Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy báo cáo tài chính giữa niên độ của các công ty được niêm yết thuộc nhóm VN100

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

TRẦN THỊ NGÂN GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN
CẬY BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
CỦA CÁC CÔNG TY ĐƯỢC NIÊM YẾT
THUỘC NHÓM VN100

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

TRẦN THỊ NGÂN GIANG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN
CẬY BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ
CỦA CÁC CÔNG TY ĐƯỢC NIÊM YẾT
THUỘC NHÓM VN100
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ THỊ MỸ HẠNH

TP Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Kính thưa quý thầy cô, tôi tên là Trần Thị Ngân Giang, học viên khóa K26 –
Chuyên ngành Kế toán – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của TS.
Lê Thị Mỹ Hạnh. Các nội dung và số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, các
kết quả nghiên cứu của luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực
khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Thị Ngân Giang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
6. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................. 4
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỘ TIN CẬY BÁO CÁO TÀI CHÍNH ................................................................... 6
1.1 Các nghiên cứu Nước ngoài liên quan đến đề tài .............................................. 6
1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài .......................................... 10
1.3 Nhận xét tổng quan và khe hổng nghiên cứu .................................................. 16
1.4 Định hướng nghiên cứu ................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 19
2.1 Các vấn đề liên quan đến BCTC giữa niên độ ................................................ 19
2.1.1 Khái niệm về BCTC, BCTC giữa niên độ ................................................ 19
2.1.2 Độ tin cậy .................................................................................................. 21
2.2 Tổng quan về công ty VN100 ......................................................................... 24
2.2.1 Sơ lược về BCTC của DNNY .................................................................. 24
2.2.2 Khái niệm và đặc điểm các doanh nghiệp niêm yết ................................. 25


2.2.3 Giới thiệu sơ lược và đặc điểm của nhóm VN100 ................................... 26
2.3 Lý thuyết liên quan .......................................................................................... 27
2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng .............................................................. 27
2.3.2 Lý thuyết chi phí đại diện ......................................................................... 27
2.3.3 Lý thuyết tín hiệu ...................................................................................... 28
2.3.4 Lý thuyết lợi ích cá nhân .......................................................................... 28
2.3.5 Lý thuyết về lợi ích và chi phí .................................................................. 29
2.4


Các nhân tố ảnh hưởng đến Độ tin cậy của BCTC giữa niên độ của các công

ty niêm yết thuộc nhóm VN100 ............................................................................ 29
2.4.1 Quy mô công ty ........................................................................................ 29
2.4.2 Công ty kiểm toán ..................................................................................... 30
2.4.3 Lợi nhuận .................................................................................................. 31
2.4.4 Tự lực về tài chính .................................................................................... 31
2.4.5 Đòn bẩy tài chính ...................................................................................... 32
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 34
3.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 34
3.2 Khung phân tích nghiên cứu............................................................................ 35
3.2.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 35
3.2.2 Các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu ................................................. 36
3.3

Đo lường và tính toán các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên

độ ...........................................................................................................................

37

3.3.1 Đo lường biến phụ thuộc .......................................................................... 37
3.3.2 Đo lường biến độc lập .............................................................................. 37
3.4 Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 40
3.4.1 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 40
3.4.2 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................... 41
3.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu ....................................................... 41
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 46
4.1 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 46



4.1.1 Thực trạng về ĐTC của BCTC của công ty niêm yết trên sàn chứng
khoán .................................................................................................................. 46
4.1.2 Thực trạng về ĐTC của BCTC của công ty niêm yết thuộc nhóm VN100
.......... ............ ........................ ............ ........................ ............ ........................ .....

47

4.1.3 Kết quả thống kê, mô tả ............................................................................ 49
4.1.4 Kết quả tương quan giữa các biến ............................................................ 51
4.1.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................ 55
4.1.6 Đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ........................ 58
4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...................................................................... 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU ...................................... 65
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 65
5.2 Hàm ý nghiên cứu ........................................................................................... 66
5.2.1 Đối với các CTNY thuộc nhóm VN100 ................................................... 66
5.2.1 Đối với các nhóm nhân tố ......................................................................... 67
5.3 Những hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 68
5.4 Đóng góp hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nội dung


BCTC

Báo cáo tài chính

ĐTC

Độ tin cậy

NĐT

Nhà đầu tư

TTCK

Thị trường chứng khoán

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

CTNY

Công ty niêm yết

IASB/ IFRS

Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế

BCTN


Báo cáo thường niên

DN

Doanh nghiệp

CRSP

Trung tâm Nghiên cứu Giá Bảo Mật

CFO

Giám đốc tài chính

IASB

Hội đồng Chuẩn Mực Kế Toán Tài Chính Quốc tế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
TS

Tài sản

Big4

4 công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam: KPMG, Deloitte, PwC, EY


Non Big4

Nhóm công ty khác Big4


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài...................................................... 13
Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước....................................................... 15
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài................................................................ 35
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 36
Bảng 3. 1 Ký hiệu, Định nghĩa biến và Phương pháp tính...................................... 40
Bảng 3. 2. Mã hóa các biến và kì vọng tương quan................................................. 43
Bảng 4.1 Số lượng công ty thuộc nhóm ngành nghề khác nhau..............................47
Bảng 4.2 Phân tích thực trạng ĐTC theo từng ngành.............................................. 48
Bảng 4.3 Bảng thống kê mô tả các biến quan sát.................................................... 49
Bảng 4.4 Thống kê mô tả số lượng công ty sử dụng kiểm toán bởi Big4 & Non Big4
51
Bảng 4.5 Các kĩ thuật phân tích và phương pháp kiểm định các giả thuyết............51
Bảng 4.6 Tương quan giữa biến quy mô công ty với độ tin cậy của BCTC giữa niên
độ............................................................................................................................ 52
Bảng 4.7 Sự khác nhau giữa công ty được kiểm toán bởi Big 4 và Non Big4 với độ
tin cậy BCTC giữa niên độ...................................................................................... 53
Bảng 4.8 Tương quan giữa biến lợi nhuận công ty với độ tin cậy của BCTC giữa
niên độ..................................................................................................................... 54
Bảng 4.9 Tương quan giữa biến Tự lực về tài chính với độ tin cậy của BCTC giữa
niên độ..................................................................................................................... 54
Bảng 4.10 Tương quan giữa biến đòn bẩy về tài chính với độ tin cậy của BCTC
giữa niên độ............................................................................................................. 55
Bảng 4.11 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập....................................56

Bảng 4.12 Kết quả mô hình hồi quy 1..................................................................... 57
Bảng 4.13 Kết quả mô hình hồi quy 2..................................................................... 58
Bảng 4.14 Kiểm định tính phù hợp của mô hình..................................................... 58
Hình 4.1 Biểu đồ tần số Histogram độ tin cậy của BCTC giữa niên độ của các công
ty niêm yết thuộc nhóm VN100.............................................................................. 59


Bảng 4.15 Kết quả của giả thuyết nghiên cứu......................................................... 60
Bảng 4.16 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến phụ thuộc......................... 61


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy Báo các tài chính giữa niên độ
của các công ty được niêm yết thuộc nhóm VN100”.
Đối với các doanh nghiệp ngày nay, nhu cầu sử dụng thông tin trên Báo cáo
tài chính (BCTC) là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên việc công bố
thông tin sai lệch trên báo cáo thông qua các đợt kiểm tra đã làm cho các nhà đầu tư,
người sử dụng mất niềm tin vào sự tin cậy của BCTC, đặc biệt BCTC giữa niên độ.
BCTC giữa niên độ của các công ty được niêm yết (CTNY) ở Việt Nam được
lập và công bố theo tiêu chuẩn số 27 được Bộ Tài chính ban hành ngày 15/02/2005
và thông tư 52/2012/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2012). Đến nay thì việc công bố thông
tin trên BCTC giữa niên độ vẫn tồn tại nhiều sai sót, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu
chỉ ra được các nhân tố gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC giữa niên độ; Việc
nghiên cứu về BCTC giữa niên độ thì thường có mức độ phức tạp cao hơn, ít thông
tin và ít được quan tâm nhiều như BCTC năm. Từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên
cứu khác liên quan, tác giả đã tiến hành thực hiện nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến BCTC giữa niên độ của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100. Với
kích thước mẫu gồm các CTNY thuộc nhóm VN100, được nghiên cứu trong giai
đoạn 2016-2017. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích định lượng nhằm thực
hiện thống kê mô tả, phân tích mô hình, kiểm định tương quan chỉ ra được ảnh

hưởng của các nhân tố. Mô hình nghiên cứu đưa ra biến phụ thuộc là Độ tin cậy và
5 biến độc lập lần lượt là Quy mô công ty, Lợi nhuận, Công ty kiểm toán, Tự lực tài
chính, Đòn bẩy tài chính.
Với kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của
BCTC giữa niên độ của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100 là Lợi Nhuận và
Đòn bẩy tài chính. Trong đó Lợi nhuận có mối quan hệ ngược chiều và Đòn bẩy tài
chính có mối quan hệ cùng chiều. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố
đến độ tin cậy của BCTC giữa niên độ từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp nâng
cao độ tin cậy của BCTC trong tương lai.
Từ khoá: Báo cáo tài chính giữa niên độ, độ tin cậy, các nhân tố.


Title: Factors that affect the reliability of interim financial statements of listed
companies in VN100.
Abstract:
For corporations nowadays, using information in financial statements is an
important and necessary task. However, the declarations about incorrect information
in published financial statements through verification by audits in recent years lead
to the loss of faith of investors and users in the reliability of these statements,
especially in interim financial statements (hereinafter to be referred as IFS).
IFS from listed companies in Vietnam are issued and published in conformity with
Vietnamese Accounting Standard 27 and Circular 52/2012/TT-BTC (Ministry of
Finance, 2012). Thus far, the publishing of IFS still has many mistakes and there is
not much research that indicates factors affecting the reliability of IFS. Furthermore,
research about the reliability of IFS is often more complicated, with less
information and less interest than the year’s financial statements. From much
different related theoretical basis and research, the author did the reseach about
factors that affect the reliability of IFS of listed companies in VN100.
With a sample size of listed companies in VN100 in the period of 2016 2017, by estimating descriptive statistics, analyzing models, testing correlation; the
research indicated the factors that affect the reliability of IFS. The research model

has one dependent variable which is reliability and five independent variables which
are size of company, profit, audit, financial autonomy and financial leverage.
The results of model testing show that there are two factors affecting the
reliability of IFS: Profit and financial leverage. Therein, the profit has a reversedirection relationship and the financial leverage has a same-direction relationship.
The research analyzes the affections of these factors to the reliability of IFS,
and from there, suggests some solutions to increase the reliability of IFS.
Keywords: Interim financial statements, Reliability, Factors.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta được biết BCTC luôn là một tài liệu vô cùng cần thiết đối
với các nhà đầu tư. Những thông tin được trình bày trên báo cáo là những thông tin
vô cùng quan trọng. Chất lượng thông tin kế toán được thể hiện qua Độ tin cậy
(ĐTC) của BCTC, thông tin có ĐTC cao là một trong những yếu tố để có thể đánh
giá được “sức khoẻ” của một doanh nghiệp hiện tại.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua việc công bố thông tin trên BCTC của các
công ty còn rất nhiều vấn đề bất cập, một số ví dụ điển hình như: việc báo lỗ thành
lãi, chậm công bố thông tin so với thời gian quy định, sai lệch trong việc khai báo
các chỉ tiêu trên các bảng báo cáo.
BCTC được coi là rất quan trọng trong việc công bố thông tin cần thiết và
quan trọng cho việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp đối với các đối
tác, các nhà đầu tư (NĐT), người cần sử dụng thông tin trên BCTC. ĐTC, chất
lượng BCTC là vấn đề đáng được quan tâm.
Năm 2012, Tổng công ty Tài chính Quốc tế của Ngân hàng thế giới đã kết luận
rằng chất lượng BCTC có sự sụt giảm và không thể cung cấp thông tin cho các NĐT
kịp thời để họ đưa ra quyết định theo nghiên cứu đối với 100 công ty hàng đầu Việt
Nam được niêm yết trên sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh. Trường hợp khi Toshiba phá

sản, qua điều tra phát hiện ra công ty đã khai khống doanh thu và lợi nhuận nhiều năm,
thậm chí kéo dài tận 20 năm thông qua việc tận dụng lợi thế thương mại. Như vụ gian
lận kế toán của WorldCom thiệt hại ước tính 107 tỷ USD tài sản ròng. Vào thế kỷ 21,
khi viễn thông Mỹ hạ nhiệt, WorldCom đã lâm vào nợ nần, CEO Bernard Ebbers đã
dùng những biện pháp mờ ám để thực hiện việc gian lận kế toán, giả mạo tăng trưởng
để nâng giá cổ phiếu. Năm 2005 công ty tuyên bố phá sản, gian lận sổ sách số tiền lên
đến 11 tỷ USD. Hay vụ gian lận kế toán của Olympus thiệt hại 1,7 tỷ USD năm 2011,
bê bối kế toán của Health South thiệt hại ước tính 4 tỷ USD, việc sửa chữa, phóng đại
số liệu doanh thu, lợi nhuận trong sổ sách kế toán để che mắt các nhà đầu tư, số liệu
thổi phồng lên đến 2,5 tỷ USD từ năm 1999.


2

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời gian qua đã
đối mặt với nhiều thông tin được cung cấp không chính xác, một số ví dụ điển hình
được đề cập đến như việc một số công ty niêm yết công bố BCTC quý thì lãi, BCTC
năm thì lỗ hoặc lãi ít hơn so với mức lãi của các quý cộng lại. Có những trường hợp sai
sót nhỏ nhưng lại có những trường hợp số liệu lợi nhuận, thu nhập trước và sau đính
chính chệnh lệch hàng chục hoặc cả hàng trăm phần trăm, có khi từ lãi sang lỗ. Điều
này cho chúng ta thấy rằng mức ĐTC của BCTC chính cũng không cao.

Và một số trường hợp khác lại công bố sai thông tin BCTC do lỗi đánh máy.
Trong các mùa công bố BCTC trường hợp doanh nghiệp ra văn bản đính chính là
khá phổ biến. Việc khai báo thông tin sai sót giữa các quý đã gây ra nhiều thiệt hại
khó lường. Điều này khiến các nhà đầu tư cảm nhận mức ĐTC của BCTC giữa niên
độ là không cao.
BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam được lập và công bố tuân thủ
theo thông tư 52/2012/TT-BTC (Bộ Tài Chính, 2012) và chuẩn mực kế toán Việt
Nam VAS số 27 (Bộ Tài Chính, 2005). Hiện nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu để

chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của thông tin được công bố dựa trên
báo cáo này.
Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy Báo
cáo tài chính giữa niên độ của các công ty được niêm yết thuộc nhóm VN100” để có
thể đánh giá và có cái nhìn tổng quan hơn về độ tin cậy của BCTC được đưa ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên độ của các
công ty được niêm yết thuộc nhóm VN 100.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất: Tìm hiểu về thực trạng về độ tin cậy các BCTC giữa niên độ của
các công ty được niêm yết thuộc nhóm VN100.
Thứ hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy BCTC giữa niên độ
của các CTNY thuộc nhóm VN100.


3

Thứ ba: Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy BCTC
giữa niên độ của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100.
3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng về độ tin cậy BCTC giữa niên độ của các công ty niêm yết
thuộc nhóm VN100 hiện nay như thế nào?
(2) Nhân tố nào ảnh hưởng đến độ tin cậy BCTC giữa niên độ của các CTNY
thuộc nhóm VN100?
(3) Các nhân tố này (Quy mô công ty; Công ty kiểm toán; Lợi nhuận; Tự lực
về tài chính; Đòn bẩy tài chính) có ảnh hưởng như thế nào đến độ tin cậy
BCTC giữa niên độ của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:

-

Độ tin cậy của các BCTC giữa niên độ.

-

Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC các BCTC giữa niên độ của các công ty
thuộc nhóm VN100.

Phạm vi nghiên cứu:
-

Phạm vi về nội dung: các BCTC được kiểm toán qua các quý và công bố báo
cáo thường niên (BCTN) của các công ty niêm yết thuộc nhóm VN100. Loại
bỏ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm.

-

Phạm vi về không gian: nghiên cứu thu thập số liệu của 100 công ty thuộc rổ
cổ phiếu VN100.

-

Phạm vi thời gian: dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2 năm 2016-2017.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong bài làm là phương pháp nghiên cứu
định lượng và dựa trên các nghiên cứu liên quan trên Thế Giới và Việt Nam liên
quan đến ĐTC của BCTC giữa niên độ.
Phương pháp thu thập dữ liệu:

Tiến hành điều tra thu thập dữ liệu của các công ty thuộc nhóm VN100 thông qua
việc thực hiện như sau:


4

-

Thu thập thông tin trên BCTC, BCKQHĐKD được đăng trên các trang thông
tin điện tử, trên các sàn chứng khoán đề cập đến Doanh nghiệp (DN).

-

Dữ liệu thu thập thuộc năm 2016 – 2017, các chỉ tiêu gồm: Dòng tiền hoạt
động kinh doanh; Lợi nhuận sau thuế; Tổng tài sản; Tỉ suất vốn chủ sở hữu;
Tổng nợ phải trả.

-

Thu thập thông tin về các công ty được lựa chọn kiểm toán của các doanh
nghiệp.
Phương pháp phân tích dữ liệu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm thống kê mô tả, phân

tích tương quan hồi quy tuyến tính, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định
mô hình sử dụng công cụ SPSS.25 để phân tích dữ liệu thu thập được.
Nhằm định lượng và đánh giá mức độ ảnh hưởng giữa các nhân tố đến ĐTC
các BCTC giữa niên độ của các CTNY thuộc nhóm VN100. Ngoài ra dữ liệu được
lưu dưới dạng Excel phục vụ cho việc thực hiện thống kê mô tả.
6. Ý nghĩa nghiên cứu

-

Nhận diện về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên độ. Trên
cơ sở phân tích dữ liệu nhằm đánh giá ĐTC của các báo cáo.

-

Dựa trên kết quả về ĐTC mà kết quả nghiên cứu của đề tài mang lại. Đề tài
còn là cơ sở cho việc nghiên cứu những lợi ích đáng kể cho sự gia tăng mức
độ liên quan về ĐTC, chất lượng của các báo cáo tài chính giữa niên độ.

-

Là cơ sở để các NĐT, nhà quản trị công ty, các cơ quan nhà nước liên quan có
cơ sở để đưa ra những đánh giá tốt hơn cho việc sử dụng thông tin trên BCTC
giữa niên độ, cũng như BCTC năm của các công ty được niêm yết trên TTCK.

7. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu:
Phần này bao gồm lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa của nghiên cứu.


5

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trên Thế Giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh
hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên độ, nhận xét tổng quan, đưa ra khe hổng
nghiên cứu và định hướng nghiên cứu cho đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Bao gồm các khái niệm, liên quan đến đề tài nghiên cứu, tổng quan về nhóm
công ty nghiên cứu, các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu, liệt kê các nhân tố
ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC. Làm cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu và
trình bày các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các nội dung về quy trình nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu
nghiên cứu, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu liên quan đến các nhân tố ảnh
hưởng đến ĐTC của BCTC giữa niên độ.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả, phân
tích tương quan giữa các biến, kết quả của mô hình hồi quy. Với kết quả nghiên cứu
có được tác giả đưa ra bàn luận về các nhân tố ảnh hưởng đến ĐTC của BCTC giữa
niên độ của các CTNY thuộc nhóm VN100.
Chương 5: Nhận xét và đề xuất kiến nghị
Chương này được tác giả trình bày nhận xét chung về kết quả nghiên cứu.
Bên cạnh đó đưa ra các hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao được ĐTC của BCTC
giữa niên độ thông qua những nhân tố trong bài nghiên cứu và đề xuất hướng
nghiên cứu cho tương lai.


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỘ TIN CẬY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Mục tiêu của chương sẽ trình bày các công trình nghiên cứu của quốc tế và
trong nước liên quan đến đề tài về việc đánh giá chất lượng của các BCTC giữa niên
độ của các doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở để phân tích, đánh giá:
 Trình bày nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài.
 Trình bày nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài.

 Rút ra khe hổng nghiên cứu.
 Đưa ra định hướng nghiên cứu của đề tài.
1.1 Các nghiên cứu Nước ngoài liên quan đến đề tài
Có nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến các nhiều khía cạnh của đề tài
được thể hiện ở các nghiên cứu sau: Ettredge et al. và cộng sự (2000), “The effect of the
external accountant’s review on the timing of adjustments to quarterly earnings”.
Journal of Accounting Research 38 (1): 195–207. Dữ liệu được thu thập là mẫu của 200
công ty có báo cáo thực hiện việc điều chỉnh lại ít nhất 1 lần, trong thời gian 1988

– 1989. Nghiên cứu đánh giá của kế toán về thời điểm điều chỉnh thu nhập hàng
quý, phương pháp được sử dụng là mô hình hồi quy OLS. Kết quả chỉ ra rằng thu
nhập hàng quý của họ phù hợp với các đánh giá kịp thời sẽ chuyển một số điều
chỉnh từ quý IV sang các quý khác. Một số DN hiện có thu nhập hàng quý của họ
chỉ được xem xét vào cuối năm việc xem xét kịp thời sẽ trì hoãn việc phát hành thu
nhập tạm thời. Đây cũng là điểm cho thấy có sự tác động đến chất lượng báo cáo
của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu của Jan Barton and Paul J. Simko (2002) “The Balance Sheet
as an Earnings Management Constraint”. The Accounting Review: Supplement 2002,
Vol. 77, No. s-1, pp. 1-27. Nghiên cứu về Bảng cân đối kế toán dưới sự ràng buộc của
thu nhập, với mẫu nghiên cứu bao gồm 3,649 công ty được nghiên cứu trong giai đoạn
1993 – 1999. Nghiên cứu kiểm tra sự trung thực của BCTC thông qua các chỉ tiêu lợi
nhuận, đồng thời cũng chỉ ra được ảnh hưởng của các biến đến độ tin cậy


7

của BCTC bao gồm Công ty kiểm toán; Quy mô công ty; Lợi nhuận trên cổ phiếu
(EPS).
Nghiên cứu của Glaum, Lichtblau và Lindemann (2004), “The Extent of
Earnings Management in the U.S. and Germany”. Journal of International

Accounting Research: Fall, Vol. 3, No. 2, pp. 45-77 bài nghiên cứu về mức độ quản
lý thu nhập ở Hoa Kì và Đức, cho thấy rằng các công ty cung cấp tin không tốt về
thu nhập trước khi công bố BCTC giữa niên độ để ngăn chặn các vụ kiện tốn kém .
Dữ liệu cho các thử nghiệm được lấy từ cơ sở dữ liệu của Woldscope và Osiris gồm
38,714 quan sát của các công ty Mỹ và 3,524 quan sát của các công ty Đức trong
những năm 1991 đến 2000. Nghiên cứu rút ra kết quả cho thấy quản lý thu nhập của
các doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp như quy mô, đòn bẩy
và tăng trưởng.
Một nghiên cứu khác của J.R. Graham et al (2005), “The Economic
Implications Of Corporate Financial Reporting”. Journal of Accounting and
Economics Volume 40, Issues 1–3, December 2005, Pages 3-73. Nghiên cứu đã tiến
hành một cuộc khảo sát 400 Giám đốc tài chính (CFO) để xác định các yếu tố quyết
định đến thu nhập và việc công cố các báo cáo. Mục tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết
các câu hỏi: Người quản lý có quan tâm về chuẩn mực về thu nhập hay xu hướng của
lợi nhuận và nếu có thì chỉ tiêu nào được coi là quan trọng? Những yếu tố nào thúc
đẩy các công ty áp dụng theo ý và thậm chí hi sinh giá trị kinh tế, quản lý báo cáo thu
nhập? Giải thích việc quản lý thu nhập và công bố tự nguyện. Kết quả cho thấy rằng
CFO tin rằng thu nhập, lưu chuyển tiền tệ là những số liệu rất quan trọng. Hai tiêu
chuẩn được xem là quan trọng nhất là lợi nhuận hàng quý và sự so sánh với cùng quý
của năm trước. Việc đạt được và vượt quá tiêu chuẩn là rất quan trọng. Người quản lý
sẽ có sự đánh đổi giữa nhu cầu ngắn hạn “để mang lại thu nhập và mục tiêu lâu dài cho
việc ra quyết định đầu tư. CFO cho rằng việc duy trì thu nhập uy tín trên thị trường sẽ
giúp duy trì và gia tăng cổ phiếu của công ty họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc duy
trì thông tin đáng tin cậy sẽ mang lại niềm tin cao đối với người sử dụng thông tin và
giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.


8

Nghiên cứu của J.Efrim. Boritz (2006), “Why Do Firms Voluntarily Have

Interim Financial Statements Reviewed by Auditors?”. SSRN Electronic Journal,
School of Accountancy University of Waterloo Waterloo. Nghiên cứu thực hiện điều tra
các đặc điểm của các công ty quyết định thực hiện các kiểm toán BCTC hàng quý. Sử
dụng mẫu nghiên cứu là các công ty đại chúng Canada. Kết quả nghiên cứu cung cấp
thông tin về các công ty đại chúng Canada tự nguyện lựa chọn các cuộc họp đánh giá
dựa trên các BCTC hàng quý của họ, cung cấp bằng chứng ủng hộ các giả thuyết rằng
sự phức tạp của công ty và cơ hội tăng trưởng ảnh hưởng đến việc khuyến khích các
công ty thực hiện kiểm toán BCTC giữa niên độ của họ. Các thông tin liên quan và
đáng tin cậy của BCTC hợp nhất tập trung vào BCTC giữa niên độ hơn là BCTC hằng
năm cũng được thể hiện trong nghiên cứu Boritz (2006:48). Nghiên cứu cũng trình bày
rằng nghiệp vụ kế toán, kiểm toán chú trọng nhiều đến BCTC hằng năm hơn là các báo
cáo theo quý. Bài nghiên cứu xem xét về sự thu nhập ròng và doanh thu ròng của từng
quý trong 4 năm. Và rút ra kết luận rằng có sự thay đổi các điều chỉnh liên quan đến
từng quý, yếu tố tác động đến chất lượng BCTC của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó cũng có nghiên cứu cho thấy rằng, với các nhà phân tích ở
Singapore nơi báo cáo hàng quý là tự nguyện. Về mặt Lợi ích nghiên cứu cho thấy
rằng báo các hàng quý có liên quan đến các nhà phân tích; Hạn chế có liên quan đến
biến động giá; Công ty có triển vọng tăng trưởng cao, quy mô lớn và có định hướng
tốt sẽ tiết lộ thu nhập trên cở sở hàng quý, đó là theo nghiên cứu của Rahman, Tày,
Ong, và Cai (2007), “Quarterly Reporting In A Voluntary Disclosure Environment:
Its benefits, drawbacks and determinants”. The International Journal of Accounting,
Volume 42, Issue 4, December 2007, Pages 416-442.
Một nghiên cứu khá hữu ích của Dechow và các cộng sự (2010),
“Understanding earning quality: A review of the proxies, their determinants and
their consequences”. Journal of Accounting and Economics, 50: 344-401, nghiên
cứu về đo lường chất lượng lợi nhuạạ̛n, các nhaạ̛n tố ảnh hưởng và kết quả của chất
lượng lợi nhuạạ̛n tổng hợp từ trên 300 nghiên cứu trên thế giới, điều đáng quan tâm
trong kết quả của nghiên cứu này đã tổng hợp và phân loại các nhân



9

tố ảnh hûởng chất lûợng lợi nhuận nói riêng và chất lûợng BCTC nói chung ra 6
nhóm nhân tố: (1) đạạ̛c điểm cơng ty bao gồm hiẹạ̛u quả cơng ty, tình trạng nợ, sự
taạ̛ng trưởng và đầu tư, quy mơ cơng ty, (2) thực tiễn bao gồm phương pháp kế toán,
phương pháp treạ̛n cơ sở nguyeạ̛n tắc với treạ̛n cơ sở quy định và thực tiễn BCTC khác,
(3) quản trị cơng ty và kiểm soát nợi bợ bao gồm hợi đồng quản trị, tỷ lẹạ̛ sở hữu
vốn, chế đợ đãi ngợ, cơ chế kiểm soát nợi bợ..., (4) Kiểm toán bao gồm rủi ro kinh
doanh, loại cơng ty kiểm toán, tính đợc lạạ̛p của kiểm toán..., (5) đợng lực của thị
trường vốn bao gồm đợng lực khi cơng ty taạ̛ng vốn, mục tieạ̛u lợi nhuạạ̛n đạt được, và
()) các nhaạ̛n tố beạ̛n ngoài khác như yeạ̛u cầu của thị trường vốn, quá trình chính trị,
các quy định lieạ̛n quan đến thuế.... và mỗi nghiên cứu thûờng tập trung vào một
trong các nhóm nhân tố trên.
Một nghiên cứu khác của Karen Lightstone và cộng sự (2012), “Information
Quality of Interim Financial Statements” CAAA/ACPC, AP Vol. 11 No. 4 — PC
vol. 11, no 4 (2012) pages 297–313. Nghiên cứu về chất lượng của thông tin kế toán
giữa niên độ, dựa trên nền tảng nghiên cứu của Boritz (2006). Nghiên cứu khảo sát
đánh giá xem các điều chỉnh trong quý IV có sự khác biệt so với các quý của ba
năm trước hay không. Mẫu nghiên cứu bao gồm 353 công ty đại chúng Canada và
được lấy dữ liệu về thông tin tài chính trong bốn năm từ 2003 – 2006. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có sự biến động trong thu nhập ròng của ba quý đầu so với quý
IV, sự kiểm toán BCTC giữa niên độ chưa được thực hiện nhiều trong mẫu công ty
nghiên cứu, có sự thay đổi về thu nhập ròng, doanh thu ròng. Cho thấy để đánh giá
chất lượng, ĐTC của một BCTC chúng ta cần quan tâm đến các nhân tố như thu
nhập ròng, kiểm toán công ty để thấy rõ được sự điều chỉnh trong thông tin báo cáo,
các số liệu được trình bày một cách đúng đắn hay không, hay vì lợi ích của doanh
nghiệp mà công ty thực hiện các điều chỉnh của họ.
Theo Gajevszky (2015), “Assessing Financial Reporting Quality: Evidence
from Romania”. Audit Financiar, Vol. 13 Issue 121, p69-80. 12p. Nghiên cứu điều tra

chất lượng của BCTC của các đơn vị được niên yết trên sở giao dịch chứng khoán


10

Bucharest, trước và sau khi áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)
cho báo cáo tài chính cá nhân, dữ liệu nghiên cứu được lấy trong ba năm từ 2011
đến 2013. Mẫu nghiên cứu gồm 50 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Bucharest. Trong nghiên cứu về đánh giá chất lûợng BCTC tại Romania đã
đo lûờng chất lûợng BCTC thông qua chất lûợng lợi nhuận bằng mô hình biến kế
toán dồn tích của Dechow và các cộng sự (1995) và mô hình của Kothari và các
cộng sự (2005). Phát hiện chính trong nghiên cứu này là khi phân tích các khoản
tích luỹ thì kết quả cho thấy độ lệch chuẩn thấp nhất của phần dư là năm 2013
(0.067), giá trị cao nhất là năm 2011 (0.509) và năm 2012 độ lệch chuẩn vẫn thấp
hơn 2011 cho thấy chất lượng dồn tích được cải thiện nhờ áp dụng IFRS.
Một mô hình đo lûờng khác cũng đã đûợc sử dụng để đo lûờng chất lûợng lợi
nhuận nói riêng và chất lûợng BCTC nói chung đó là mơ hình EBO của Ohlson
(1995), mô hình này thuộc nhóm mô hình giá trị thích hợp của TTKT, khác với các
mô hình trên, chúng đo lûờng chất lûợng lợi nhuận dựa trên cô sở kế toán. Mô hình
EBO này đo lûờng chất lûợng lợi nhuận dựa trên cô sở thị trûờng và cũng có một số
nhà nghiên cứu đã sử dụng trong nghiên cứu của mình nhû của Hassan (2012),
nghiên cứu 3 nhân tố thuộc cấu trúc công ty đến chất lûợng BCTC nhû quy mơ
cơng ty, đòn bẩy tài chính và sự phaạ̛n tán của cổ đơng, kết quả phân tích tìm thấy cả
3 nhân tố đều có ảnh hûởng đến chất lûợng BCTC. Trong đó, quy mô công ty và
mức độ phân tán cổ đông có tác động cùng chiều trong khi đó đòn bẩy tài chính có
tác động ngûợc chiều đến độ tin cậy BCTC.
Tác giả nhận thấy rằng trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến
các nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của BCTC.
1.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài
Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008), về “Nâng cao tính hữu ích của

BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Khoa học và ứng
dụng (22-25), đưa ra những hạn chế nội tại của hệ thống kế toán và tác động của các


11

nhân tố môi trường đã làm cho BCTC doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự đáp
ứng nhu cầu đáp ứng thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng.
Nghiên cứu của Đường Nguyễn Hưng (2013) về “Hành vi quản trị lợi nhuận
đối với thông tin lợi nhuận được công bố trên BCTC”. Tạp chí Kế toán và Kiểm
toán (49), nghiên cứu làm rõ bản chất của hành vi quản trị lợi nhuận, cơ sở và mục
đích của hành vi quản trị lợi nhuận. Từ đó xác định cách phân loại các hành vi quản
trị lợi nhuận hữu ích cho việc nghiên cứu đối phó các hành vi quản trị lợi nhuận của
doanh nghiệp. Theo ý kiến tác giả cho thấy thông tin kế toán hữu ích khi phản ánh
được trung thực thực thể kinh tế của DN trên phương tiện tình trạng tài chính và kết
quả hoạt động kinh doanh của DN phù hợp và đáng tin cậy. Yêu cầu về tính tin cậy
của thông tin đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ quy định chặt chẽ và chi tiết có thể
hạn chế tính phù hợp và kịp thời của thông tin. Về chất lượng thông tin trên BCTC
của doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin về lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều
bên liên quan. Điều được quan tâm chính là thông tin về lợi nhuận được công bố.
Những hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin.
Theo nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đào (2016), “Chất lượng
thông tin BCTC – Tác động của các nhân tố bên ngoài: Phân tích nghiên cứu tình
huống tại Việt Nam”. Tạp chí phát triển KH & CN (61-70), bằng phương pháp
nghiên cứu tình huống, đã cho thấy được chất lượng thông tin BCTC bị tác động
bởi các nhân tố bao gồm: Áp lực từ thuế có tác động lớn nhất; tiếp đến là các nhân
tố Niêm yết chứng khoán; Kiểm toán độc lập và hai nhân tố tác động thấp nhất là
nhân tố Yếu tố chính trị; Môi trường pháp lý.
Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga và Phan Thị Trà Mỹ (2017), “Các yếu tố
ảnh hưởng đến công bố thông tin trên BCTC của doanh nghiệp”, Tạp chí tài chính, tác

giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm các biến: Mức độ công bố thông tin; Quy
mô doanh nghiệp; Khả năng sinh lời; Đòn bẩy tài chính; Khả năng thanh toán; Tài sản
thế chấp; Hiệu suất sử dụng tài sản; Giám đốc độc lập; Giám đốc điều hành; Giám
đốc điều hành; Thời gian hoạt động; Kiểm toán độc lập. Nghiên cứu thực hiện phân
tích theo mô hình OLS kết quả cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công


12

bố thông tin lần lượt là: Khả năng sinh lời; Hiệu suất sử dụng tài sản; Tỷ lệ giám
đốc độc lập; Giám đốc điều hành; Thời gian hoạt động; Kiểm toán độc lập.
Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường (2015), “Công bố thông tin trong
BCTC giữa niên độ của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam: Tồn tại và giải
pháp”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển (82-90), nội dung nghiên cứu đã chỉ rõ bảy chỉ
tiêu mà các công ty niêm yết thường ít công bố nhất hoặc là công bố không đầy đủ:
Tính thời vụ/ chu kỳ, Chính sách kế toán, Lợi nhuận pha loãng trên cổ phiếu, Công
bố tuân thủ chuẩn mực kế toán, Công bố cổ tức, Thông tin báo cáo bộ phận, Sự
kiện sau ngày báo cáo. Kết quả cho thấy các điểm yếu tập trung ở các yếu tố so với
Malaysia, Philippines thì mức độ tuân thủ của các công ty niêm yết ở Việt Nam là
kém nhất và đặc biệt là đối với BCTC quý II. Bên cạnh đó tác giả còn có nghiên cứu
“Bàn về lý thuyết khung áp dụng trong các nghiên cứu về công bố thông tin trong
BCTC”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán.


13

Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu nước ngoài
STT
1


Tác giả
Ettredge et al.

Năm

Tên đề tài và kết quả nghiên cứu

2000

The effect of the external accountant’s review on the
timing of adjustments to quarterly earnings. Journal
of Accounting Research 38 (1): 195–207.
Nghiên cứu đánh giá của kế toán về thời điểm điều
chỉnh thu nhập hàng quý. Kết quả chỉ ra rằng thu nhập
hàng quý được đánh giá kịp thời sẽ chuyển các điều
chỉnh từ quý IV sang các quý khác.

2

Jan Barton and Paul J. Simko

2002

The Balance Sheet as an Earnings Management
Constraint. The Accounting Review: Supplement
2002, Vol. 77, No. s-1, pp. 1-27.
Nghiên cứu về bảng CĐKT dưới sự ràng buộc của thu
nhập. Kết quả nghiên cứu chỉ ra được các ảnh hưởng
của các biến đến ĐTC của BCTC.


3

Glaum, Lichtblau và Lindemann

2004

The Extent of Earnings Management in the U.S. and
Germany. Journal of International
Accounting
Research: Fall, Vol. 3, No. 2, pp. 45-77.
Nghiên cứu về quản lý thu nhập giữa các công ty tại
Mỹ và Đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng
quản lý thu nhập của các DN phụ thuộc vào đặc điểm
của DN như quy mô, đòn bẩy và tăng trưởng.

4

J.R. Graham et al

2005

The Economic Implications Of Corporate Financial
Reporting. Journal of Accounting and Economics
Volume 40, Issues 1–3, December 2005, Pages 3-73.
Nghiên cứu chỉ ra ý nghĩa kinh tế của BCTC doanh
nghệp. Kết quả cho thấy hai tiêu chuẩn Lợi nhuận
hàng quý và sự so sánh cùng với quý của năm trước
là nhân tố được coi là quan trọng.

5


j.Efrim.Boritz

2006

Why Do Firms Voluntarily Have Interim Financial
Statements Reviewed by Auditors?. School of
Accountancy University of Waterloo Waterloo.
Nghiên cứu đề cập đến đặc điểm của các DN về các
quyết định tự nguyện của họ đối với việc kiểm toán
BCTC. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng ủng
hộ các giả thuyết rằng sự phức tạp của công ty và cơ
hội tăng trưởng ảnh hưởng đến việc khuyến khích các


14

công ty thực hiện kiểm toán BCTC giữa niên độ của
họ và có sự thay đổi điều chỉnh liên quan đến từng
quý.
6

Rahman, Tày, Ong, và Cai

2007 Quarterly Reporting
In A Voluntary Disclosure
Environment:
Its benefits,drawbacks
and
determinants.


The

International

Journal

of

Accounting, Volume 42, Issue 4, December 2007,
Pages 416-442.
Nghiên cứu về Báo cáo hàng quý trong môi trường
công bố thông tin tự nguyện: Lợi ích hạn chế và yếu
tố quyết định của nó. Kết quả cho thấy có sự ít điều
chỉnh hơn trong Báo cáo quý IV.
7

Dechow và các cộng sư

2010 Understanding earning quality: A review of the
proxies, their determinants and their consequences.
Journal of Accounting and Economics, 50: 344-401.
Nghiên cứu về đo lûờng chất lûợng lợi nhuận,
các nhân tố ảnh hûởng và kết quả của chất lûợng
lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhóm nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận và chất lượng
BCTC.

8


Karen Lightstone và cộng sư

2012 Information Quality of Interim Financial Statements”
CAAA/ACPC, AP Vol. 11 No. 4 — PC vol. 11, no 4
(2012) pages 297–313.
Nghiên cứu về chất lượng của thông tin kế toán giữa
niên độ, dựa trên nền tảng nghiên cứu của Boritz
(2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng
của các nhân tố đến BCTC giữa niên độ: Công ty kiểm
toán, biến động của thu nhập, doanh thu ròng,

9

Gajevszky

2015 “Assessing Financial Reporting Quality: Evidence
from Romania”. Audit Financiar. 2015, Vol. 13 Issue
121, p69-80. 12p.
Nghiên cứu đo lường chất lượng BCTC thông qua
chất lượng lợi nhuận bằng mô hình biến kế toán dồn
tích.

(Nguồn: Tác giả tổng
hợp)


×