Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các công ty niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.98 KB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----



-----

TÔN TRỌNG HIỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN
TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----



-----

TÔN TRỌNG HIỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN


TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành

: Kế toán

Mã số

: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG


TP.Hồ Chí Minh - Năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”
là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả, được thực hiện và hoàn thành
với sự góp ý của PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tác giả cam đoan luận văn này
chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019
Tác giả luận văn

Tôn Trọng Hiền



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT- ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................... 2
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................... 2
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 3
6. Đóng góp của nghiên cứu......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................. 5
1.1 Các nghiên cứu trên thế giới................................................................................................. 5
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................................................. 7
1.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài.............................................................. 11
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................. 13
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của GTHL................................................................. 13


2.1.1 Giai đoạn từ 1850-1970: giai đoạn tự phát của giá thị trường.......................13
2.1.2 Giai đoạn từ 1970-1990: giai đoạn chính thức hình thành GTHL...............13
2.1.3 Giai đoạn từ 1990-2005 : giai đoạn phát triển của GTHL.............................. 13
2.1.4 Giai đoạn từ 2005 đến nay.......................................................................................... 14
2.2 Nội dung của GTHL.............................................................................................................. 14
2.2.1 Khái niệm GTHL............................................................................................................ 14

2.2.2 Phạm vi áp dụng GTHL.............................................................................................. 14
2.2.3 Đo lường GTHL............................................................................................................. 15
2.2.3.1 Đo lường GTHL ở thời điểm ghi nhận ban đầu........................................ 15
2.2.3.2 Đo lường GTHL trong quá trình sử dụng tài sản và tại thời điểm lập
BCTC................................................................................................................................................... 16
2.3 Cơ sở lý thuyết nền................................................................................................................ 17
2.3.1 Lý thuyết lập quy............................................................................................................ 17
2.3.2 Lý thuyết thông tin hữu ích......................................................................................... 17
2.3.3 Lý thuyết thông tin bất cân xứng.............................................................................. 17
2.3.4 Lý thuyết ủy nhiệm........................................................................................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................ 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 20
3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................................. 20
3.2 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu............................................................... 21
3.2.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 21
3.2.1.1 Tác động của môi trường pháp lý, chính trị................................................... 21
3.2.1.2 Tác động của môi trường kinh doanh............................................................... 22


3.2.1.3 Tác động của môi trường văn hóa, xã hội...................................................... 23
3.2.1.4 Tác động của năng lực người hành nghề kế toán........................................ 24
3.2.1.5 Quy mô doanh nghiệp………………………………….......................... 24
3.2.1.6 Tác động của yếu tố ký thuật công nghệ và truyền thông........................25
3.2.1.7 Vai trò của tổ chức hội nghề nghiệp kế toán.................................................. 26
3.2.1.8 Nhu cầu thông tin về BCTC................................................................................ 26
3.2.2 Mô hình nghiên cứu....................................................................................................... 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 28
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính.......................................................................... 29
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng...................................................................... 29
3.3.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu....................................................................................... 29

3.3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................................. 29
3.3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................ 35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................... 36
4.1 Thực trạng sử dụng GTHL ở Việt Nam.......................................................................... 36
4.2 Kết quả nghiên cứu định tính............................................................................................. 39
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng......................................................................................... 39
4.3.1 Thống kê mô tả................................................................................................................ 39
4.3.2 Thống kê mô tả giá trị trung bình............................................................................. 40
4.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..............42
4.3.4 Kiểm định giá trị thang đo – phương pháp phân tích nhân tố khám phá
EFA.......................................................................................................................................................... 45


4.3.4.1 Kết quả phân tích EFA cho nhóm biến độc lập............................................. 45
4.3.4.2 Kết quả phân tích EFA cho nhóm biến phụ thuộc....................................... 50
4.3.5 Tương quan và hồi quy................................................................................................. 51
4.3.5.1 Kiểm định tương quan............................................................................................ 51
4.3.5.2 Phân tích hồi quy..................................................................................................... 53
4.3.5.3 Kiểm định Anova, T-Test nhóm mẫu độc lập................................................ 54
4.3.5.4 Kết quả kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu..................................... 57
4.4 Bàn luận kết quả nghiên cứu............................................................................................. 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................................ 61
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 62
5.1 Kết luận....................................................................................................................................... 62
5.2 Kiến nghị.................................................................................................................................... 63
5.2.1 Về yếu tố pháp lý............................................................................................................ 63
5.2.2 Về yếu tố văn hóa, xã hội............................................................................................ 63
5.2.3 Về yếu tố môi trường kinh doanh............................................................................. 63
5.2.4 Về yếu tố trình độ nhân viên..................................................................................... 64

5.2.5 Tổ chức hội nghề nghiệp kế toán.............................................................................. 64
5.2.6 Hệ thống thông tin kế toán......................................................................................... 64
5.2.7 Quy mô doanh nghiệp.................................................................................................. 64
5.2.8 Nhu cầu thông tin BCTC............................................................................................. 64
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................... 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACCA

Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc

APB

Bảng nguyên tắc kế toán

BCTC

Báo cáo tài chính

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CTNY

Công ty niêm yết


DN

Doanh nghiệp

FAS

Chuẩn mực kế toán Mỹ

FASB

Hội đồng chuẩn mực kế toán Mỹ

GAAP

Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung

GTHL

Giá trị hợp lý

HTTT

Hệ thống thông tin

IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB


Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế

IFRS

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế

KTCNTT

Kỹ thuật công nghệ truyền thông

MTKD

Môi trường kinh doanh

MTPL

Môi trường pháp lý

MTVH

Môi trường văn hóa

NPT

Nợ phải trả

QMDN

Quy mô doanh nghiệp


TCHNN

Tổ chức hội nghề nghiệp


TS

Tài sản

TSCĐ

Tài sản cố định

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Các CMKT yêu cầu áp dụng giá trị hợp GTHL……………....…………15
Bảng 2.2 Các chuẩn mực yêu cầu GTHL tham chiếu đến một chuẩn mực khác.…15
Bảng 3.1 Bảng mã hóa thang đo các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL....30
Bảng 4.1 Bảng so sánh phương pháp lập và trình bày BCTC giữa Quốc tế và
Việt Nam …………………………………..………………………………………36
Bảng 4.2 Kết quả thống kê trình độ học vấn…………………………….…………39
Bảng 4.3 Kết quả thống kê vị trí công việc…………………………….…………..40
Bảng 4.4 Bảng kết quả thống kê hiểu biết về GTHL……..………………………..40
Bảng 4.5 Bảng kết quả thống kê mô tả giá trị trung bình…...……………………. 40
Bảng 4.6 Bảng thống kê kết quả độ tin cậy thang đo và tương quan biến – tổng (khi

chạy dữ liệu lần 1) …………………………………………………………………42
Bảng 4.7 Bảng thống kê kết quả độ tin cậy thang đo và tương quan biến – tổng (khi
chạy dữ liệu lần 2) …………………………………………………………………43
Bảng 4.8 Bảng kết quả hệ số KMO và kiểm định Barllet cho nhóm biến độc lập (khi
chạy dữ liệu lần 1) …………………………………………………………………45
Bảng 4.9 Bảng kết quả phương sai trích (khi chạy dữ liệu lần 1) …………………45
Bảng 4.10 Bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố nhóm biến độc lập (khi chạy dữ
liệu lần 1) …. ……………………………………………………………………. 46
Bảng 4.11 Bảng kết quả hệ số KMO và kiểm định Barllet cho nhóm biến độc lập
(khi chạy dữ liệu lần 2) ……………………………………………………………47
Bảng 4.12 Bảng kết quả phương sai trích (khi chạy dữ liệu lần 2) ………………48
Bảng 4.13 Bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố nhóm biến độc lập (khi chạy dữ
liệu lần 2) ………………………………………………………………………... .49


Bảng 4.14 Bảng kết quả hệ số KMO và kiểm định Barllet cho nhóm biến phụ
thuộc………………………………………………………………………………..50
Bảng 4.15 Bảng kết quả phương sai trích cho nhóm biến phụ thuộc …………….50
Bảng 4.16 Bảng kết quả ma trận xoay các nhân tố nhóm biến phụ thuộc ……….. 51
Bảng 4.17 Bảng hệ số tương quan Pearson ………………………………………..52
Bảng 4.18 Bảng kết quả phân tích ANOVA ………………………………………53
Bảng 4.19 Bảng kết quả mức độ giải thích của mô hình ………………………….53
Bảng 4.20 Bảng kết quả phân tích trọng số hồi quy ………………………………54
Bảng 4.21 Bảng kết quả kiểm tra tính đồng nhất của phương sai …………………55
đối với biến trình độ …………………………………………………………………
Bảng 4.22 Bảng kết quả phân tích ANOVA cho biến trình độ ……………………55
Bảng 4.23 Bảng kết quả kiểm tra tính đồng nhất của phương sai đối với biến
vị trí ………………………………………………….. …………………………..55
Bảng 4.24 Bảng kết quả phân tích ANOVA cho biến vị trí ……………………….56
Bảng 4.25 Bảng kết quả kiểm định T-Test cho biến hội viên ……………………..56

Bảng 4.26 Bảng kết quả kiểm định T-Test cho biến hiểu biết GTHL …………….57
Bảng 4.27 Bảng kết luận về giả thuyết nghiên cứu ………………………………..58


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu…………………………………………………….21
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất …………………………………………….28


CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN
DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG KẾ TOÁN
TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Giá trị hợp lý đang ngày càng được áp dụng trong kế toán ở nhiều nước trên thế
giới. GTHL cho chúng ta cái nhìn chính xác hơn giá trị của doanh nghiệp tại thời
điểm hiện tại hay tại thời điểm công bố BCTC. Tuy nhiên, việc vận dụng GTHL ở
Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn thử thách. Vì thế, tác giả chọn đề tài: “Các
nhân tố tác động đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các công ty niêm
yết ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Có hai mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại các

CTNY ở Việt Nam.
-

Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng


GTHL trong kế toán tại các CTNY ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xác định các nhân tố
tác động đến việc vận dụng GTHL, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng để
đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc vận dụng GTHL tại các
CTNY ở Việt Nam với công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu.
4. Kết quả nghiên cứu
Thông qua kết quả phân tích, nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến việc
vận dụng GTHL tại các CTNY ở VN bao gồm: môi trường pháp lý và chính trị; môi


trường kinh doanh; môi trường văn hóa, xã hội; năng lực người hành nghề kế toán;
quy mô doanh nghiệp; yếu tố kỹ thuật công nghệ và truyền thông; vai trò của các tổ
chức, hội nghề nghiệp kế toán; nhu cầu thông tin BCTC.
5. Kết luận và hàm ý
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty niêm yết ở
Việt Nam và cơ quan ban hành pháp luật. Cơ quan ban hành pháp luật có thể tham
khảo để hướng dẫn chi tiết hơn việc áp dụng GTHL trong kế toán và các công ty có
thể tham khảo để áp dụng chính xác mang lại hiệu quả tốt nhất.
Từ khóa : Các nhân tố tác động, Giá trị hợp lý, Công ty niêm yết.


FACTORS IMPACT ON APPLICATION FAIR VALUE
ACCOUNTING OF THE COMPANIES LISTED IN VIETNAM STOCK

EXCHANGE

ABSTRACT
1. Research reasons

Fair value is used widely in accounting in many countries around the world.
Fair value helps us knowing of the value of the business at the present time or at the
time of publishing the financial statements. However, the application of fair value in
Viet Nam still has many difficulties and challenges. Therefore, the author has
selected the topic: "Factors impact on application fair value accounting of the
companies listed in Vietnam stock exchange".
2. Research objectives
There are two research objectives:
-

Identify the factors affecting the application of fair value of listed companies

in Vietnam.
-

Measure the impact of the factors on the application of fair value of listed

companies in Vietnam.
3. Research method
The research uses qualitative research methods to identify the factors that affect
the use of fair value, combining quantitative research methods to measure the extent
of the impact of factors on application of fair value of listed companies in Vietnam,
with the data analysis support tool , SPSS 20.
4. Research result
Results of the analysis, the research shows the factors affecting the application
of fair value in listed companies in Vietnam, include: legal and political


environment; business environment; cultural and social environment; capacity of
accounting practitioners; business size;technical and technological factors; the role

of accounting organizations and associations; information needs of financial
statements.
5. Conclusion and implications
The results of this research are important for listed companies in Vietnam and
law enforcement agencies. The law enforcement agencies may consult to guide in
more detail the application of fair value in accounting and companies can refer to
the correct application.
Keywords: the factors, fair value, the listed company.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một trong những thử thách cho Việt Nam là việc hoàn thiện hệ thống CMKT
tạo ra môi trường pháp lý cho việc hội nhập kinh tế quốc tế và các nước trong khu
vực. Vì thế việc lập BCTC phải phù hợp với Chuẩn mực BCTC quốc tế, mà ở đó
thông tin về giá trị TS và nợ phải trả được hạch toán theo nguyên tắc GTHL nhiều
hơn là giá gốc.
GTHL cho thấy những biến động của thị trường, có thể xác định và kiểm chứng
GTHL ngay cả khi giá thị trường còn chưa hoàn thiện hay đang phát triển.
GTHL được dùng để tính giá một TS hoặc một khoản NPT ở hiện tại hoặc trong
tương lai. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác, GTHL được coi là
cơ sở định giá tốt nhất khả năng tạo ra dòng tiền, khả năng thanh khoản cũng như
tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chuẩn mực BCTC IFRS 13 ra đời và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế
giới, điều đó cho thấy xu hướng đo lường các chỉ tiêu tài chính theo GTHL đã và
đang phát triển mạnh nhằm phản ánh tính trung thực khách quan thông tin trình bày
trên BCTC.
Ghi nhận theo GTHL, thông tin được trình bày sẽ chính xác hơn. Nhưng việc

xác định GTHL không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là ở VN khi việc ghi
nhận theo GTHL vẫn chưa được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể.
Mặc dù GTHL dựa trên cơ sở các CMKT quốc tế để tạo điều kiện cho việc hội
nhập, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù cùng với cơ chế vận hành của Nhà
nước mà việc áp dụng các CMKT ở VN vẫn còn nhiều khó khăn. Trên thực tế rất ít
doanh nghiệp VN vận dụng GTHL, chính điều này đã cản trở quá trình tham gia vào
thị trường cũng như đánh mất lợi thế cạnh tranh trong mắt nhà đầu tư quốc tế so với
doanh nghiệp của nước khác trong khu vực.


2

Ở VN, giá gốc là phương pháp chủ yếu để định giá và trình bày trên BCTC,
chỉ có số một vài quy định nhỏ đề cập đến GTHL. Trong bối cảnh cổ phần hóa
doanh nghiệp như hiện nay, độ tin cậy của BCTC rất cần thiết để các doanh nghiệp
có thể thu hút vốn đầu tư. Các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần
có tính minh bạch, chính xác khi trình bày các thông tin trên BCTC để giúp doanh
nghiệp kêu gọi được sự đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau trong nền kinh tế cạnh
tranh như hiện nay. Chính vì vậy, từ nhu cầu thực tiễn của nền kinh tế nói chung và
kế toán về GTHL nói riêng, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại
các CTNY ở VN.


-

Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN.
3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng

GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN ?
-

Câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc

vận dụng GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN.


3

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các CTNY trên sàn giao dịch chứng khoán
ở VN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng để đo

lường mức độ mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN.
Phương pháp nghiên cứu định tính: bằng việc nghiên cứu tài liệu và tổng hợp
nghiên cứu của các tác giả đi trước về những vấn đề liên quan đến GTHL. Phương
pháp nghiên cứu định tính giúp trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào
ảnh hưởng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại CTNY ở VN?
Phương pháp định lượng: Dữ liệu khảo sát sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS
20 để đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha
và phân tích nhân tố khám phá EFA; đánh giá, kiểm định mức độ phù hợp các giả
thiết nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy bội. Phương pháp định lượng giúp trả
lời cho câu hỏi nghiên cứu 2: Mức độ tác động của các nhân tố đến việc vận dụng
GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN?
6. Những đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học
Khái quát và phát triển những vấn đề lý luận về GTHL; xây dựng mô hình
các nhân tố tác động đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN.
Vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng GTHL.
Về mặt thực tiễn


4

Xác định được các nhân tố và mức độ tác động của các nhân tố đó đến việc
vận dụng GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN. Đồng thời, kết quả cũng là căn
cứ để định hướng cho việc hoàn thiện kế toán GTHL ở Việt Nam.


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có khá nhiều bài nghiên cứu trong và ngoài nước về GTHL. Mục
tiêu luận văn mà tác giả hướng đến là xác định các nhân tố và đo lường mức độ tác
động của chúng đến việc vận dụng GTHL trong kế toán tại các CTNY ở VN. Tác
giả đã sử dụng một số nghiên cứu tiêu biểu để làm tài liệu ở nội dung chương này.
1.1.

Các nghiên cứu trên thế giới
1

David Cairns (2006) cho thấy việc tiếp cận GTHL theo chuẩn mực IFRS, sử
dụng GTHL cho các đo lường về TS và VCSH, kể cả các giao dịch phát sinh phải
được ghi nhận bằng GTHL. Tác giả cho rằng việc dùng GTHL trong IFRS để đo
lường TS và VCSH rất hạn chế.
2

David Cairns và cộng sự (2011) tìm hiểu về các chính sách liên quan đến
việc đo lường các hạng mục được lựa chọn theo IFRS trong năm tài chính, theo
GAAP Anh và GAAP Úc trong giai đoạn chuyển đổi. Dữ liệu của 228 công ty ở
Anh và Úc về việc đo lường GTHL theo yêu cầu của IIFRS được thu thập từ ngày
1 tháng 01 năm 2005. Nghiên cứu cho thấy rằng đã có sự chuyển đổi từ GAAP
Anh và GAAP Úc theo IFRS.
3

David Procházka (2011) cho thấy việc đo lường GTHL có ảnh hưởng gì
trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Tác giả quan tâm đến bốn vấn đề: lợi nhuận chưa
phân phối, đánh giá lại TS và VCSH tại ngày lập BCTC; đo lường độ tin cậy; đo
lường sự tương quan, tính chính xác của thông tin được trình bày trên báo cáo lợi
nhuận cũng như đo lường hiệu quả quản trị khi đo lường các nhân tố trên bảng cân
1


The use of Fair Value in IFRS (David Cairns, Accounting in Europe, Vol .3, 2006).

2

IFRS fair value measurement and accounting policy choice in The United Kingdom and Australia
(David Cairns, Dianme Massoudi, Ross Taplin, Ann Tarca, The British Accouting Review, Volume
43, Issue 1 March 2011, Page 1-21).
3

The role of fair value measurement in the recent financial crunch (David Procházka, Prague
Economic Papers, 1, 2011).


6

đối kế toán; hành vi tối ưu khi một vài người tin rằng doanh nghiệp muốn can thiệp
vào số liệu, như vậy sẽ làm cho thông tin bất cân xứng và làm cho BCTC giảm đi
tính minh bạch. Cuối cùng, tác giả cho rằng khủng hoảng kinh tế cũng như khủng
hoảng tài chính không phải do GTHL gây ra. GTHL được xem là công cụ để đánh
giá doanh nghiệp có thật sự hoạt động tốt hay không.
4

Songlan Peng và cộng sự (2013) kiểm tra vấn đề kế toán toàn cầu, các
CMKT hội tụ, tập trung vào việc chấp nhận kế toán GTHL ở Trung Quốc. Bài viết
căn cứ các nguồn dữ liệu lưu trữ có sẵn công khai, phỏng vấn các quan chức chính
phủ chủ chốt và các nhà quản lý. Phạm vi dữ liệu bao gồm việc quan sát các báo cáo
và sự kiện được ghi nhận. Nghiên cứu đã vạch ra cách thay đổi của Trung Quốc
hướng tới giá trị hợp lý bắt đầu từ quan điểm chi phí lịch sử; việc áp dụng các
nguyên tắc KT mới bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên cạnh chất lượng thông tin KT

và tính hữu dụng của nó đối với việc ra quyết định. Hạn chế của nghiên cứu là bị
giới hạn bởi loại dữ liệu có sẵn từ Trung Quốc.
5

Jason Zezhong Xiao và Guoqiang Hu (2017) khảo sát việc thực hiện kế toán
GTHL khi mà GTHL được yêu cầu hay được chấp nhận bởi CMKT Trung Quốc.
Tác giả đã cho thấy những khó khăn thử thách ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán
GTHL. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo hàng năm của các CTNY từ năm
2007-2011; và tiến hành 25 cuộc phỏng vấn từ các giám đốc tài chính, kiểm toán
viên và nhà phân tích tài chính; sau đó bảng câu hỏi khảo sát được gởi email và trực
tiếp đến các kiểm toán viên cũng như các công ty kiểm toán ở Trung Quốc. Kết quả
cho thấy các CTNY tại Trung Quốc tuân thủ khá tốt các yêu cầu bắt buộc hay một
4

Toward Understanding How Accounting Principles Become Generally Accepted: The Case of
Fair Value Accounting Movement in China (Songlan Peng, Cameron Graham, Kathryn Bewley,
Financial reporting and auditing as social and organizational practice Workshop 2. London,
December 16-17, 2013).
5

Fair value accounting in China: implementation and usefulness (Jason Zezhong Xiao, Guoqiang
Hu, ICAEW’s charitable trusts 2017).


7

phần yêu cầu bắt buộc phải dùng GTHL để đo lường TS phi tài chính và VCSH, tuy
nhiên, nhiều công ty không thích dùng GTHL trừ phi điều đó là bắt buộc. Các nhà
phân tích tài chính, các giám đốc tài chính, kiểm toán viên đều đồng ý rằng thông
tin GTHL rất hữu ích. Tuy nhiên, hạn chế nghiên cứu là không phù hợp với một số

phát hiện thực nghiệm trước đây về tính hữu ích của việc hạch toán GTHL trong
hợp đồng nợ.
1.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu về GTHL.
Tác giả Lê Thị Kim Dương (2013) Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày

thông tin trên BCTC của các Doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế,
trường Đại Học Kinh tế TP HCM. Tác giả nghiên cứu thông tin hữu ích mà BCTC
mang lại, nhược điểm của phương pháp giá gốc chưa đáp ứng thông tin cho người
sử dụng BCTC và ưu điểm của GTHL khi được sử dụng trên BCTC trên thế giới, từ
đó đề xuất những chuẩn mực kế toán Việt Nam có những điều chỉnh để phù hợp với
quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của tác giả bao gồm hàng tồn kho, tài sản cố định, bất
động sản đầu tư, đầu tư tài chính trên BCTC của doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam. Tác giả sử dụng phương pháp định tính tổng hợp, phân loại đối chiếu, so sánh
thông qua các hướng dẫn của IASB, IASB, IFRS về cách ghi nhận GTHL và trình
bày các khoản mục liên quan đến GTHL. Sau đó tác giả thực hiện khảo sát, phỏng
vấn và cuối cùng phân tích đưa ra kết quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thông
tin nếu phản ánh theo giá trị sổ sách ban đầu không phù hợp với tình hình kinh
doanh của doanh nghiệp tại thời điểm công bố, các nhà sử dụng thông tin trên
BCTC luôn nghi ngờ về tính minh bạch của nó.
Tác giả Lê Thị Mộng Loan (2013) Giá trị hợp lý ảnh hưởng đến sự cân bằng
giữa độ tin cậy và thích hợp các thông tin trên BCTC của các công ty tại Việt Nam .
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TP HCM. Thông qua tiếp cận
chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam về GTHL tác giả đưa ra một số kiến nghị
nhằm định hướng việc sử dụng kế toán GTHL tại Việt Nam. Đối tượng và phạm vi


8


nghiên cứu của tác giả là tính thích hợp và độ tin cậy trên BCTC bằng cách khảo sát
BCTC của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM năm
2012. Tác giả tập trung vào nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà cho vay và
kế toán viên người lập BCTC. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định
lượng tác giả đã cho thấy rằng rất ít các doanh nghiệp tại TP HCM sử dụng GTHL
cho các khoản mục trên BCTC mà chỉ có chứng khoán định giá theo GTHL. Họ cho
rằng GTHL không đáng tin cậy. Nhưng những người sử dụng thông tin tin rằng có
sự cân bằng giữa độ tin cậy và thích hợp của thông tin trên BCTC.
Tác giả Trần Nguyễn Kim Chi (2014) Kế toán giá trị hợp lý trong giao dịch
hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TP HCM. Mục tiêu nghiên cứu nhằm chỉ rõ vai trò
của GTHL trong giao dịch hợp nhất kinh doanh; làm rõ cơ sở đo lường, ghi nhận,
trình bày và công bố thông tin theo GTHL thông qua thông lệ quốc tế về hợp nhất
kinh doanh; đánh giá thực trạng về quy định và việc vận dụng GTHL trong giao
dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp ở TP HCM. Bằng phương pháp
nghiên cứu phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, khảo sát đánh giá
bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả cho thấy cần có những phương án hoàn
thiện kế toán GTHL trong hợp nhất kinh doanh để đáp ứng mục tiêu hội nhập quốc
tế; đồng thời tác giả cũng cho thấy việc vận dụng GTHL trong giao dịch hợp nhất
kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Tác giả Dương Lê Diễm Huyền (2014) Một số giải pháp hoàn thiện các quy
định về sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TP HCM. Tác giả so sánh chuẩn mực
kế toán Việt Nam về GTHL với chuẩn mực kế toán quốc tế về GTHL, từ đó đề ra
những giải pháp khắc phục những nhược điểm và hoàn thiện các quy định về sử
dụng GTHL. Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp hệ
thống hóa các khái niệm; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp phân tích
định lượng để gởi bảng khảo sát đến phòng kế toán của 30 công ty trong lĩnh vực
sản xuất thương mại, dịch vụ, xây dựng, đầu tư, gia công, trong đó có 14 công ty



9

lớn, 11 công ty quy mô vừa, 5 công ty quy mô nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
60% doanh nghiệp cho rằng GTHL là cần thiết để đảm bảo chất lượng BCTC, 67%
doanh nghiệp lớn và vừa có biết đến GTHL, 83% doanh nghiệp không biết đến yêu
cầu và ghi nhận đối với một số khoản mục trên BCTC. Những quy định về GTHL
trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam còn nhiều bất cập, vì thế việc hoàn
thiện các quy định về sử dụng GTHL là việc cấp thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế. Hạn chế nghiên cứu là mẫu khảo sát của tác giả còn nhỏ, chưa khảo
sát hết các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Tác giả Phạm Thị Minh Thùy (2017) Các nhân tố tác động đến đo lường giá
trị hợp lý trong kế toán của ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Việt Nam. Luận văn
thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TP HCM. Tác giả nghiên cứu các nhân tố
nào tác động đến đo lường GTHL tại Ngân hàng với sản phẩm công cụ tài chính,
các nhân tố đó tác động thế nào đến đo lường GTHL. Tác giả dùng phương pháp
nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn, phương pháp định lượng bằng kiểm
định thang đo từ phân tích nhân tố khám phá Grobach Alpha, phân tích tương quan,
hồi quy. Tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động đến GTHL là yếu tố kinh tế, pháp lý,
nguồn nhân lực; yếu tố kỹ thuật công nghệ và truyền thông; yếu tố văn hóa; vai trò
tổ chức, hội nghề nghiệp kinh tế; yếu tố kinh doanh và luật quốc gia. Đồng thời tác
giả cũng nêu ra hạn chế của nghiên cứu là chỉ phân tích các nhân tố tác động đến đo
lường GTHL mà không đi sâu vào kỹ thuật đánh giá công cụ tài chính trong lĩnh
vực Ngân hàng; người Việt Nam có tâm lý thận trọng cao, ngại cung cấp thông tin
ra bên ngoài dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Tác giả Ngô Thị Thơ (2017) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các Doanh nghiệp Việt Nam – Nghiên cứu thực
nghiệm trên địa bàn TP HCM. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TP
HCM. Ba mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đưa ra là thực trạng cơ sở pháp lý về kế

toán GTHL trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, mức độ khác biệt giữa chuẩn mực
kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế; các nhân tố và mức độ tác
động của các nhân tố này đến việc vận dụng GTHL; giải pháp và kiến nghị nhằm


×