Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

BÁO CÁO THỰC ĐỊA CỘNG ĐỒNG NHÓM THỰC ĐỊA PHƯỜNG VĂN AN THỊ XÃ CHÍ LINH – TỈNH HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.82 KB, 49 trang )

BÁO CÁO THỰC ĐỊA CỘNG ĐỒNG NĂM THỨ 2
NHÓM THỰC ĐỊA PHƯỜNG VĂN AN
THỊ XÃ CHÍ LINH – TỈNH HẢI DƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nga
Thành viên nhóm:
1 Nguyễn Thị Hiền K9D
2 Nguyễn Thùy Dương K9A
3 Đinh Thị Ngân K9D
4 Nguyễn Thị Thanh Thúy K9B
5 Phạm Thị Thiêm K9C
6 Nguyễn Thị Phương Thảo K9A
7 Lê Minh Hoàng K9C
8 Hoàng Tuấn Tú K9B
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
Hà Nội , tháng 3 năm 2012
ii
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
MỤC LỤC
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 NỘI DUNG 2
3 KẾT LUẬN 20
CÁC PHỤ LỤC 22
iii
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
iv
ĐPV Điều phối viên UBND Ủy ban nhân dân
ĐTV Điều tra viên BYT Bộ Y tế
GSV Giám sát viên SYT Sở Y tế
KTV Kỹ thuật viên VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
NLV Nhập liệu viên YTCC Y tế công cộng


CBYT Cán bộ y tế MTQG Mục tiêu quốc gia
BSCKI Bác sỹ chuyên khoa I SDD Suy dinh dưỡng
CKI Chuyên khoa I SKSS Sức khỏe sinh sản
CKII Chuyên khoa II CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
KTVTH Kĩ thuật viên trung học KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
YTTB Y tế thôn bản BCS Bao cao su
BGĐ Ban giám đốc TTK Tâm thần kinh
GĐ Giám đốc TNTT Tai nạn thương tích
PGĐ Phó giám đốc CTVS Chương trình vệ sinh
SV Sinh viên TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe
ĐH-CĐ Đại học – Cao đẳng CSSKBMTE Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
ĐHYTCCĐại học Y tế Công cộng TCMR Tiêm chủng mở rộng
TTYT Trung tâm y tế BHYT Bảo hiểm y tế
BVĐK Bệnh viện đa khoa CSSK Chăm sóc sức khỏe
PYT Phòng y tế NQ-CP Nghị quyết chính phủ
TYT Trạm y tế NCKH Nghiên cứu khoa học
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng YTCS Y tế cơ sở
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tầm quan trọng của đợt thực địa
Trong những năm gần đây, Y tế công cộng đang nổi lên như một lĩnh vực mới với
nhiều tiềm năng phát triển và đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng một
hệ thống Y tế toàn diện ở Việt Nam.
Dựa trên triết lý của YTCC là “khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và
tăng cường sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội ”, nên ngay từ
những ngày đầu thành lập, trường Đại học Y tế Công cộng đã luôn chú trọng đến việc
gắn liền công tác đào tạo với việc tiếp xúc thực tế cộng đồng của sinh viên. Đợt thực
địa lần thứ nhất cho sinh viên khóa 9 trong năm học thứ 2 tại thị xã Chí Linh – tỉnh Hải
Dương được tổ chức nhằm giúp sinh viên bước đầu phát triển được những kỹ năng y tế
công cộng cơ bản nhất. Đợt thực địa kéo dài 1 tuần (từ ngày 05/03/2012 đến ngày

10/03/2012) với các hoạt động quan sát tham dự, thâm nhập cộng đồng để giúp sinh
viên phần nào hiểu được thực tế công tác chăm sóc sức khỏe tại cấp huyện và xã.
1.2 Mục tiêu của đợt thực địa
1. Mục tiêu chung
Nêu được tầm quan trọng của YTCC đối với việc nâng cao sức khỏe và phân biệt được
quy trình thu thập số liệu của hệ thống Y tế địa phương với CHILILAB qua quan sát
chủ động tại CHILILAB, bệnh viện, Trung tâm y tế, Trạm Y tế và tham gia các hoạt
động chăm sóc sức khỏe tại các xã thực tập của thị xã Chí Linh, Hải Dương.
2. Mục tiêu cụ thể
 Quan sát, mô tả cấu trúc và hoạt động của hệ thống y tế tuyến thị xã và xã.
 Quan sát và mô tả hoạt động của các chương trình y tế đang thực hiện tại tuyến
xã.
 Nêu được mối liên hệ giữa YTCC và y học lâm sang trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng.
 Quan sát và mô tả các hoạt động của CHILILAB.
 Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng số liệu thông qua tìm
hiểu sự khác biệt giữa quy trình thu thập số liệu của hệ thống cơ sở với hệ thống
CHILILAB.
Ngoài ra nhóm cũng có thêm những mong muốn đạt được sau đợt thực địa như:
 Có thể hình dung rõ hơn và có thêm định hướng về công việc của cử nhân Y tế
công cộng trong tương lai.
1
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
 Cải thiện các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp với
cộng đồng cũng như có thêm kỹ năng sống.
2 NỘI DUNG
2.1 Tuyến thị xã
2.1.1 Thông tin chung về thị xã Chí Linh
a) Vị trí địa lý
Huyện Chí Linh nay là thị xã Chí Linh theo quết định số 09/NQ-CP của Thủ tướng CP

là vùng có vị trí địa lý đặc biệt, nằm án ngữ trên đường giao thông thủy, bộ từ biên giới
phía Bắc về Hà Nội. Thị xã nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh
40 km với diện tích là 282,0278 km² . Phía Đông giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh. Phía Tây giáp Tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp thị xã Nam Sách. Phía Bắc giáp
tỉnh Bắc Giang.
b) Dân cư
Phân bố dân cư của Chí Linh không đồng đều, tập trung đông ở các phường - chiếm
25% tổng dân số toàn thị xã, nơi có đường quốc lộ đi qua. Tính đến tháng 2/2010 dân
số thị xã Chí Linh là 164.837 người được chia thành 8 phường và 12 xã, trong đó có 13
xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thị xã.
c) Kinh tế
Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Kinh tế
thị xã Chí Linh phát triển cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn
đất đai của Chí Linh dùng cho nông nghiệp, gồm có trồng lúa và hoa màu. Trên địa
bàn thị xã có 2 nhà máy nhiệt điện, 1 nhà máy thủy tinh y tế, có mỏ đất chịu lửa và xí
nghiệp gia công giày da. Các công trình kiến trúc đền chùa, danh thắng tại thị xã là
tiềm năng thuận lợi phát triển ngành du lịch.
Năm 2011, giá trị sản xuất thị xã đạt 5.270,5 tỷ đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông -
lâm - thủy sản đạt 443,5 tỷ đồng, tăng 12,7%; Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng
đạt 4.516,3 tỷ đồng, giảm 5,9%; Giá trị sản xuất một số ngành dịch vụ đạt 409,7 tỷ
đồng, tăng 12,2%.
d) Văn hóa – xã hội
Thị xã Chí Linh có tốc độ đô thị hóa nhanh. Văn hóa có sự khác biệt giữa các khu vực
trung tâm và khu vực vùng sâu vùng xa. Trên địa bàn thị xã có một số trường lớn như
đại học Sao Đỏ, trung học lái xe số 1, quân chính quân khu 3. Bên cạnh đó, thị xã Chí
Linh là thị xã có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều khu di tích lịch sử nổi
tiếng như Côn Sơn, Kiếp Bạc, Đền Cao,… Đời sống, văn hóa, giáo dục và y tế của thị
2
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
xã đang từng bước được phát triển nhờ có hệ thống giao thông và thông tin liên lạc

thuận tiện.
e) Về y tế
Mạng lưới y tế của thị xã phủ khắp thôn, bản, làng và xã. Toàn thị xã có 1 bệnh viện
trung tâm; 20/20 xã phường đều có trạm y tế. Đội ngũ cán bộ y tế cơ bản đáp ứng được
công tác CSSK cho nhân dân. Sức khỏe của người dân ngày càng được cải thiện. Một
số chỉ số sức khỏe của người dân tại thị xã: Tỷ suất sinh đạt mức thay thế, tuổi thọ
trung bình người dân thị xã Chí Linh là 78 tuổi (Chililab, 2005) cao hơn toàn quốc
(tuổi thọ trung bình người Việt Nam là 72 tuổi – theo kết quả khảo sát của Tổng cục
Thống kê công bố ngày 1/12/2008). Những vấn đề sức khỏe cần quan tâm là chấn
thương, HIV/AIDS, các bệnh chuyển hóa, sức khỏe vị thành niên và sức khỏe người
cao tuổi
2.1.2 Sơ đồ cấu trúc hệ thống y tế tuyến thị xã:
Chú thích:
: sự chỉ đạo trực tiếp
: sự phối hợp giữa các ban ngành
: sự quản lý nhà nước về y tế
3
Sở Y tế tỉnh
Hải Dương
BVDK thị
xã Chí Linh
TTYT thị
xã Chí Linh
PYT thị xã
Chí Linh
UBND tỉnh
Hải Dương
UBND thị xã
Chí Linh
UBND xã,

phường
Trạm y tế xã,
phường
Y tế thôn bản
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
2.1.3 Trung tâm y tế thị xã Chí Linh
2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm y tế thị xã: phụ lục 1
2.1.3.2 Sơ đồ cấu trúc trung tâm y tế thị xã: phụ lục 2
2.1.3.3 Các hoạt động chính
 Tổ chức phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Khi có dịch bệnh xảy ra, TTYT
xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ban ngành liên quan để triển khai tuyên
truyền, giám sát, phòng chống và dập tắt dịch bệnh.
 Lập kế hoạch và triển khai các chương trình y tế Quốc Gia
 Đào tạo, tập huấn về chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở y tế tuyến dưới.
 Xây dựng và giám sát, quản lý các chương trình y tế tại tuyến dưới
2.1.3.4 Hoạt động của 3 khoa phòng tại trung tâm y tế: phụ lục 3
2.1.3.5 Phối hợp các ban ngành liên quan
Qua buổi trình bày của TTYT, nhóm nhận thấy TTYT thị xã có sự phối hợp với nhiều
ban ngành khác nhau. TTYT chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Sở y tế, đồng thời phối kết
hợp với hệ thống y tế tuyến thị xã và trực tiếp chỉ đạo TYT xã/phường. Bên cạnh đó
còn kết hợp hoạt động với các tổ chức khác như: Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn
thanh niên…khi có chương trình y tế thực hiện tại địa phương. Chị Nguyễn Thị Huyền-
cán bộ TTYT cho biết “Hầu hết các chương trình này đều thực hiện khá tốt giữa các
ban ngành”. Tuy nhiên hiện nay các chương trình y tế còn thiếu kinh phí hỗ trợ và
nguồn nhân lực hoạt động.
2.1.3.6 Liên hệ chức năng nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định
Nhìn chung, TTYT đã thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ và quyền hạn do Bộ y tế
quy định như xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động về phòng chống
HIV/AIDS, tổ chức giám sát thanh tra kiểm tra VSATTP tại thị xã, đào tạo các cán bộ
y tế tuyến dưới,… TTYT nhận được ủng hộ của nhân dân và sự quan tâm chỉ đạo của

Đảng và chính quyền với lòng nhiệt tình, đoàn kết của các cán bộ. TTYT cũng tự xây
dựng được chỉ tiêu kế hoạch trong năm đề xuất lên tuyến trên nên các chỉ tiêu thực tế
và sát thực với địa phương. Việc phân công công việc và nhiệm vụ giữa các khoa,
phòng thực hiện khá rõ ràng. Bên cạnh đó, TTYT có sự phối kết hợp chặt chẽ và đồng
bộ với các ban ngành và phòng ban trên địa bàn thị xã.
Tuy nhiên, TTYT vẫn còn một số hạn chế và khó khăn như:
 Trình độ chuyên môn kĩ thuật của nhiều cán bộ y tế còn hạn chế.
 Nhân lực y tế và trang thiết bị chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết.
4
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
2.1.3.7 Liên hệ với 9 chức năng YTCC cơ bản : phụ lục 13
2.1.4 Phòng y tế
2.1.4.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng y tế: phụ lục 4
2.1.4.2 Cấu trúc phòng y tế
Phòng y tế gồm có 2 cán bộ: 1 trưởng phòng - Nguyễn Thị Hường và 1 chuyên viên -
Nguyễn Văn Vỹ.
2.1.4.3 Các hoạt động chính
 Thực hiện các chỉ đạo của UBND thị xã về các chính sách y tế.
 Tham mưu cho UBND thị xã trong việc xây dựng kế hoạch, đưa ra biện pháp,
mục tiêu về CSSK nhân dân.
 Thanh kiểm tra các cơ sở y tế về mặt thực hiện quy chế.
2.1.4.4 Liên hệ chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y Tế quy định
Theo quy định của BYT thì phòng y tế có chức năng tham mưu cho UBND thị xã thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. PYT thị
xã Chí Linh đã thực hiện các công tác sau:
 Trình UBND thị xã triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, chính sách pháp
luật, các quy định của UBND tỉnh và SYT về công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân của địa phương.
 Hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, phường trong việc thực hiện kế hoạch phát
triến sự nghiệp y tế trên địa bàn cấp thị xã.

 Trình UBND thị xã quy chế, giải pháp, cách sử dụng các nguồn lực để thực hiện
công tác y tế dự phòng tại địa phương.
 Chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động phòng chống dịch bệnh, nước sạch,
sức khỏe môi trường và các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia trên địa bàn.
2.1.4.5 Liên hệ với 9 chức năng YTCC cơ bản: phụ lục 13
2.1.5 Bệnh viện đa khoa Chí Linh
2.1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện: phụ lục 5
2.1.5.2 Cơ cấu tổ chức của BVĐK Chí Linh (xem thêm phụ lục 6)
Bệnh viện đa khoa Chí Linh được thành lập theo quyết định số 3736/ 2005/ QĐ-
UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 23/8/2005 trên cơ sở tách từ TTYT thị xã Chí
Linh, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế và hoạt động theo cơ chế tự chủ (theo nghị
định 69 và văn bản 43 CP xác định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khuyến khích
xã hội hóa) từ 01/01/2006.
5
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
Tổng số cán bộ viên chức: 163; trong đó BSCKI: 09; BS: 19; DSCKI: 01; Dược sĩ đại
học: 01; cử nhân kinh tế: 04; trung học và cao đẳng: 115; cán bộ khác: 14. Tổng số bác
sĩ: 28, còn thiếu 18 bác sĩ theo chỉ tiêu của Bệnh viện
2.1.5.3 Hoạt động chuyên môn của bệnh viện: phụ lục 7
2.1.5.4 Hoạt động của 3 khoa phòng tại bệnh viện: phụ lục 8
2.1.5.5 Phối hợp các ban ngành của bệnh viện: phụ lục 9
2.1.5.6 Liên hệ chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định
Nhìn chung, bệnh viện thực hiện tương đối tốt 7 nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định. Là
bệnh viện tuyến huyện có quy mô giường bệnh cao nhất trong tỉnh (năm 2012: 200
giường) với công suất sử dụng giường bệnh năm 2011 là 112%, bệnh viện có điều kiện
thuận lợi để nhận được sự quan tâm đầu tư cho công tác cấp cứu khám chữa bệnh và
nâng cấp từ bệnh viện hạng III lên bệnh viện hạng II.
Tuy nhiên, theo cán bộ bệnh viện, hoạt động của bệnh viện cũng gặp không ít khó
khăn vì:
 Thiếu trang thiết bị y tế và cán bộ y tế, đặc biệt là bác sĩ có trình độ cao và chuyên

sâu.
 Kinh phí nhà nước cấp không đảm bảo nhu cầu chi của bệnh viện (không đủ chi
lương).
 Khó khăn trong chỉ đạo tuyến phường, xã do thay đổi mô hình tổ chức. Việc triển
khai tăng cường chất lượng thăm khám do đó còn nhiều bất cập.
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng ủy, BGĐ và sự đồng lòng nhất trí của tập
thể cán bộ viên chức trong đơn vị, năm 2011 bệnh viện đã cơ bản hoàn thành các chỉ
tiêu kế hoạch được giao.
2.1.6 Liên hệ với 9 chức năng YTCC cơ bản : phụ lục 13
2.2 Tuyến xã/phường
2.2.1 Mô tả các hoạt động thu thập thông tin của nhóm tại phường Văn An:
a. Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
 Xem báo cáo tổng kết năm 2011 và phương hướng
hoạt động năm 2012.
 Xem sổ sách khám chữa bệnh như: Sổ khám ngoại
trú (có BHYT và không BHYT), sổ khám bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi.
 Xem các sổ sách khác như: sổ sinh, sổ theo dõi thai
nghén, sổ cân trẻ.
b. Nguồn số liệu sơ cấp
6
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
 Phỏng vấn các cán bộ y tế tại trạm và y tế thôn
bản
 Phỏng vấn phó chủ tịch UBND phường Văn An,
hội trưởng hội phụ nữ.
 Phỏng vấn 8 bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi về các
chương trình tiêm chủng, suy dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
 Quan sát các hoạt động khám chữa bệnh của trạm.
2.2.2 Thông tin chung về phường Văn An
a) Vị trí địa lý – dân cư

Phường Văn An cách trung tâm thị xã 5km về phía Tây, có đường quốc lộ 18 chạy qua
nên thuận tiện về giao thông. Phía Đông thị xã giáp phường Sao Đỏ và Chí Minh, phía
Tây giáp phường Phả Lại và xã Cổ Thành, phía Nam giáp huyện Nam Sách, phía Bắc
giáp phường Cộng Hòa và xã Lê Lợi.
Với diện tích 1438.46 ha, phường Văn An chia thành 11 thôn với tổng số hộ là 2554 và
9950 nhân khẩu.
b) Kinh tế
So với mặt bằng chung về kinh tế của các xã phường khác trong thị xã, kinh tế của
phường Văn An khá phát triển. Thu nhập bình quân đầu người là 14,4 triệu/người/năm.
Nông nghiệp chiếm 86% trong cơ cấu kinh tế của phường, còn lại là các hoạt động
công nghiệp và dịch vụ.
Trên địa bàn phường có 2 cụm công nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực may
mặc và sắt thép, thu hút khoảng 8000 công nhân đến từ phường và các địa phương
khác. Ngoài ra trong phường có 2 làng nghề chủ yếu sản xuất gạch không nung, là
nguồn cung cấp gạch cho người dân trong phường và các vùng lân cận.
c) Văn hóa xã hội
Phường Văn An có các di tích lịch sử như đền thờ Chu Văn An, đền thờ nữ tiến sĩ
Nguyễn Thị Duệ, chùa Huyền Thiên, thu hút rất nhiều khách tham quan và nhờ đó phát
triển du lịch tại địa phương.
Trên địa bàn phường có 1 trường mẫu giáo, 1 trường tiểu học, 1 trường THCS đều đã
đạt chuẩn quốc gia. Giáo dục phổ cập tiểu học đạt chuẩn giai đoạn 2 từ năm 2005, phổ
cập trung học cơ sỏ đạt chuẩn giai đoạn 1 từ năm 2007.
An ninh trật tư tương đối ổn định, mỗi thôn đều có 1 đội dân phòng riêng để bảo vệ an
ninh thôn xóm. Mỗi thôn trong phường đều có 1 nhà văn hóa khang trang, là nơi sinh
hoạt giao lưu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.
7
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
d) Tình hình sức khỏe, bệnh tật
Các vấn đề sức khỏe thường gặp tại địa phương chủ yếu là các bệnh thông thường như
viêm họng, cảm cúm, tăng huyết áp, các bệnh tiêu hóa, Mỗi ngày có khoảng 25-30

lượt khám tại trạm.
Những bệnh xã hội bao gồm các bệnh STDs, HIV/AIDS chiếm số lượng không nhiều.
Bệnh đa số là ở những người nhập cư và các người dân địa phương đi làm ăn xa.
Nhóm đã thống kê các lượt khám bệnh tại TYT phường và xác định được tỷ lệ các
bệnh thường gặp tại phường dưới biểu đồ sau:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại TYT chưa đáp ứng được hết nhu cầu CSSK của người
dân đồng thời với vị trí địa lý thuận lợi của phường (gần trung tâm thị xã) nên phần lớn
người dân lựa chọn sử dụng dịch vụ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên.
2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế phường: phụ lục 10
2.2.3.1 Cấu trúc nhân sự TYT phường Văn An: phụ lục 11
2.2.3.2 Mô tả các hoạt động y tế tại trạm
a) Công tác khám chữa bệnh tại TYT phường
Theo báo cáo của TYT năm 2011,TYT phường đã khám cho 12193 lượt bệnh
nhân. Trạm đã thực hiện chức năng thăm khám, cấp thuốc chữa những bệnh thông
thường. Còn với những bệnh nặng, hiểm nghèo vượt quá khả năng chuyên môn khám
8
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
chữa, TYT phường cấp giấy giới thiệu để bệnh nhân chuyển lên các cơ sở y tế tuyến
trên. Những trường hợp bệnh cấp cứu, bệnh không thuyên giảm sau điều trị ban đầu
cũng được TYT phường cấp giấy chuyển tuyến.
Bên cạnh công tác thăm khám thông thường, trạm cũng phối hợp với TTYT tổ
chức khám theo các chương trình như phòng chống mắt hột, lao, bệnh tâm thần, TYT
cũng phối hợp với các ban ngành đoàn thể của phường để tiến hành tuyên truyền, đẩy
mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe cộng đồng; tư vấn CSSK ban
đầu cho người dân.
Theo cán bộ y tế của trạm, TYT thực hiện đúng quy trình khám chữa bệnh theo
quy định của BYT. Đầu tiên, bệnh nhân đăng kí khám tại phòng lưu bệnh nhân trình
thẻ BHYT nếu có. Sau đó,cán bộ y tế hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, thực hiện
thăm khám cho người bệnh để chẩn đoán bệnh. Cuối cùng, cán bộ y tế kê đơn thuốc và
dặn dò bệnh nhân. Số lượng bệnh nhân đến xin chuyển tuyến khám chữa là khá lớn.

Theo cán bộ y tế TYT phường “có thể do TYT phường gần với Bệnh viện đa khoa Chí
Linh nên người dân muốn đến khám chữa bệnh ở tuyến trên”.
Tuy nhiên, trạm còn găp nhiều khó khăn do “thiếu phòng bệnh, diện tích phòng
bệnh cũng như trang thiết bị chưa được đầy đủ và chưa được hiện đại” – phỏng vấn
sâu CBYT. Theo quan sát của nhóm và ý kiến của người dân, với nhiều bệnh nhân cán
bộ trạm không thăm khám mà: chẩn đoán bệnh và kê thuốc chỉ theo ý kiến chủ quan
của bệnh nhân. Bên cạnh đó, với nguồn ngân sách trên10 triệu đồng/năm chi cho kê
thuốc( do UBND và TTYT cấp ), TYT gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai các
hoạt động tuyên truyền và phòng bệnh tại địa phương.
2.2.4 Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại trạm: phụ lục 12
2.2.5 Ba chương trình mục tiêu y tế quốc gia
2.2.5.1 Chương trình tiêm chủng mở rộng
a) Mục tiêu và đối tượng
Chương trình TCMR 2011 hướng tới đối tượng là trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai với
mục tiêu 99% trẻ trong độ tuổi được tiêm đầy đủ 7 loại văc xin và 99% số phụ nữ có
thai được tiêm AT2+ (tiêm văc-xin phòng UV từ 2 mũi trở lên).
b) Hoạt động
Theo cán bộ y tế TYT cho biết: Lịch tiêm chủng được diễn ra vào ngày 25 hàng tháng,
đảm bảo ba bước: Chuẩn bị, thực hiện tiêm và sau tiêm.
 Chuẩn bị: thông báo cho người dân qua loa tại phường. Trạm lên danh sách tiêm
thông qua số liệu ghi chép tại trạm, qua cán bộ Y tế thôn bản và ban Dân Số - Kế
hoạch hóa gia đình của phường. Sau đó kế hoạch sẽ được gửi về TTYT. Trước
ngày tiêm chủng một hôm,TYT tổ chức truyền thông qua các phương tiện thông
tin của phường như loa, đài phát thanh và cán bộ y tế thôn bản.
 Quy trình tiêm chủng như sau: Vào ngày tiêm chủng, 1 cán bộ được phân công
đi lấy vắc xin vào sáng sớm => dược tá tiến hành bảo quản vắc xin => trẻ được
đưa vào phòng tiêm chủng => cán bộ y tế phụ trách ghi phiếu tiêm cho trẻ +
9
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
đánh dấu mũi tiêm vào sổ theo dõi của trạm => trẻ được đưa qua phòng để tiêm

=> tiêm xong gia đình đưa trẻ về.
 Sau buổi tiêm chủng: họp cán bộ y tế tại trạm để tổng hợp số liệu cụ thể, rút kinh
nghiệm, làm báo cáo, xử lý vắc xin còn thừa và lưu vỏ vắc-xin theo quy định
(vắcxin khi thừa mà còn nguyên lọ thì trả lại ngay cho TTYT Chí Linh vào cuối
buổi tiêm chủng, còn nếu vắcxin chỉ còn nửa lọ thì bị hủy ngay sau buổi tiêm
chủng; vỏ vắcxin được bảo quản trong vòng 15 ngày từ ngày tiêm chủng nếu
không có biến chứng gì mới đem đi hủy).
c) Kết quả chương trình năm 2011
 Tổng số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 7 bệnh là 171 trẻ, đạt 98%
 Tổng số phụ nữ được tiêm đầy đủ AT2+ là 156/237 phụ nữ có thai, đạt 65,8%.
d) Kết quả phỏng vấn sâu người dân và CBYT
Theo cán bộ y tế tại trạm, chương trình TCMR của xã Văn An đã diễn ra thành công,
người dân có ý thức và tính chủ động cao, luôn thực hiện theo đúng qui trình, đảm bảo
chất lượng vắc xin.
Khi tiến hành hỏi ý kiến của cộng đồng, nhóm đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi
tích cực của người dân về công tác tiêm chủng cho trẻ tại trạm, thái độ của nhân viên y
tế rất niềm nở và hoàn thành công việc.
Tuy nhiên người dân cũng cho biết việc truyền thông về lịch tiêm chủng vào ngày 24
thì họ ít khi nghe được hoặc nghe không rõ, đa số cho biết họ nhớ lịch là ngày 25 hàng
tháng là lịch tiêm chủng thì đưa con em đến tiêm. Quy trình tiêm còn chưa đúng với
quy định của bộ y tế: không có khám sàng lọc trước khi tiêm, sau khi tiêm không được
cán bộ y tế theo dõi và tư vấn cách xử lý khi gặp phản ứng bất thường sau tiêm chủng,
“khi bị sốt gia đình thường điều trị cho cháu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản
thâm hoặc hỏi những người hàng xóm đã từng có con nhỏ” – phỏng vấn sâu chị
Nguyễn Thị Mơ - 23 tuổi.
Khi theo dõi trong sổ sách và báo cáo, nhóm đã phát hiện ra số liệu không khớp nhau
giữa các báo cáo.
Với những ý kiến trái chiều của người dân về qui trình tiêm chủng và kết quả tìm hiểu
số liệu, nhóm đã hỏi lại cán bộ y tế phường và cán bộ đã đưa ra các lý do cụ thể như
sau:

 Người dân đưa con về luôn sau khi tiêm chủng vì TYT chưa có phòng tiêm một
chiều và phòng chờ theo dõi sau khi tiêm chủng nên bệnh nhân tới tiêm ra vào
tự do và thường về luôn không ở lại theo dõi sau khi tiêm xong;
 Kinh phí hỗ trợ cho cán bộ y tế thực hiện tiêm chủng còn thấp mà số lượng
công việc trong ngày thì rất lớn nên chưa tạo được tính chủ động và linh hoạt
trong công tác.
 Việc tổng hợp thông tin và quản lý số liệu tại trạm còn thủ công nên không
tránh khỏi sai sót.
Kết luận:
10
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
Nhìn chung, chương trình tiêm chủng mở rộng ở xã đã đạt được mục tiêu đặt ra hàng
năm. Tuy nhiên, qui trình tiêm chủng còn chưa được chú trọng tại TYT, do đó có
những khâu trong qui trình còn thiếu mà chưa có cách khắc phục.
2.2.5.2 Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi
a) Mục tiêu- Đối tượng:
Chương trình phòng chống SDD 2011 hướng tới đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi tại
phường Văn An nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ SDD từ 16% năm 2010 xuống 14 % vào
năm 2011, 100% cho trẻ em dưới 5 tuổi được cân đo định kỳ.
b) Các hoạt động chính:
Chương trình do nữ hộ sinh Vũ Thị Hằng phụ trách và 11 y tá thôn bản là cộng tác
viên.
Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) cho trẻ em dưới 5 tuổi tại phường
được triển khai với nhiều hoạt động thiết thực.
 Công tác truyền thông cho chương trình được thực hiện đa dạng với nhiều hình
thức như kết hợp với ban văn hóa xã truyền thông qua loa đài về phòng chống
SDD và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
 CBYT còn tiến hành tư vấn tại trạm về chế độ dinh dưỡng và cách thực hành
dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ có con nhỏ.
 Hàng tháng CBYTTB triển khai việc cân và chấm biểu đồ cân cho trẻ, (trẻ dưới

2 tuổi được cân vào ngày 18 hàng tháng, đối với trẻ dưới 5 tuổi được cân vào
ngày 1/ 6 hàng năm, sau đó thu thập số liệu và báo cáo lên trạm y tế.
 Đặc biệt TYT còn kết hợp với Hội phụ nữ cùng YTTB trong chương trình “
Phục hồi dinh dưỡng” và chương trình “ Tô màu bát bột”. Hai chương trình
được thực hiện với sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của đông đảo nhân dân.
 Chương trình “Phục hồi sinh dưỡng” được thực hiện ngay tại TYT với đối
tượng là những trẻ SDD từ cấp độ 2 trở lên. Theo như thống kê của CBYT năm
2011, trong toàn địa bàn xã có mười bốn trẻ thuộc đối tượng của chương trình,
mỗi trẻ sẽ được nhận một vỉ men, một gói bột 250g và một hộp bánh. Chương
trình được duy trì đều đặn vào ngày 18 hàng tháng và được thực hiện trong
nhiều năm qua.
 Bên cạnh chương trình “Phục hồi dinh dưỡng”, TYT còn tổ chức chương trình
“Tô màu bát bột” với tần suất hai lần một năm với cộng tác viên chính là
YTTB. Chương trình được thực hiện triển khai linh động, thời gian và địa điểm
thay đổi theo từng năm, phủ rộng khắp toàn phường, hầu hết địa điểm được lựa
chọn tổ chức tại nhà văn hóa của thôn. Trước ngày tổ chức, chương trình sẽ
11
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
được thông báo trên loa phường, trong các buổi họp phụ nữ và do YTTB thông
báo đến từng gia đình có đối tượng là phụ nữ đang mang thai và gia đình có con
nhỏ dưới 5 tuổi. Hoạt động chính của chương trình nhằm cung cấp cho các bà
mẹ kiến thức về bổ sung chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng cho trẻ.
CBYT sẽ hướng dẫn cụ thể cách chế biến thực phẩm và nấu bột dinh dưỡng
cũng như triển khai cho các bà mẹ thực hành trực tiếp ngay tại chương trình.
Ngoài ra, CBYT còn tiến hành phát tài liệu truyền thông về phòng chống SDD
cho trẻ cho các bà mẹ. Thông thường, mỗi chương trình sẽ quy tụ được hơn 30
người đến tham gia, chủ yếu là các bà mẹ đang trong quá trình mang thai hoặc
có con nhỏ dưới 2 tuổi.
c) Kết quả chương trình năm 2011
Chương trình được triển khai với sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể

trong phường. Sau một năm thực hiện chương trình, số trẻ suy dinh dưỡng tại phường
còn lại là 105 cháu chiếm 14,1 % trong đó 14 cháu suy dinh dưỡng nặng chiếm 1,9%.
Đồng thời, 95% số trẻ dưới 5 tuổi và 90% số trẻ dưới 2 tuổi được cân đầy đủ đúng lịch.
d) Kết quả phỏng vấn sâu tại cộng động và CBYT tại trạm
“Các CBYT và YTTB phụ trách chương trình đều được tham gia tập huấn về dinh
dưỡng hàng năm tại TTYT thị xã nên công tác tư vấn không gặp nhiều khó khăn về
chuyên môn” – Trích lời cô Vũ Thị Hằng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương
trình còn gặp nhiều bất cập. Khó khăn lớn của chương trình nói riêng và các chương
trình khác nói chung là người dân không có nhiều thời gian dành cho các buổi tư vấn
hay thực hành dinh dưỡng của TYT tổ chức. Người dân chủ yếu là công nhân nên thời
gian chăm sóc con cái không có nhiều, thường do ông bà chăm sóc hoặc gửi con đến
nhà trẻ từ rất sớm.
Trong 8 bà mẹ có con nhỏ dưới 5 tuổi được phỏng vấn trực tiếp chỉ có 2/8 biết đến
chương trình thực hành dinh dưỡng do TYT tổ chức thông qua loa đài nhưng “không
có thời gian do bận đi làm” – phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Giang, 33 tuổi. Tất cả các
bà mẹ được phỏng vấn đều nói rằng họ có biết đến các kiến thức về bổ sung dinh
dưỡng cho trẻ nhưng đều do tự tìm hiểu thông qua sách báo, loa đài chứ không được
CBYT tư vấn. Hầu hết các bà mẹ đều không cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu,
họ thường cho con ăn thêm sữa ngoài ngay từ tháng thứ ba vì “cho con bú sữa mẹ
không thì con hay đói và hay kêu khóc”- phỏng vấn sâu chị Đào Thị Mơ – 32 tuổi.
Việc cân đo trẻ cũng không được tiến hành thường xuyên, các bà mẹ không quan tâm
đến việc theo dõi cân nặng của trẻ: “Chị ít khi cân cho cháu, khi nào gặp dịp cân thì
chị cho cân, có khi cũng phải nửa năm mới 1 lần” - phỏng vấn sâu chị Hoàng Thị
Quyên, 28 tuổi
12
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
Kết luận:
Nhìn chung, chương trình phòng chống SDD của phường đã đạt được mục tiêu là giảm
tỷ lệ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế, những hoạt động của chương trình chưa được
nhiều đối tượng hưởng lợi biết đến và tham gia. Để đạt được tính bền vững, TYT

phường Văn An nên đẩy mạnh việc tham gia của người dân vào trong các hoạt động
của chương trình.
2.2.5.3 Chương trình CSSKSS
a) Mục đích – đối tượng
Chương trình được triển khai, thực hiện tại TYT phường hướng tới các đối tượng là
phụ nữ trước, trong, sau khi sinh và vị thành niên trong phường. Với mục đích nhằm
tăng tỉ lệ “Làm mẹ an toàn”, giảm tị lệ mắc các bệnh tai biến sản phụ khoa, giảm tỉ lệ
phá thai và tăng tỉ lệ quan hệ tình dục an toàn, đạt tỉ lệ 100% số phụ nữ được quản lý
thai, tăng tỉ lệ điều trị phụ khoa lên 50%, TYT phường đã có nhiều hoạt động thiết
thực trong năm qua.
b)Nội dung hoạt động
Chương trình do nữ hộ sinh Vũ Thị Hằng đảm nhiệm. Vào ngày 10 hàng tháng, chị
Hằng sẽ nhận giao ban chỉ tiêu cùng các TYT phường khác tại TYT thị xã. Sau đó chị
cùng TYT phường lên kế hoạch hoạt động cho tháng đó.
Một số hoạt động thường niên diễn ra đều đặn trong các tháng nhằm tạo thói quen cho
người dân về lịch khám chữa bệnh và tư vấn SKSS. Thứ hai hàng tuần, TYT tiến hành
khám phụ khoa và thực hiện các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình như đặt vòng, phát
BCS và thuốc tránh thai cũng như tư vấn về quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh cho
người dân tại trạm.
Mỗi năm sẽ có hai đợt khám thai và khám phụ khoa lồng ghép vào khám dịch vụ còn
khám thai định kì sẽ diễn ra vào tháng thứ ba, tháng thứ sáu và tháng thứ chín. Ngoài
các CBYT tại TYT thực hiện chương trình còn có sự tham gia của mười một YTTB
liên tục cập nhập thông tin, số liệu và thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc những gia
đình có phụ nữ trước, trong và sau khi sinh.
Ngoài các hoạt động thường niên diễn ra, hàng năm TYT còn kết hợp với các ban
ngành, đoàn thể trong phường tổ chức các chương trình nhằm cung cấp kiến thức cho
người dân về CSSKSS. Điển hình như chương trình được tổ chức vào đầu tháng 12 tại
UBND phường với sự tham gia chủ yếu của phụ nữ đang mang thai và một số ít thanh
thiếu niên. Trong chương trình diễn ra, các CBYT có tư vấn các kiến thức về SKSS và
phát tài liệu đến cho người tham gia.

13
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
Các hoạt động truyền thông về chương trình, TYT phường chủ yếu kết hợp với ban
văn hóa xã phát thanh trên loa của phường và kết hợp tuyên truyền trong các buổi họp
phụ nữ. Nội dung truyền thông chủ yếu về cách chăm sóc phụ nữ trước,trong và sau
khi mang thai, thông báo về lịch khám phụ khoa và các hoạt động kế hoạch hóa gia
đình.
c)Kết quả đạt được
Chương trình được triển khai tương đối thành công và nhận được nhiều sự ủng hộ từ
phía các ban ngành đoàn thể cũng như từ phía nhân dân. Kết quả đạt được tương đối
khả quan:
• Tổng số phụ nữ có thai được quản lý thai nghén là 235/237 người đạt 99,16%.
• Tổng số lần khám phụ khoa là 1458 lần, trong đó điều trị 829 đạt 56,86%.
Tuy nhiên chương trình còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập do thiếu trang thiết bị, dụng cụ
khám chữa bệnh.
d)Kết quả phỏng vấn sâu tại cộng đồng và cán bộ y tế tại trạm
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đi làm xa nên khó tiếp cận với dịch vụ của TYT, phụ nữ
mang thai vẫn phải đi làm tại các công ty và “chỉ được nghỉ ngày chủ nhật mà TYT
phường lại không hoạt động vào chủ nhật” – phỏng vấn sâu chị Nguyễn Thị Chanh,
21 tuổi. Kinh phí dành cho YTTB còn ít và hạn chế nên rất khó khăn trong công tác
theo dõi, CSSK cho người dân về SKSS. Nữ hộ sinh Vũ Thị Hằng cho biết bản thân
cán bộ phụ trách chương trình còn phải đảm đương nhiều công việc khác tại trạm nên
chưa thực sự sát sao được với chương trình.
Theo như quan sát và phỏng vấn người dân tại phường, nhóm nhận thấy công tác
truyền thông và tư vấn các kiến thức CSSKSS của chương trình còn có những hạn chế.
Trong số 8 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được phỏng vấn có đến 5/8 bà mẹ có biết đến
chương trình qua loa đài nhưng không biết rõ cụ thể là chương trình gì hoặc có biết
nhưng do tự tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, số còn lại không biết có chương
trình đó tại TYT phường. Khi được hỏi về lịch đi khám thai, khám phụ khoa và nơi sử
dụng dịch vụ: Có 2 bà mẹ đã từng sử dụng dịch vụ khám thai, khám phụ khoa tại trạm

vì có thẻ BHYT nhưng “không được các CBYT tư vấn về các kiến thức CSSKSS, chủ
yếu do chị tự tìm hiểu và kinh nghiệm của mẹ từng trải truyền đạt lại”- phỏng vấn sâu
chị Đinh Thị Giang, 33 tuổi
Các biện pháp tránh thai chủ yếu được sử dụng là BCS và đặt vòng. Tuy nhiên tất cả
các bà mẹ đều nói rằng họ không được CBYT tư vấn về các biện pháp này cũng như
“không được CBYT đến nhà nhắc nhở hay thăm nom gì sau khi sinh” – phỏng vấn sâu
chị Nguyễn Thị Hậu, 32 tuổi.
Theo như quan sát của nhóm trong một trường hợp khám phụ khoa tại TYT, CBYT
cũng chỉ nói qua về nguyên nhân, sau đó tiến hành đặt thuốc chống viêm vào âm đạo
bệnh nhân. Sau khi hoàn thành công việc, CBYT không làm vệ sinh ngay mà để
nguyên chậu đựng găng tay, bông băng, khăn vải bẩn trong phòng, sau hai ngày mới
tiến hành vệ sinh.
14
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
Kết luận:
Như vậy chương trình CSSKSS của phường Văn An đã đạt được mục tiêu về quản lý
khám phụ khoa tuy nhiên trên thực tế vẫn còn có nhiều đối tượng được hưởng lợi chưa
biết hoặc chưa được hưởng các quyền lợi về chương trình. Vì thế TYT phường nên có
biện pháp nhằm quản lý và thu hút người dân đến tham gia tạo tính bền vững cho
chương trình
2.2.6 Sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành của TYT
Hầu hết trong tất cả các hoạt động liên quan đến các chương trình CSSK cho nhân dân,
TYT phường Văn An luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành như: Phòng
Y tế thị xã Chí Linh, Trung tâm y tế thị xã Chí Linh, UBND phường Văn An, Hội phụ
nữ và Đoàn thanh niên phường Văn An.
Về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế TYT chịu sự quản lý và phối hợp
chặt chẽ với Trung tâm y tế thị xã Chí Linh và phối hợp với UBND cùng các ban
ngành, đoàn thể phường Văn An trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển y tế cũng
như tham gia vào các chương trình CSSK cho nhân dân.
Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011, UBND phường Văn An thường xuyên

chỉ đạo TYT trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh, CSSK nhân dân. Nếu có
xuất hiện dịch bệnh tại địa phương, UBND thành lập Ban chỉ đạo để nhanh chóng có
kế hoạch triển khai bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó trưởng ban là Phó chủ tịch
phường và phó ban là trưởng TYT phường, đại diện các ban ngành đoàn thể là các
thành viên của Ban chỉ đạo. Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên đóng góp và phối hợp
chủ yếu trong công tác truyền thông.
Một số công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong phường nổi bật trong
năm 2011:
 Phối hợp với UBND, Hội phụ nữ trong công tác truyền thông trong các chương
trình “Tiêm chủng mở rộng”, “Bổ sung vi chất dinh dưỡng”, “Nuôi con bằng
sữa mẹ”, “An toàn vệ sinh thực phẩm”, “Chăm sóc sức khỏe sinh sản”
 Phối hợp với UBND trong công tác đăng kí, tổng hợp Bảo hiểm y tế của nhân
dân trong phường, sau đó chuyển bảo hiểm về cho TYT phường quản lý.
 Phối hợp với UBND và các đơn vị trong, ngoài tỉnh về địa phương khám và
chữa bệnh cho nhân dân trong phường như phối hợp với bệnh viện 103 trong
công tác khám tai, mũi, họng và cắt amidan. Đặc biệt là chương trình phẫu thuật
“Nụ cười trẻ thơ” và “Trái tim cho em” miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn. Trong năm 2011 đã có 1 trường hợp được tham gia chương trình “Nụ
cười trẻ thơ” và 2 trường hợp tham gia chương trình “Trái tim cho em”.
15
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
 Phối kết hợp các ban ngành trong phường thực hiện thí điểm chương trình “5
không – 3 sạch” tại thôn Núi Đá. Kết quả đạt được rất tốt, không có trường hợp
nào vi phạm. Dự định trong năm 2012 sẽ triển khai chương trình rộng khắp
toàn phường.
Nhìn chung sự phối kết hợp giữa TYT phường với UBND và các ban ngành, đoàn thể
thu lại được nhiều kết quả tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần được điều chỉnh và
khắc phục trong những năm tới. Theo như nhận xét và góp ý của Phó chủ tịch UBND
phường Văn An về hoạt động phối kết hợp giữa TYT và các ban ngành:
 Sự tham mưu của TYT với UBND về kế hoạch, chuyên môn trong các chương

trình, chiến dịch chưa thực sự chủ động.
 Công tác vận động tuyên truyền cùng với Hội Phụ nữ chưa nhanh nhạy và hiệu
quả trong các chương trình về “Chăm sóc sức khỏe sinh sản”, “Kế hoạch hóa
gia đình”.
 Trong công tác “Nước sạch và vệ sinh môi trường”, TYT chưa thực sự đi đầu
và gương mẫu. Vệ sinh quanh khu vực TYT cần được quan tâm hơn.
 Cán bộ TYT chưa đạt được hiệu quả cao trong công việc. Cần chú ý giờ làm
việc, trang phục và tác phong làm việc hàng ngày để phục vụ nhân dân được
hiệu quả cao hơn.
2.2.7 Liên hệ chức năng, nhiệm vụ của TYT phường do BYT quy định:
Nhìn chung TYT phường Văn An đã thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ do Bộ Y
tế quy định. Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế và khó khăn như:
 Số liệu thu thập chưa chính xác do phương pháp thủ công và hoạt động YTTB
còn thiếu tích cực.
 Trang thiết bị trong phường còn thiếu thốn và vốn tủ thuốc của TYT chưa đầy
đủ vì vậy chưa đáp ứng được hết nhu cầu khám chữa bệnh người dân trong địa
bàn xã.
 Hệ thống phân loại bệnh tật tại TYT phường chưa được tốt do đó khó khăn
trong việc thống kê và phân loại bệnh tật.
 Thiếu kinh phí trong hoạt động tuyên truyền
16
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
2.2.8 Liên hệ với 9 chức năng YTCC cơ bản: phụ lục 13
2.3 Hệ thống Chililab
2.3.1.1 Giới thiệu chung:phụ lục 14
2.3.1.2 So sánh hệ thống CHILILAB với hệ thống thu thập thông tin tại cơ sở
Tiêu chí CHILILAB Hệ thống Y tế cơ sở
Phạm vi
• Trên 4 phường: Văn An, Sao
Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm và 3 xã:

An Lạc, Hoàng Tiến và Lê Lợi
• Toàn thị xã Chí Linh
Nhân lực
• Gồm g Gồm có các cán bộ y tế
được tập huấn thường xuyên về
chuyên môn (kỹ năng phỏng
vấn, nội dung phỏng vấn; phúc
tra, giám sát thu thập số liệu,
nhập số liệu): ĐTV, NLV,
GSV, ĐPV
• Cán bộ Y tế phường, thị
trấn, Y tế thôn bản, CTV
dân số, những người
không được đào tạo cơ
bản
Các thông
tin thu thập
• Các thông tin chung về: dân số,
kinh tế, văn hóa, xã hội, dịch
tễ,
• Tình hình bệnh tật, tử vong,
chấn thương
• Các module đặc thù về sức
khỏe vị thành niên và các
nghiên cứu khác
• Chú trọng đến thông tin sức
khỏe vị thành niên và chấn
thương.
• Các thông tin chung về:
dân số, tình hình bệnh tật,

tử vong, chấn thương,
• Chú trọng các chỉ số của
các trương trình y tế quốc
gia, những nhiệm vụ của
trạm y tế thực hiện.
Phương
pháp thu
thập số liệu
• ĐTV phỏng vấn trực tiếp hộ
gia đình thu thập thông tin
(theo bộ câu hỏi sẵn có)→GSV
kiểm tra độ chính xác của
thông tin →NLV nhập thông
tin vào máy tính.
• ĐPV thực địa phục tra ngẫu
nhiên 5% phiếu của GSV, phụ
tra đột xuất 3% phiếu của
• Thu thập qua các báo cáo
định kì (tháng, quý, năm)
của YTTB. Sau đó CBYT
xã phường tổng hợp lại và
báo cáo lên TYT thị xã
mà không kiểm tra lại tính
chính xác của số liệu.
17
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
ĐTV, GSV phúc tra ngẫu nhiên
7% phiếu của ĐTV.
• Trong quá trình nhập liệu, GSV
nhận phiếu sai sót từ NLV và

văn phòng để trả lại cho ĐTV,
yêu cầu ĐTV đi thu thập và
nộp lại cho NLV.
• NLV nhập phiếu vào máy tính,
chạy phần mềm báo lỗi hàng
tuần với ĐPV để kiểm tra nhập
tin, phối hợp với ĐTV rà soát,
khớp phiếu sau mỗi vòng điều
tra.
• Tiến hành thu thập: Điều tra cơ
bản: 2 lần/năm, Điều tra cơ
bản 6 tháng/lần.
• Qua tổng hợp sổ sách
khám, chữa bệnh tại cơ
sở.
Sử dụng số
liệu
• Phục vụ các hoạt động đào tạo
và nghiên cứu khoa học
• Cung cấp cho chính quyền địa
phương tham khảo để lập các
kế hoạch, chính sách
• Dùng để đánh giá và
hoạch định các chính sách
Lưu trữ số
liệu
• NLV nhập thông tin vào máy
• Kiểm tra sai sót, làm sạch số
liệu bằng các phầm mềm
• Số liệu được lưu trữ trên máy tại

Chililab và máy chủ tại trường ĐH
YTCC cũng như trong kho lưu trữ.
• Nhập liệu bằng tay thủ
công vào sổ sách
• Lưu trữ qua các báo cáo
và sổ sách chép tay.
18
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
2.3.1.3 Phân tích ưu, nhược điểm của CHILILAB và hệ thống YTCS
CHILILAB Hệ thống y tế cơ sở
Ưu điểm
• Thông tin thu thập đa dạng phong
phú, tính chính xác cao đánh giá
được nhiều vấn đề như dân số và
các biến động dân số, kinh tế, sức
khỏe vị thành niên, …
• Các thông tin được cập nhật liên tục
và chi tiết.
• Các số liệu được lưu trữ trên máy
tính đảm bảo tính bảo mật cao.
• Có quy trình bài bản từ khâu tập
huấn, giám sát, xử lí và phân tích số
liệu… nên đạt hiệu quả công việc
cao, ít xảy ra sai sót.
• Là nguồn cung cấp số liệu nền cho
các nghiên cứu, đánh giá khác và
hoạch định chính sách… một cách
khá chi tiết, đặc biệt là các thông tin
nhân khẩu học
• Mạng lưới tổ chức có hệ

thống từ xã đến thị xã.
• Phạm vị thu thập thông
tin bao quát trên toàn địa
bàn thị xã.
• Có sự kết hợp với các
ban ngành như Hội phụ
nữ, Hội người cao tuổi…
• Đơn giản, ít tốn kém.
Nhược
điểm
• Phạm vi thu thập hẹp.
• Kinh phí cao.
• Phân bố nhân lực gặp khó khăn: địa
bàn mà ĐPV, GSV quản lí rộng nên
ảnh hưởng đến công tác giám sát và
kiểm tra.
• Thông tin có thiếu độ
chính xác, bảo mật kém
do được nhập liệu thủ
công bằng tay và lưu trữ
số liệu trên sổ sách, dễ bị
chỉnh sửa.
• Ít cán bộ có kỹ thuật
chuyên môn nên khả
năng thu thập và xử lý số
liệu còn hạn chế dẫn đến
nhiều sai sót.
19
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
3 KẾT LUẬN

3.1 Kết quả thu được từ đợt thực tập:
Thời gian thực địa tại thị xã Chí Linh tuy ngắn nhưng rất có ích đối với nhóm sinh viên
YTCC. Nhờ được quan sát và tìm hiểu thực tế mà nhóm đã có cái nhìn tổng quan hơn
về mô hình y tế đang triển khai tại tuyến thị xã và tuyến xã. Qua tiếp xúc với cộng
đồng, nhóm hiểu được những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của tuyến y tế cơ
sở.
Qua 6 ngày làm việc tại cơ sở thực địa, nhóm sinh viên đã thu được những kết quả
sau:
 Hiểu được mô hình tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của TTYT thị xã, Phòng y tế,
Bệnh viện đa khoa, TYT phường và sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị y tế
trong thị xã.
 Quan sát và tìm hiểu được hoạt động KCB và việc thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia về y tế tại TYT phường. Từ đó thấy được mối liên hệ gắn kết giữa
YTCC và y học lâm sàng trong việc CSSK cho nhân dân.
 Quan sát và mô tả được các hoạt động thu thập số liệu của CHILILAB, thấy được
những ưu điểm của hệ thống thu thập, giám sát, phân tích số liệu của CHILILAB so
với hệ thống thu thu thập số liệu tại tuyến cơ sở.
 Sinh viên được thực hành những kiến thức đã được học ở nhà trường: thống kê số
liệu sổ sách, quan sát mô tả các hoạt động, tiếp cận và phỏng vấn cộng đồng.
 Đợt thực địa đem lại những kinh nghiệm quý báu cho sinh viên giúp sinh viên nâng
cao kỹ năng làm việc nhóm, kiến thức xã hội và xây dựng được nhóm đoàn kết,
giúp đỡ nhau trong sinh hoạt cũng như học tập.
3.2 Bài học kinh nghiệm:
 Cần phải xác định mục đích, mục tiêu rõ ràng của nhóm trong quá trình thực địa để
có định hướng rõ ràng cho các hoạt động
 Tìm hiểu trước thông tin về địa phương nơi mình sẽ thực hiện công tác tiếp cận
cộng đồng. Nghiên cứu kĩ tài liệu về thực địa cũng như kế hoạch của sinh viên tại
thực địa, tham khảo các tài liệu và nắm vững kiến thức cơ bản( ví dụ: kiến thức về
các chương trình mục tiêu quốc gia, các bệnh thông thường …)
 Luôn lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau để phân tích, kiểm chứng, so sánh

những thông tin thu thập được, tránh cái nhìn phiến diện.
 Sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học trong các hoạt động của nhóm, lập kế hoạch cụ
thể cho từng hoạt động của nhóm để đạt được hiệu quả công việc cao hơn.
20
Nhóm 1 - K9 - phường Văn An Báo cáo thực địa
 Khi phỏng vấn cộng đồng, cần tập trung vào chủ đề phỏng vấn, tránh hỏi lan man
dài dòng.
 Khi xác định thời gian đi tiếp cận cộng đồng cần tìm hiểu trước thời gian đối tượng
có ở nhà. Tránh việc đến phỏng vấn không gặp đối tượng.
 Phải biết chọn lọc những thông tin cần thiết từ sổ sách, báo cáo.
 Tổng hợp lại thông tin và kết quả đạt được sau mỗi ngày làm việc để có những
đánh giá phù hợp.
3.3 Một số đề xuất và khuyến nghị:
Thực địa là hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên YTCC.
Để nhằm nâng cao hoạt động thực địa cho sinh viên nhóm xin có một số khuyến nghị
như sau:
 Nhóm sinh viên cần thêm thời gian thực địa ở tuyến thị xã để có thể mô tả chính
xác thông tin về tình hình hoạt động của TTYT, PYT, BVĐK tránh tình trạng viết
báo cáo chỉ dựa vào tài liệu phát tay mà thiếu tính thực tế.
 Lịch làm việc tại bệnh viện bị muộn giờ và công tác chuẩn bị slide bài giảng còn
nhiều bất cập. Cần có sự phối hợp và sắp xếp lịch làm việc với bệnh viện trước khi
sinh viên đến
 Thời điểm thực địa chưa thực sự phù hợp , nên sắp xếp đợt thực địa và lúc có
chương trình y tế triển khai tại địa phương như Tiêm Chủng Mở Rộng để sinh viên
có cơ hội quan sát thực tế.
 Sinh viên cần sự giúp đỡ của trường liên hệ với UBND phường để thuận lợi cho
việc thu thập thông tin bên UBND phường
 Lịch tiếp cận cộng đồng theo hướng dẫn là được thực hiện hơi sớm vì nhóm vẫn
chưa thể xác định ngay được vấn đề sức khỏe của địa phương và chọn ra 3 chương
trình mục tiêu quốc gia để phỏng vấn tại cộng đồng.

21

×