Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY VẬN TẢI XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.71 KB, 15 trang )

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY VẬN TẢI XÂY
DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định
tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp , đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá
trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi
các nhà quản trị tài chính phải đưa ra được những quyết định tài chính đúng
đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có
như vậy Công ty mới đứng vững và phát triển. Các quyết định tài chính có
nhiều loại, có những quyết định thuộc về chiến lược phát triển tài chính Công
ty. Chẳng hạn các quyết định đầu tư dài hạn để đổi mới kỹ thuật, công nghệ
sản xuất của Công ty; các quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất
kinh doanh; các quyết định tham gia liên doanh liên kết hoặc huy động vốn...
Các quyết định chiến lược trong hoạt động tài chính thường có ảnh hưởng lớn,
lâu dài đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty trong tương lai.
Để các quyết định tài chính có tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi nó
phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kỹ về mặt tài
chính.
I. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH, VỐN LƯU ĐỘNG
1. Vốn cố định
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp
đặt các tài sản cố định của Công ty đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số
vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định
hữu hình hay vô hình được gọi là vốn cố định của Công ty. Đó là số vốn đầu tư
ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, Công
ty sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của
mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định
nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh
hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất
kinh doanh của Công ty. Sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất


kinh doanh được thể hiện như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân
chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu
hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân
chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm
dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống
cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết
vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng
luân chuyển.
Vốn cố định của Công ty là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ
mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản
xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Trong vòng hơn 10 năm qua, kể từ khi Công ty Vận tải, Xây dựng và chế
biến lương thực Vĩnh Hà được giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh,
Công ty đã đầu tư đổi mới tài sản cố định của mình. Công ty đã thực hiện đầu
tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa quy mô sản xuất và khả năng
cạnh tranh của toàn Công ty trên thị trường.
Toàn bộ tài sản cố định của Công ty hiện có khoảng 6,805 tỷ đồng. Trong
đó nhà xưởng 2,3 tỷ; máy móc thiết bị, phương tiện vận tải là 3,5 tỷ đồng và
với 10.000m
2
đất mặt bằng Công ty cho thuê nhà xưởng, kho bãi. Nhà xưởng
hầu như mới được xây dựng với kiến trúc kiên cố, rộng rãi, thông thoáng phù
hợp với sản xuất. Trong thời gian tới Công ty sẽ mua sắm thêm trang thiết bị
mới hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đó là một phần trong
chương trình mục tiêu của Tổng Công ty Lương thực Việt Nam nhằm tăng kim

ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty còn tiếp tục nhập
thêm một số thiết bị khác phục vụ cho sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường
ngày càng mở rộng của Công ty.
2. Vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các Công ty
còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng
lao động (như nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm...) chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó
được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được
gọi là các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của Công ty.
Trong các Công ty người ta thường chia TSLĐ thành hai loại : TSLĐ sản xuất
và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu; phụ
tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự
trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản
phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong
thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước...Trong quá
trình sản xuất kinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động,
thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
được tiến hành liên tục.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các TSLĐ
sản xuất và TSLĐ lưu thông, các Công ty phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu
nhất định. Vì vậy, cũng có thể nói vốn lưu động của Công ty là số vốn tiền tệ
ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của Công ty.
Hiện nay số vốn hoạt động của Công ty là 9,781 tỷ đồng, trong đó gồm
vốn tự có, vốn nhà nước cấp một phần, còn lại phải đi vay ngân hàng. Vốn ngân
sách do cấp trên đã bị cắt giảm, do vậy để tự chủ trong kinh doanh hàng năm
Công ty vẫn phải vay vốn ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đặc biệt tronng dịp giáp hạt Công ty phải đảm bảo vốn để dự trữ lương
thực từ 3000 đến 4000 tấn thóc và đâụ tương. Việc sản xuất kinh doanh của

Công ty khá hiệu quả, sản phẩm sản xuất được tiêu thụ hết không tồn kho
nhiều, do vậy vòng quay vốn nhanh trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Thời gian qua
Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như:
thanh lý các tài sản ứ đọng, các thiết bị cũ nát, thường xuyên kiểm xoát công
nợ, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính. Tình hình tài chính mạnh là cơ sở để
Công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh mới đầu tư vào các dự án khả thi
nhằm tăng doanh thu của Công ty.
3. Cơ cấu vốn của Công ty
Tổng tài sản của Công ty là 16,586 tỷ đồng
TSCĐ
Tỷ trọng = x 100%
TSCĐ Tổng tài sản
6,805
Tỷ trọng TSCĐ = x100% = 41%
16,586
TSLĐ
Tỷ trọng = x 100%
TSLĐ Tổng tài sản
9,781
Tỷ trọng TSCĐ = x100% = 59%
16,586
Qua trên ta thấy được cơ cấu vốn của Công ty, tổng vốn đầu tư cho
TSCĐ lớn hơn TSLĐ nhưng không vượt quá nhiều, nói chung cơ cấu khá hợp
lý.
II. DOANH THU, LỢI NHUẬN
1. Doanh thu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng
hoá, dịch vụ các Công ty phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu công
cụ dụng cụ...để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tiến
hành tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ bán hàng và thu tiền về, tạo nên doanh

thu của Công ty. Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ những sản phẩm do Công ty
sản xuất ra, còn bao gồm những khoản doanh thu do các hoạt động khác mang
lại. Từ góc độ của Công ty xem xét, có thể thấy rằng doanh thu của Công ty là
toàn bộ các khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động
khác mang lại.
Doanh thu của Công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của
Công ty. Doanh thu là nguồn tài trợ chính quan trọng để đảm bảo trang trải
các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho Công ty có thể tái sản
xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng; là nguồn để các Công ty có thể
thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định.
2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất
kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt
động của Công ty. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt
động của Công ty, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản
xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định...
Lợi nhuận của Công ty là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà Công ty bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của Công ty
đưa lại.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là nguồn
hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi
tức. Một bộ phận lợi nhuận được để lại Công ty thành lập các quỹ, tạo điều
kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
Bất kỳ Công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối
cùng cũng là doanh thu và lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, Công ty Vận tải,
Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà cũng đã đạt được một số kết quả
đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đem lại một nguồn lợi
nhuận tương đối đảm bảo cho đời sống của các cán bộ công nhân và làm tròn
nghĩa vụ đối với nhà nước.
BẢNG 9: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2000-2002

Chỉ tiêu
Đơn vị
2000 2001 2002
1.Tổng doanh thu
Trđ 68.000 70.000 73.100
2.Lợi nhuận
- 1230 1267 1.310
3.Thu nhập bình quân
một công nhân
1000 đ 700 800 850
Tỷ suất lợi nhuận % 1,8 1,81 1,79
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng:

Tst
Trong đó : Tst : tỷ suất lợi nhuận doanh thu
P : Lợi nhuận
T : Doanh thu
P
=
X 100%
T

×