Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.34 KB, 16 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CAO SU SAO VÀNG CHI
NHÁNH THÁI BÌNH
I- LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG , NHIỆM VỤ.
1. Công ty CSSV
Công ty CSSV (tiền thân là nhà máy CSSV) được xây dựng ngày
22/12/1958 tại khu Công Nghiệp Thượng Đình do Nhà nước Cộng Hoà Nhân
dân Trung Hoa giúp đỡ. Sau gần 2 năm kể từ ngày thi công, ngày 22/05/1960,
nhà máy chính thức hoàn thành. Những ngày mới thành lập Nhà máy CSSV chỉ
có 262 cán bộ công nhân viên và sản xuất một số sản phẩm như: Săm, lốp xe đạp,
dây cua roa, ống sát gạo, phao công binh.
Ngày 03/05/1993 theo QĐ215- QĐ/TCNSDT của Bộ Công nghiệp nặng,
nhà máy CSSV được đổi tên thành Công ty CAO SU SAO VÀNG. Tháng 3/1994
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xí nghiệp CSSV được sáp nhập vào
công ty CSSV. Tháng 8/1995, Nhà máy pin Xuân Hoà được sát nhập vào công ty.
Công ty còn liên doanh với hãng INOUSE- Nhật Bản, thành lập công ty liên
doanh cao su INOUSE - VN chuyên sản xuất săm, lốp xe máy, xe đạp và các sản
phẩm cao su kỹ thuật cao đã chính thức đi vào sản xuất tháng 04/1998. Ngày
nay, công ty CSSV đã trở nên ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, số lượng cán bộ
công nhân viên lên tới 2850 người.
Sản phẩm của công ty đã được tặng nhiều huy chương vàng tại hội chợ
quốc tế hàng công nghiệp và hội chợ thương mại Quốc tế.
Trong 4 năm liên tiếp 1995, 1996, 1997, 1998 thông qua cuộc bình chọn "
10 sản phẩm trong nước được người tiêu dùng ưa chuộng nhất" Săm, lốp Sao
vàng luôn được đạt danh hiệu " TOP TEN 95", " TOP TEN 96", " TOP TEN 97", "
TOP TEN 98" - mặt hàng chất lượng cao được người tiêu dùng ưa thích.
Hai năm liền 1996, 1997 được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường tặng
"Giải Bạc - Giải thưởng chất lượng Việt Nam".
Với quy mô lớn cùng với những thành tích đạt được, đến nay công ty chủ
yếu sản xuất các loại sản phẩm chính sau:
• Săm, lốp xe đạp các loại.
• Săm, lốp xe máy


• Săm, lốp ô tô
• Săm, lốp xe thồ
• Săm, lốp máy nông nghiệp
• Các loại jont sản phẩm cao su kỹ thuật
• Các loại pin nhãn hiệu "Con Sóc"
Để đạt được một loạt sản phẩm như trên, hàng năm, công ty cần phải có một
khối lượng nguyên vật liệu rất lớn. Cụ thể:
+ Cao su thiên nhiên sản xuất trong nước
+ Cao su tổng hợp ngoại nhập: Đức, Nhật, Hàn Quốc…
+ Tanh các loại nhập ngoại: Hàn Quốc, Malaysia…
+ Vải mành các loại: Nhật, Trung Quốc…
+ Các loại hoá chất chính đều nhập ngoại từ: Nhật Bản, Đức ..
+ Van xe các loại nhập ngoại từ Đài Loan…
Công ty coi chất lượng sản phẩm quyết định chất lượng cuộc sống của
mọi thành viên trong cộng đồng CSSV. Chính vì lẽ đó nên công ty:
+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Luôn cung cấp sản phẩm với giá thích hợp
+ Không ngừng củng cố và phát triển thị trường.
2. Chi nhánh Cao su Thái Bình
Chi nhánh Cao su Thái Bình trước đây là một phân xưởng của nhà máy cơ
khí Thái Bình. Năm 1987 được tách ra thành xí nghiệp Cao su Thái Bình. Năm
1994 theo QĐ của Thủ tướng Chính phủ, xí nghiệp Cao su Thái Bình được sát
nhập vào Công ty CSSV hình thành nên Chi nhánh Công ty CSSV Thái Bình(được
gọi là Chi nhánh cao su Thái Bình).
Công ty CSSV chi nhánh Thái Bình chuyên sản xuất săm, lốp xe đạp các loại.
Công ty CSSV chi nhánh Thái Bình được đặt ở xã Tiền Phong- Thị xã Thái Bình .
Đó là một vị trí thuận lợi cho giao thông phát triển, rất thuận lợi cho quá trình
lưu thông và vận chuyển hàng hoá đến các đại lý tiêu thụ của Chi nhánh trong
và ngoài tỉnh.
Để phù hợp với cơ cấu tổ chức và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, Chi nhánh

Cao su Thái Bình đã có bộ máy quản lý thích hợp thống nhất trong toàn chi
nhánh và được sự đồng ý của Công ty CSSV. Toàn Chi nhánh Cao su Thái Bình có
456 cán bộ, công nhân viên trong số đó có hơn 330 công nhân trực tiếp sản xuất,
quản lý là 18 người, còn lại là khối phụ trợ.
Chi nhánh Cao su Thái Bình đã phấn đấu mở rộng sản xuất, bố trí đủ việc
làm cho cán bộ công nhân viên, đồng thời giữ vững thu nhập năm sau cao hơn
năm trước. Đây là nền tảng cho sự phát triển và ổn định. Chi nhánh Cao su Thái
Bình đã giải quyết tốt vấn đề này bằng nhiều biện pháp lớn như: tăng cường
khai thác thị trường, chuyển đổi cơ cấu, mẫu mã mặt hàng, đầu tư thêm máy
móc thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Chi nhánh Cao su Thái Bình rất coi trọng kỷ cương nề nếp công nghiệp và
công bằng xã hội, đây là vấn đề cơ bản để Chi nhánh phát triển, bên cạnh đó, chi
nhánh cũng tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo vệ uy tín hàng hoá
cho doanh nghiệp trước nạn hàng giả kém phẩm chất và sự cạnh tranh gay gắt
giữa các sản phẩm trên thị trường ngày càng gay go và quyết liệt.
Qua nhiều năm không ngừng phấn đấu vươn lên chi nhánh đã chứng
minh được vị thế của mình trên thị trường và trong ngành thông qua bảng kết
quả kinh doanh sau: đơn vị :
đồng
Chỉ tiêu
2000 2001 2002
Doanh thu thuần 51.924.532.562 53.213.568.897, 54.478.499.484,
Giá vốn hàng bán 40.125.789.112. 41.564.123.456, 42.163.024.183,
Lợi nhuận gộp 11.298.743.450, 11.649.445.441, 12.315.475.701,
Năm
Để có được các kết quả trên, ban lãnh đạo chi nhánh đã không ngừng
tăng cường trang thiết bị kỹ thuật cũng như máy móc thiết bị
3. Bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty CSSV - Chi nhánh Thái Bình
3.1. Ban lãnh đạo
Bao gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc kinh doanh, 1 Phó giám đốc kỹ thuật.

Giám đốc Chi nhánh Cao su Thái Bình: là người đại diện cho toàn bộ cán bộ
công nhân viên trong chi nhánh, có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của chi nhánh CSSV Thái Bình, đồng thời chịu sự chỉ
đạo trực tiếp từ giám đốc Công ty CSSV. Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch được công
ty giao, căn cứ vào điều kiện cụ thể của chi nhánh, giám đốc xí nghiệp điều chỉnh
cho phù hợp và giao nhiệm vụ cho các bộ phận nghiệp vụ lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh của chi nhánh. Chính vì thế, Giám đốc chi nhánh sẽ chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, kịp thời báo cáo kết
quả sản xuất kinh doanh lên công ty để có biện pháp thích hợp cho từng thời kỳ
sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Phó giám đốc kinh doanh: Dưới sự điều hành của Giám đốc Chi nhánh, chịu
trách nhiệm về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trực tiếp điều hành hoạt động của
phòng kế hoạch thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo thực hiện
tốt yếu tố đầu ra cho sản phẩm của chi nhánh va một phần sản phẩm của công
ty trên thị trường Thái Bình. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh trong việc
chiếm lĩnh thị trường mới.
Phó giám đốc kỹ thuật: Dưới sự điều hành của Giám đốc chi nhánh, chịu trách
nhiệm về kỹ thuật, điều hành công việc sản xuất tại các phân xưởng trong chi
nhánh và chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh
cũng như xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất sản
phẩm. Quản lý và điều hành phòng kỹ thuật, phòng KCS .
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Gồm có:
 Phòng tổ chức hành chính.
 Phòng kế hoạch thị trường.
 Phòng kỹ thuật.
 Phòng tài chính kế toán.
Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Chi nhánh.
Nhiệm vụ chính là đảm nhiệm công tác nhân sự trong chi nhánh và sắp xếp tổ
chức quản lý cho phù hợp với từng thời kỳ. Thực hiện mọi chính sách, chế độ,

quyền lợi, nghĩa vụ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong
Chi nhánh.
Phòng kế hoạch thị trường: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc
kinh doanh. Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý kho hàng, lập phiếu nhập và
phiếu xuất vật tư, tiếp nhận nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các đại lý để lập hoá
đơn bán hàng sau đó vận chuyển sản phẩm đến từng đại lý. Nắm bắt được biến
động của thị trường, phản hồi tín hiệu cho lãnh đạo để điều chỉnh kế hoạch sản
xuất kinh doanh cho phù hợp. Chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu
cho sản xuất. Kết hợp với bộ phận công nghiệp phòng kỹ thuật xác định mức cụ
thể cho từng loại sản phẩm.
Phòng kỹ thuật: Chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của phó giám đốc kỹ thuật.
Trên cơ sở quyền hạn của mình quản lý mọi khâu kỹ thuật trong sản xuất sản
phẩm. Bảo đảm an toàn thiết bị trong khi vận hành, tiến hành bảo dưỡng máy
móc theo kế hoạch, khắc phục kịp thời các sự cố kỹ thuật nếu có. Thiết kế lắp đặt
hệ thống máy móc công nghệ và trang bị dùng trong sản xuất kinh doanh của
Chi nhánh. Đề xướng nâng cao năng suất lao động dần dần cải thiện điều kiện
làm việc cho người lao động. Là nhân tố chính trong việc hiện đại hoá sản xuất.
Phòng Tài chính- Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, hạch toán
sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nước đồng thời cung cấp thông
tin kinh tế cần thiết.
Các phòng trong Chi nhánh có mối liên hệ qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, phòng này
cung cấp thông tin, số liệu cần thiết cho phòng kia. Sự phối hợp cần thiết cho
hoạt động giữa các phòng này làm cho bộ máy quản lý của Chi nhánh luôn vận
động liên hoàn và thông suốt.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý - sản xuất chi nhánh Cao su Thái Bình (biểu 1)

×