Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hiện tượng chảy máu cổ vật Khảo cổ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.96 KB, 11 trang )

MỤC LỤC:
A.DẪN NHẬP:.................................................................................................................. 2
B. NỘI DUNG:..................................................................................................................2
I. Hiện tượng “Chảy máu” cổ vật:..................................................................................2
1.1. “Chảy máu cổ vật” là gì?.....................................................................................2
1.2. Nguyên nhân của hiện tượng “Chảy máu” cổ vật:...............................................3
1.3. Hiện trạng “chảy máu” cổ vật ở nước ta:.............................................................4
II. Vấn đề nghiên cứu và lưu trữ cổ vật ở nước ta hiện nay:...........................................5
2.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu và lưu trữ cổ vật:.......................................5
2.2. Việc nghiên cứu và lưu giữ cổ vật ở nước ta hiện nay:........................................6
III. Hướng khắc phục hiện tượng “chảy máu” cổ vật và vấn đề phát triển việc nghiên
cứu – lưu trữ cổ vật:.......................................................................................................7
3.1. Hướng khắc phục hiện tượng “chảy máu” báu vật:.............................................7
3.2. Vấn đề nghiên cứu và lưu trữ cổ vật:...................................................................9
C.KẾT LUẬN:.................................................................................................................. 10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................11


A.DẪN NHẬP:
Đối với văn hóa thì cổ vật, hay các di sản văn hóa cổ là những mảnh ghép quan
trọng trong bức tranh văn hóa đầy màu sắc. Đối với mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa cổ
vật không chỉ là những vật cổ của văn hóa mà còn như là “bảo vật” của mỗi quốc gia,
nó là nền tảng cho sự phát triển của văn hóa, đồng thời là hướng đi vững chãi cho
tương lai của nền văn hóa đó.
Chính những giá trị văn hóa, nghệ thuật, thẩm mĩ, tâm linh quan trọng, mà ngày
nay nạn “chảy máu” cổ vật đang là vấn đề cấp bách của mỗi nền văn hóa, mỗi quốc
gia nói riêng và cả thể giới nói chung. Chính hiện tượng này cũng đặt ra cho chúng ta
những câu hỏi về vấn đề nghiên cứu – lưu trữ cổ vật hiện nay.
B. NỘI DUNG:
I. Hiện tượng “Chảy máu” cổ vật:
1.1. “Chảy máu cổ vật” là gì?


Có một thị trường cổ vật Việt Nam khá phong phú và đa dạng trên thế giới. Điều đó
đáng mừng nhưng cũng lại đáng lo đối với những người quản lý văn hóa và những
người yêu cổ vật của Việt Nam, vì đây là bằng chứng cho sự thất thoát cổ vật do nạn
buôn bán trái phép. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý tốt kho tàng cổ vật Việt
Nam đang được ngành văn hóa đặt ra một cách nghiêm túc và bức thiết?
Một chuyên gia nghiên cứu về cổ vật chia sẻ: Trong những năm trước đây, khi nói
về thực trạng buôn bán cổ vật ở Việt Nam thì cụm từ được nghe nhiều nhất là “chảy
máu cổ vật”, do những cổ vật quý hiếm của Việt Nam liên tục bị bán ra nước ngoài
bằng nhiều con đường khác nhau. Trước khi Luật Di sản Văn hóa ra đời vào năm
2001, mọi hình thức buôn bán cổ vật đều là bất hợp pháp. Tuy nhiên, hoạt động buôn
bán trái phép cổ vật ở Việt Nam vẫn luôn sôi động và liên tục. Hà Nội và Sài Gòn là
hai “vựa” thu mua cổ vật từ các tỉnh, thành trong nước. Từ đây, cổ vật Việt Nam sẽ
được “mông má” và được áp khung giá mới rồi “xuất” đi khắp thế giới.
Cổ vật là mục tiêu của nhiều vụ trộm và buôn lậu ở VN. Nạn “chảy máu” cổ vật là
điều nhức nhối đối với những người làm văn hóa. Hiện nay cổ vật được được săn lùng
ráo riết vì có giá trị nghệ thuật lẫn vật chất cao, các cổ vật cổ có thể đem lại một lượng
thu khá lớn.


Vì thế có thể hiểu nôm na “Chảy máu cổ vật” là hiện tượng cổ vật bị trộm, cướp,
buôn lậu qua những nơi khác, biến cổ vật thành một thì trường kinh doanh nhằm mục
đích chuộc lợi, làm mất giá trị văn hóa của cổ vật, và làm cho cổ vật quốc gia bị biến
mất dần. “Chảy máu” cổ vật là vấn nạn cấp thiết và nóng bỏng mà nhà nước, người
nghiên cứu văn hóa và bảo tàng học đang và phải gấp rút tìm cách khắc phục.
1.2. Nguyên nhân của hiện tượng “Chảy máu” cổ vật:
Cổ vật là những sản phẩm có giá trị văn hóa, nghệ thuật, thẩm mĩ, tâm linh rất cao,
có niên đại hàng trăm hàng ngàn năm, vì thế giá trị kinh tế cũng vô cùng to lớn. Với
nhưng đặc điểm như vậy, cổ vật dễ trở thành món hời lớn cho những người có mục
đích tìm kiếm lợi nhuận phi pháp. Họ sẵn sàng săn lùng cổ vật một cách quyết liệt
nhất, thậm chí họ những có cách săn cổ vật mà nhà nước vẫn không thể kiểm soát

được. Và đa phần là những cổ vật này được truyền theo đường dây lớn, hoặc mối lái
để ra nước ngoài. Khi ra khỏi phạm vi đất nước, và sự kiểm soát của nhà nước, thì các
cổ vật bắt đầu được rao bán, đấu giá với giá cực kì cao.
Vì thế có thể thấy nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng này là do con người ta
chưa ý thức được giá trị của cổ vật đối với văn hóa và đối với đất nước, họ đặt lợi
nhuận lên trên cả việc lưu giữ những giá trị quý giá của quốc gia. Và họ càng ko ý
thức được việc mai một và biến mất của những dấu ấn văn hóa cổ.
Một nguyên nhân khác là các giải pháp chống "chảy máu" cổ vật từ các cấp quản lý
vẫn tỏ ra khá lúng túng và nhỏ giọt. Ông Nguyễn Văn Hồng (Phó Vụ trưởng Pháp
chế) nhận định: "Sở dĩ việc xuất khẩu, mua bán trái phép cổ vật tràn lan là do VN bị
vướng mắc về cơ chế chính sách và thiếu những quy định liên ngành". Trong khi đó,
người trực tiếp quản lý thì lại chưa hề được hướng dẫn chi tiết việc thực thi Luật Di
sản Văn hóa. Một nguyên nhân khác khiến công tác bảo vệ cổ vật gặp khó khăn, theo
ông Etienne Clement - trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Campuchia - còn là
các bảo tàng thường không nhiệt tình trong việc trình báo mất trộm bởi họ sợ tiền bảo
hiểm cho các bộ sưu tập sẽ tăng lên và bảo tàng không có khả năng chi trả.
Một lý do khác mà theo theo nhà sử học Dương Trung Quốc "Trên thế giới, đã có
những nhà sưu tập dám bỏ cả gia tài để mua một cổ vật trong một cuộc bán đấu giá. Ở
VN, số lượng người sưu tầm hiện vật đang ngày càng phổ biến. Thế nhưng thực tế
pháp luật VN lại chưa có cơ chế thông thoáng cho sự ra đời và hoạt động của các nhà
sưu tập tư nhân đó. Và vì thế, cổ vật, theo quan niệm hiện nay, vẫn thuộc sở hữu Nhà
nước. Mà cha chung thì không ai khóc! Không cho công khai buôn bán và cho quyền
sở hữu tư nhân cũng là lý do quan trọng dẫn đến thất thoát tài sản văn hóa". Tức có
nghĩa việc quản lý nhà nước với các nhà hoạt động tư nhân chưa đảm bảo, những nhà


sưu tập tư nhân đó vẫn ko có một quyền sở hữu chính thức, họ vẫn như nằm ngoài các
vòng soái của việc lưu trữ cổ vật, chính những điều đó tạo ra một mối liên kết lỏng
lẽo, dễ dẫn đến thất thoát tái sản.
1.3. Hiện trạng “chảy máu” cổ vật ở nước ta:

Tình trạng thất thoát, chống buôn bán, xuất nhập khẩu trái phép quyền sở hữu tài
sản văn hóa luôn diễn ra phức tạp, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Tình
trạng thất thoát cổ vật ở Việt Nam diễn ra từ thế kỷ 19 đến nay, có nhiều nguyên nhân
khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân do chiến tranh, đào bới trái phép các di sản
khảo cổ học, lấy cắp cổ vật trong các di tích như đình, chùa, miếu mạo... là chủ yếu.
Hầu hết các hiện vật này bị mua bán ở trong nước cũng như xuất khẩu trái phép ra
nước ngoài.
Trong đó, các tư liệu lịch sử đã được ghi chép lại một vài trường hợp thất thoát cổ
vật ở Cố đô Huế. Cụ thể, ngày 5/7/1885, khi tấn công vào kinh đô Huế, đội quân Pháp
đã lấy đi rất nhiều những gì quý báu nhất. Linh mục Pere Siefert, người chứng kiến sự
kiện này đã ghi lại “Kho tàng trong hoàng cung đã mất đi gần 24 triệu quan vàng
bạc”, “ 228 viên kim cương, 266 món nữ trang có nạm kim cương, hạt trai, hạt ngọc,
271 đồ bằng vàng trong cung của bà Từ Dũ... Tại các tôn miếu thờ các nhà vua: Gia
Long, Minh Mạng và Thiệu Trị, thì hầu hết các thứ có thể mang đi như mũ miện, đai
áo, thảm đệm, triều phục, long sàng và bàn xoay có chạm trổ, các giá treo vũ khí, hộp
đựng trầu để thờ, ống nhổ... đều bị lấy đi”.
Còn mới đây nhất, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài lập biên bản
vi phạm hành chính đối với ông Carmona Antonio Miguel (quốc tịch Mỹ), về hành vi
xuất khẩu 2 thanh kiếm nguồn gốc Đông Nam Á niên đại đầu thế kỷ XX; ông Jurdy
John Kenneth (quốc tịch Canada) vì xuất khẩu trái phép 10 cổ vật, trong đó có 5 rìu đá
niên đại 3.500 năm...
Tại hội thảo, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng lịch sử VN, Tổng cục Hải
quan, tổ chức UNESCO... đều thừa nhận thực tế: nạn buôn bán trái phép tài sản văn
hóa đã ở mức báo động. Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ
VH-TT, chỉ trong khoảng thời gian gần đây, ngành Hải quan VN đã phát hiện tới hàng
chục vụ xuất lậu cổ vật qua biên giới.
Không chỉ qua con đường xuất ngoại, buôn lậu cổ vật ngay trong phạm vi các tỉnh,
thành ngày càng gia tăng. Theo ông Đặng Văn Bài, Cục trưởng Di sản Văn hóa, Bộ
VH - TT, chuyện tượng Phật, đồ thờ, sắc phong ở đình, làng... bị trộm cắp đã trở thành
"cơm bữa". Điển hình là các vụ chùa Tây Phương (Hà Tây) bị mất cắp tượng Quan



Âm thiên thủ thiên nhãn bằng gỗ mít; các đình Ninh Xá, chùa La Dương, đình Ba Nhà
(Hà Tây) mất đồ thờ; chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) mất tượng; chùa Ngô Xá (Nam Định)
mất đầu tượng Phật thời Lý bằng đá... Mặt khác, song song với việc cổ vật bị trộm cắp
thì nạn đào bới trái phép các di chỉ khảo cổ học như văn hóa Óc Eo (An Giang), di chỉ
làng Vạc (Nghệ An), di chỉ Cát Tiên (Lâm Đồng), mộ cổ Đống Thếch (Hòa Bình),
Chu Đậu (Hải Dương)... cũng diễn ra tràn lan. Hơn thế nữa, "những hiện vật bị đào
bới, trục vớt trái phép này được bày bán công khai, bất chấp những quy định pháp
luật"
II. Vấn đề nghiên cứu và lưu trữ cổ vật ở nước ta hiện nay:
2.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu và lưu trữ cổ vật:
Cổ vật là hồn thiêng sông núi, là nguyên khí quốc gia của thời xa xưa còn lưu lại, là
chứng tích của các thời kỳ oanh liệt đã qua. Cổ vật mang trong mình giá trị lịch sử,
giá trị văn hóa, giá trị kỹ thuật, mỹ thuật, giá trị khoa học, giá trị tộc người và các giá
trị phi vật thể khác. Với các giá trị đó, cổ vật mang lại cho người lưu giữ nó nhiều lợi
ích to lớn từ lợi ích tinh thần đến lợi ích kinh tế.
Việc nghiên cứu cổ vật giúp ta hiểu được một khoảng thời gian không gian trong
quá khứ, hiểu được văn hóa, cuộc sống, sinh hoạt thậm chí là tính cách, ứng xử của
con người khi đó. Việc nghiên cứu cổ vật giúp cho việc bảo lưu và phát triển văn hóa
của quốc gia được phát triển. Khi nền tảng văn hóa vững chắc cũng có nghĩa là một
tương lai phát triển bền vững.
Lưu trữ cổ vật mà ở đây cụ thể có thể nói đến vai trò to lớn của bảo tàng. Bảo tàng
là nơi lưu giữ và phát huy những tinh hoa di sản văn hóa của mỗi quốc gia, hơn bao
giờ hết, bảo tàng quốc gia có một vai trò vô cùng quan trọng trong một xã hội năng
động ngày nay. Nhiều bảo tàng quốc gia đã có lịch sử lâu đời, song bên cạnh đó còn
có những bảo tàng quốc gia mới được thành lập và đang hòa nhập xu hướng phát
triển.
Bảo tàng góp phần thay đổi nhận thức về bảo tồn và phát huy di sản: Trong tiến
trình lịch sử, hoạt động bảo tồn di sản văn hóa xuất hiện ngay từ khi con người ý thức

được giá trị của di sản văn hóa trong đời sống, đồng thời hiểu được mối nguy hại do
tác động của thiên nhiên và chính con người gây ra. Cho đến những năm gần đây, cụm
từ bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đã trở thành mối quan tâm của các nhà chính trị,
của nhiều giới khoa học và là điểm nóng chú ý của xã hội.
Việc nâng cao nhận thức coi di sản văn hóa không những là cội rễ của bản sắc văn
hóa, mà việc bảo tồn và phát huy nó là giải pháp để xây dựng văn hóa của mỗi dân


tộc, quốc gia, là công cụ tham gia vào toàn cầu hóa, là lợi thế có sức cạnh tranh trên
trường quốc tế. Nhận thức về công tác bảo tồn và phát huy di sản cần được tuyên
truyền trong quảng đại quần chúng, và đó cũng là một phần nhiệm vụ của công tác
bảo tàng. Bảo tàng là một thiết chế văn hóa, nên việc tác động đến xã hội, đưa nhận
thức về bảo tồn và phát huy di sản đến người dân trong xã hội chính là nhiệm vụ của
người làm bảo tàng.
Thông qua các đối tượng di sản văn hóa, các hiện vật trưng bày, là những vật
chứng, chứng tích còn lưu lại và đang được trân trọng giữ gìn tại bảo tàng, là cơ sở để
người dân hiểu sâu sắc hơn về tổ tiên, về cội nguồn, qua đó giúp người dân có ý thức
coi trọng những giá trị truyền thống cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời ý
thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, ý thức được việc giữ
gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Từ những bộ sưu tập, công tác bảo tàng sẽ thổi hồn cho những bộ sưu tập đó bằng
những bài thuyết minh giới thiệu, qua phương tiện truyền thông, bằng kỹ thuật màn
hình cảm ứng, bằng các phương pháp tạo hình dựng bối cảnh cho các hiện vật có sức
sống sinh động, và chuyển tải tới công chúng thông qua các cuộc trưng bày tại bảo
tàng.
Như vậy có thể thấy rõ công tác bảo tàng ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đến ý thức
của người dân đối với việc bảo tồn và phát huy di sản.
2.2. Việc nghiên cứu và lưu giữ cổ vật ở nước ta hiện nay:
Ở nước ta hiện nay chuyên ngành bảo tàng học vẫn chưa thật sự phát triển, việc
nghiên cứu cổ vật vẫn chưa đạt được hiểu quả, phần lớn chúng ta phải dựa vào thực

lực và sự can thiệp của nước ngoài. Điều đó làm ảnh hưởng khá nhiều trong quá trình
nghiên cứu, gây trở ngại, mất thời gian, đồng thời bị rò rĩ thông tin không cần thiết ra
bên ngoài. Chúng ta chưa có trường lớp nào đào tạo chuyên sâu về việc nghiên cứu cổ
vật. Thậm chí số người hiểu biết về văn hóa, và mong muốn tìm hiểu về cổ vật còn rất
hạn chế. Ở nước ta, chúng ta chưa đề cao các giá trị văn hóa, việc bảo tồn các văn hóa
cổ cũng chưa được kĩ, chính điều đó làm hiện tượng “chảy máu” cổ vật ngày càng
phát triển. Chúng ta chưa ý thức được việc mình cần bảo vệ gì? Nên làm gì?
Chúng ta cũng có một lực lượng các nhà khảo cổ học, các nhà nghiên cứu có tâm
huyết, song số lượng các nhà nghiên cứu đa phần là thuộc thế hệ đi trước, thế hệ trẻ
bây giờ hầu như rất ít người có đam mê với việc nghiên cứu này. Nước ta có một đội
ngũ thế hệ trẻ sáng tạo, phát triển, song lại rất ít người đi theo việc nghiên cứu này,


chính điều này làm nên nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu cổ vật của nước ta hiện
nay.
Bảo tàng ơ nước ta hiện nay khá phát triển, nhà nước bắt đầu triệt để hơn trong việc
tìm và lưu trữ cổ vật. Số bảo tàng mọc lên rất nhiều, ngoài bảo tàng tư nhân, có cả bảo
tàng nhà nước. Tuy nhiên nhà nước ta chưa có cách kết hợp sự phát triển giữa hai loại
bảo tàng, điều đó tạo nên sự chênh lệch cũng như khó phát triển trong bảo tàng. Bảo
tàng nước ta, còn thiếu hụt về cơ sở vật chất, việc bảo quản và trưng bày. Các sản
phẩm ít nhiều bị mai một. Thậm chí có một số bảo tàng tư nhân mọc lên mà không
chịu sự quản lý của nhà nước, chính điều này là một trong những tác nhân dẫn đến
việc buôn bán cổ vật. Ở nước ta hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện nhiều cá nhân, doanh
nghiệp sưu tầm cổ vật. Điều này vừa lợi song lại rất hại, bởi điều đó có thể gây ra việc
khó kết nối các mảnh ghép văn hóa, cổ vật bị thất lạc, “chảy máu”, thậm chí bị đem ra
buôn bán, và ra khỏi đất nước, dẫn đến việc không giữa lại được những giá trị văn hóa
cổ.
III. Hướng khắc phục hiện tượng “chảy máu” cổ vật và vấn đề phát triển việc
nghiên cứu – lưu trữ cổ vật:
3.1. Hướng khắc phục hiện tượng “chảy máu” báu vật:

Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành với nhau và giữa các quốc gia thông qua
Internet và Interpol. Interpol mới đây đã ký kết văn bản hợp tác với ICOM, cam kết
phối hợp bảo vệ các tài sản văn hóa trên thế giới. Interpol cũng đã thiết lập một cơ sở
dữ liệu về những cổ vật bị mất cắp kết nối với 182 nước trên thế giới. Tuy nhiên, ông
Đặng Nguyễn Khang, Phó chánh Văn phòng Interpol tại VN cho biết, trong điều kiện
thực tế VN, việc khai báo cổ vật và tài sản quốc gia bị mất cắp chưa đuợc kịp thời.
"Rất khó bảo vệ di sản văn hóa nếu không có sự đồng thuận ở cấp khu vực, quốc tế
cùng những chiến lược toàn cầu. Bởi hiện nay, buôn lậu cổ vật đã trở nên quy mô, có
thể sánh với các đường dây ma tuý xuyên quốc gia".
Thứ trưởng Bộ VH-TT Trần Chiến Thắng Với kinh nghiệm quản lý chống nạn
buôn bán trái phép cổ vật tại Cam-pu-chia, ông EtienneClement - một trong những tác
giả của cuốn hướng dẫn thực hiện công ước UNESCO - rất coi trọng mối quan hệ hai
chiều chặt chẽ giữa bảo tàng - cảnh sát và Interpol - ICOM cùng các cơ quan chức
năng khác. Theo ông, “Khó khăn chủ chốt là thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan. Nhân
viên bảo tàng thì không quen làm việc với cảnh sát. Còn cảnh sát thì không biết phân
biệt đâu là hàng giả, đâu là cổ vật thật. Tại nhiều nước, các cơ quan này hoàn toàn
tách rời nhau.Những người làm văn hóa, đặc biệt là nhân viên bảo tàng và các nhà


khảo cổ học không có quan hệ làm việc với cảnh sát và hải quan. .” Thực tế là sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng với Interpol vẫn còn rất yếu bởi Interpol tại VN vẫn
đang rất rảnh rỗi.
Ông Đặng Nguyễn Khang, đại diện Interpol thừa nhận: "Sự phối hợp giữa Interpol
và các cơ quan chức năng tại VN chỉ mang tính tình thế nên nhiều lúc cả hai bên đều
bị động. Việc tổ chức hội thảo như thế này tôi nghĩ phải tăng cường hơn nữa và phải
thể chế những yêu cầu hợp tác quốc tế hiện nay chúng ta đang hội nhập. Sự phối hợp
giữa Interpol và các cơ quan chức năng thì đã có. Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý Nhà
nước của chúng ta hiện nay cũng còn nhiều vấn đề phải quan tâm hơn thì việc phối
hợp giữa các ngành các cấp trong việc chống loại tội phạm này mới đi vào cụ thể
được".

Nâng cao nhận thức “Theo Luật di sản văn hóa quy định, nhà nước không cấm việc
buôn bán cổ vật, nhưng nguồn gốc cổ vật ấy phải hợp pháp. Những cổ vật bất hợp
pháp sẽ bị xử lý theo các luật như luật dân sự, luật tố tụng hình sự.” Ông Nguyễn
Quốc Hùng, Cục phó Cục di sản thuộc Bộ VH-TT Một điều quan trọng khác là làm
sao nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
Ở nhiều nước trên thế giới, buôn bán tài sản văn hóa đã trở thành một ngành kinh
doanh có lợi nhuận cao. Hơn nữa, việc sưu tầm đồ cổ còn là một cái thú và mốt của
những người giàu có. Việc này khiến nạn buôn bán cổ vật trái phép ngày càng phát
triển và khó kiểm soát. Một vấn đề khá quan trọng trong việc chống buôn bán trái
phép tài sản văn hóa còn nằm ở chính trình độ của những người đang hàng ngày hàng
giờ làm công tác này trong việc nhận biết đâu là cổ vật thật, đâu là giả.
Ông Đặng Nguyễn Khang (Interpol) khẳng định: "Hiện nay, việc thống kê và lên
danh mục các tài sản, di sản bị mất cắp vẫn chưa chuẩn. Đến giờ phút này, không
riêng gì các sĩ quan bảo vệ pháp luật mà tôi cho rằng hiện nay kể cả hải quan và công
an đều có kiến thức rất hạn chế về sự đánh giá cổ vật nên việc huấn luyện phải thường
xuyên hơn nữa. Ngoài việc nhận biết tài sản văn hóa cũng như giá trị của nó thì việc
tổ chức ngăn chặn khi có tình huống đột xuất vẫn còn nhiều điều phải bàn". Vừa qua,
phát hiện gây choáng về quy mô di tích hoàng thành Thăng Long nơi quảng trường Ba
Đình đã thu hút sự chú ý của công chúng. Từ sự chú ý đặc biệt đã dẫn đến các giải
pháp bảo vệ tương ứng. Nhưng rải rác trên nhiều nơi ở VN là những di tích - có thể
tồn tại lặng lẽ hơn - nhưng đối diện trước các nguy cơ không được quan tâm đúng
mức.
 Những biện pháp cụ thể để ngăn chặn nạn buôn bán cổ vật trái phép:


 Xây dựng các văn bản pháp quy làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh
vực này.
 Đề nghị ngành công an thành lập tổ chuyên án để truy tìm các ổ trộm cắp, buôn
bán cổ vật và lập hồ sơ truy tố trước pháp luật.
 Thiết lập mạng lưới trao đổi thông tin giữa cơ quan văn hóa và cơ quan công an

từ trung ương đến địa phương.
 Chính quyền địa phương mở rộng cuộc vận động sâu rộng trong nhân dân về
chấp hành pháp luật bảo vệ di sản văn hóa.
 Lập danh mục cổ vật tại các di tích.
 Có kế hoạch đầu tư khai quật khảo cổ học hàng năm nhằm đưa các di vật dưới
lòng đất về bảo tàng; tăng cường các biện pháp tuyên truyền và bảo vệ di sản.
 Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ ngành bảo tồn, bảo tàng, công an, hải
quan về nghiệp vụ giám định và quản lý tài sản văn hóa.
3.2. Vấn đề nghiên cứu và lưu trữ cổ vật:
Nói đến hướng phát triển của việc nghiên cứu – lưu trữ cổ vật, là nói đến hướng đi
của ngành bảo tàng học và hướng phát triển bảo tàng.
Chúng ta cần đầu tư hơn nữa việc phát triển nhân – vật lưc trong việc nghiên cứu
cổ vật và ngành bảo tàng học. Đào tạo một đội ngũ nghiên cứu viên có trình độ,
chuyên môn để phân tích được chính xác niên đại và giá trị của cổ vật, đồng thời có
đạo đức, có trách nhiệm với vấn đề bảo vệ lưu trữ văn hóa quốc gia.
Còn về việc lưu trữ văn hóa, định hướng phát triển bảo tàng chính là vấn đề trọng
tâm trong việc lưu trữ cổ vật. Thông qua chương trình giáo dục để bảo tàng thu hút
các tình nguyện viên là sinh viên từ các trường đại học đến tham gia, những chương
trình này đã nhận được nhiều phản ứng tốt từ quần chúng. Sinh viên, học sinh được
làm quen với hiện vật, nhận thức được giá trị ý nghĩa của hiện vật. Giờ học lịch sử tại
Bảo tàng tuy ngắn ngủi nhưng các em có cơ hội giao lưu học hỏi nhau, tìm hiểu giá trị
di sản văn hóa qua những bài giảng, bài thuyết minh, các em tìm thấy những cảm
hứng giải trí, đồng thời học sâu nhớ kỹ hơn về lịch sử.
Những cuộc trưng bày, những hoạt động xã hội hóa của các bảo tàng ở Việt Nam
trong những năm qua không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Thông qua các hiện vật trưng bày, khách tham quan đặc biệt là các công chúng trẻ tuổi
được tìm hiểu về nguồn cội lịch sử dân tộc, tiếp thu một cách tự giác về lòng yêu quê
hương đất nước, truyền thống cha ông cũng như nền văn hóa giàu bản sắc của dân tộc



Việt Nam, đồng thời được bổ sung thêm những tri thức mới về mọi mặt của đời sống
xã hội.
Tương lai của bảo tàng phụ thuộc vào công chúng. Công chúng đến bảo tàng không
chỉ với tư cách là khách thể, người tiêu thụ sản phẩm bảo tàng, người mua các dịch vụ
bảo tàng mà còn với tư cách là những chủ thể sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Bảo
tàng phải đáp ứng nhu cầu do xã hội đặt ra. Bảo tàng phải tự nâng cấp, tự phát triển,
nghĩa là phải đổi mới để thích nghi với những điều kiện kinh tế-xã hội, qua đó bảo
tàng đã góp phần làm thay đổi tích cực đến xã hội. Bảo tàng còn phải biết xây dựng
các dự án nhằm thu hút sự ủng hộ bằng vật chất, kinh phí, trí tuệ của các giới, các tổ
chức, cá nhân trong toàn xã hội, miễn là nội dung hoạt động thể hiện rõ ràng mục đích
phục vụ lợi ích công.
Bảo tàng cần tập trung nhiều hơn cho việc nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học
có liên quan phục vụ cho công tác bảo tàng; nghiên cứu nhằm phát hiện những giá trị
lịch sử, văn hóa và khoa học trong các bộ sưu tập hiện vật gốc của bảo tàng; nghiên
cứu những giải pháp kỹ thuật và mỹ thuật nhằm bảo quản, lưu giữ hiện vật và đặc biệt
là tạo ra không gian cùng điều kiện tối ưu cho công chúng tiếp thu hàm lượng thông
tin mà bảo tàng muốn chuyển tải.
C.KẾT LUẬN:
Cổ vật là sản phẩm kết tinh của văn hóa, là báu vật văn hóa quan trọng đối với mỗi
quốc gia. Chính điều này làm chúng ta phải có những quan tâm, bảo vệ và định hướng
phát triển đặc biệt cổ vật. Ngăn chặn việc “chảy máu” báu vật, đồng thời phải kết hợp
với việc nghiên cứu và lưu trữ cổ vật một cách tốt đẹp nhất, chính những điều này sẽ
làm nền tảng cho việc phát triển một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc
mà đất nước chúng ta đang theo đuổi.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. “Chặn đứng nạn chảy máu cổ vật”, Anh Minh, Báo Tin tức – TTXVN.
2. “Vấn nạn chảy máu cổ vật tại Việt Nam”, Theo báo tuổi trẻ, Tổng hợp từ
VnE, VNN, BBC.

3. “Chảy máu cổ vật”, Quốc Dũng, Báo Người lao động.
4. “Đã đến lúc phải có một cơ quan quản lý cổ vật”, Phạm Hữu Công,
/>5. “Bảo tàng góp phần thay đổi xã hội”, TS Nguyễn Văn Cường,
/>6. “Bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển”, Báo cáo đề dẫn Hội
thảo khoa học "Bảo tồn di tích và cuộc sống đương đại", ngày 16/1/2007, tại
Hà Nội.



×