch Bàn với
tổng số vốn đầu tư hơn 100 tỷ đồng Việt Nam.
Được sự ủng hộ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, tiếp theo đó là
Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, ngày 29/11/1995 công trình đã được khởi công xây dựng, ngày 21 tháng
11 năm 1996, mẻ sản phẩm đầu tiên của Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granit
duy nhất ở Việt Nam đã ra lò. Với thị trường Việt Nam, đây là sản phẩm vẫn
còn rất mới mẻ và được đẩy nhanh mức tiêu thụ trên thị trường trong cả
nước. Năm 1997, công ty đã bán ra gần 300.000 m
2
sản phẩm, 6 tháng đầu
năm 1998, đã bán xấp xỉ 300.000m
2
. Cuối tháng 10 năm 1998, số lượng sản

phẩm tiêu thụ đã đạt gấp đôi so với cả năm 1997. Đến ngày 31 tháng 12 năm
1998, công ty đã bán hết 817.000m
2
gạch ốp lát granit; gấp 2,8 lần năm 1997
và đạt 124% so với kế hoạch.
Các sản phẩm gạch ngói của công ty trong nhiều năm liền đạt Huy
chương Vàng ở các kỳ hội chợ triển lãm hàng công nghiêp toàn quốc. Trong
các năm 1997,1998 sản phẩm được xếp hạng TOPTEN hàng tiêu dùng Việt
Nam. Năm 1996 công ty đã xuất khẩu được hơn 2 triệu viên gạch đỏ sang
Singapore và năm 1998 sản phẩm granit của công ty đã đến với thị trường
Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cùng với chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, năm
1998 Công ty Thạch Bàn đã hoàn tất việc cổ phần hoá một thành viên trực
thuộc là Nhà máy gạch ngói nung và từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 công ty cổ
phần gạch ngói Thạch Bàn đã đi vào hoạt động độc lập.
Ghi nhận những cố gắng của tập thể cán bộ công nhân Công ty Thạch
Bàn, năm 1996 Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất
(lần thứ hai), Huân chương Chiến công hạng Ba và tặng Huân chương Lao
động hạng Ba cho đồng chí Nguyễn Thế Cường – giám đốc kiêm bí thư Đảng
uỷ công ty. Nhân dịp kỷ niêm 40 năm thành lập (1999), Nhà nước quyết định
tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba cho công ty.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Công ty Thạch Bàn đã từng
bước tạo dựng, khẳng định vai trò của mình trong ngành công nghiệp VLXD ở
Việt Nam. Những kết quả mà công ty có được thật đáng tự hào.
3. Tình hình tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Thạch
Bàn
Do công việc kinh doanh nặng nhọc, Công ty Thạch Bàn lại bao gồm 4 đơn vị thành viên nên
tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý là một công việc rất quan trọng đối với ban lãnh đạo
công ty và toàn thể công ty. Hiện nay, công ty có hơn 500 cán bộ công nhân viên. Vì vậy, để đảm bảo sản xuất
kinh doanh có hiệu quả, công ty tổ chức bộ máy gọn nhẹ theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu là Giám Đốc công

ty - người có quyền hành cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về mọi
mặt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc,1 hộ lý giám đốc cùng hệ thống
các phòng ban khác. Nhà máy là bộ phận trực tiếp tham gia chế tạo sản phẩm.
Hiện nay, công ty có tất cả 5 phòng ban và có các đơn vị thành
viên trực thuộc công ty. Mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng,
riêng biệt. Cụ thể:
a. Văn phòng công ty
Chịu trách nhiệm về các công việc như sau:
- Công tác hành chính
- Công tác tổ chức lao động: tuyển chọn, theo dõi, quản lý nhân sự toàn
công ty, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân,...
- Công tác thư ký giám đốc, y tế và kiểm tra vệ sinh công nghiệp, bảo vệ
tài sản và giữ gìn an ninh trật tự công ty, tổ chức việc thực hiện chế độ nghiã
vụ quân sự của CBCNV với Nhà nước.
Ngoài ra văn phòng công ty còn chịu trách nhiệm quản lý quỹ tiện mặt.
b. Phòng tài chính - kế toán:
Có nhiệm vụ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh của từng Xí nghiệp, nhà máy cũng như của toàn
công ty, cụ thể:
- Lập kế hoạch tài chính đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Lập kế hoạch và biện pháp quản lý các nguồn vốn; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao
nhất trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

×