Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo thực địa cộng đồng 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.58 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO YHDP VÀ YTCC

BÁO CÁO
THỰC TẾ CỘNG ĐỒNG III NĂM 2019
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS: Trần Thị Thanh Hương
Sinh viên thực hiện: Lưu Xuân Thắng
Cơ sở thực tập: Trung tâm y hế huyện Mê Linh
Thời gian thực hiện từ ngày 24/6/2019 đến ngày 18/8/2019

Hà Nội, tháng 08 năm 2019
1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………..4
PHẦN 1. KẾ HOẠCH THỰC TẬP…………………….…………… …………..5
I. MỤC TIÊU……………………………………..……….…………… …………..5
II. NỘI DUNG THỰC TẬP…………….……………….……………… ………….5
1. Thời gian và địa điểm………………………………….…………………………..5
2. Kế hoạch thực tập………………………………..……….………………………..5

PHẦN 2. KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI TTYT HUYỆN MÊ LINH……....…….7
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP………………………………7
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CUẢ TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN MÊ LINH………………………………….............………………………7
1. Chức năng…………………………………………………………………………7
2. Nhiệm vụ, quyền hạn………………………………………………………………7
3. Mô hình tổ chức của trung tâm y tế huyện Mê Linh……………………………….....9
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC KHOA PHÒNG...............................................11


IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CƠ BẢN 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2019 ………………………………………………………………….…….16
PHẦN 3. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ ĐÃ THAM GIA……………………20
I. Mục tiêu …………………………………………………………………………..…20
II. Kế hoạch khám …………………………………………………………….....…….20
III. Kết quả khám………………………………………..…… ………….............……21
IV. Kết luận và khuyến nghị……………………………………………….....………..22
PHẦN 4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ĐI THỰC ĐỊA CỘNG ĐỒNG ……23
1. Thuận lợi ………………………………………………………………..………. ……23
2. Khó khăn ………………………………………………………………..……… .……23
3. Bài học kinh nghiệm …………………………………………………… …......……24
4. Đề xuất ………………………………………………………………………...…....24

2


Các chữ viết tắt
BKLN: Bệnh không lây nhiễm
ĐTĐ: Đái tháo đường
THA: Tăng huyết áp
TYT: Trạm y tế
TTYT:Trung tâm y tế
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
BN: Bệnh nhân
TNTT: Tai nạn thương tích
UBND: Ủy ban nhân dân

3



LỜI CẢM ƠN
Chương trình thực địa 3 của lớp bác sĩ Y học dự phòng liên thông K4 (từ ngày
24/6/2019 đến ngày 18/8/2019) là một nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo
nhằm mục đích nâng cao kiến thức thực tế, kỹ năng thực hành của sinh viên. Đợt thực địa
là cơ hội cho sinh viên vận dụng kiến thức được học tại trường để áp dụng thực hành tại
cơ sở thực tập. Qua đây giúp cho em nâng cao hơn về năng lực chuyên môn cũng như tích
lũy thêm rất nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc tại cộng đồng.
Để hoàn thành mục tiêu đợt thực địa, em đã nhận được sự giúp đỡ và quan tâm nhiệt
tình của các thầy cô viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng trường đại học Y Hà
Nội, đặc biệt là Thầy, cô ở Bộ Môn Y đức và Tâm lý học và đội ngũ cán bộ Trung tâm y
tế huyện Mê Linh.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy cô trường Đại học Y Hà Nội và Viện
ĐTYHDP và YTCC đã tổ chức đợt thực địa có ý nghĩa và bổ ích, em xin cảm ơn PGS.TS
Trần Thị Thanh Hương đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến thiết thực giúp em hoàn
thiện báo cáo này. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới đội ngũ cán bộ Trung tâm y tế dự
phòng huyện Mê Linh đã tạo điều kiện làm việc, cung cấp thông tin và liên hệ công tác
cho em trong suốt đợt thực địa.

4


PHẦN 1: KẾ HOẠCH THỰC TẬP
I.MỤC TIÊU
1.Mô tả được bộ máy,chức năng,nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thực hành
2.Lập được một bản kế hoạch hoạt động cụ thể tại đơn vị thực hành
3. Viết được một bản báo cáo về hoạt động cụ thể đã tham gia tại đơn vị
II.NỘI DUNG THỰC ĐỊA
1.Thời gian và địa điểm
-Thời gian: Từ 24/6/2019 đến ngày 18/8/2019
- Địa điểm: TTYT huyện Mê Linh

2.Kế hoạch thực địa
STT Thời
gian
1
Tuần 1
(từ 24/6
– 30/6)

2

Hoạt động

Kết quả

- Liên hệ với lãnh đạo trung tâm y tế
huyện Mê Linh, đặt vấn đề, mục tiêu thực
địa và xin phép thu thập các thông tin số
liệu cho đợt thực địa
- Tìm hiểu cơ cấu, tổ chức, chức năng
nhiệm vụ và các hoạt động của trung tâm
y tế huyện Mê Linh
Tuần 2 - Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ và các
(từ 1/7 hoạt động của các khoa phòng
– 7/7)
- Xây dựng kế hoạch khám định kỳ và
truyền thông trực tiếp cho bệnh nhân Đái
tháo đường tại TYT xã Tiền Phong
- Tham gia công tác khám, chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe đối tượng chính sách
tại TYT xã Liên Mạc


3

Tuần 3
(từ 8/7
– 14/7)

4

Tuần 4
(từ 15/7
– 21/7)

- Được sự đồng ý và tạo
điều kiện thuận lợi của
lãnh đạo TTYT huyện
Mê Linh
- Thu thập được thông
tin chung về TTYT
huyện Mê Linh
- Thu thập được thông
tin cơ bản các khoa
phòng của trung tâm
- Xây dựng được bản kế
hoạch khám định kỳ
bệnh nhân ĐTĐ xã Tiền
Phong
- Hoàn thành tốt các hoạt
động tham gia cùng trạm
y tế

- Tham gia công tác khám, chữa bệnh, Hoàn thành tốt các hoạt
chăm sóc sức khỏe đối tượng chính sách động tham gia cùng trạm
tại TYT xã Tráng Việt
y tế
- Tham gia khám sàng lọc bệnh nhân tăng
huyết áp tại TYT xã Liên Mạc
- Tham gia công tác khám, chữa bệnh, Hoàn thành tốt các hoạt
chăm sóc sức khỏe đối tượng chính sách động tham gia cùng trạm
tại TYT xã Văn Khê
y tế, phòng kế hoạch
- Tham gia khám định kỳ và truyền thông nghiệp vụ
trực tiếp cho bệnh nhân Đái tháo đường
5


5

Tuần 5
(từ 22/7
– 28/7)

6

Tuần 6
(từ 29/7
– 4/8)

7

Tuần 7

(từ 5/8
– 11/8)

8

Tuần 8
(từ 12/8
– 18/8)

tại TYT xã Tiền Phong
- Tham gia công tác thu thập và tìm hiểu
về bệnh nhân ĐTĐ trên địa bàn huyện
- Tham gia hỗ trợ tổng hợp số liệu và các
bệnh mắc phải trong đợt khám chính sách
- Viết báo cáo
- Tham gia hỗ trợ cập nhật số liệu khám
sàng lọc ĐTĐ ở các xã gửi về phòng kế
hoạch nghiệp vụ

Hoàn thành tốt các hoạt
động tham gia cùng trạm
y tế, phòng kế hoạch
nghiệp vụ
Thu thập được thông tin
theo mục tiêu đề ra
Hoàn thành tốt các hoạt
động tham gia cùng trạm
y tế, phòng kế hoạch
nghiệp vụ
- Viết báo cáo

Hoàn thành báo cáo
- Tham gia khám sàng lọc bệnh nhân tăng Hoàn thành tốt các hoạt
huyết áp tại TYT xã Mê Linh
động tham gia cùng trạm
y tế
- Viết báo cáo
Hoàn thành báo cáo
- Trình bày báo cáo tại bộ môn Y đức – Hoàn thành tốt các hoạt
Tâm lý học
động tham gia cùng trạm
y tế
PHẦN 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC ĐỊA

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP
Huyện Mê Linh với diện tích 141,64 km,dân số 22.1363 người với 50.100 hộ gia
đình, chia làm 16 xã, 02 thị trấn, 104 thôn(19 tổ dân phố,85 thôn). Phía Nam giáp với
huyện Đông Anh, phía Đông giáp với huyện Sóc Sơn,phía Tây gồm 7 xã nằm giáp với
dòng chảy sông Hồng, phía Bắc giáp với thị xã Phúc Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc, cửa ngõ giáp
với sân bay Nội Bài. Trình độ dân trí không đồng đều ,người dân sống chủ yếu dựa vào
nông nghiệp, buôn bán là chính, riêng thị trấn Quang Minh có khu công nghiệp Quang
Minh. Với những đặc điểm địa lý thuận lợi Mê Linh đang thu hút một lượng lớn dân các
tỉnh về làm việc và lao động. Trong những năm gần đây tốc độ kinh tế phát triển, đô thị
hóa nhanh kèm theo tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.
Trung tâm y tế huyện Mê Linh có địa hình thuận lợi về giao thông, tập trungnhiều
khu hành chính cũng như dân cư, có tốc độ đô thị hóa nhanh vì vậy vấn đề sức khỏe luôn
được ưu tiên hàng đầu. Là một vùng có nền kinh tế, văn hóa - xã hội ngày càng phát triển
kéo theo đó là các vấn đề về sức khỏe như dịch bệnh, môi trường ô nhiễm là yếu tố nguy
cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người dân. Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng
6



đồng luôn được TTYT đề cao và chú trọng. Với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, tâm huyết
với nghề trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân, nên phần lớn người dân cũng
đã nắm được và tự biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CUẢ TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN MÊ LINH.
1. Chức năng
Trung tâm Y tế huyện Mê Linh có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ
thuật về y tế dự phòng, nghiệp vụ dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và
các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Thực hiện các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh
không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; tiêm chủng phòng bệnh; y tế trường học;
phòng, chống các yếu tố nguy cơ tác động lên sức khỏe, phát sinh, lây lan dịch, bệnh;
quản lý và nâng cao sức khỏe cho người dân.
b) Thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế; vệ sinh và
sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; vệ sinh trong hoạt
động mai táng, hỏa táng; giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt và dinh
dưỡng cộng đồng.
c) Thực hiện các hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; tham gia
thẩm định cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp;
tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, phòng
chống bệnh truyền qua thực phẩm; hướng dẫn, giám sát cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, ăn uống trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và thực
hiện các nhiệm vụ khác về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và theo phân
công, phân cấp.
d) Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng theo quy
định của cấp có thẩm quyền và giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho các
trường hợp bệnh nhân tự đến, bệnh nhân được chuyển tuyến, bệnh nhân do cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh tuyến trên chuyển về để tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc, phục hồi

7


chức năng; thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật, chuyển tuyến theo quy định của pháp luật;
khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định; tham gia khám giám định y khoa,
khám giám định pháp y khi được trưng cầu.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về dân số - kế hoạch hóa gia đình
và truyền thông giáo dục về dân số - kế hoạch hóa gia đình; thực hiện các hoạt động chăm
sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em.
e) Thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho hoạt động chuyên
môn, kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và nhu cầu của người dân; tổ chức
thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và an toàn bức xạ
theo quy định.
g) Thực hiện tuyên truyền, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách pháp luật
của Đảng, Nhà nước về y tế; tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về y
tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn.
h) Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật đối với các phòng khám đa
khoa khu vực, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn bản, cô đỡ thôn, bản
và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công nông trường, xí nghiệp trên địa bàn
huyện Mê Linh
i) Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo
quy định; tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản, cán bộ không chuyên trách dân số - kế
hoạch hóa gia đình, cộng tác viên dân số và các đối tượng khác theo phân công, phân cấp
của Sở Y tế; là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực
hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
k) Thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng và tiếp nhận thuốc, vắc
xin, sinh phẩm y tế, hóa chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn theo phân
cấp của Thành phố và quy định của pháp luật.
l) Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công,

phân cấp hiện hành; tổ chức điều trị nghiện chất bằng thuốc thay thế theo quy định của
pháp luật khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện; thực hiện kết hợp quân dân y
theo tình hình thực tế ở địa phương.
8


m) Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trung tâm Y tế và các đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện
Mê Linh theo quy định của pháp luật.
n) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật về lĩnh vực liên quan.
o) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
p) Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định
của pháp luật.
q) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện Mê Linh giao.
3.Mô hình tổ chức của trung tâm y tế huyện Mê Linh
- Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
- 3 phòng chức năng nghiệp vụ, 5 khoa chuyên môn, 2 phòng khám đa khoa, 18 TYT
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ TTYT HUYỆN MÊ LINH

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MÊ LINH

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG HÀNH
CHÍNH - TỔ
CHỨC - TÀI VỤ

PHÒNG KẾ

HOẠCH
NGHIỆP VỤ

PHÒNG DÂN

KHOA XÉT

SỐ KẾ HOẠCH

NGHIỆM VÀ

HÓA GIA ĐÌNH

CHẨN ĐOÁN

18 TRẠM Y TẾ XÃ, THỊ TRẤN

HÌNH ẢNH

TYT THỊ TRẤN CHI ĐÔNG,TYT XÃ CHU PHAN,TYT XÃ ĐẠI THỊNH,TYT XÃ
KHOA
Y TẾ XÃ LIÊN MẠC,TYT
KHOA
KIỂM
KHOA AN XÃ MÊ LINH,TYT
KHOA CHĂM
HOÀNG
KIM,TYT XÃ KIM
HOA,TYT
THỊ

CÔNG CỘNG
SOÁT
TOÀN
SINH ĐÀ,TYT XÃSÓC
SỨC
TRẤNBỆNH
QUANG MINH,TYT XÃ TAM ĐỒNG,TYT
XÃVỆ
THẠCH
THANH
VÀ DINH
TẬT VÀ XÃ TIỀN PHONG.TYT
THỰC PHẨM
KHỎE SINH
LÂM,TYT
XÃ TIẾN THỊNH,TYT

9 THẮNG,TYT
DƯỠNGXÃ TIẾN
HIV/AIDS
SẢN
TRÁNG VIỆT,TYTPHÒNG
XÃ TỰ KHÁM
LẬP,TYT
VẠNTHẠCH
KHÊ,TYT XÃ VĂN KHÊ
ĐAXÃ
KHOA
ĐÀ



III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC KHOA PHÒNG CỦA TTYT HUYỆN MÊ
LINH
1. Phòng kế hoạch - nghiệp vụ
a) Tham mưu, xây dựng, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị
hàng tháng, quý, năm; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch;
b) Thường trực hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chế
chuyên môn, nghiệp vụ, quy trình kỹ thuật trong khám chữa bệnh;
c) Quản lý, tổng hợp dự trù và cung ứng thuốc, vắc xin, vật tư, hóa chất và các trang
thiết bị y tế để phục vụ cho hoạt động của Trung tâm;
d) Đầu mối triển khai, thực hiện kế hoạch công tác Truyền thông giáo dục sức khỏe,
công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
đ) Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý
thực hiện đúng các quy định kỹ thuật và quy chế chuyên môn;
e) Điều phối hoạt động của các chương trình, mục tiêu Y tế - dân số, dự án, đề án
trong và ngoài nước (nếu có);
2. Phòng Hành chính - Tổ chức - Tài vụ
2.1. Công tác Tổ chức
a) Tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, luân chuyển, điều động và thi đua, khen thưởng, kỷ luật…công chức, viên
chức và người lao động;
b) Hướng dẫn viên chức và người lao động thực hiện các nội quy, quy chế, chế độ,
chính sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Tham mưu, phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị trong công tác đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp;
2.2. Công tác hành chính
a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị, văn
thư, lưu trữ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm;
b) Quản lý, hướng dẫn và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin;

c) Phối hợp với các khoa, phòng, đơn vị tổ chức hội thảo, hội nghị, tập huấn;
10


d) Quản lý, cung ứng tài sản, công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, cơ sở vật chất…
của toàn Trung tâm;
2.3. Công tác Tài chính - Kế toán
a) Tham mưu xây dựng dự toán ngân sách, kế hoạch sử dụng ngân sách, quy chế
chi tiêu nội bộ và các văn bản liên quan đến công tác tài chính kế toán,;
b) Quản lý tài chính, tài sản, thuốc, vật tư, hoá chất, trang thiết bị theo kế hoạch đã
được phê duyệt; chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, quyết toán tài chính, lưu trữ hồ sơ tại
liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức thu, chi các loại phí, lệ phí và các dịch vụ y tế theo quy định của pháp
luật;
d) Phối hợp với với các khoa, phòng giám sát thực hiện các chương trình, dự án
trong và ngoài nước;
2.4. Công tác khác
a) Phối hợp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - dân số, các dự án, đề án (nếu
có);
b) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
3. Phòng dân số kế hoạch hoa gia đình
a) Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn,
kỹ thuật về DS-KHHGĐ và truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên cơ sở kế hoạch
của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc Sở Y tế và tình hình thực tế trên địa bàn huyện, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
b) Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp
dịch vụ về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.


11


c) Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động,
phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của
pháp luật.
d) Hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ
của trạm y tế xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn
đ) Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia
về DS-KHHGĐ, các dự án khác được Chi cục DS-KHHGĐ phân công.
e) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ
chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản.
f) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa
học, kỹ thuật về lĩnh vực dân số kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản.
g) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành.
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chi cục trưởng Chi cục DSKHHGĐ và Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
4. Khoa kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS
a) Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống
bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, bệnh không rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm,
HIV-AIDS;
b) Giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy cơ dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới phát
sinh, điều tra xử lý theo quy định không để dịch lây lan;
c) Phối hợp quản lý và hướng dẫn dự phòng, thực hiện hỗ trợ chăm sóc các trường
hợp mắc bệnh truyền nhiễm, các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng;
d) Tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, phối hợp hướng dẫn
quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng;
đ) Quản lý, hướng dẫn, giám sát công tác tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng vắc
xin trên địa bàn;
12



e) Thực hiện các chương trình, mục tiêu Y tế - dân số, dự án, đề án trong và ngoài
nước (nếu có);
f) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
g) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
5. Khoa y tế công cộng và dinh dưỡng
a) Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình nước sạch,
vệ sinh môi trường, dinh dưỡng và phòng chống vi chất dinh dưỡng, Y tế học đường các
hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp; phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng
cộng đồng an toàn;
b) Thực hiện, giám sát và hướng dẫn công tác vệ sinh lao động, công tác y tế học
đường; chất thải y tế; công trình vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, dinh
dưỡng và các yếu tố nguy cơ phát sinh dịch, bệnh lây lan phát triển trong cộng đồng;
c) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án về sức khoẻ môi
trường, lao động, trường học, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bệnh
nghề nghiệp trên địa bàn quận;
d) Phối hợp với các khoa, phòng chức nang quản lý và tổ chức khám sức khoẻ định
kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động;
đ) Thực hiện các chương trình, mục tiêu Y tế - dân số, dự án, đề án trong và ngoài
nước (nếu có);
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
f) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
6. Khoa an toàn thực phẩm
a) Tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hướng dẫn an toàn thực
phẩm theo quy định; phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp
luật về an toàn thực phẩm cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện;
b) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an
toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp;

13


c) Triển khai các biện pháp phòng chống và phối hợp điều tra, xử lý các vụ ngộ
độc thực phẩm (nếu có);
d) Phối hợp tổ chức khám sức khoẻ, xác nhận kiến thức (Nếu có) cho người trực
tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý trên
địa bàn quận;
đ) Thực hiện các chương trình, mục tiêu Y tế - dân số, dự án, đề án trong và ngoài
nước (nếu có);
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
f) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
7. Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản
a) Tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hỗ trợ chuyên
môn, kỹ thuật đối với trạm y tế, phòng khám đa khoa theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về
dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;
b) Quản lý các chỉ số về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và đánh giá thực trạng sức
khoẻ sinh sản trong Quận;
c) Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, phòng, chống nhiễm khuẩn đường sinh
sản. Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Y tế - Dân số, các dự án, đề án trong và
ngoài nước (nếu có);
d) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
đ) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
8. Khoa xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh
a) Tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xét nghiệm và chẩn đoán hình
ảnh;
b) Xây dựng nội quy, quy định vận hành thiết bị về xét nghiệm và an toàn sinh học,
các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng các thiết bị: X-quang, siêu âm, nội soi…

c) Chỉ đạo, giám sát thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục
vụ cho hoạt động chuyên môn, kỹ thuật theo nhiệm vụ của Trung tâm;
14


d) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học tại phòng
xét nghiệm, An toàn bức xạ theo quy định; Kiểm tra, đôn đốc giám sát thực hiện quy chế
quản lý và sử dụng vật tư, trang thiết bị y tế trong khoa;
đ) Thực hiện các chương trình, mục tiêu Y tế - dân số, dự án, đề án trong và ngoài
nước (nếu có);
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến;
f) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ban Giám đốc Trung tâm Y tế giao.
IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ CƠ BẢN 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2019
1. Công tác khám chữa bệnh
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt 12 điều Y đức, đảm bảo công
tác thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân trong huyện, không để xảy ra sai sót trong khám bệnh và điều trị.
- Tổng số lượt khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm: 78.332/137.984 đạt 57% kế hoạch năm.
- Khám chữa bệnh bằng YHCT: 27.327/45.025 đạt 60.7% kế hoạch năm.
- Chuyển tuyến: 930
- Khám dự phòng: 39.029
- Khám chữa bệnh BHYT: 22.344
2. Công tác phòng chống dịch bệnh
Ngay từ đầu năm 2019, Trung tâm y tế đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển
khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư hóa chất,
thuốc men và nhân lực phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2019, công tác phòng chống dịch bệnh trên địa
bàn huyện Mê Linh được triển khai tốt, không có dịch lớn xảy ra. Trong 6 tháng đầu năm

đã phát hiện:
Tên dịch bệnh

6 tháng đầu

6 tháng cùng

năm 2019

kỳ năm 2018
15

So sánh cùng kỳ


Sốt xuất huyết
Tay chân miệng
Viêm não Nhật Bản
Ho gà
Sốt phát ban nghi sởi
Thủy đậu
Quai bị
Cúm mùa
Tiêu chảy
Sởi
TD liệt mềm cấp

02
11
0

03
76
32
04
198
22
36
1

0
11
0
0
08
12
09
191
14
5
0

Tăng 02 ca
Tương đương
Bằng
Tăng 03
Tăng 68 ca
Tăng 20 ca
Tăng 05 ca
Tăng 07 ca
Tăng 08 ca

Tăng 31 ca
Tăng 01 ca

Bảng 2.1: Tình hình dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm 2019
3. Chương trình tiêm chủng mở rộng
- Duy trì tốt công tác tổ chức tiêm chủng mở rộng thường xuyên hàng tuần, không để xảy
ra tai biến trong tiêm chủng.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng thường xuyên kết quả:
+ Tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin đạt: 2.411/2.411 đạt 100%
+ Tiêm đầy đủ PNCT: 3.021/3.021 đạt 100%
+ Viêm gan B sớm: 1.631/1.948 đạt 84%
4. Chương trình phòng chống Lao
- Tổ chức giao ban cán bộ chuyên trách chương trình vào ngày 26 hàng tháng.
- Tham gia giao ban chương trình Lao hàng tháng tại bệnh viện phổi Hà Nội.
- Tuyên truyền hưởng ứng ngày thế giới phòng chống Lao 24/03/2019.
- Khám phát hiện người nghi Lao: 650 người (đạt 65% kế hoạch năm)
- Thu nhận: 21 BN (đạt 52,5 % chỉ tiêu kế hoạch năm).
- Đang quản lý: 21 bệnh nhân, trong đó:
+ AFB (+): 07 BN (Tái phát 01 BN, mới 06 BN).
+ AFB (-): 07 BN.
+ Ngoài phổi: 07 BN.
5. Hoạt động phòng chống mù loà
- Tổng số khám là: 6020 ca (đạt 86 % kế hoạch năm).
+ Mổ đục thuỷ tinh thể: 328 (đạt 72,9 % kế hoạch năm).
16


+ Mổ mộng: 84 (đạt 105 % kế hoạch năm).
+ Quặm: 06 (đạt 15 % kế hoạch năm).
6. Chương trình phòng chống sốt rét – giun sán

- 6 tháng đầu năm 2019 không có bệnh nhân sốt rét.
- Thu nhận 69 lam máu (đạt 63,9 % kế hoạch năm).
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày thế giới phòng chống sốt rét
25/04/2019.
- Tổ chức lớp Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt
rét cho cán bộ y tế xã, thị trấn vào ngày 16/05.
- Tiếp đoàn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội giám sát chương trình sốt rét
vào ngày 28/06.
7. Chương trình bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng:
- Lập hồ sơ bệnh án quản lý bệnh nhân đầy đủ đúng quy định.
- Tổ chức giao ban cán bộ chuyên trách chương trình vào ngày 28 hàng tháng.
- Tổng số BN quản lý: 614 BN, trong đó:
+ Tâm thần phân liệt: 199 BN
+ Động kinh: 295 BN
+ Các bệnh tâm thần khác: 120 BN
- Bệnh nhân vào điều trị: 27 BN (TTPL: 07 BN, ĐK: 10 BN, TT khác: 10 BN)
- Bệnh nhân ra: 16 BN (TTPL: 06 BN, ĐK: 05 BN, TT khác: 05 BN).
- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về sức khỏe tâm thần cho các cấp chính
quyền, đoàn thể tại các xã Thanh Lâm, Kim Hoa, Chu Phan, Tiến Thịnh, Tiền Phong,
Tráng Việt, Vạn Yên: 301 người tham gia.
8. Chương trình phòng chống tai nạn thương tích (TNTT)
- Kiện toàn ban chỉ đạo chương trình phòng chống TNTT năm 2019.
- Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phòng chống TNTT – XDCĐAT năm 2019.
+Tổng số mắc:

280 người

Chết: 0

+ Trong đó:


TNGT : 104 người

Chết: 0

TNLĐ: 54 người
TN khác: 122 người

Chết: 0
Chết: 0

17


9. Hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm
- Tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch hoạt động chương trình và kiện toàn BCĐ
phòng chống bệnh không lây nhiễm năm 2019.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chương trình tăng huyết áp, đái tháo đường năm 2019.
- Tổ chức khám sàng lọc bệnh đái tháo đường cho 1.871 người dân tại các xã Hoàng Kim,
Quang Minh, Tiến Thịnh, Chu Phan, Kim Hoa, Tráng Việt, Tiền Phong, Tự Lập, Tam
Đồng. (trong đó Hoàng Kim 201, Quang Minh 100, Tiến Thịnh 75, Chu Phan 167, Kim
Hoa 239, Tráng Việt 213, Tiền Phong 350, Tự Lập 226, Tam Đồng 110, Thạch Đà 80, Vạn
Yên 120).
- Quản lý 2.822 bệnh nhân THA và 913 bệnh nhân ĐTĐ.
10. Hoạt động cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cộng đồng
* Phòng chống thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt:
- Tổ chức chiến dịch uống Vitamin A đợt I năm 2019 kết quả như sau:
+ Trẻ 6-36 tháng tuổi được uống Vitamin A: 15.025/15.057 = 99.8%
+ Trẻ 37-60 tháng tuổi nguy cơ được uống Vitamin A: 335/347= 96.5%
+ Trẻ < 6 tháng tuổi thiếu sữa mẹ được uống Vitamin A: 5/5 = 100%.

+ Phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống Vitamin A trong chiến dịch: 56/57 =
98.2%.
11. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Tổng số trẻ sinh ra đến tháng 6 năm 2019 là: 1.785 trẻ. Trong đó số trẻ sinh ra là con thứ
3 trở lên là: 134 trẻ (tỷ lệ 7,5 %).
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh là: 77,2%; Tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng
lọc sơ sinh là: 90,3%.
- Tỷ số giới tính khi sinh ở mức là 114 trẻ trai/100 trẻ gái.

18


PHẦN 3: BÁO CÁO VỀ MỘT HOẠT ĐỘNG ĐÃ THAM GIA
BÁO CÁO
Công tác khám định kỳ và truyền thông trực tiếp cho bệnh nhân đái tháo đường tại
Trạm Y tế xã Tiền Phong
I. MỤC TIÊU
- Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống, phát hiện, điều trị đúng bệnh đái
tháo đường. Biết và phòng tránh được các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
- Triển khai quản lý và khám định kỳ cho 100% bệnh nhân ĐTĐ trên địa bàn xã tiền
phong.
- Nâng cao chất lượng khám tư vấn quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại công đồng;
- Nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc bệnh nhân ĐTĐ;
- Giảm nguy cơ, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
II. KẾ HOẠCH KHÁM ĐỊNH KỲ VÀ TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP CHO
BỆNH NHÂN ĐTĐ TẠI TYT XÃ TIỀN PHONG
1.Đối tượng
Toàn bộ 350 bệnh nhân đã được chuẩn đoán bệnh đái ĐTĐ và Tiền ĐTĐ trên địa bàn xã
Tiền Phong.
2. Thời gian và địa điểm thực hiện

7h đến 11h trong 02 ngày 18/07/2019 và 19/07/2019 tại TYT xã Tiền Phong
3. Phân công nhiệm vụ các thành viên nhóm:
- Lưu Xuân Thắng: Phụ trách chung, điều hành hoạt động tại các bàn khám
- Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hạnh: Thực hiện việc tiếp đón, hướng dẫn đối tượng đên
các bàn
- Nguyễn Thị Tuyết Hải, Nguyễn Thị Hải: Làm thủ tục thiết lập hồ sơ ban đầu cho các
đối tượng.
- Phạm Việt Xuân: Thực hiện khám bệnh tư vấn tại bàn khám số1 .
- Nguyễn Viết Xuân: Thực hiện khám bệnh tư vấn tại bàn khám số 2
- Đàm Thị Mai Hoa, Lê Thị Phượng: Thực hiện lấy máu xét nghiệm đường huyết.
19


- Tất cả các bàn, các bộ phận tham gia buổi khám đều phải truyền thông trực tiếp cho
bệnh nhân về bệnh đái tháo đường (các biểu hiện bệnh, cách phòng bệnh, điều trị, các
biến chứng và cách phòng biến chứng bệnh ĐTĐ)
III. KẾT QUẢ
1.Đặc điểm chung đối tượng đến khám
Bảng 1.1: Thông tin chung về đối tượng đến khám
Đặc điểm chung
Tuổi (n =350)
40 – 50
50 – 60
60 – 70
Trên 70
Giới (n =350)
Nam
Nữ
Trình độ học vấn (n =350)
Tiểu học

THCS
THPT
Trung cấp / cao đẳng / đại
học/ sau ĐH
Nghề nghiệp (n =350)
Buôn bán
Nông dân
Công nhân
Cán bộ nhà nước

Số lượng

Tỷ lệ (%)
48
119
143
48

13
33
40
13

207
143

59
41

78

103
118
51

22
29
34
15

121
157
27
45

35
48
8
13

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy, bệnh nhân đến khám và điều trị có độ tuổi
nhiều nhất là từ 60 – 70 tuổi chiếm tỷ lệ hơn một nửa 40%, tỉ lệ nam (59 %) mắc bệnh cao
hơn nữ (41%). Trình độ học vấn ở các đối tượng là tương đương nhau ở tất cả các đối
tượng mắc bệnh ( Tiểu học, THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học). Về Nghề
nghiệp chủ yếu của họ là nông dân (48 %) còn lại là công nhân, buôn bán và cán bộ nhà
nước.

2. Sự phân bố theo chẩn đoán bệnh
Biểu đồ 2.1: Sự phân bố theo chuẩn đoán bệnh
20



Nhận xét: biểu đồ trên cho thấy, các đối tượng mắc ĐTĐ Typ 2 chiếm đa số 60%
3. Kết quả truyền thông trực tiếp cho các đối tượng
- 350 tờ rơi về biến chứng bệnh đái tháo đường được phát tận tay các đối tượng.
- Tất cả các bệnh nhân đến khám đều được nhân viên y tế tư vấn về cách phòng biến
chứng ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng, luyện tập và điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Hiện tại qua các đợt khám sàng lọc, và số bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường
tại các cơ sở y tế khác, trạm y tế đang quản lý và điều trị cho 350 bệnh nhân tiền ĐTĐ và
Đái tháo đường.
- Do đặc điểm trên địa bàn là nơi có mật độ dân số đông , có nhiều người dân ở nơi khác
đến trọ lên công tác quản lý cũng như tiếp cận chăm sóc tư vấn gặp nhiều khó khăn
- Tình hình mắc các bệnh không lây nhiễm ngày càng nhiều đặc biệt là ĐTĐ tiến tới trẻ
hóa hơn về độ tuổi mắc bệnh.
- Sự hiểu biết và nhận thức đúng của bệnh nhân về ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ còn kém.
- Nhiều người không biết mình bị ĐTĐ chỉ phát hiện khi đi khám một bệnh khác hoặc khi
đã bị các biến chứng.
- Bệnh nhân vẫn còn chủ quan với bệnh điều trị không đúng phác đồ và sự chỉ dẫn của
bác sĩ.
2. Khuyến Nghị
- Tăng cường tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế.
- Tổ chức thêm nhiều buổi truyền thông trực tiếp đến cho người dân để họ hiểu thế nào là
bệnh ĐTĐ, nguyên nhân, chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho người bị ĐTĐ.
-Tăng cường công tác Truyền thông, Nâng cao nhận thức cuả người dân về dự phòng và
kiểm soát ĐTĐ.
-Xây dựng , triển khai và duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh ĐTĐ tại trạm y tế xã
trên địa bàn toàn huyện.
-Khám sàng lọc và phát hiện sớm bệnh ĐTĐ để tư vấn chế độ ăn , luyện tập và đưa vào
điều trị , tránh các biến chứng do ĐTĐ gây ra.


21


PHẦN 4: THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Thuận lợi
- Được nhà trường cùng các thầy cô giáo hướng dẫn tận tình. Đặc biệt là các cô giáo của
Bộ môn Y đức và Tâm lý học hỗ trợ giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
- Cơ sở thực hành tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên hệ công tác, thu thập thông tin.
Bố trí thời gian lịch làm việc rõ ràng cụ thể, hướng sinh viên chủ động trong các hoạt
động.
- Cơ sở thực hành là đơn vị gần với nơi sinh sống, công tác của sinh viên nên rất thuận lợi
cho việc học tập cũng như liên hệ công tác.
2. Khó khăn
- Bản thân mỗi sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng mềm nên việc
học tập và hoạt động còn hạn chế.
- Việc viết báo cáo còn thiếu kinh nghiệm nên không thể hiện được hết các kết quả hoạt
động đã thực hiện được.
3. Bài học kinh nghiệm
- Qua đợt học tập thực địa cộng đồng 3, cá nhân em đã học tập được rất nhiều kiến thức
thực tiễn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại tuyến y tế cơ sở. Mỗi
thành viên nhóm đếu có khả năng chủ động lập được 1 kế hoạch hoạt động cụ thể. Biết
cách điều hành, tổ chức 1 hoạt động cụ thể, khoa học, chủ động trong việc liên hệ công
việc và tổ chức thực hiện được các hoạt động cụ thể.
- Sau đợt học tập này mỗi cá nhân đã học được nhiều kinh nghiệm từ thế hệ đi trước, từ
thực tế công việc, từ bản thân mỗi người bệnh. Học được cách tiếp cận người bệnh tại
tuyến y tế đầu tiên, cách phân loại bệnh, xử trí ban đầu.
- Sau đợt học tập này mỗi cá nhân đều có them được những người bạn, người động
nghiệp mới giúp mở rộng kiến thức, trau dồi kinh nghiệm thực tế.
- Đợt học tập này cũng là cơ hội cho mỗi thành viên nhóm thể hiện được năng lực của bản

thân, có thể mở ra cơ hội mới cho mỗi thành viên nhóm.
4. Đề xuất
22


- Nhà trường cần có kế hoạch sớm cho sinh viên để sinh viên có thời gian chuẩn bị cho
đợt thực địa tại cộng đồng.
- Mỗi sinh viên cần có tính chủ động trong các hoạt động nói chung và hoạt động cộng
đồng nói riêng.
- Đợn vị thực địa quan tâm hơn nữa trong công tác phối hợp đào tạo học sinh, sinh viên
cho các trường y dược nói chung và các trường Y, Dược đóng trên địa bàn Hà Nội nói
riêng.

23



×